TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN ĐẶng thị trang nghiên cứu chế TẠo kit thử ĐỊnh lưỢng amoni, nitrit và nitrat trong nưỚc luận văn thạc sĩ khoa họC


Nghiên cứu chế tạo kit thử định lượng amoni



tải về 1.06 Mb.
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.06 Mb.
#21471
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.3. Nghiên cứu chế tạo kit thử định lượng amoni

3.3.1. Nghiên cứu tìm điều kiện tối ưu xác định NH4+ trong phòng thí nghiệm

3.3.1.1. Phổ hấp thụ của hợp chất indothymol


Để khảo sát cực đại hấp thụ của hợp chất màu tạo thành, lấy 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm vào bình định mức 25,00 ml. Thêm thuốc thử lần lượt theo thứ tự sau: 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác, 0,25 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11) và 1,00ml dung dịch thuốc thử thymol 3%, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Lắc đều và tiến hành đo độ hấp thụ quang của phức màu sau 5 phút từ khi thêm thuốc thử trong khoảng bước sóng từ 600 nm – 800 nm, với dung dịch so sánh là mẫu trắng. Phổ hấp thụ được ghi lại trên hình 3.18:



Hình 3.18: Phổ hấp thụ quang của phức màu indothymol

Phổ hấp thụ dung dịch phức màu indothymol ở nồng độ cuối là 0,40 ppm NH4+- N cho thấy cực đại hấp thụ đạt được tại λmax = 693nm. Bước sóng này giống với λmax trong các tài liệu tham khảo. Trong các thí nghiệm sau, chúng tôi đo độ hấp thụ quang của phức màu ở bước sóng 693nm.


3.3.1.2. Khảo sát thời gian ổn định màu của phức


Để khảo sát độ bền theo thời gian của hợp chất màu tạo thành, lấy 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm vào bình định mức 25,00 ml. Thêm thuốc thử lần lượt theo thứ tự sau: 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác, 0,25 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11) và 1,00 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Lắc đều và tiến hành đo độ hấp thụ quang ở chế độ đo động học với bước sóng 693nm trong 60 phút, với dung dịch so sánh là mẫu trắng. Kết quả thu được ở bảng 3.27 và hình 3.19 :
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của thời gian đến độ hấp thụ quang của phức màu indothymol

Thời gian (phút)

2

2,5

3

5

10

50

Abs

0,409

0,422

0,436

0,436

0,436

0,437



Hình 3.19: Ảnh hưởng của thời gian đến độ hấp thụ quang của phức màu

Kết quả thực nghiệm cho thấy phức màu indothymol tạo thành trong một thời gian tương đối ngắn, sau 3 phút phức màu ổn định và bền đến hơn 1giờ. Vì vậy trong các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi tiến hành đo độ hấp thụ quang của phức màu sau khi đã cho thuốc thử từ 5 - 10 phút.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của pH đến độ hấp thụ quang


Phức màu indothymol được tạo thành trong môi trường kiềm. Tuy nhiên để xác định khoảng pH phức màu ổn định nhất và không ảnh hưởng tới phép đo, chúng tôi tiến hành khảo sát pH của dung dịch đệm như sau:

Chuẩn bị 8 bình định mức 25,00 ml, lấy vào mỗi bình 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm. Thêm lần lượt vào các bình trên 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác, 0,25 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm có pH thay đổi theo bảng 3.27 với tỉ lệ thể tích NaClO : đệm là 1:10), 1,00 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.28 và được biểu diễn trên hình 3.20:


Bảng 3.28: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào pH khi xác định amoni

Bình số

1

2

3

4

5

6

7

8

Giá trị pH

7,14

8,05

9,00

10,04

10,50

10,95

11,50

12,50

Abs

0,133

0,294

0,352

0,425

0,437

0,441

0,439

0,440


Hình 3.20: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào pH khi xác định amoni

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi dung dịch đệm có giá trị pH trong khoảng từ 10,0 – 12,5 độ hấp thụ quang của phức màu tương đối ổn định. Do phản ứng cần phải xảy ra trong môi trường kiềm mạnh nên trong khoảng giá trị pH này phức màu được tạo thành là tốt nhất. Trong thí nghiệm tiếp theo cần tiến hành phản ứng ở pH =11 bằng dung dịch đệm hidrocacbonat / cacbonat.


3.3.1.4. Ảnh hưởng của lượng thuốc thử thymol 3% đến độ hấp thụ quang


Chuẩn bị 7 bình định mức 25,00 ml, lấy vào mỗi bình 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm. Thêm lần lượt vào các bình trên 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác, 0,25 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm có pH = 11), thêm tiếp vào các bình này những thể tích dung dịch thuốc thử thymol 3% thay đổi từ 0,50 ml đến 2,50 ml. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.29 và được biểu diễn trên hình 3.21:
Bảng 3.29: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang xác định amoni vào lượng thymol

Bình số

1

2

3

4

5

6

7

V thymol 3% (ml)

0,50

0,75

1,00

1,25

1,50

2,00

2,50

Abs

0,425

0,433

0,435

0,434

0,422

0,395

0,370


Hình 3.21: Đồ thị biểu diễn độ hấp thụ quang vào lượng thuốc thử thymol

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi thể tích thuốc thử thymol 3% có giá trị trong khoảng 0,50 - 1,25 ml độ hấp thụ quang của phức màu tương đối ổn định. Trong các thí nghiệm tiếp theo theo chúng tôi chọn lượng thymol 3% thêm vào là 1,00 ml trong bình định mức 25,00 ml.


3.3.1.5. Ảnh hưởng của xúc tác natri nitropussiat đến độ hấp thụ quang


Chuẩn bị 8 bình định mức 25,00 ml, lấy vào mỗi bình 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm. Thêm vào các bình trên dung dịch natri nitropussiat 0,1% có thể tích thay đổi từ 2,00 - 6,00 ml làm xúc tác, 0,25 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm có pH = 11), 1,00 ml thuốc thử thymol 3%. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.30 và được biểu diễn trên hình 3.22
Bảng 3.30: Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang xác định amoni vào natri nitroprussiat

Bình số

1

2

3

4

5

6

7

8

nitroprussiat 0,1%(ml)

2,00

2,50

3,00

3,50

4,00

4,50

5,00

6,0

Abs

0,405

0,412

0,421

0,431

0,434

0,436

0,433

0,450



Hình 3.22: Đồ thị sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào lượng natri nitropussiat

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi thể tích dung dịch natri nitropussiat 0,1% thay đổi từ 3,50 – 5,00 ml độ hấp thụ quang của phức màu cao và tương đối ổn định. Do đó các thí nghiệm sau chúng tôi chọn lượng natri nitropussiat 0,1% thêm vào là 4,00 ml trong bình định mức 25,00 ml.

3.3.1.6. Ảnh hưởng của lượng NaClO tới độ hấp thụ quang


Chuẩn bị 9 bình định mức 25,00 ml, lấy vào mỗi bình 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+- N 10,00 ppm. Thêm vào các bình 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác, lần lượt thêm vào các bình dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11) có thể tích thay đổi từ 0,05 ml đến 0,45 ml và 1,00 ml thuốc thử thymol 3%. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả thực nghiệm ở bảng 3.31 và được biểu diễn trên hình 3.23

Bảng 3.31: Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang xác định amoni vào lượng NaClO 0,5%


VNaClO 0,5%(ml)

0,05

0,10

0,15

0,2

0,25

0,30

0,35

0,40

0,45

Abs

0,322

0,452

0,454

0,425

0,426

0,413

0,406

0,409

0,410



Hình 3.23: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng chất oxy hóa NaClO tới độ hấp thụ quang

Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi thể tích dung dịch NaClO 0,5% thay đổi từ 0,10 – 0,30 ml độ hấp thụ quang của phức màu cao và tương đối ổn định. Do đó các thí nghiệm sau chúng tôi chọn lượng NaClO 0,1% thêm vào là 0,20 ml trong bình định mức 25,00 ml.

Vậy điều kiện tối ưu để xác định amoni trong phòng thí nghiệm khi chưa có các ion ảnh hưởng trong bình 25,00 ml là: 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác; 0,20 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11 theo tỉ lệ thể tích 1 : 10); 1,00 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%. Lắc đều và định mức tới vạch bằng nước cất, sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh.


3.3.1.7. Khảo sát ảnh hưởng của các ion cản trở đến độ hấp thụ quang


Khi tiến hành xác định N-NH4+ bằng thuốc thử thymol - hypoclorit với sự có mặt của chất xúc tác natri nitropussiat thì các yếu tố gây ảnh hưởng chủ yếu là độ đục của nước, các chất khử, H2S và muối của nó. Ngoài ra phản ứng này còn được thực hiện trong môi trường kiềm nên các ion kim loại có khả năng tạo thành hydroxit không tan lơ lửng trong dung dịch cũng gây ảnh hưởng tới kết quả đo. Để loại bỏ độ đục của dung dịch ta có thể lọc loại bỏ các hợp chất không tan.

Đối với các ion kim loại có khả năng tạo kết tủa trong môi trường kiềm ta có thể sử dụng chất che là EDTA, KNaC4H4O6

Trên cơ sở tham khảo tài liệu [19, 27] trong bản luận văn này chúng tôi chỉ khảo sát ảnh hưởng các cation kim loại như Fe3+, Ca2+, Na+, Mg2+, K+ và một số anion như NO2-, NO3-, SO42-, PO43-. Sau khi chuẩn bị các dung dịch chuẩn của các ion cản trở riêng biệt, các khảo sát về ảnh hưởng và ngưỡng ảnh hưởng được tiến hành như sau:

Lấy 1,00 ml dung dịch chuẩn NH4+-N 10,00 ppm vào các bình định mức 25,00 ml và nồng độ của ion cản trở trong bình phản ứng tăng dần từ thấp đến cao cho đến khi nhận được sự khác biệt về độ hấp thụ quang so với trường hợp không có ion lạ đó.

Thêm tiếp 4,00 ml dung dịch natri nitropussiat 0,1% làm xúc tác; 0,20 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11 theo tỉ lệ thể tích 1: 10); 1,00 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh.

Ngưỡng ảnh hưởng của các ion cản trở, được đánh giá qua sai số tương đối với từng loại ion. Các kết quả được tổng hợp ở bảng 3.32:


Bảng 3.32: Ảnh hưởng của ion cản trở đến độ hấp thụ quang xác định amoni

Ion

C ion lạ (ppm)

A

A’

A’– A

Sai số tương đối(%)

Fe3+

3

4


0,433


0,436

0,464


0,003

0,031


+0,7

+7,2


Ca2+

100

260


300

0,425


0,420

0,417


0,389

- 0,005

- 0,008


- 0,036

- 1,2

- 1,9


- 8,5

Mg2+

20

40

60



0,431

0,429

0,425


0,411

- 0,002

- 0,006


- 0,020

- 0,5

- 1,4


- 4,6

Na+

625

700


1100

1200


0,429

0,427

0,433


0,449

0,465


- 0,002

0,004


0,020

0,036


- 0,5

+ 0,9


+ 4,6

+ 8,4


NO2-

2

4

5



6

0,432

0,432

0,428


0,416

0,395


0,000

- 0,004


- 0,016

- 0,037


0,0

- 0,9


- 3,7

-8,6


NO3-

100

140


160

180


0,435

0,436

0,439


0,449

0,456


0,001

0,004


0,014

0,021


+ 0,2

+ 0,9


+ 3,2

+ 4,8


SO42-

700

1000


1500

2000


2100

0,434

0,433

0,438


0,438

0,429


0,401

- 0,001

0,004


0,004

-0,005


-0,033

+ 0,2

- 0,9


- 0,9

+ 1,2


+ 7,6

PO43-

15

20

30



0,425

0,429

0,435


0,452

0,006

0,010


0,027

+ 1,4

+ 2,4


+ 6,4



` Nếu chấp nhận sai số khi phân tích lượng vết là 5% thì có thể sơ bộ khái quát ngưỡng ảnh hưởng của các ion đi kèm như sau: Các ion Ca2+, Na+, NO3-, SO42- gần như không ảnh đến phép xác định amoni. Ion Mg2+ ≥ 60 ppm, PO43- ≥30 ppm, Fe3+ ≥ 4 ppm, NO2- ≥ 6 ppm sẽ làm ảnh hưởng tới phương pháp phân tích gây ra sai số.

3.3.1.8. Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn xác định amoni


Chuẩn bị các bình định mức 25,00 ml với nồng độ NH4+- N trong khoảng từ 0,1 – 1,4 ppm, lần lượt thêm 4,00 ml dung dịch natri nitroprussiat 0,1% làm xúc tác; 0,20 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11 theo tỉ lệ thể tích 1:10); 1,00 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.33 và được biểu diễn trên hình 3.24:
Bảng 3.33: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ NH4+-N

Camoni (ppm)

0,1

0,2

0,3

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

Abs

0,109

0,219

0,327

0,436

0,664

0,879

1,106

1,305

1,415



Hình 3.24: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ amoni

Kết quả khảo sát cho thấy khoảng tuyến tính của phương pháp là 0,1 – 1,2 ppm. Từ đó xây dựng đường chuẩn amoni trong khoảng nồng độ 0,1 – 1,2 ppm. Kết quả được biểu diễn trên hình 3.25.


Hình 3.25: Đường chuẩn xác định amoni với thuốc thử indothymol

Phương trình hồi qui của đường chuẩn sẽ có dạng :

Y = (0.00037 ± 0,00785) + (1.09602 ± 0,01218)x

Hay độ hấp thụ quang A = (0.00037 ± 0,00785) + (1.09602 ± 0,01218)CNH4+.

Giá trị hệ số a có Pvalue = 0,914 > 0,05. Có nghĩa là hệ số a không có sự khác nhau có nghĩa với giá trị 0 ở độ tin cậy 95% hay phương pháp không mắc sai số hệ thống.

Giới hạn phát hiện: LOD = 3Sy/b = 0,017 ppm NH4+ hay 0,013 ppm NH4+ - N.

Giới hạn định lượng: LOQ = 10Sy/b = 0,055 ppm NH4+ hay 0,043 ppm NH4+ - N.

Khoảng tuyến tính là: 0,055 – 1,2 ppm NH4+ hay 0,043 – 0,93 ppm NH4+ - N.

3.3.2. Nghiên cứu chế tạo kit thử định lượng amoni


Theo kết quả khảo sát các điều kiện xác định amoni trong phòng thí nghiệm thì hàm lượng thuốc thử cho vào bình định mức 25,00 ml là rất nhỏ. Do đó, khi kit thử được chuyển sang dạng rắn để tiện sử dụng, bảo quản trong thời gian dài và làm giảm sai số cho quá trình cân, cần sử dụng thêm chất độn để tăng lượng cân cho mỗi túi kit. Chất độn phải trơ đối với thuốc thử và amoni, không làm thay đổi pH của dung dịch sau khi được hòa tan. Các muối clorua của kim loại kiềm đáp ứng được các yêu cầu trên đồng thời tạo nên môi trường có lực ion không đổi. Vậy nên chúng tôi chọn muối NaCl làm chất độn.

3.3.2.1. Xây dựng thành phần kit thử amoni


Trên cơ sở khảo sát hàm lượng thuốc thử tối ưu khi phân tích amoni trong phòng thí nghiệm chúng tôi thay thế thuốc thử gồm 2 thành phần sau:

Thành phần 1 (dung dịch A) gồm: 8,0 g NaOH, 10,00 ml NaClO 5% chuyển vào bình định mức 100,00 ml hòa tan và định mức bằng nước cất tới vạch định mức, sau đó chuyển vào lọ kín, tối màu để bảo quản. Ta được 250 kit amoni, với thể tích mỗi kit là 0,40 ml dung dịch A dùng cho phân tích mẫu trong bình 10,0 ml.



Thành phần 2 (hỗn hợp rắn B): Cân 0,2g natri nitropussiat, 1,5 g thymol, 1,5g EDTA, 21,8g NaCl. Tiến hành nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp trên và bảo quản trong lọ kín được 125 gói kit amoni, với lượng cân mỗi gói là 0,2g rắn B dùng cho phân tích mẫu trong bình 10ml.

3.3.2.2. Khảo sát thời gian ổn định màu của phức khi sử dụng kit thử


Lấy vào bình định mức 10,00 ml gồm 0,6 ml dung dịch chuẩn NH4+ 10 ppm, lần lượt thêm 0,40 ml dung dịch A, 0,2g rắn B sau đó lắc cho tan hết và định mức đến vạch bằng nước cất và tiến hành đo độ hấp thụ quang theo thời gian ở chế độ đo động học với bước sóng 693 nm trong 30 phút, với dung dịch so sánh là mẫu trắng. Kết quả thu được ở bảng 3.34 và hình 3.26:
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của thời gian đến độ hấp thụ quang của phức màu indothymol

Thời gian(phút)

2

3

5

15

20

25

30

Abs

0,443

0,639

0,644

0,645

0,644

0,646

0,645



Hình 3.26: Ảnh hưởng của thời gian đến độ hấp thụ quang của phức màu indothymol

Kết quả thực nghiệm cho thấy phức màu có độ hấp thụ quang cao và ổn định sau 3 phút. Vì vậy trong các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi tiến hành đo độ hấp thụ quang của phức màu sau 5 phút kể từ khi thuốc thử tan hết.

3.3.2.3. Khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn xác định amoni khi sử dụng kit thử


Chuẩn bị các bình định mức 10,00 ml với nồng độ NH4+- N trong khoảng từ 0,1 – 5,0 ppm, lần lượt thêm 0,40 ml dung dịch A, 0,2g rắn B sau đó lắc cho tan hết và định mức đến vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.35 và hình 3.27
Bảng 3.35: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào C NH4+-N khi dùng kit thử

Camoni (ppm)

0,1

0,2

0,4

0,6

0,8

1

Abs

0,048

0,133

0,294

0,439

0,584

0,735

Camoni(ppm)

2,0

2,5

3

3,5

4

5

Abs

1,438

1,806

2,142

2,451

2,584

2,654



Hình 3.27: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào CNH4+-N khi dùng kit thử

Kết quả khảo sát cho thấy khoảng tuyến tính của phương pháp là 0,1 – 3,5 ppm. Từ đó xây dựng đường chuẩn amoni trong khoảng nồng độ 0,1 – 3,5 ppm. Kết quả được biểu diễn trên hình 3.28.


Hình 3.28: Đường chuẩn xác định amoni với kit thử

Phương trình hồi qui của đường chuẩn sẽ có dạng :

Y = (0,00533 ± 0,02119) + (0,71002 ± 0,01210)x

Hay độ hấp thụ quang A = (0,00533 ± 0,02119) + (0,71002 ± 0,01210)CNH4+.

Giá trị hệ số a có Pvalue = 0,583 > 0,05. Có nghĩa là hệ số a không có sự khác nhau có nghĩa với giá trị 0 ở độ tin cậy 95% hay phương pháp không mắc sai số hệ thống.

Giới hạn phát hiện: LOD = 3Sy/b = 0,089 ppm NH4+ hay 0,069 ppm NH4+ - N.
Giới hạn định lượng: LOQ = 10Sy/b = 0,3 ppm NH4+ hay 0,23 ppm NH4+ - N.

Khoảng tuyến tính là: 0,3 – 3,5 ppm NH4+ hay 0,23 – 2,72 ppm NH4+ - N.



3.3.2.4. So sánh sự sai khác 2 nồng độ trong dung dịch mẫu khi sử dụng quy trình phòng thí nghiệm và phân tích hiện trường

-Tại hiện trường: Lấy 5,00 ml mẫu giả chứa 0,6 ppm NH4+ vào ống fancol 15,00 ml, thêm 0,40 ml dung dịch A, 0,2g rắn B sau đó lắc cho tan hết và định mức đến vạch bằng nước cất tới vạch 10,00 ml. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh.

- Tại phòng thí nghiệm: Lấy 5,00 ml mẫu giả vào bình định mức 10,00 ml, lần lượt thêm 1,60 ml dung dịch natri nitroprussiat 0,1% làm xúc tác; 0,08 ml dung dịch NaClO 0,5% (pha trong dung dịch đệm pH = 11 theo tỉ lệ thể tích 1:10); 0,40 ml dung dịch thuốc thử thymol 3%, sau đó định mức đến vạch bằng nước cất. Sau 5 phút đem đo độ hấp thụ quang tại bước sóng 693nm, với mẫu trắng làm dung dịch so sánh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.36


Bảng 3.36: Kết quả phân tích amoni trong PTN và ngoài hiện trường


Hiện trường

0,598

0,601

0,603

0,605

0,601

PTN

0,612

0,598

0,603

0,615

0,612

Từ số liệu ở bảng 3.36 sử dụng chuẩn t so sánh hai giá trị trung bình và Minitab 16 thì cho kết quả Pvalue = 0,098 > 0,05 hay giá trị ttính < tbảng . Như vậy hai giá trị hàm lượng trung bình hàm lượng NH4+ trong mẫu giả khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Vậy có thể thấy kết quả phân tích khi sử dụng quy trình phòng thí nghiệm và hiện trường là giống nhau.


3.3.2.5. Đánh giá độ chính xác của phép đo khi dùng kit thử


* Độ lặp lại

- Với dung dịch chuẩn

Tiến hành khảo sát độ lặp lại ở 3 mức nồng độ: trong đường chuẩn 0,4; 1; 4 ppm. Đo các mẫu tương tự như khi xây dựng đường chuẩn với kit thử định lượng amoni. Mỗi mẫu tiến hành đo 5 lần, độ lặp lại được đánh giá dựa trên độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối. Kết quả trình bảy ở bảng 3.37.


Bảng 3.37: Đánh giá độ lặp lại với dung dịch tiêu chuẩn khi sử dụng kit thử amoni

Nồng độ(ppm)

A1

A2

A3

4

A5

RSD (%)

0,3

0,218

0,220

0,224

0,221

0,222

1,01

1,0

0,735

0,739

0,740

0,745

0,741

0,49

3,0

2,142

2,149

2,141

2,139

2,147

0,34


* Với mẫu thực

Tiến hành khảo sát độ lặp lại với mẫu nước ruộng trồng lúa (P3P1- 3) vụ mùa (lấy mẫu ngày 27/9/2015) và mẫu nước ngầm có độ sâu 30 m lấy tại Phú Xuyên Hà Nội (lấy mẫu ngày 25/10/2015).

Lấy 350,0 ml mẫu, dùng xylanh gắn đầu lọc lấy 5,00 ml mẫu nước P3P1- 3 và 0,50 ml mẫu nước ngầm. Đo các mẫu tương tự như khi xây dựng đường chuẩn. Độ lặp lại được đánh giá dựa trên độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối của giá trị hàm lượng (ppm) cùng một mẫu, phân tích lặp lại 5 lần. Kết quả biểu diễn ở bảng 3.38.

Bảng 3.38: Đánh giá độ lặp lại với mẫu thực khi sử dụng kit thử amoni

Mẫu

C1

C2

C3

4

C5

S

RSD (%)

P3P1-3

0,0925

0,0953

0,0925

0,0939

0,0939

2,357.10-3

1,3

Nước Ngầm

43,764

42,835

44,187

41,961

40,806

1,368

3,2

Độ lệch chuẩn tương đối của phép đo với dung dịch tiêu chuẩn và trên nền mẫu thực tương đối nhỏ, sai số nhỏ hơn 5% như vậy phương pháp có độ lặp lại tốt.



* Độ đúng

Đánh giá độ đúng của phương pháp thông qua hiệu suất thu hồi bằng cách thêm vào mẫu nước ruộng Hải Dương lấy ngày 27/9/2015 hàm lượng amoni ở các nồng độ 0,2; 0,6; 1,0 ppm. Tiến hành phân tích đồng thời mẫu đã được thêm chuẩn và mẫu chưa thêm chuẩn tương tự như khi xây dựng đường chuẩn.Mỗi mẫu làm lặp lại 3 lần. Kết quả biểu diễn ở bảng 3.39


Bảng 3.39. Kết quả phân tích mẫu thực tế đánh giá độ đúng của phương pháp phân tích amoni

Lượng thêm vào(ppm)

Atb ± SD

Lượng tìm thấy(ppm) ± SD

Hiệu suất thu hồi(%) ± SD

0

0,105±0,0006

0,14±0,003

-

0,2

0,255±0,002

0,352±0,011

106

0,6

0,521±0,001

1,003±0,007

97,7

1,0

0,801±0,004

1,889±0,027

98,1

Từ kết quả cho thấy hiệu suất thu hồi amoni của phương pháp khá tốt dao động từ 97 – 106 % chứng tỏ ta có thể sử dụng phương pháp để phân tích mẫu thực.



3.3.2.6. Khảo sát độ bền của kit thử

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương