TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên lưƠng thị loan



tải về 0.6 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.6 Mb.
#3394
1   2   3   4   5   6

*Kết luận: Kết quả khảo sát các điều kiện phân tích tối ưu trên thiết bị ICP-MS được trình bày trong bảng 12.

Bảng 12: Các điều kiện phân tích tối ưu trên thiết bị ICP-MS

Yếu tô

Giá trị lựa chọn

Yếu tố

Giá trị lựa chọn

Tốc độ khí cho bộ sol hoá mẫu

0,5 l/phút

Tốc độ khí mang Ar

15-20 l/phút

Công suất máy phát cao tần

1000 W

Tốc độ bơm mẫu

2- 3 ml/phút

Thời gian lấy tín hiệu

40 giây

Thế điều khiển thấu kính điện tử - ion

7,2 V

Thời gian rửa sạch mẫu

45 giây

Sử dụng bộ hóa hơi mẫu bằng sóng siêu âm USN



3.3. Xây dựng đường chuẩn

ICP-MS sử dụng kỹ thuật sol hóa mẫu bằng sóng siêu âm là hệ thiết bị phân tích đồng thời các nguyên tố với hàm lượng siêu vết, có khoảng tuyến tính của các nguyên tố rất rộng (105 lần), do đó việc xây dựng đường chuẩn tuỳ thuộc vào nồng độ các chất trong mẫu phân tích. Trong khi các nguyên tố trong huyết thanh có hàm lượng rất khác nhau nên mỗi nguyên tố có khoảng nồng độ cần khảo sát cũng khác nhau. Để khảo sát khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn, các mẫu được pha có nồng độ như sau:

* Dung dịch làm việc: là hỗn hợp được pha từ dung dịch gốc. Lấy 10 ml dung dịch chuẩn 1000ppm của Cu; 4 ml dung dịch chuẩn của Cd 100ppm và 1,6 ml dung dịch chuẩn 100ppm của Pb cho vào bình định mức 100 ml và định mức tới vạch định mức bằng axit HNO3 1%. Dung dịch này được bảo quản lạnh và sử dụng trong tuần.

* Dung dịch xây dựng đường chuẩn: Lần lượt lấy 0; 12,5; 25; 100; 250; 500; 1000 µL dung dịch làm việc cho vào các bình định mức 10 ml, ta được khoảng nồng độ khảo sát của các nguyên tô đồng, chì và cadimi trong bảng 13.

Tiến hành khảo sát khoảng tuyến tính và lập đường chuẩn của các nguyên tố đồng, chì và cadimi thu được kết quả trong bảng 13

Bảng 13: Khoảng nồng độ khảo sát và kết quả khảo sát khoảng tuyến tính các nguyên tố đồng, chì và cadimi


Cu

Pb

Cd

Nồng độ
(ppb)

Cường độ
(cps)

Nồng độ
(ppb)

Cường độ
(cps)

Nồng độ
(ppb)

Cường độ
(cps)

0

170000

0

66400

0

3120

6,25

889000

0,1

73400

0,005

3640

12,5

1590000

0,2

99400

0,01

3450

50

5250000

0,8

288000

0,04

5130

125

14700000

2

654000

0,1

7010

250

26000000

4

1320000

0,2

12500

500

51700000

8

2420000

0,4

25000

Các kết quả thu được cho thấy các nguyên tố tuyến tính trong khoảng khảo sát. Đường chuẩn của các nguyên tố đồng, chì và cadimi được xây dựng như trong hình 15.





15a 15b 15c

Hình 15: Đường chuẩn của các nguyên tố đồng (15a), chì (15b) và cadimi (15c)

Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính và đường chuẩn của các nguyên tố đồng, chì, cadimi được trình bày trong bảng 14



Bảng 14: Khoảng tuyến tính và đường chuẩn của các nguyên tố đồng, chì và cadimi

Tên nguyên tố

Khoảng tuyến tính (ppb)

Phương trình hồi quy

(x: ppb)

Giá trị hệ số tương quan R2

Cu

6,25-500

Y = 102921x + 452437

0,999

Pb

0-8

Y = 299132x + 57759

0,9987

Cd

0,005-0,4

Y = 53753x + 2752,3

0,991

Nhận thấy hệ số tự do a trong phương trình hồi quy của các nguyên tố đồng, chì và cadimi, giá trị Ptính đều lớn hơn 0,05, có nghĩa là ở độ tin cậy 95% sự khác nhau giữa giá trị a và 0 không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác phương pháp không mắc sai số hệ thống. Các giá trị R2  1 cho thấy phương trình hồi quy thu được biểu diễn chính xác mối tương quan giữa cường độ vạch phổ (cps) và nồng độ các kim loại đồng, chì và cadimi. Do đó có thể sử dụng các phương trình trên để xác định nồng độ của các nguyên tố đồng, chì và cadimi trong huyết thanh.



3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố đến quá trình xác định hàm lượng đồng, chì và cadimi trong huyết thanh

3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố đi kèm

Trong mẫu huyết thanh ngoài các kim loại đồng, chì, cadimi còn có nhiều các nguyên tố khác như canxi, magie, thủy ngân, kẽm, magan,…. Các nguyên tố này có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng tới phép xác định đồng, chì và cadimi, trên cơ sở lựa chọn các điều kiện tối ưu trong quá trình phá mẫu và môi trường phân hủy mẫu.

3.4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của canxi

Cho vào 1mL mẫu huyết thanh các nồng độ khác nhau của canxi (bảng15) để nghiên cứu ảnh hưởng của canxi đến quá trình xác định đồng, chì và cadimi. Tiến hành định mức đến vạch 10mL bằng HNO3 1%, lắc đều rồi phân hủy bằng lò vi sóng.

Mối tương quan giữa hàm lượng canxi thêm vào và lượng các ion kim loại đồng, chì, cadimi trong mẫu biến đổi được trình bày ở bảng 15



Bảng 15: Mối quan hệ giữa nồng độ canxi thêm và hàm lượng đồng, chì, cadimi trong mẫu huyết thanh

Tỉ lệ

Nồng độ Ca thêm (ppb) ×103

0

8

40

60

80

Ca/Cd×105

0

8

40

60

80

Ca/Cu

0

4,299

21,495

32,242

42,99

Ca/Pb×104

0

5,71

28,57

42,86

57,1

Sự thay đổi nồng độ của cadimi, đồng, chì khi tăng nồng độ Canxi thêm vào được biểu diễn trong hình 16





Hình 16: Ảnh hưởng của canxi đến quá trình xác định đồng, chì và cadimi

Từ bảng 15 cho thấy tỉ lệ Ca/Cd từ 8×105 - 80×105; Ca/Cu từ 4,299 - 42,99 và Ca/Pb từ 5,71×104 – 5,71×105 thì sự thay đổi nồng độ Cd, Cu, Pb không đáng kể. Chứng tỏ trong khoảng nồng độ khảo sát canxi ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình xác định các nguyên tố này.

3.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của magie

Sự thay đổi tỉ lệ giữa lượng magie thêm vào và lượng Cu, Pb và Cd có trong mẫu huyết thanh được trình bày ở bảng 16



Bảng 16: Tỉ lệ giữa lượng magie thêm so với lượng đồng, chì và cadimi trong mẫu huyết thanh

Tỉ lệ

Nồng độ Mg thêm (ppb) ×103

0

4

8

16

40

Mg/Cd×105

0

2

4

8

20

Mg/Cu

0

2,07

4,15

8,29

20,7

Mg/Pb×104

0

2,857

5,71

11,43

28,57

Hình 17 biểu diễn sự thay đổi nồng độ của cadimi, đồng, chì khi tăng nồng độ Magie thêm.





Hình 17: Ảnh hưởng của hàm lượng magie thêm vào đến quá trình xác định hàm lượng đồng, chì và cadimi

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ Mg/Cd từ 2×105 - 20×105; Mg/Cu từ 2,07 - 20,7 và Mg/Pb từ 2,857×104 - 28,57×104 thì nồng độ Cd, Cu, Pb thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ magie ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình xác định đồng, chì và cadimi trong khoảng nồng độ magie được khảo sát.

3.4.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thủy ngân

Ảnh hưởng của thủy ngân đến quá trình xác định đông, chì và cadimi cũng được nghiên cứu và khảo sát (bảng 17). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ Hg/Cd từ 20 - 400, Hg/Cu từ 1,4×10-4 - 27,98×10-4 và Hg/Pb từ 1,43 - 28,57 thì nồng độ Cu, Cd, Pb thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ quá trình xác định đồng, chì và cadimi trong huyết thanh không bị ảnh hưởng bởi thủy ngân.



Bảng 17: Tỉ lệ giữa lượng thủy ngân thêm vào với hàm lượng đồng, chì và cadimi trong mẫu huyết thanh

Tỉ lệ

Nồng độ Hg thêm (ppb)

0

0,2

0,8

2

4

Hg/Cd

0

20

80

200

400

Hg/Cu×10-4

0

1,4

5,6

14

27,98

Hg/Pb

0

1,43

5,71

14,3

28,57


Hình 18: Ảnh hưởng của lượng thủy ngân thêm vào đến quá trình xác định hàm lượng đồng, chì, cadimi

3.4.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm

Tương tự như vậy, khi thêm kẽm vào trong dung dịch nghiên cứu, tỉ lệ Zn/Cd từ 4,8×104 - 40×104, Zn/Cu từ 0,52 – 4,36 và Zn/Pb từ 7,38×103 - 61,54×103 thì nồng độ Cu, Cd, Pb thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ kẽm cũng ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình xác định đồng, chì và cadimi (bảng 18 và hình 19)

Bảng 18: Sự thay đổi tỉ lệ nồng độ kẽm thêm vào so với lượng đồng, chì, cadimi trong mẫu


Tỉ lệ

Nồng độ Zn thêm (ppb)

0

960

1600

3200

8000

Zn/Cd×104

0

4,8

8

16

40

Zn/Cu

0

0,52

0,87

1,74

4,36

Zn/Pb×103

0

7,38

12,3

24,6

61,54


Hình 19: Ảnh hưởng của nồng độ kẽm thêm vào hàm lượng đồng, chì, cadimi

3.4.1.5.Nghiên cứu ảnh hưởng của mangan

Tương tự như các nghiên cứu trên, khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của mangan đến quá trình xác định đồng, chì và cadimi, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng Cu, Pb, Cd hầu như không thay đổi khi tăng hàm lượng mangan thêm vào.(hình 20).



Hình 20: Ảnh hưởng của nồng độ mangan thêm vào đến hàm lượng đồng, chì, cadimi

Như vậy, ảnh hưởng của các nguyên tố canxi, magie, kẽm, thủy ngân, mangan đối với khoảng nồng độ lớn gấp nghìn lần cũng không ảnh hưởng đến quá trình xác định các nguyên tố đồng, chì và cadimi trong huyết thanh.

3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố lẫn nhau

Ảnh hưởng của các nguyên tố cùng xác định với nhau cũng được nghiên cứu. Tiến hành khảo sát ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên tố Cu, Pb và Cd trên cơ sở lựa chọn phương pháp tối ưu để phá mẫu huyết thanh bằng lò vi sóng với HNO3 1%.

3.4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đồng đến quá trình xác định cadimi và chì

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của đồng đến quá trình phân hủy hủy mẫu xác định chì và cadimi, tiến hành cho vào 1mL mẫu huyết thanh các nồng độ khác nhau của đồng (bảng 19) trước khi phân hủy mẫu bằng lò vi sóng dùng HNO3 1%.

Lượng đồng thêm vào và mối tương quan với lượng chì và cadimi trong mẫu huyết thanh được trình bày ở bảng 19

Bảng 19: Mối tương quan giữa lượng đồng thêm vào và lượng chì và cadimi trong mẫu


Nồng độ Cu thêm (ppb)

Tỉ lệ Cu/Cd×104

Tỉ lệ Cu/Pb×104

0

0

0

960

6,4

0,96

1600

10,67

1,6

3200

21,33

3,2

8000

53,33

8

Sự biến thiên nồng độ của cadimi và chì khi tăng nồng độ đồng thêm vào được biểu diễn trong hình 21





Hình 21: Ảnh hưởng của nồng độ đồng thêm vào đến quá trình xác định hàm lượng chì và cadimi

Khi thêm đồng ở tỉ lệ Cu/Cd từ 6,4×104 - 53,33×104 và Cu/Pb từ 0,96×104 - 8×104 thì nồng độ Cd, Pb thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ đồng ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình xác định cadimi và chì.

3.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cadimi đến quá trình xác định đồng và chì

Tiến hành tương tự nghiêm cứu trên, nồng độ cadimi thêm vào ảnh hưởng đến quá trình xác định đồng và chì tương ứng được biểu diễn trong hình 22





Hình 22: Ảnh hưởng của nồng độ cadimi thêm vào đến quá trình xác định hàm lượng đồng và chì

Bảng 20 là tỉ lệ giữa lượng cadimi thêm vào và lượng đồng, chì có trong mẫu huyết thanh.



Bảng 20: Tỉ lệ giữa lượng cadimi thêm và lượng đồng và chì trong mẫu

Nồng độ Cd thêm (ppb)

Tỉ lệ Cd/Cu×10-3

Tỉ lệ Cd/Pb×102

0

0

0

10

8,7

0,67

50

43,5

3,33

100

87

6,67

500

435

33,33

Khi thêm cadimi ở tỉ lệ Cd/Cu từ 8,7×10-3 đến 435×10-3 và Cd/Pb từ 0,67×102 đến 33,33×102 lần nồng độ Cu, Pb thay đổi không đáng kể. Chứng tỏ cadimi ảnh hưởng không đáng kể đến quá trình xác định hai kim loại này.

3.4.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của chì đến quá trình xác định đồng và cadimi

Tương tự các nghiên cứu trên, bảng 21 là hàm lượng chì thêm vào trong quá trình xác định đồng và cadimi. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tỉ lệ Pb/Cu từ 8,53×10-3 – 4,26×10-1 và Pb/Cd từ 2,9×102 – 1,451×104, không ảnh hưởng đến quá trình xác định đồng và cadimi.


Bảng 21: Sự thay đổi tỉ lệ giữa lượng đồng và cadimi so với lượng chì thêm vào

Nồng độ Pb thêm (ppb)

Tỉ lệ Pb/Cu×10-3

Tỉ lệ Pb/Cd×102

0

0

0

10

8,53

2,9

50

42,6

1,45

100

85,2

29

500

426

145,1

Hình 23 biểu diễn sự biến thiên nồng độ của đồng và cadimi khi tăng lượng chì thêm vào.





Hình 23: Ảnh hưởng của nồng độ chì thêm vào đến quá trình xác định hàm lượng đồng và cadimi

Như vậy, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên tố đồng, chì, cadimi trong vùng nồng độ khảo sát là không đáng kể đến việc xác định nồng độ của chúng trong huyết thanh.




tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương