TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục



tải về 4.23 Mb.
trang5/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

Đặng Hùng Thắng (2008). Thống kê và ứng dụng. Nhà Xuất bản Giáo dục.

  • Đặng Hùng Thắng (2009). Bài tập xác suất. Nhà Xuất bản Giáo dục.

  • Đặng Hùng Thắng (2008). Bài tập thống kê. Nhà Xuất bản Giáo dục.


  • Đào Hữu Hồ (2008). Xác suất thống kê – Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    1. Tóm tắt nội dung môn học

    Nội dung môn học gồm 2 phần chính: phần Xác suất và phần Thống kê. Phần xác suất cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phép thử ngẫu nhiên, biến cố, xác suất của biến cố, các phương pháp tính xác suất, đại lượng ngẫu nhiên và phân phối của nó, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên, một số phân phối thường gặp trong thực tế. Phần thống kê giới thiệu cho sinh viên các bài toán cơ bản của thống kê và cách giải quyết các bài toán này như bài toán ước lượng khoảng, bài toán kiểm định giả thiết, bài toán tương quan và hồi quy.

    1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

    Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố (5 lý thuyết + 3 bài tập)

    1.1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu.

    1.2. Biến cố và quan hệ giữa các biến cố.

    1.3. Xác suất của biến cố và các quy tắc tính xác suất cơ bản.

    1.4. Xác suất có điều kiện.

    1.5. Công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes.

    1.6. Phép thử lặp và công thức Bernoulli

    Bài tập.


    Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc (4 lý thuyết +2 bài tập)

    2.1. Bảng phân bố xác suất

    2.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

    2.3. Phân bố đồng thời và hệ số tương quan

    2.4. Một số phân bố rời rạc thường gặp

    Bài tập.


    Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục (4 lý thuyết + 2 bài tập)

    3.1. Hàm mật độ và hàm phân bố xác suất

    3.2. Các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên liên tục

    3.3 Một số phân phối liên tục thường gặp

    3.4 Luật số lớn và định lý giới hạn trung tâm cho dãy đại lượng ngẫu nhiên (rời rạc, liên tục) độc lập, cùng phân bố.

    Bài tập

    Chương 4. Lý thuyết mẫu (2 lý thuyết + 1 bài tập)

    4.1. Mẫu số liệu, thống kê mô tả

    4.2. Các phương pháp trình bày, biểu diễn mẫu

    4.3. Các đặc trưng mẫu

    4.4. Phân bố của các đặc trưng mẫu

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để biểu diễn mẫu, tính các đặc trưng mẫu.



    Chương 5. Uớc lượng tham số (2 lý thuyết + 2 bài tập)

    5.1. Ước lượng điểm cho kỳ vọng, median, phương sai và xác suất

    5.2. Ước lượng khoảng

    5.3. Độ chính xác của ước lượng và số quan sát cần thiết

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê giải bài toán ước lượng khoảng.

    Bài tập


    Chương 6. Kiểm định giả thiết (8 lý thuyết + 6 bài tập)

    6.1. Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình

    6.2. Kiểm định giả thiết về tỷ lệ

    6.3. Kiểm định giả thiết cho phương sai

    6.4. So sánh hai giá trị trung bình

    6.5. So sánh hai tỷ lệ

    6.6. So sánh hai phương sai

    6.7. Tiêu chuẩn phù hợp 2

    6.8. Kiểm tra tính độc lập và so sánh nhiều tỷ lệ

    6.9. So sánh nhiều giá trị trung bình: Phân tích phương sai một nhân tố.

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê để giải các bài toán kiểm định giả thiết.

    Bài tập


    Chương 7. Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (2 lý thuyết + 2 bài tập)

    7.1 Tương quan tuyến tính đơn

    7.2. Hồi quy tuyến tính đơn

    7.3. Một số mô hình phi tuyến có thể tuyến tính hoá.

    Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đơn.

    Bài tập


    21. CƠ –NHIỆT (Mechanics-Thermodynamics)

    1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1100

    2. Số tín chỉ: 03

    • Nghe giảng lý thuyết: 33

    • Làm bài tập/thảo luận trên lớp: 9

    • Tự học: 3

    1. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

    2. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

    3. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

    • GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

    • GS.TS. Bạch Thành Công

    • PGS.TS. Tạ Đình Cảnh

    • PGS.TS. Lê Thị Thanh Bình

    • PGS.TS. Lê Văn Vũ

    • PGS.TS. Ngô Thu Hương

    • TS. Ngạc An Bang

    • TS. Đỗ Thị Kim Anh

    • TS. Phạm Nguyên Hải

    • TS. Nguyễn Anh Tuấn

    • TS. Nguyễn Việt Tuyên

    • ThS. Nguyễn Ngọc Đỉnh

    1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

    Thông qua việc cung cấp những kiến thứcvề hoạt động của khu vực công cộng trong bối cảnh của một nền kinh tế thị trường hiện đại, môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở cần thiết, đồng thời giúp họ phát triển các kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp; hình thành thái độ xã hội phù hợp và tăng cường năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

      1. Kiến thức:

    • Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Vật lý Cơ học và Nhiệt động lực học.

    • Nắm được các định luật cơ bản của cơ học cổ điển về chuyển động và nguyên nhân gây ra sự biến đổi chuyển động của chất điểm, hệ chất điểm và vật rắn. Hiểu được và áp dụng được các định luật biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng và năng lượng trong việc giải thích các hiện tượng cơ học và tự nhiên. Hiểu và nhận biết được các loại dao động cơ, sóng cơ cùng các đặc trưng của sóng. Hiểu được thuyết tương đối hẹp của Einstein và giới hạn của cơ học cổ điển.

    • Nắm được các khái niệm, phương pháp nhiệt động và các nguyên lý cơ bản của nhiệt động học. Các điều kiện biến hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác và những biến đổi đó về mặt định lượng. Hiếu được sự dãn nở vì nhiệt của vật liệu, sự dẫn nhiệt trong các tấm vật liệu phức hợp, nguyên lý hoạt động, hiệu suất của các động cơ nhiệt, máy lạnh.

    • Cung cấp cho người học những kiến thức cơ sở đầu tiên để có thể học tập và nghiên cứu các môn học khác của các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ.

      1. Kỹ năng thái độ cá nhân, nghề nghiệp

    • Vận dụng lý thuyết để giải các bài tập thuộc chương trình môn học.

    • Góp phần rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tư duy lôgích, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác phong khoa học cho người làm công tác nghiên cứu/ cử nhân,kỹ sư tương lai.

    • Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học duy vật biện chứng cho người học.

    • Người học thấy được ý nghĩa, sự cần thiết và giá trị khoa học của môn học, qua đó có thái độ học tập nghiêm túc, tìm tòi, vận dụng các kiến thức môn học trong thực tế đời sống.

    • Sinh viên cũng có cơ hội để phát triển các kỹ năng và thái độ nghề nghiệp như: trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; lập kế hoạch cho tương lai; tổ chức và sắp xếp công việc; khả năng làm việc độc lập; nhận biết và bắt kịp với những vấn đề của của nền kinh tế thế giới hiện đại; có động lực và kỹ năng để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

      1. Kỹ năng và thái độ xã hội

    • Thông qua các hoạt động như nghe giảng, thảo luận trên lớp, làm bài tập, sinh viên được khuyến khích và yêu cầu phát triển các kỹ năng và thái độ xã hội như: Khả năng làm việc nhóm; giao tiếp (chiến lược và cấu trúc giao tiếp; kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, qua thư điện tử và phương tiện truyền thông; kỹ năng thuyết trình).

      1. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn:

    • Thông qua các hình thức như thảo luận tình huống, thực hiện bài tập nhóm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi hết môn, sinh viên có cơ hội và được yêu cầu vận dụng các kiến thức lý thuyết vào việc giải thích, phân tích, luận giải, đánh giá các vấn đề, chính sách ở Việt Nam. Việc nghiên cứu và đánh giá các dự án và chính sách trong thực tiễn sẽ gián tiếp phát triển các kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên.

    1. Hình thức kiểm tra đánh giá

    • Hình thức kiểm tra cuối kỳ (thi hết môn): thi viết

    • Hoạt động học tập: Nghe giảng trên lớp, thảo luận/ trao đổi, bài tập trên lớp, tự học, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra (thi) cuối kỳ.

    1. Giáo trình, tài liệu:

    8.1. Giáo trình bắt buộc:

    • Nguyễn Viết Kính, Bạch Thành Công, Phan Văn Thích, Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

    • Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Vật lý Cơ-Nhiệt đại cương Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt nam, 2010.

    • D. Haliday, R. Resnick and J. Walker, Cơ sở vật lýTập1, 2, 3; Ngô Quốc Quýnh,
      Đào Kim Ngọc, Phan Văn Thích, Nguyễn Viết Kính dịch, NXB Giáo dục, 2001.

    • Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cươngTập 1Cơ –Nhiệt, NXB Giáo dục, 2007.

      1. Tài liệu tham khảo:

    • R.A.Serway and J.Jewet, Physics for scientists and enginneers, Thomson Books/Cole, 6th edition, 2004.

    • Đàm Trung Đồn và Nguyễn Viết Kính, Vật lý phân tử và Nhiệt học, NXB ĐHQGHN, 1995.

    • Nguyễn Huy Sinh, Giáo trình Nhiệt học, NXB Giáo dục, 2009.

    • Nguyễn Văn Ẩn, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Phạm Viết Trinh, Bài tập vật lý đại cương Tập 1, NXB Giáo dục, 1993.

    • Nguyễn Ngọc Long (chủ biên), Vật lý học đại cương Tập 1, NXB ĐHQGHN, 2005.

    1. Tóm tắt nội dung môn học:

    Nội dung môn học gồm 2 phần Cơ học và Nhiệt học

    • Phần Cơ học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Động học và các định luật cơ bản của động lực học chất điểm, hệ chất điểm,vật rắn. Nguyên lý tương đối Galile.Ba định luật bảo toàn của cơ học: định luật bảo toàn động lượng, định luật bảo toàn mômen động lượng và định luật bảo toàn năng lượng. Định luật hấp dẫn vũ trụ và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh.Hai dạng chuyển động cơ bản của vật rắn: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay. Dao động và sóng cơ. Cuối cùng là giới thiệu về thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh.

    • Phần nhiệt học bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Các kiến thức cơ bản về nhiệt động lực học mà nội dung xoay quanh ba định luật: định luật số không, định luật số 1 và định luật số hai. Các vấn đề về nhiệt độ, áp suất, các hiện tượng truyền trên cơ sở thuyết động học phân tử

    1. Nội dung chi tiết môn học:

    Phần 1. CƠ HỌC

    Chương 1. Mở đầu vật lý học (1+0+0)

      1. Đối tượng, phương pháp của vật lý học. Quan hệ giữa vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác

      2. Đo lường và thứ nguyên của các đại lượng vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI

    Chương 2. Động học chất điểm (2+1+0)

      1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển, phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo

      2. Vận tốc. Gia tốc

      3. Một số chuyển động cơ thường gặp: chuyển động của vật bị ném xiên, chuyển động tròn

    Chương 3. Động lực học chất điểm (3+1+0)

    3.1. Ba định luật Newton và áp dụng

    3.2. Động lượng, xung lượng của lực. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng

    3.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi (tên lửa)

    3.4. Chuyển động trong các hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính, lực quán tính ly tâm, lực Coriolit

    Chương 4. Công và năng lượng (2+1+0)

    4.1. Năng lượng, công và công suất

    5.2. Động năng. Định lý động năng

    4.3. Lực thế. Thế năng. Định lý thế năng

    4.4. Cơ năng. Định luật biến thiên và bảo toàn cơ năng

    4.5. Va chạm



    Chương 5. Chuyển động của vật rắn (3+1+0)

    5.1. Hệ chất điểm. Khối tâm. Phương trình chuyển động của khối tâm

    5.2. Vật rắn. Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

    5.3. Phương trình cơ bản của vật rắn quay quanh một trục cố định

    5.4. Mômen quán tính của vật rắn. Định luật Steiner - Huygen

    5.5. Mômen động lượng. Định luật biến thiên và bảo toàn mô men động lượng

    5.6. Động năng của vật rắn quay

    Chương 6. Dao động và sóng cơ (3+1+1)

    6.1. Dao động điều hòa. Biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa

    6.2. Tổng hợp dao động

    6.3. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

    6.4. Sự truyền sóng trong môi trường đàn hồi. Sóng ngang, sóng dọc

    6.5. Phương trình sóng. Năng lượng và mật độ năng lượng của sóng

    6.6. Hiện tượng giao thoa sóng. Sóng dừng

    6.7. Hiệu ứng Doppler



    Chương 7. Trường hấp dẫn và chuyển động trong trường xuyên tâm (2+0+1)

    7.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ

    7.2. Trường hấp dẫn. Thế năng trong trường hấp dẫn

    7.3. Chuyển động trong trường xuyên tâm. Các định luật Kepler

    7.4. Các vận tốc vũ trụ cấp một và cấp hai

    Chương 8. Cơ sở của thuyết tương đối hẹp (3+0+1)

    8.1. Nguyên lý tương đối và phép biến đổi Galileo

    8.2. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp

    8.3. Phép biến đổi Lorentz

    8.4. Tính tương đối của không gian và thời gian

    8.5. Định luật cơ bản của động lực học tương đối tính

    8.6. Mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng

    Phần 2. NHIỆT HỌC

    Chương 9. Nhiệt độ (1+0+0)

    9.1. Nguyên lý số (0) của nhiệt động lực học

    9.2. Các thang nhiệt giai

    9.3. Sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất lỏng



    Chương 10. Nhiệt và nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học (3+1+0)

    10.1. Nhiệt, công và nội năng hệ nhiệt động

    10.2. Nhiệt dung của vật chất

    10.3. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học

    10.4. Áp dụng nguyên lý 1 trong các quá trình của khí lý tưởng

    10.5. Các hiện tượng truyền nhiệt



    Chương 11. Thuyết động học chất khí (4+1+0)

    11.1. Chất khí lý tưởng. Chuyển động nhiệt. Quãng đường tự do trung bình.

    11.2. Áp suất và nhiệt độ theo quan điểm của thuyết động học phân tử. Phương trình cơ bản của thuyết động học phân tử

    11.3. Định luật phân bố phân tử theo vận tốc của Maxwell

    11.4. Định luật phân bố phân tử theo thế năng của Boltzman

    11.5. Sự phân bố đều của năng lượng theo bậc tự do

    11.6. Nhiệt dung khí lý tưởng

    11.7. Công trong quá trình đẳng nhiệt, đoạn nhiệt. Phương trình đoạn nhiệt



    Chương 12. Các hiện tượng động học trong chất khí (2+1+0)

    12.1. Hiện tượng khuếch tán

    12.2. Hiện tượng dẫn nhiệt

    12.3. Hiện tượng nội ma sát



    Chương 13. Entropi và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học (4+1+0)

    13.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

    13.2. Động cơ nhiệt và máy lạnh. Hai cách phát biểu nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học theo Thomson và theo Clausius

    13.3. Chu trình Carnot

    13.4. Định lý Carnot về động cơ nhiệt

    13.5. Entropy. Nguyên lý tăng Entropy

    13.6. Ý nghĩa của Entropy

    22. ĐIỆN-QUANG (Electromagnetism-Optics)


    1. Mã môn học/chuyên đề: PHY1103

    2. Số tín chỉ: 03

    + Lý thuyết Điện từ: 14

    + Bài tập Điện từ : 9

    + Lý thuyết Quang học: 14

    + Bài tập Quang học: 7

    + Tự học xác định: 0

    + Kiểm tra, đánh giá: 1



    1. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 (MAT1091)

    2. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

    3. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

    Các giảng viên thuộc Khoa vật lý, Trường ĐHKHTN

    • TS. Đỗ Thị Kim Anh

    • TS. Ngạc An Bang

    • PGS.TS Phạm Văn Bền

    • PGS.TS. Nguyễn Thế Bình

    • GV. Đào Kim Chi

    • PGS.TS. Trịnh Đình Chiến

    • TS. Nguyễn Mậu Chung

    • GV. Võ Lý Thanh Hà

    • TS. Phạm Nguyên Hải

    • TS. Hoàng Chí Hiếu

    • PGS.TS. Bùi Văn Loát

    • PGS.TS. Võ Thanh Quỳnh

    • GS.TS. Nguyễn Huy Sinh

    • GS.TS. Lưu Tuấn Tài

    • ThS. Đặng Thanh Thủy

    • PGS.TS. Phạm Quốc Triệu

    • TS. Lê Tuấn Tú

    • TS. Nguyễn Anh Tuấn

    • ThS. Bùi Hồng Vân

    1. Mục tiêu môn học (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

      1. Kiến thức:

    • Trang bị cho sinh viên nội dung những kiến thức cơ bản nhất về Điện Từ và Quang học

    • Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận nội dung của Vật lý hiện đại và các khoa học liên quan khác.

      1. Kỹ năng:

    Phần Điện từ:

    • -Giúp sinh viên nắm được các hiện tượng cơ bản của điện và từ, các định luật và việc ứng dụng chúng để: giải các bài tập và làm các bài thực tập tương ứng trong phòng thí nghiệm; giải quyết những vấn đề thực tế trong hoạt động chuyên môn sau này.

    • Biết vận dụng các kiến thức lý‎ thuyết thu nhận từ môn học để giải thích các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống, trong kỹ thuật. Giải được các bài tập theo nội dung từng chương của chương trình.

    Phần Quang học:

    • Nắm vững bản chất, giải thích được các hiện tượng quang học như giao thoa, nhiễu xạ, phân cực ánh sáng và lượng tử ánh sáng như bức xạ nhiệt, các hiện tượng quang điện và ứng dụng của chúng.

    • Biết vận dụng kiến giải thích được các hiện tượng quang học liên quan trong thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

      1. Thái độ người học:

    • Thấy được ý nghĩa, giá trị khoa học của môn học.

    • Hiểu biết về các hiện tượng quang học trong thiên nhiên và trong đời sống thực tiễn.

    1. Hình thức kiểm tra đánh giá

    • Kiểm tra thường xuyên (15%)

    Đánh giá khả năng nhớtái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

    Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm, khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.



    • Kiểm tra giữa kỳ (25%)

    Đánh giá kỹ năng nghiên cứu độc lập và kĩ năng trình bày.

    • Thi kết thúc (60%)

    Đánh giá trình độ nhận thức và kỹ năng liên hệ lý luận vớithực tiễn.

    1. Giáo trình

    Phần Điện –Từ :

    Học liệu bắt buộc

    • Cơ sở Vật lý, Nhà xuất bản giáo dục 1998,

    • D.Halliday, R. Resnick and J.Walker (1996). Fundamental of Physics, John Winley & Sons, Inc.

    • R. A. Serway and J. Jewet (2004). Physics for scientists and enginneers, Thomson Brooks/Cole, 6th edition.

    Học liệu tham khảo

    • Tôn Tích Ái (2004). Điện và từ. NXB ĐHQGHN.

    • Nguyễn Châu và n.n.k. (1973). Điện và từ. NXB Bộ GD&ĐT.

    • Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Nguyễn Hữu Hồ (2001). Vật lý đại cương tập II. NXB Giáo dục.

    • Vũ Thanh Khiết (2004). Điện và từ, NXB Giáo dục.

    Phần Quang học:

    Học liệu bắt buộc

      • Nguyễn Thế Bình (2007). Quang học, NXB ĐHQG Hà Nội.

    Học liệu tham khảo

    • David Halliday (1998). Cơ sở Vật lý, Tập 6, Nhà xuất bản giáo dục.

    • Ngô Quốc Quýnh (1972). Quang học, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

    • Lê Thanh Hoạch (1980). Quang học, Nhà xuất bản Đại học KHTN.

    • Eugent Hecht (2002). Optics , 4th edition, (World student series edition), Adelphi University Addison Wesley.

    • Joses-Philippe Perez (2004). Optique, 7th edition, Dunod , Paris.

    • B.E.A.Saleh, M.C. Teich (1991). Fundamentals of Photonics, Wiley Series in pure and applied Optics, New York.

    1. Tóm tắt nội dung môn học:

    Phần Điện từ:

    Môn học Điện và từ cung cấp cho người học:

    Những kiến thức cơ sở về điện: điện trường, điện thế, dòng điện, các định luật Ohm, Joule-Lenz…Những kiến thức cơ sở về từ: từ trường, lực Lorentz, các định luật Biot- Savart - Laplace, Faraday...Dao động điện và sóng điện từ.

    Các quy luật tương tác giữa các điện tích đứng yên, chuyển động đều, chuyển động có gia tốc; hiểu được sự chuyển hóa năng lượng giữa điện và từ, hiểu sâu những hiện tượng liên quan đến kỹ thuật điện, dao động điện.



    Phần Quang học:

    Trình bày:

    + Các hiện tượng quang học thể hiện tính chất sóng của ánh sáng như: giao thoa, nhiễu xạ và phân cực ánh sáng

    + Các hiện tượng thể hiện tính chất lượng tử của ánh sáng như bức xạ nhiệt, hiệu ứng quang điện, hiệu ứng Compton. Phần tính chất lượng tử của ánh sáng bắt đầu từ các định luật về bức xạ nhiệt để dẫn dắt tới khái niệm lượng tử năng lượng của Planck và sau đó là thuyết photon của Einstein. Lý thuyết lượng tử của ánh sáng được vận dụng để giải thích một số hiện tượng quang học điển hình mà lý thuyết sóng không giải thích được.



    1. Nội dung chi tiết môn học

    Phần Điện –Từ

    Nội dung 1:

    Chương 1: Điện tích và điện trường (3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

    1.1. Điện tích, định luật Coulomb.

    1.2. Điện trường, cường độ điện trường.

    1.3. Định luật Gauss.

    1.4. Bài tập: Bài tập về điện tích, điện trường.

    Nội dung 2:

    Chương 2: Điện thế(3 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

    2.1. Điện thế, hiệu điện thế.

    2.2. Tụ điện, ghép tụ điện.

    2.3. Năng lượng điện trường.

    2.4. Bài tập : Bài tập về điện thế.

    Nội dung 3:

    Chương 3: Dòng điện (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

    3.1. Mật độ dòng điện, điện trở.

    3.2. Định luật Ohm, định luật Joule Lenz.

    3.3. Các quy tắc Kirchhoff

    3.4. Bài tập: Bài tập về dòng điện.

    Nội dung 4:

    Chương 4: Từ trường (3 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

    4.1. Cảm ứng từ, Định luật Biot - Savart – Laplace.

    4.2. Từ trường thông dụng : dòng điện thẳng, dòng điện tròn.

    4.3 Lực Lorentz.

    4.4. Bài tập: Bài tập về từ trường.

    Nội dung 5:

    Chương 5:Cảm ứng điện từ(3 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

    5.1. Định luật cảm ứng điện từ Faraday.

    5.2. Tự cảm, hỗ cảm.

    5.3. Mạch dao động LC, sóng điện từ.

    5.4. Bài tập: Bài tập về cảm ứng điện từ.

    Phần Quang học:

    Nội dung 6

    Chương 6: Giao thoa ánh sáng (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

    6.1 Thí nghiệm Young

    6.2 Sự phân bố cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe

    6.2.1 Biểu thức cường độ ánh sáng giao thoa

    6.2.2 Giao thoa của ánh sáng không đơn sắc

    6.3. Giao thoa bản mỏng

    6.3.1 Bản mỏng song song và vân đồng độ nghiêng.

    6.3.2 Bản mỏng có độ dày thay đổi và vân đồng độ dày.

    6.4 Giao thoa nhiều chùm tia - Giao thoa kế Fabry-Perot

    6.5 Giao thoa kế Michelson

    Bài tập

    Nội dung 7


    Каталог: userfiles
    userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
    userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
    userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
    userfiles -> BỘ XÂy dựNG
    userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
    userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
    userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
    userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

    tải về 4.23 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương