TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường


Bảng 3.1. Đa dạng các taxon của hệ thực vật ngập mặn Tiên Yên



tải về 1.54 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.54 Mb.
#1611
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
Bảng 3.1. Đa dạng các taxon của hệ thực vật ngập mặn Tiên Yên

TT

Tên ngành

Họ

Chi

Loài

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ %

1

Polypodiophyta

Ngành Dương xỉ

6

6.67

8

2.97

12

3.15

2

Pinophyta

Ngành Thông

1

1.11

1

0.37

2

0.52

3

Magnoliophyta

Ngành Ngọc lan

84

92.22

262

96.65

372

96.33

Tổng cộng

91

100

271

100

386

100
Là hệ thực vật đặc thù trong môi trường sống khá nghiêm ngặt nên mức độ phong phú các loài, chi và họ tập trung chủ yếu ở hai ngành là Dương xỉ Polypodiophyta và Ngọc Lan Magnoliophyta, trong đó ngành Ngọc Lan Magnoliophyta luôn đóng vai trò thống trị tuyệt đối trong cấu trúc hệ thực vật với các loài có số lượng thấp hơn nhiều nếu so với các hệ thực vật sống trong các điều kiện trên cạn có các sinh cảnh phong phú hơn (Hình 3.2.).

Hình 3.2. Biểu đồ tương quan tỷ lệ số chi, loài, họ trong các ngành thực vật vùng nghiên cứu



Ngành Thông chỉ có 02 loài chủ yếu là loài cây trồng được mang từ nơi khác đến, ngành Dương xỉ có 6 loài trong đó tham gia rừng ngập mặn thực sự chỉ có 1 loài Ráng biển Acrostichum aureum L. Những loài khác sống rải rác ven bờ nơi đất nhiễm mặn, thường ít phát triển thành thục do tính thích ứng sinh thái không cao. Ngành Ngọc lan có 84 loài, trong đó loài ngập mặn chủ chốt gồm 19 loài của 12 họ, chiếm 22,6% tổng số loài trong vùng nghiên cứu (Bảng 3.2.). Những loài khác thường sống trong môi trường ven bờ, cát ven biển…chịu nhiễm mặn và các loài cây trồng (Danh lục thực vật – phần phụ lục)
Bảng 3.2. Thành phần các loài thực vật ngập mặn thực thụ tại khu vực Tiên Yên

TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam




1. Acanthaceae

Họ Ô rô



Acanthus ilicifolius L.

Ô rô




2. Aizoaceae

Họ Rau đắng



Sersuvium portulacastrum L.

Sam biển




  1. 3. Combretaceae

Họ Bàng



Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl.

Cóc vàng




  1. 4. Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu



Excoecaria agallocha L.

Giá




  1. 5. Meliaceae

Họ Xoan



Xylocarpus granatum Koen.

Xu ổi




  1. 6. Myrsinaceae

Họ Đơn nem



Aegiceras corniculatum (L.) Blanco






7. Pteridaceae

Họ Chân xỉ



Acrostichum aureum L.

Ráng biển




  1. 8. Rhizophoraceae

Họ Đ­ước



Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.

Vẹt dù



Kandelia obovata Sheue Liu &Yong

Trang



Rhizophora apiculata Blume

Đước



Rhizophora mucronata Poir. in Lam.

Đưng



Rhizophora stylosa Griff.

Đâng/đước vòi




  1. 9. Sonneratiaceae

Họ Bần



Sonneratia caseolaris (L.) Engl.

Bần chua




  1. 10. Rubiaceae

Họ Cà phê



Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. F.

Côi




  1. 11. Sterculiaceae

Họ Trôm



Heritiera littoralis Dry.

Cui biển




  1. 12. Verbenaceae

Họ Cỏ roi ngựa



Avicennia marina (Forsk.) Veirh

Mắm biển



Avicennia lanata Ridl

Mắm quăn



Avicennia marina (Forsk) Veirh

Mắm biển



Avicennia officinalis L.

Mắm lưỡi đòng


Theo quy luật phát triển của một hệ thực vật, mức độ đa dạng và tính ổn định của hệ thực vật thường được tính theo hệ số chi (tỷ số trung bình của số loài / số chi) và hệ số họ (tỷ số trung bình của số chi/số họ) cũng như số loài trung bình của một họ. Hệ thực vật vùng nghiên cứu có hệ số chi là 1,4 (trung bình có 1,4 loài /1chi), hệ số họ 2,97 (trung bình có 2,97chi/1 họ), số loài trung bình của 1 họ là 4,24. Nếu so sánh với hệ thực vật Việt Nam (hệ số chi 4,4; hệ số họ 8,4; số loài trung bình của một họ 37,9) thì các hệ số trên thấp hơn nhiều, điều này phù hợp với quy luật phân bố của hệ thực vật và nó chỉ ra rằng hệ thực vật vùng nghiên cứu là một trong những hệ thực vật đặc thù trong môi trường sống nghiêm ngặt, không phong phú về sinh cảnh. Các loài trong các taxon bậc cao hơn thích nghi với môi trường sống này rất hạn chế nên các hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của một họ không phản ánh được tính toàn vẹn của lãnh thổ đối với một hệ thực vật cụ thể mặc dù chúng cũng là đơn vị cấu thành tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam. Tuy nhiên khi phân tích tỷ lệ số loài trong hai lớp Ngọc lan – Magnoliopsida và lớp Hành – Liliopsida của ngành Ngọc Lan cho thấy tỷ lệ này là 3,08 (Bảng 3.3.), tức là chúng vẫn tuân theo quy luật phân bố theo đới của hệ thực vật là “tỷ lệ lớp một lá mầm giảm xuống khi đi từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo” [De Candolle ((trích theo Lê Trần Chấn 1999)].

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương