TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên viện khoa học và CÔng nghệ việT NAM viện hoá HỌC



tải về 422.11 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích422.11 Kb.
#7747
1   2   3   4   5   6

Bảng 3.4. Độ chuyển hoá etanol trên NiO và NiFe2O4 theo nhiệt độ

Nhiệt độ phản ứng

 của NiO (%)

 của NiFe2O4 (%)

150

18,1

22,8

200

22,8

22,4

250

87,9

92,2

300

93,1

96,0

350

100

100




Hình 3.17. Độ chuyển hoá etanol trong 150 phút trên VLXT theo nhiệt độ.

Hình 3.17 trình bày kết quả khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu NiO và NiFe2O4 theo nhiệt độ phản ứng từ 150 – 350oC. Có thể nhận thấy, nhiệt độ phản ứng ảnh hưởng rất rõ rệt tới hoạt tính của xúc tác: khi nhiệt độ tăng, độ chuyển hoá tăng dần và đạt 100 % ở 350oC đối với các mẫu xúc tác. Tuy nhiên cũng có thể quan sát thấy sự tăng nhanh giá trị độ chuyển hoá trong khoảng nhiệt độ từ 200 – 250oC; trong khoảng từ 150 – 200oC độ chuyển hoá tăng chậm.

Ở nhiệt độ T < 200oC, etanol có thể bị hấp phụ mạnh trên bề mặt xúc tác, nhưng các tâm xúc tác chưa được hoạt hoá đến mức cần thiết, do đó hoạt tính xúc tác vẫn nhỏ, ở T > 200oC, etanol thoát dần khỏi bề mặt làm hoạt tính tăng dần và đến 300oC, tại đó lực hấp phụ etanol là thích hợp cho phản ứng xúc tác (không quá mạnh và cũng không quá yếu) để phản ứng xảy ra thuận lợi. Cũng có thể ở nhiệt độ T < 200oC, oxi không khí chưa được hoạt hoá cần thiết (mới chỉ là hấp phụ vật lí); ở khoảng nhiệt độ cao hơn 200 – 300oC oxi hấp phụ hoá học mới có thể tham gia vào phản ứng oxi hoá bề mặt.

Như vậy, có thể kết luận rằng trong điều kiện phản ứng nhiệt độ để oxi hoá etanol xảy ra hoàn toàn trên xúc tác NiO, NiFe2O4 là 350oC.

Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích hỗn hợp khí sản phẩm của phản ứng ở 350oC (không có mặt của etanol).

Bảng 3.5. Thành phần (% thể tích) của các khí có trong hỗn hợp khí sản phẩm.

Các xúc tác

CO (%)

CO2 (%)

Hydrocacbon

NiO

0,00

0,12

-

NiFe2O4

0,00

0,11

-

Bảng 3.5 là kết quả phân tích thành phần khí % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp khí sản phẩm của phản ứng oxi hoá etanol trên các xúc tác ở 350oC. Kết quả phân tích cho thấy sản phẩm khí của cả hai mẫu vật liệu gồm CO2, chứng tỏ phản ứng oxi hoá etanol xảy ra hoàn toàn phù hợp với mục đích xử lí khí thải.

3.3.2. Khả năng hấp phụ As (III) trên vật liệu

3.3.2.1. Vật liệu hấp phụ NiO

3.3.2.1.1. Xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ asen

Để xác định thời gian đạt cân bằng của vật liệu, chúng tôi tiến hành lấy 100 ml dung dịch As (III) có nồng độ 0,1 mg/l khuấy trộn liên tục với 0,05 mg oxit NiO trên máy khuấy từ ở các khoảng thời gian khác nhau (0 – 50 phút), thu lấy dung dịch và phân tích nồng độ asen còn lại trong dung dịch. Kết quả phân tích nồng độ asen còn lại trong dung dịch được chỉ ra trong bảng 3.6 và hình 3.18.



Bảng 3.6. Nồng độ asen còn lại theo thời gian hấp phụ trên vật liệu NiO.

Thời gian

(phút)


Nồng độ còn lại

(mg/l)


Hiệu suất hấp phụ

(%)


0

0,100

0

10

0,030

70

20

0,020

80

30

0,015

85

40

0,010

90

50

0,010

90

Kết quả biểu diễn trên hình 3.18 cho thấy quá trình hấp phụ xẩy ra rất nhanh, chỉ trong 20 phút đầu hiệu suất loại asen đã đạt 80 %, quá trình hấp phụ giảm dần và đạt cân bằng ở thời gian 40 phút. Chúng tôi chọn 40 phút là thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.



Hình 3.18. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ trên vật liệu NiO.

3.3.2.1.2. Khả năng hấp phụ asen của NiO theo mô hình Langmuir.

Các thí nghiệm được thực hiện khi thay đổi nồng độ asen của dung dịch ban đầu theo thứ tự tăng dần, khối lượng vật liệu hấp phụ được giữ cố định 0,05g, quá trình hấp phụ (khuấy trộn) được thực hiện trong 40 phút. Kết quả phân tích nồng độ asen còn lại trong dung dịch sau quá trình hấp phụ và qui đổi thành dung lượng hấp phụ được chỉ ra trong bảng 3.7 và hình 3.19.



Bảng 3.7. Dung lượng hấp phụ asen trên vật liệu NiO ở nồng độ khác nhau.

Nồng độ ban đầu

(mg/l)


Nồng độ còn lại

(mg/l)


Dung lượng hấp phụ

(mg/g)


0,100

0,010

0,18

0,200

0,030

0,34

0,500

0,090

0,82

1,000

0,170

1,66

1,500

0,380

2,24

4,000

2,200

3,60

8,000

5,930

4,14

10

7,920

4,16

20

17,900

4,20



Hình 3.19. Đường đẳng nhiệt hấp phụ asen trên vật liệu NiO.

Sự hấp phụ asen bằng NiO kích thước nano được mô tả khá tốt bằng mô hình hấp phụ đẳng nhiệt langmuir với hệ số hồi quy là 99,6%. Dung lượng hấp phụ cực đại tính theo mô hình Langmuir đối với asen là 4,3 mg/g.



3.4.2. Vật liệu hấp phụ NiFe2O4

3.4.2.1. Xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ asen

Thời gian đạt cân bằng của vật liệu cũng được xác định tương tự như với vật liệu NiO, chúng tôi lấy 100 ml dung dịch As (III) với nồng độ 0,1 mg/l khuấy trộn liên tục với 0,05 mg oxit NiFe2O4 ở các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả phân tích nồng độ asen được chỉ ra trong bảng 3.8 và hình 3.20.



Bảng 3.8. Nồng độ asen còn lại theo thời gian hấp phụ trên vật liệu NiFe2O4.

Nồng độ ban đầu

(mg/l)


Nồng độ còn lại

(mg/l)


Hiệu suất hấp phụ

(%)


0

0.1

0

15

0.05

50

30

0.03

70

45

0.025

75

60

0.02

80

75

0.015

85

90

0.01

90

105

0.005

95

120

0.005

95

Kết quả biểu diễn trên hình 3.20 cho thấy quá trình hấp phụ xẩy ra nhanh trong 60 phút đầu sau đó giảm dần và đạt cân bằng ở thời gian 115 phút. Chúng tôi chọn 115 phút là thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.



Hình 3.20. Thời gian đạt cân bằng hấp phụ trên vật liệu NiFe2O4.

3.4.2.2. Khả năng hấp phụ asen của NiFe2O4 theo mô hình Langmuir.

Khối lượng vật liệu là 0,05 g, quá trình hấp phụ (khuấy trộn) được thực hiện trong 120 phút. Kết quả phân tích được chỉ ra trong bảng 3.9 và hình 3.21.



Bảng 3.9. Dung lượng hấp phụ asen trên vật liệu NiFe2O4 ở nồng độ khác nhau.

Nồng độ ban đầu

(mg/l)


Nồng độ còn lại

(mg/l)


Dung lượng hấp phụ

(mg/g)


0,10

0,005

0,19

0,20

0,090

0,22

0,50

0,130

0,74

1,00

0,230

1,54

4,00

0,750

6,50

10,00

3,230

13,54

20,00

10,80

18,40

40,00

29,00

22,00

80,00

68,80

22,40


tải về 422.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương