TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: sinh họC ĐẠt chuẩn quốc tế Mà SỐ: 52420101 Hà Nội, 2012


Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo



tải về 4.23 Mb.
trang4/25
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích4.23 Mb.
#3310
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

5. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được triển khai và hoàn thành với mỗi khóa học gồm 9 học kỳ chính và các học kỳ phụ được tổ chức vào kỳ hè. Ngôn ngữ được sử dụng trong đào tạo chủ yếu là tiếng Anh. Khối kiến thức chung và khối kiến thức theo lĩnh vực, khối kiến thức chung của khối ngành được giảng dạy chủ yếu trong năm thứ nhất và năm thứ hai. Các môn học thuộc các khối kiến thức này được triển khai chung cho toàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Khối kiến thức nhóm ngành và một phần của khối kiến thức ngành và bổ trợ được giảng dạy trong năm thứ hai và ba. Các môn học còn lại của khối kiến thức ngành và bổ trợ và Khóa luận tốt nghiệp được triển khai vào năm thứ tư. Các môn học thuộc khối kiến thức do Khoa Sinh học giảng dạy. Khi đăng ký, lựa chọn các môn học và hướng chuyên sâu, sinh viên có thể tham khảo ý kiến của các cố vấn học tập của Khoa. Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tối thiểu 14 tín chỉ. Sinh viên được xét tốt nghiệp khi tích lũy đủ 142 tín chỉ có trong chương trình. Các sinh viên không làm Khóa luận tốt nghiệp có thể học các môn thay thế là những môn lý thuyết nằm trong khối kiến thức V.2.

Phương pháp giảng dạy: là phương pháp tổ chức hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp điều khiển các hoạt động trí tuệ và thực hành như dạy tự học (self – study based), dạy học kiểu tìm hiểu (enquiry based), dạy học giải quyết vấn đề (problem solving based), phương pháp giáo dục ý thức và thái độ đúng đắn cho sinh viên. Tổ chức giờ học theo phương thức giờ lý thuyết, giờ thảo luận, giờ hoạt động nhóm, giờ thực hành, thực tập, thí nghiệm, giờ tự học.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá: sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (20%); 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ, bao gồm đánh giá giữa kỳ (20%) và đánh giá cuối kì (60%). Các phương pháp kiểm tra đánh giá bao gồm: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, báo cáo thí nghiệm, bài tập, dự án.



6. So sánh chương trình đào tạo đã xây dựng với chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài (đã sử dụng để xây dựng chương trình)

a. Giới thiệu về chương trình được sử dụng để xây dựng chương trình:

- Tên chương trình (tên ngành/chyên ngành), tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

Ngành Sinh học (Major in Biology), Cử nhân (Bachelor of Science)

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo:

University of Tufts, USA

- Xếp hạng của cơ sở đào tạo, ngành/chuyên ngành đào tạo:

101 thế giới (in Shanghai Jiao Tong University)
b. Bảng so sánh chương trình đào tạo:

SO SÁNH CÁC MÔN HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỬ NHÂN KHOA HỌC NGÀNH SINH HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC TẾ VÀ NGÀNH SINH HỌC ĐẠI HỌC TUFTS


Mã môn học

Môn học trong chương trình đào tạo (tiếng Anh, tiếng Việt) của Khoa Sinh học

Tên môn học trong khung chương trình đào tạo của nước ngoài đã sử dụng để xây dựng môn học

Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các môn học của 2 chương trình đào tạo




Khối kiến thức chung của nhóm ngành










Các môn học bắt buộc

(Mandatory Courses)







BIO2400

Hóa sinh học

Biochemistry

Bio 171, 172 Biochemistry

100%

BIO2401

Sinh học tế bào

Cell Biology

Bio 46 Cell Biology

100%

BIO2402

Sinh học phân tử

Molecular Biology

Bio 105 Molecular Biology

100%

BIO2403

Vi sinh vật học

Microbiology

Bio 106 Microbiology w/lab

100%

BIO2404

Sinh học phát triển

Developmental Biology

Bio 103 Developmental Biology

100%

BIO2405

Sinh lý học người và động vật

Human and Animal Physiology

Bio 115 General Physiology I

Bio 116 General Physiology II (Sinh lý học đại cương)



100%

BIO2406

Thống kê sinh học

Biostatistics

Bio 132 Biostatistics

100%

BIO 2407

Nghiên cứu khoa học I

Scientific research I



Bio 195 or Bio 196 Selected topic

100%




Các môn tự chọn

(Elective Courses)







BIO2408

Miễn dịch học

Immunology

Bio 104 Immunology

100%

BIO2409

Nhập môn công nghệ sinh học

Introduction to Biotechnology

Bio 162 Introduction to Biotechnology

100%

BIO2410

Lý sinh học

Biophysics




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo kiến thức liên ngành sinh học và vật lý tại Việt Nam

BIO2411

Sinh lý học thực vật

Plant Physiology

Bio 118 Plant Physiology

100%

BIO2412

Sinh học người

Human Biology

Bio 12 Human Reproduction and Development

Sinh học sinh sản và phát triển của người

85%

Bổ sung nội dung về Tiến hóa của loài người và nội dung Sinh học hình sự



BIO2413

Sinh thái học quần thể và quần xã

Population and Community Biology

Bio 142 Population and Community Biology

100%

BIO2414

Các nguyên lý của Sinh học bảo tồn

Principles of Conservation Biology

Bio 144 Principles of Conservation Biology

100%

BIO2415

Sinh học biển

Marine Biology

Bio 164 Marine Biology

100%

BIO2416

Nhập môn Sinh thái học môi trường

Introduction to Evironmental Ecology

Bio 007 Environmental Biology

Sinh học môi trường

80%

Bổ sung nội dung liên hệ thực tế về hệ sinh thái và môi trường ở Việt Nam






Khối kiến thức ngành và bổ trợ










Các môn học bắt buộc

(Mandatory Courses)







BIO3400

Tế bào và cơ thể

Cells and Organisms

Bio 13 w/lab

Cell and organism



100%

BIO3401

Cá thể và quần thể

Organisms and Population

Bio 14 w/lab

Organism and Population



100%

BIO3402

Di truyền học đại cương

General Genetics

Bio 41 General Genetics


100%

BIO3403

Thực vật học

Botany w/lab




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về đa dạng sinh học của Việt Nam

BIO3404

Động vật học động vật không xương sống

Invertebrate Zoology w/lab




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về đa dạng sinh học của Việt Nam

BIO3405

Động vật học động vật có xương sống

Vertebrate Zoology w/lab




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về đa dạng sinh học của Việt Nam

BIO3406

Cơ sở Sinh thái học

Basic Ecology




Môn học đặc thù, tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường ở các mức độ khác nhau, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, liên hệ với thực tế của Việt Nam




Các môn học tự chọn

(Elective Courses)










Các môn học chuyên sâu

(1 môn lý thuyết và 1 môn thực hành)










Nhóm A: Sinh học tế bào

(Group A: Biology of Cells)









BIO3407

Di truyền học người

Human Genetics

Bio 102 Human Genetics

100%

BIO3408

Hóa sinh học và Trao đổi chất của tế bào

Biochemistry and Cellular Metabolism

Bio 152 Biochemistry and Cellular Metabolism

100%

BIO3409

Vi sinh vật y học

Medical Microbiology

Bio 106 Microbiology

Bio 104 Immunology



60%

Là sự kết hợp nội dung hai môn học của trường ĐH Tufts, thiết kế cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của Việt Nam trong lĩnh vực này



BIO3410

Công nghệ sinh học phân tử

Molecular Biotechnology

Bio 62 Molecular Biotechnology

100%

BIO3411

Mô học

Histology




Nội dung chuyên sâu của Sinh học phát triển, tập trung vào phân loại mô trong cơ thể động vật, nguồn gốc và cơ chế hình thành các loại mô, đặc điểm sinh học các loại mô, các bệnh liên quan đến mô, ung thư.




Môn học thực hành

(Experiments)







BIO3412

Thực hành Di truyền học

Experiments in Genetics

Bio 53 Experiments in Genetics

100%

BIO3413

Thực hành sinh học phân tử

Experiments in Molecular Biology

Bio 50 Experiments in Molecular Biology

100%

BIO3414

Kỹ thuật ADN tái tổ hợp

Recombinant DNA Technique

Bio 163 Recombinant DNA Technique

100%

BIO3415

Thực hành hóa sinh học

Experiments in Biochemistry




Môn học cần thiết nhu cầu đào tạo tại Việt Nam, trang bị các kỹ năng thực nghiệm cần thiết trong nghiên cứu hóa sinh học

BIO3416

Thực hành dự án quá trình công nghệ sinh học

Biotechnology Processing projects Laboratory

Bio 168 Biotechnology projects Laboratory

100%

BIO3417

Thực hành Vi sinh vật học

Experiments in Microbiology

Bio 106 Microbiology W/Lab

80%

Phát triển nâng cao nội dung và mô hình tổ chức phần thực hành của môn Bio 106 của trường ĐH Tufts, nhằm trang bị những kỹ năng thực nghiệm cần thiết trong nghiên cứu vi sinh vật học, áp dụng cho các đối tượng vi sinh vật tại Việt Nam



BIO3418

Thực hành Sinh học tế bào

Experiments in Cell Biology

Bio 52 Experiments in Cell Biology

100%




Nhóm B: Sinh học cơ thể

(Group B: Biology of Organisms)









BIO3419

Phát triển ở thực vật

Plant Development

Bio 108 Plant Development

100%

BIO3420

Nội tiết học

Endocrinology

Bio 110 Endocrinology

100%

BIO3421

Sinh lý học động vật có xương sống so sánh

Comparative Vertebrate Physiology

Bio 75 Comparative Vertebrate Physiology

100%

BIO3422

Sinh học thần kinh

Neurobiology

Bio 134 Neurobiology

100%




Môn học thực hành

(Experiments)







BIO3423

Thực hành Sinh lý học thực vật

Experiments in Plant Physiology




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về kỹ năng nghiên cứu sinh lý thực vật tại Việt Nam

BIO3424

Thực hành Sinh lý học động vật

Experiments in animal Physiology

Bio 49 Experiments in Physiology

100%

BIO3425

Nghiên cứu khoa học II (trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa )

Scientific Research: Lab-based Research or Biological Field Studies

Bio 193 Independent Research: Lab-based Research or Biological Field Studies

100%




Nhóm C: Sinh học Quần thể

(Group C: Biology of Populations)









BIO3426

Thực vật và con người

Plants and Humanity

Bio 010 Plants and Humanity

100%

BIO3427

Sinh thái học tiến hóa

Evolutionary Ecology

Bio 143 Evolutionary Ecology

100%

BIO3428

Côn trùng học đại cương

General Entomology




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về đa dạng sinh học của Việt Nam

BIO3429

Thủy sinh vật học đại cương

General Hydrobiology




Môn học đặc thù, đáp ứng nhu cầu đào tạo về đa dạng sinh học, sinh thái học của Việt Nam

BIO3430

Sinh học nghề cá

Fisheries Biology

Bio 196-01Biology of Marine fishes

80%

Bổ sung thêm nội dung liên quan đến sinh học nghề cá tại Việt Nam



BIO3431

Tập tính học động vật

Animal Behavior



Bio 130 Animal Behavior

100%




Môn thực hành

(Experiments)







BIO3432

Thực hành sinh thái học

Experiments in Ecology

Bio 51 Experiments in Ecology

100%

BIO3433

Nghiên cứu khoa học II (trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài thực địa )

Scientific Research: Lab-based Research or Biological Field Studies

Bio 193 Independent Research: Lab-based Research or Biological Field Studies

100%




Các môn học bổ trợ







BIO3434

Tin sinh học

Bioinformatics




Đáp ứng nhu cầu đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu sinh học tại Việt Nam

BIO3435

Proteomic và Sinh học cấu trúc

Proteomics and Structural Biology

Bio 62 Molecular Biotechnology

Bio 172 Biochemistry



50%

Proteomics là hướng nghiên cứu chuyên sâu quan trọng trong sinh học hiện đại, áp dụng những kiến thức cơ bản của hóa sinh học (Bio 172) và công nghệ sinh học phân tử (Bio 62) trong lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc protein



BIO3436

Vi rút học cơ sở

Basic Virology






Đáp ứng nhu cầu đào tạo tại Việt Nam trong lĩnh vực virút học, trang bị kiến thức cơ bản cho sinh viên sau này có thể tham gia lĩnh vực nghiên cứu bệnh do virut gây ra trên người cũng như trung nông nghiệp




Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

Graduation thesis and final examination







BIO4074

Sinh thái học nhiệt đới và Bảo tồn (Thực tập thiên nhiên)

Tropical Ecology and Conservation

Bio 181 Tropical Ecology and Conservation

80%

Bổ sung những nội dung phù hợp với các hệ sinh thái ở Việt Nam: định loại động thực vật Việt Nam, nội dung thực địa tại Việt Nam



BIO4075

Graduation thesis (Khóa luận tốt nghiệp)

Thesis Honors Program

100%


DANH SÁCH CÁC CHƯƠNG TRÌNH THAM KHẢO

TÊN TRƯỜNG

Loại bằng

TUFTS UNIVERSITY, USA

B.Sc. Degree

STANDFORD UNIVERSITY, USA

B.Sc. Degree

JOHNS HOPKINS UNIVERSITY, USA

B.Sc. Degree

UNIVERSITY OF OREGON, USA

B.S. Degree

BOSTON UNIVERSITY, USA

B.S. Degree

Tài liệu tham khảo:

  1. http://colleges.usnews.rankingsandreviews.com/best-colleges/rankings/national-universities/page+2

  2. http://ase.tufts.edu/biology/undergrad/degreeBiology.asp

  3. Tufts University, 2012. Bulletin of Tufts University academic year 2011 – 2012: School of Arts and Science, School of Engeneering.

  4. http://biology.stanford.edu/courses

  5. Standford University, 2011. Standford Bulletin 2012. MA, USA.

  6. http://www.bio.jhu.edu/Undergrad/BAProgram.aspx

  7. http://www.bio.purdue.edu/

7. Đề cương môn học

16. KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG (Earth and Life Sciences)

  1. Mã môn học: GEO1050

  2. Số tín chỉ: 3

  • Số tiết lý thuyết: 42 tiết

  • Số tiết thực hành: 3 tiết

  • Số tiết tự học: 0 tiết

  1. Môn học tiên quyết:

  2. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  3. Giảng viên:

  • Giảng viên 1: PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và các Giảng viên của khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  • Giảng viên 2: Các cán bộ thích hợp của các khoa: Địa chất, Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Môi trường, Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  1. Mục tiêu môn học (chuẩn đầu ra):

6.1. Kiến thức:

  • Nhớ và hiểu được các nội dung cơ bản nhất về Trái đất trong không gian, các chuyển động của Trái đất và hệ quả của nó;

  • Nhớ và hiểu được đặc điểm chính của các quyển (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ quyển, sinh quyển);

  • Nhớ và hiểu được các tài nguyên chính của Trái đất;

  • Nhớ và hiểu được các đới tự nhiên và những quy luật địa lý chung của Trái đất;

  • Nhớ và hiểu được lịch sử hình thành sự sống, sự xuất hiện con người và vai trò của Trái đất đối với sự sống của con người;

  • Hiểu và phân tích được tác động của con người lên Trái đất, ảnh hưởng của các hoạt động này tới môi trường;

  • Nhớ và hiểu được thực trạng môi trường và tai biến thiên nhiên, nhận thức được trách nhiệm của con người trước thiên nhiên và các giải pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường sống.

6.2. Kỹ năng và thái độ cá nhân, nghề nghiệp

  • Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm;

  • Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá;

  • Rèn kỹ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng;

  • Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

6.3. Kỹ năng và thái độ xã hội

  • Nhận thức rõ vị trí của kiến thức Khoa học Trái đất và Sự sống trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của đất nước;

  • Nhận thức được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống liên quan tới việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

  • Có ý thức vận dụng các kiến thức đã được học cho việc giải quyết các vấn đề cụ thể về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

  • Có ý thức phát huy các nghiên cứu cơ bản và tuyên truyền, phổ biến cho xã hội hiểu được vai trò của nghiên cứu Trái đất và sự sống tới bảo vệ Hành tinh Xanh nói chung và bảo vệ chính cuộc sống của mỗi con người.

6.4. Năng lực áp dụng kiến thức vào thực tiễn

  • Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và Sự sống để hiểu hơn mục tiêu của các nghiên cứu chuyên sâu thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên;

  • Bước đầu vận dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống cho việc nhìn nhận, đánh giá các tác động của con người tới tự nhiên ở các môi trường khác nhau;

  • Bước đầu ứng dụng kiến thức về Khoa học Trái đất và Sự sống để nhận dạng môi trường, các tai biến thiên nhiên thường phát triển ở Việt Nam (qua phương tiện thông tin đại chúng, thực tập, thực tế), giải thích nguyên nhân và đưa ra các định hướng khắc phục, ứng phó.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

7.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (20%)

  • Mục đích: nhằm kiểm tra sinh viên việc làm chủ kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

  • Hình thức: viết một câu tóm tắt lại nội dung vừa học; viết vấn đề hứng thú với bài giảng; viết đề cương với các đề mục lớn để sinh viên bổ sung các đề mục nhỏ;

7.2. Kiểm tra đánh giá giữa kỳ (20%)

Mục đích: nhằm đánh giá được mức độ đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên trong tiến trình của môn học.

- Hình thức kiểm tra: thi viết (1 giờ tín chỉ)

- Tiêu chí đánh giá:


  • Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3 đ

  • Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề, liên hệ thực tế 5 đ

  • Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng. 1 đ

  • Trích dẫn, sử dụng tài liệu tham khảo chính xác, hợp lệ 1 đ

Tổng 10đ

7.3. Thi hết môn (60%)

- Hình thức: thi viết (90 phút)



- Tiêu chí:

  • Trả lời được những nội dung chính của câu hỏi 5 đ

  • Phân tích logic vấn đề, liên hệ thực tế 4 đ

  • Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng 1 đ

Tổng: 10đ

  1. Giáo trình, tài liệu:

8.1. Giáo trình bắt buộc:

  • Nguyễn Vi Dân, Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải (2005). Cơ sở Địa lý tự nhiên , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  • Lưu Đức Hải, Trần Nghi (2009). Giáo trình Khoa học Trái đất. NXB Giáo dục, Hà Nội.

  • Nguyễn Như Hiền (2005). Sinh học đại cương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8.2. Tài liệu tham khảo:

  • Đào Đình Bắc. Địa mạo đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004

  • Phạm Văn Huấn. Cơ sở Hải dương học, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

  • Nguyễn Thị Phương Loan, Giáo trình Tài nguyên nước, NXB ĐHQGHN, 2005

  • Vũ Văn Phái. Cơ sở địa lý tự nhiên biển và đại dương. NxB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

  • Tạ Hòa Phương. Trái đất và sự sống. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1983.

  • Tạ Hòa Phương. Những điều kỳ diệu về Trái đất và sự sống. NXB Giáo dục, 2006.

  • Lê Bá Thảo (chủ biên) và nnk.,. Cơ sở địa lý tự nhiên, tập 1, 2, 3. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1987.

  • Tống Duy Thanh và nnk. Giáo trình địa chất cơ sở. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

  • Phạm Quang Tuấn . Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng . Nxb ĐHQG Hà Nội, 2007.

  • Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Nga và Nguyễn Thanh Sơn, Thủy văn đại cương, T. 1 & 2, NXB KH&KT Hà Nội, 1991

  • Kalexnic X.V. Những quy luật địa lý chung của Trái Đất. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1973.

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học sẽ cung cấp những kiến thức tổng quát nhất về Trái Đất, bao gồm những đặc điểm chung, các quy luật vận động và phân hóa tự nhiên trên Trái đất, lịch sử hình thành và phát triển sự sống, đặc biệt là con người, tác động của con người đến Trái đất, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức cơ bản về vị trí của Trái đất trong không gian, cấu trúc và đặc điểm của các quyển trên trái đất: thạch quyển, thủy quyển, khí quyển, thổ quyển và sinh quyển, cũng như các quy luật vận động của các quyển trên và hệ quả của chúng là sự phân đới tự nhiên trên Trái đất. Người học cũng được trang bị kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển sự sống cũng như tác động của con người lên Trái đất và môi trường sống, những vấn đề mới nhất về biến đổi khí hậu, các tai biến thiên nhiên và các giải pháp ứng phó, thích ứng.

  1. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu

  1. Tổng quan về Trái Đất (6 tiết)

    1. Trái Đất trong không gian;

    2. Các giả thuyết về nguồn gốc Mặt Trời và các hành tinh;

    3. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và ý nghĩa của chúng;

    4. Chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và những hệ quả địa lý của chúng;

    5. Đặc điểm chung về sự phân bố các lục địa và đại dương trên Trái Đất;

    6. Khái quát các quyển của Trái Đất.

  2. Thạch quyển và địa hình bề mặt Trái đất (9 tiết)

    1. Khái niệm chung về thạch quyển

    2. Cấu trúc bên trong của Trái Đất;

    3. Tính chất vật lý, hóa học của Trái Đất;

    4. Tinh thể và khoáng vật

    5. Thành phần thạch học của thạch quyển (các nhóm đá: magma, trầm tích và biến chất);

    6. Hoạt động địa chất nội sinh (thuyết kiến tạo mảng; hoạt động đứt gãy; động đất; núi lửa);

    7. Quá trình phong hóa (phong hóa vật lý; phong hóa hóa học; vỏ phong hóa)

    8. Địa hình bề mặt Trái đất

2.8.1. Hình thái chung của bề mặt Trái Đất;

2.8.2. Các nhân tố thành tạo địa hình

2.8.3 Khái quát các dạng địa hình cơ bản và tài nguyên địa hình


    1. Tài nguyên địa chất và cảnh quan

      1. Tài nguyên trong lòng đất

      2. Tài nguyên địa mạo và cảnh quan

  1. Khí quyển (3 tiết)

3.1 Cấu tạo của khí quyển

3.2 Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển

3.3 Các đặc trưng cơ bản của trạng thái khí quyển

3.4 Khái niệm thời tiết và khí hậu

3.5 Bức xạ mặt trời và các mùa

3.6 Nước trong khí quyển



    1. Hoàn lưu chung khí quyển

4. Thủy quyển (3 tiết)

4.1. Khái niệm về chế độ nước lục địa và các đơn vị đo dòng chảy

4.2. Sự phân bố và tuần hoàn của nước trên Trái Đất

4.3. Các tính chất vật lý cơ bản của nước

4.4. Nước dưới đất và nguồn gốc nước dưới đất

4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu và mặt đệm tới dòng chảy

4.6. Mạng lưới thủy văn (sông ngòi, ao hồ và đầm lầy)

4.7. Đại dương và Biển cả



5. Thổ quyển (3 tiết)

    1. Đất và các yếu tố, các quá trình hình thành đất;

    2. Thành phần vật lý, hóa học của đất;

    3. Các kiểu đất chính trên thế giới và Việt Nam.

  1. Sinh quyển (3 tiết)

    1. Thành phần, cấu trúc, vai trò và chức năng của sinh quyển;

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên trái đất;

    3. Các đới sinh vật;

    4. Các khu sinh học trên Trái đất

  2. Các đới tự nhiên và các quy luật địa lý chung của Trái đất (5 tiết)

    1. Tính hoàn chỉnh và thống nhất của lớp vỏ địa lý;

    2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng;

    3. Quy luật địa đới;

    4. Quy luật phi địa đới;

    5. Tính nhịp điệu;

    6. Các đới tự nhiên trên Trái đất;

8. Trái đất và Con người (5 tiết)

8.1. Lịch sử hình thành, xuất hiện sự sống

8.2. Lịch sử xuất hiện và phát triển của Loài người

8.3. Vai trò của Trái đất đối với cuộc sống Con người



9. Môi trường và bảo vệ môi trường (5 tiết)

9.1. Tác động của con người tới Trái đất

9.2. Khái niệm chung về môi trường

9.3. Biến đổi khí hậu và tác động của con người Biến đổi khí hậu (biến đổi khí hậu trong lịch sử; tác động của tự nhiên đối với biến đổi khí hậu; tác động của con người đối với biến đổi khí hậu; hậu quả của biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó).

9.4. Tai biến thiên nhiên và suy thoái môi trường

9.5. Bảo vệ Trái đất và Phát triển bền vững



17. ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH (Linear Algebra)

  1. Mã môn học: MAT1090

  2. Số tín chỉ: 03

  3. Môn học tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

  • Nguyễn Đức Đạt, PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

  • Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN.

  • Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN.

  • Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ- Tin học, Trường ĐHKHTN.

  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Giúp sinh viên có khái niệm và biết tính toán với số phức, hiểu và nắm bắt các phương pháp giải hệ phương trình đại số tuyến tính, các khái niệm ban đầu về không gian véc tơ, hiểu được bản chất sự độc lập, phụ thuộc tuyến tính các véc tơ. Môn học giúp sinh viên hiểu được bản chất tích vô hướng và ứng dụng, biết các khái niệm ban đầu về ánh xạ tuyến tính. Sinh viên có cách nhìn tổng quát với các đường bậc hai, làm quen với các mặt bậc hai cơ bản.

Mục tiêu về kĩ năng: Sinh viên có khả năng độc lập làm các bài toán có liên quan tới số phức, ma trận, không gian véc tơ; biết áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề khác.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%.


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

    • Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 1- Đại số và Hình học giải tích. NXB Giáo dục.

    • Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập 1- Đại số tuyến tính và Hình học giải tích. NXB ĐHQG Hà Nội.

    • Jim Hefferon, Linear Algebra. http://joshua.smcvt.edu/linearalgebra/

  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Các nội dung chính của chương một trong phần đại số tuyến tính bao gồm: Tập hợp và ánh xạ, trong đó đề cập đến các khái niệm cơ bản như tập hợp, ánh xạ, nhóm, vành, trường; trường số thực và số phức. Môn học cung cấp các kiến thức chung về nghiệm của đa thức, từ đó làm cơ sở cho việc trình bày việc phân tích một đa thức thành tích các nhân tử, một phân thức hữu tỷ thành tổng các phân thức hữu tỷ đơn giản. Trong phần ma trận, định thức, hệ phương trình đại số tuyến tính, các kiến thức có liên quan được trình bày trên ngôn ngữ hạng của ma trận để sinh viên có cái nhìn thấu đáo về tính liên kết giữa ba khái niệm trên và phương pháp thực hành giải hệ phương trình đại số tuyến tính, một nội dung thường gặp trong tất cả các lĩnh vực khoa học và ứng dụng. Nội dung tiếp theo đề cập tới những vấn đề cơ bản của không gian véc tơ, không gian Euclid. Đây có thể coi như những tổng quát hóa lên trường hợp nhiều chiều của các khái niệm mặt phẳng toạ độ, hệ toạ độ trong không gian mà sinh viên đã nắm vững từ bậc phổ thông. Khảo sát một số tính chất quan trọng của ánh xạ tuyến tính, toán tử tuyến tính trong không gian véc tơ hữu hạn chiều, phép biến đổi trực giao, dạng song tuyến tính, dạng toàn phương. Phần nội dung về hình học giải tích cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đường bậc hai và mặt bậc hai, các dấu hiệu nhận dạng từng loại.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Tập hợp và ánh xạ. Số phức. Đa thức (4 giờ LT; 2 giờ BT)

1.1. Tập hợp. Phép toán với các tập hợp.

1.2. Ánh xạ. Phân loại các ánh xạ.

1.3. Số phức. Biểu diễn số phức. Các phép toán với số phức.

1.4. Định lý cơ bản của đại số. Phân tích đa thức thành tích các nhân tử.

1.5. Tính chất nghiệm của đa thức với hệ số thực.

1.6. Phân tích phân thức hữu tỉ thành tổng của các phân thức đơn giản.

Chương 2. Ma trận, định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính (8 giờ LT; 4 giờ BT)

2.1. Ma trận; Ma trận chuyển vị ; Các phép toán đối với ma trận.

2.2. Định thức; Các tính chất và cách tính định thức.

2.3. Ma trận nghịch đảo; Hạng và cách tính hạng của ma trận.

2.4 Hệ phương trình đại số tuyến tính; Hệ Cramer; Hệ thuần nhất; Định lý Kronecker-Capelli. Giải hệ phương trình đại số tuyến tính bằng phương pháp Gauss.

Chương 3. Không gian véctơ và không gian Euclid (7 giờ LT; 4 giờ BT)

3.1. Không gian véctơ; Hệ các véctơ độc lập tuyến tính.

3.2. Chiều của không gian véc tơ. Cơ sở không gian véctơ n chiều; Công thức biến đổi tọa độ khi chuyển cơ sở.

3.3. Khái niệm không gian Euclid. Cơ sở trực giao và trực chuẩn.



Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và dạng toàn phương (7 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm ánh xạ tuyến tính, phép biến đổi tuyến tính.

4.2. Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính.

4.3. Ma trận và hạng của ánh xạ tuyến tính.

4.4. Dạng toàn phương.

Chương 5. Đường bậc hai và mặt bậc hai (4 giờ LT; 2 giờ BT)

5.1. Đường thẳng và mặt phẳng.

5.2. Đường bậc hai. Đưa phương trình tổng quát về dạng chính tắc. Dấu hiệu nhận biết đường bậc hai.

5.3. Mặt bậc hai. Các dạng mặt bậc hai cơ bản.

5.4. Phương trình tổng quát và phân loại mặt bậc hai.

18. GIẢI TÍCH I (Analysis 1)


  1. Mã môn học: MAT1091

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: không

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.



  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và phép tính tích phân hàm một biến, các khái niệm về chuỗi số.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm một biến như tính giới hạn của hàm số, tính liên tục, tính khả vi của hàm một biến. Biết các ứng dụng của vi phân để tính gần đúng; ứng dụng tích phân tính diện tích, thể tích, giải quyết các bài toán thực tế.

Mục tiêu về thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%



Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%

  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

    • Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2001). Toán học cao cấp, Tập 2, Phép tính giải tích một biến số. NXB Giáo dục.

    • Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

    • James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th edition, June, 2007.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Môn học cung cấp các kiến thức về đạo hàm, vi phân của hàm một biến số và ứng dụng để tính gần đúng, đạo hàm cấp cao, công thức khai triển Taylor, Măc Lôranh, quy tắc tìm giới hạn Lôpitan. Nội dung cũng đề cập đến các phương pháp tìm nguyên hàm và tính tích phân xác định, tính các tích phân suy rộng loại 1và 2. Trình bày về chuỗi số, chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu, chuỗi luỹ thừa, chuỗi Furie.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Nhập môn giải tích (2 giờ lý thuyết; 1 giờ bài tập)

    1. Tập hợp.

    2. Dãy số và giới hạn của dãy số.

    3. Hàm một biến và đồ thị các hàm một biến cơ bản.

    4. Hàm số hợp.

    5. Hàm số ngược và đồ thị của hàm số ngược.

Chương 2. Giới hạn và sự liên tục của hàm số một biến (4 giờ lý thuyết; 2 giờ bài tập)

    1. Giới hạn và các tính chất giới hạn của hàm một biến.

    2. Giới hạn một phía.

    3. Vô cùng lớn và vô cùng bé.

    4. Sự liên tục của hàm một biến.

    5. Điểm gián đoạn.

    6. Các tính chất của hàm liên tục.

Chương 3. Phép tính vi phân của hàm số một biến (8 giờ lý thuyết; 4 giờ bài tập)

    1. Đạo hàm và vi phân cấp một của hàm số.

    2. Đạo hàm một phía.

    3. Đạo hàm cấp cao.

    4. Các định lý về giá trị trung bình.

    5. Công thức khai triển Taylo, Măc Lôranh và ứng dụng.

    6. Quy tắc Lôpitan.

Chương 4. Phép tính tích phân của hàm số một biến (10 giờ lý thuyết; 5 giờ bài tập)

    1. Nguyên hàm và tích phân bất định.

    2. Các phương pháp tính tích phân bất định.

    3. Tích phân xác định và điều kiện khả tích.

    4. Các phương pháp tính tích phân xác định.

    5. Tích phân suy rộng.

    6. Ứng dụng của tích phân.

Chương 5. Chuỗi số và chuỗi luỹ thừa (6 giờ lý thuyết; 3 giờ bài tập)

    1. Chuỗi số.

    2. Chuỗi dương. Các tiêu chuẩn hội tụ chuỗi dương.

    3. Chuỗi đan dấu và tiêu chuẩn hội tụ.

    4. Khái niệm chuỗi hàm.

    5. Chuỗi luỹ thừa. Miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa. Chuỗi Furie.

19. GIẢI TÍCH II (Analysis 2)

  1. Mã môn học: MAT1192

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1, MAT1091

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Đình Châu, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Đào Văn Dũng, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Phạm Chí Vĩnh, PGS.TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Lê Đình Định, TS, Khoa Toán- Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.



  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

Mục tiêu về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân của hàm hai, ba biến. Mở rộng cho hàm nhiều biến. Giúp sinh viên hiểu bản chất phép tích phân bội, tích phân đường và mặt. Sinh viên được trang bị các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

Mục tiêu về kĩ năng: Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có đầy đủ kiến thức cơ bản về hàm nhiều biến, từ đó có khả năng độc lập nghiên cứu, ứng dụng toán học theo hướng ngành học của mình.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):

    • Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh (2008). Toán học cao cấp, Tập 3- Phép tính giải tích nhiều biến số. NXB Giáo dục.

    • Nguyễn Thủy Thanh (2005). Toán cao cấp, Tập (2-3)- Phép tính vi phân các hàm- Phép tính tích phân, Lý thuyết chuỗi, Phương trình vi phân. NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.

    • James Stewart (2007). Calculus:Early Transcendentals. Publisher Brooks Cole, 6th edition, June.

  1. Tóm tắt nội dung môn học (Tiếng Việt, Tiếng Anh, mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):

Trang bị cho sinh viên các khái niệm quan trọng của hàm hai hoặc ba biến như giới hạn, tính liên tục, tính khả vi, khảo sát cực trị địa phương. Môn học trình bày về tích phân bội cùng với các ứng dụng của nó trong các bài toán tính diện tích, thể tích, trọng tâm, khối lượng. Cung cấp khái niệm cơ bản của tích phân đường, tích phân mặt. Đưa ra các công thức liên hệ tích phân bội với tích phân đường-mặt. Các phương pháp giải phương trình vi phân cấp1 và cấp 2.

  1. Nội dung chi tiết môn học/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):

Chương 1. Hàm nhiều biến (8 giờ LT; 4 giờ BT)

    1. Các khái niệm cơ bản.

    2. Giới hạn, tính liên tục của hàm hai biến.

    3. Đạo hàm riêng, đạo hàm riêng hàm hợp, đạo hàm riêng cấp cao.

    4. Vi phân toàn phần.

    5. Đạo hàm theo hướng.

    6. Hàm ẩn. Đạo hàm hàm ẩn.

    7. Cực trị của hàm nhiều biến.

    8. Ứng dụng của phép tính vi phân.

Chương 2. Tích phân bội (8 giờ LT; 4 giờ BT)

    1. Tích phân hai lớp.

    2. Cách tính tích phân hai lớp.

    3. Tích phân ba lớp.

    4. Cách tính tích phân ba lớp.

    5. Ứng dụng tích phân bội.

Chương 3. Tích phân đường, tích phân mặt (8 giờ LT; 4 giờ BT)

    1. Tích phân đường loại một.

    2. Tích phân đường loại hai.

    3. Tích phân mặt loại một.

    4. Tích phân mặt loại hai.

    5. Mối quan hệ của các tích phân bội, đường và mặt.

Chương 4. Phương trình vi phân (6 giờ LT; 3 giờ BT)

4.1. Khái niệm cơ bản

4.2. Phương trình vi phân cấp I.

4.3. Phương trình vi phân cấp II.



20. XÁC SUẤT THỐNG KÊ (Probability Statistics)

  1. Mã môn học: MAT1101

  2. Số tín chỉ: 3

  3. Môn học tiên quyết: Giải tích 1 ( MAT1091)

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):

Đặng Hùng Thắng , GS.TSKH, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Trần Mạnh Cường, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Phạm Đình Tùng, ThS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Hoàng Phương Thảo, ThS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Nguyễn Thịnh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Tạ Công Sơn, ThS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Trịnh Quốc Anh, TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.

Phan Viết Thư , PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học, Trường ĐHKHTN.



  1. Mục tiêu môn học/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):

    1. Kiến thức

Sinh viên nắm được:

  • Khái niệm về xác suất, các quy tắc tính xác suất và các ứng dụng.

  • Khái niệm về đại lượng ngẫu nhiên, các đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên và một số phân bố thường gặp trong thực tế.

  • Các kiến thức cơ bản về lý thuyết mẫu, thống kê mô tả.

  • Các vấn đề ước lượng khoảng, kiểm định giả thiết, tương quan và hồi quy.

Sinh viên hiểu được vai trò và ứng dụng của Xác suất thống kê trong các ngành khoa học khác cũng như trong cuộc sống.

6.2. Kĩ năng

  • Nhận ra các mô hình thống kê đơn giản và ứng dụng vào các bài toán thuộc chuyên - ngành học của mình.

  • Sử dụng được ít nhất một phần mềm để giải các bài toán thống kê (Excel, Minitab, R, S-plus,...)

  • Kỹ năng tự nghiên cứu và kỹ năng làm việc theo nhóm.

    1. Thái độ: Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

  1. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Phần tự học, tự nghiên cứu, bài tập: 20%

Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20%

Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%


  1. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương