TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


) TTCR6016. Cây rau quả nâng cao/ Advanced Vegetable and Fruit Crops. 2 TC (15; 20; 10)



tải về 1.31 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích1.31 Mb.
#33233
1   2   3   4   5   6   7   8   9

16) TTCR6016. Cây rau quả nâng cao/ Advanced Vegetable and Fruit Crops. 2 TC (15; 20; 10)

Đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình kỹ thuật sản xuất, nguyên lý bảo quản và chế biến các loại rau quả nhiệt đới và ôn đới. Kỹ thuật sản xuất rau quả sạch và các loại rau quả đặc sản. Các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ứng dụng trong sản xuất cây rau quả hiện nay trên thế giới và trong nước



17) TTHC6017. Hoa cây cảnh nâng cao/ Advanced Ornamental Plants. 2 TC (15; 20; 10)

Nguyên lý và kỹ thuật trồng hoa; các phương pháp chọn tạo giống hoa; ứng dụng và lựa chọn công nghệ để sản xuất hoa; lựa chọn công nghệ, thiết bị và hệ thống canh tác hoa trong nhà có mái che thích hợp cho các vùng sinh thái.



18) TTKT6018. Kỹ thuật canh tác cây trồng/ Crop Cultivation Techniques. 2 TC (15; 20; 10)

Đặc điểm của canh tác nhiệt đới; các biện pháp kỹ thuật canh tác cây trồng; canh tác hữu cơ trong phát triển nông nghiệp bền vững; hệ thống cây trồng và luân canh cây trồng; các hệ thống làm đất hợp lý phục vụ canh tác bền vững; đặc điểm một số hệ thống canh tác cây trồng chính ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.



19) TTCN6019. Công nghệ cao trong sản xuất cây trồng/Advanced Technology in crop production. 2 TC (15; 20; 10)

Những nguyên lý và kỹ thuật sản xuất cây trồng trong nhà có mái che; kỹ thuật trồng cây không dùng đất; qui trình công nghệ sản xuất một số loại rau, hoa, quả thực phầm ứng dụng công nghệ cao; các tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt công nghệ cao.



20) TTPP6020. Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học/ Expremental Methods and Biological Analysis. 2 TC (15; 20; 10)

Những nguyên lý và kỹ năng thiết kế, bố trí các thí nghiệm khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp - sinh học có một hoặc hai yếu tố thí nghiệm; các thuật toán thống kê cơ bản sử dụng trong thiết kế thí nghiệm, xây dụng các quy trình, quy phạm trong điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích các kết quả thu được trong nghiên cứu để rút ra những kết luận khoa học cần thiết.



21) TTQL6021. Quản lý dịch hại cây trồng nông nghiệp/Intergrated Pest Management 2 TC (15; 20;10)

Các quy luật phát dịch, lan truyền của các loại dịch hại chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp, cách phát hiện những yếu tố có thể làm phát sinh những loài dịch hại cây trồng, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp thích hợp để ngăn cản hoặc tiêu diệt dịch hại; quản lý dịch hại tổng hợp cho một số loại cây trồng chính ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.



22) TTSX6022. Sản xuất nông sản an toàn /Production of Safe Agricultural products. 2 TC (15; 20; 10)

Mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng sản xuất nông sản an toàn đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người và môi trường sinh thái; các yếu tố môi trường, con người và xã hội tác động đến sản xuất nông sản an toàn; cách tiếp cận, kỹ thuật canh tác, phương pháp kiểm tra, đánh giá và các giải pháp tổ chức, quản lý trong sản xuất nông sản an toàn. Các kết quả nghiên cứu và mô hình sản xuất cây trồng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.



23) TTCN6023. Công nghệ sau thu hoạch nâng cao/Advanced Post-Havest Technology. 2 TC (15; 20; 10)

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; độ chín sau thu hoạch và phương pháp thu hái; sơ chế nông sản sau thu hoạch; xử lý nhiệt sản phẩm nông sản sau thu hoạch; bảo quản lạnh sản phâm nông sản sau thu hoạch; bảo quản sản phẩm nông sản trong khí quyển điều chỉnh; bảo quản nông sản bằng xử lý phóng xạ.



24) TTHT6024. Hệ thống nông nghiệp/Argricultural Systems. 2 TC (15; 20; 10)

Những khái niệm cơ bản, phương pháp nghiên cứu, lý luận cơ bản về nghiên cứu hệ thống nông nghiệp. Vai trò của nông nghiệp và sự nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.



25) TTQL6025. Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM)/ Intergrated Crops Management

2 TC (15; 20; 10)

Lý luận và nguyên lý ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp; sử dụng, quản lý đất trong phát triển nông nghiệp bền vững; quản lý đất tổng hợp; tình hình thoái hóa đất ở Việt Nam và tính bền vững trong quản lý sử dụng đất; quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất cây trồng đáp ứng yếu cầu vừa bảo vệ được sản xuất nông nghiệp vừa bảo vệ được môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người nông dân.



26) TTTT6026. Nước và kỹ thuật tưới nước cho cây trồng)/Water and Irrigation Techniques for Crops. 2 TC (15; 20; 10)

Nhu cầu nước và đặc điểm sử dụng nước của cây trồng; mối quan hệ giữa đất, nước và dinh dưỡng cây trồng; ảnh hưởng của tưới nước đến sinh trưởng, năng suất chất lượng cây trồng; các biện pháp kỹ thuật canh tác tăng cường khả năng ngấm nước, giữ nước và cung cấp nước của đất cho cây; kỹ thuật tưới nước cho một số loại cây trồng chính ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ.



27) TTCN6027. Công nghệ tế bào thực vật/ Plant Cell Technology. 2 TC (15; 20; 10)

Nguyên lý thu nhận và nuôi cấy phôi Invitro; nhân giống vô tính invitro nuôi cấy giao tử và tạo cây đơn bội invitro; nuôi cấy tế bào trần; cải biến cây trồng bằng công nghệ tế bào; chuyển gen ở thực vật bậc cao.



4.2. Nội dung các học phần tiến sĩ

TTSL621. Sinh lý, sinh thái cây trồng nâng cao/Advanced Plant Physiological Ecologies. 2 TC (15; 20;10)

Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng; cân bằng năng lượng và hiệu suất sử dụng nước; quang hợp và hô hấp nâng cao; mối quan hệ source – sink; các dạng stress; phản ứng của cây trồng đối với các điều kiện stress của môi trường; cơ chế thích nghi với các stress.



TTDD622. Dinh dưỡng cây trồng nâng cao/Advanced Plant Nutrients.

2 TC (15; 20;10)

Dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng; triệu chứng thiếu/thừa các nguyên tố dinh dưỡng; đất và dinh dưỡng cây trồng; phân bón và dinh dưỡng cây trồng; mối quan hệ giữa dinh dưỡng cây trồng với hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón, chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sinh thái; chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng.



TTCG623. Chọn, tạo giống cây trồng nâng cao/Advanced Plant Varieties Selection and Multiply. 2 TC (15; 20;10)

Nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng; các phương pháp tạo biến dị di truyền trong chọn giống cây trồng; chọn giống cây trồng ở cây tự thụ phấn, cây giao phấn; chọn giống ưu thế lai, phương pháp thống kê và đánh giá trong chọn tạo giống cây trồng.



TTSH624. Sinh học phân tử trong trồng trọt/ Biomolecule in Plant Cultivation.

TC (15; 20;10)

Các phương pháp sinh học phân tử (PCR; lai phân tử); kỹ thuật ứng dụng PCR; ELISA trong chọn tạo giống, chẩn đoán bệnh cây trồng, phân loại phân tử và xác định tính đa dạng của cây trồng; phương pháp chuyển gene cây trồng, vấn đề an toàn sinh học của sinh vật chuyển gene; một số ứng dụng của sinh học phân tử trong trồng trọt.



TTNL625. Nông Lâm kết hợp cảnh quan/Agriculture and Landscape. 2 TC (25; 20;10)

Khái niệm cảnh quan và cảnh quan nông lâm kết hợp. Đặc trưng, thành phần cấu trúc và phân cấp cảnh quan. Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thành phần trong cảnh quan. Sự thay đổi và phát triển của cảnh quan, các nhân tố tác động làm thay đổi và quản lý hệ thống cảnh quan nông lâm kết hợp. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống cảnh quan. Dự báo biến động cảnh quan, lập kế hoạch định hướng và điều khiển theo hướng bền vững.



TTHT626. Hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới: Cultivation System of Tropical Crops. 2 TC (25; 20;10)

Nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới; tiềm năng nông nghiệp của vùng nhiệt đới, hệ thống trang trại và hệ thống canh tác; đặc điểm của canh tác nhiệt đới; các hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới; hệ thống canh tác có tưới; hệ thống canh tác trên đất cao; cây lâu năm.



TTQL627. Quản lý cây trồng tổng hợp/Integrated Crop Management. 2 TC (15; 20;10)

Quản lý cây trồng tổng hợp; mục tiêu và sự cần thiết thực hiện quản lý cây trồng tổng hợp; cơ sở sinh thái và nguyên lý của quản lý cây trồng tổng hợp; các hợp phần chủ yếu, chiến lược và định hướng tiếp cận quản lý cây trồng tổng hợp trong sản xuất cây trồng.



TTNS628. Sản xuất nông sản an toàn/Safety Agricultral Products. 2 TC (25; 20;0)

Chất lượng nông sản và nông sản an toàn; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản; tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn; quản lý sản phẩm, chất thải và người lao động trong sản xuất nông sản an toàn; qui trình sản xuất an toàn một số loại cây trồng.


4.3. Nội dung các hướng chuyên đề tiến sĩ

1) TTCĐ6001. Sinh lý, sinh thái cây trồng

Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống (khí hậu, đất đai, nước, dinh dưỡng, chất kích thích sinh trưởng) đến các hoạt động quang hợp, hô hấp, trao đổi chất, quá trình sinh trưởng, phát triển, đặc tính chống chịu và năng suất, phẩm chất cây trồng.



2) TTCĐ6002. Giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, nhu cầu sinh thái và kỹ thuật canh tác các nhóm giống cây trồng chính; cơ sở khoa học của ưu thế lai, chọn giống ưu thế lai, chọn giống thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa; các tiến bộ kỹ thuật về chọn, tạo và sản xuất giống cây trồng cho các vùng sinh thái đặc thù.



3) TTCĐ6003. Công nghệ sinh học trong trồng trọt

Các vấn đề liên quan đến nuôi cấy mô thực vật trong nhân nhanh giống và tạo giống cây trồng; các ứng dụng trong lĩnh vực DNA, phát hiện và nhân dòng gen; chỉ thị phân tử, chuyển gen và giám định DNA.



4) TTCĐ6004. Trồng trọt công nghệ cao

Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất cây trồng trong nhà có mái che; kỹ thuật trồng cây không dùng đất; qui trình công nghệ sản xuất một số loại rau, hoa, quả thực phầm ứng dụng công nghệ cao; các tiến bộ kỹ thuật mới trong lĩnh vực trồng trọt công nghệ cao.



5) TTCĐ6005. Cây trồng bản địa và bảo tồn nguồn gen

Mục đích, ý nghĩa và tầm quan trong của việc duy trì, bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng bản địa; các phương pháp và những khó khăn, thách thức trong việc duy trì, bảo tồn, khai thác nguồn gen cây trồng bản địa. Tình hình bảo tồn và khai thác nguồn gen các loại cây trồng bản địa ở Thanh Hóa và trong cả nước.



6) TTCĐ6006. Dinh dưỡng khoáng và kỹ thuật bón phân cho cây trồng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng; các yếu tố ảnh hưởng đến việc hấp thu và đồng hóa dinh dưỡng của cây trồng; ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, năng suất chất lượng cây trồng và độ phì nhiêu đất; hiệu suất phân bón và hiệu quả kinh tế bón phân; cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống cây trồng; quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp; quản lý dinh dưỡng theo vùng chuyên biệt; sự vận dụng các định luật về sử dụng phân bón; chẩn đoán dinh dưỡng cây trồng.



7) TTCĐ6007. Đất và dinh dưỡng cây trồng

Đặc điểm quá trình hình thành các loại đất vùng nhiệt đới; đặc tính lý, hóa, sinh học của đất; chế độ nước, chế độ nhiệt trong đất, chất hữu cơ trong đất; khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây; độ phì nhiêu đất và các biện pháp nhằm cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất; thoái hóa đất và các biện pháp chống thoái hóa đất; yêu cầu của cây trồng về mặt độ phì nhiêu đất.



8) TTCĐ6008. Nước và kỹ thuật tưới nước cho cây trồng

Nhu cầu nước và đặc điểm sử dụng nước của cây trồng; mối quan hệ giữa đất, nước và dinh dưỡng cây trồng; ảnh hưởng của tưới nước đến sinh trưởng, năng suất chất lượng cây trồng; các biện pháp kỹ thuật canh tác tăng cường khả năng ngấm nước, giữ nước và cung cấp nước của đất cho cây, cân bằng nước và kỹ thuật tưới nước cho cây trồng.



9) TTCĐ6009. Quản lý dịch hại cây trồng

Đặc điểm phát sinh, phát triển, gây hại và qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên các nhóm cây trồng; mối quan hệ giữa các biện pháp kỹ thuật canh tác và các đối tượng dịch hại; vấn đề năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và đa dạng sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp.



10) TTCĐ6010. Đặc điểm các nhóm cây trồng và kỹ thuật canh tác

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển, nhu cầu sinh thái, dinh dưỡng, nước và kỹ thuật sản xuất các nhóm cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, rau, hoa, quả thực phẩm…). Tình hình nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất các nhóm cây trồng (giống, phân bón, tưới nước, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản sản phẩm…); các mô hình canh tác bền vững thích ứng với biến đối khí hậu trong những điều kiện xác định.



11) TTCĐ6011. Hệ thống cây trồng và canh tác bền vững

Các vấn đề lý luận về hệ thống cây trồng và phát triển bền vững các hệ thống cây trồng; phương pháp tiếp cận; nội dung các bước nghiên cứu, công cụ sử dụng trong nghiên cứu phát triển bền vững các hệ thống cây trồng; các hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới; canh tác hữu cơ và mô hình sản xuất cây trồng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.



12) TTCĐ6012. Quản lý cây trồng tổng hợp

Mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý cây trồng tổng hợp; vấn đề năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, đa dạng sinh học và độ phì nhiêu đất, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong quản lý cây trồng tổng hợp; các mô hình sản xuất cây trồng theo qui trình quản lý cây trồng tổng hợp.



13) TTCĐ6013. Bảo quản nông sản sau thu hoạch

Sự biến đổi các chức năng sinh lý của nông sản sau thu hoạch và bảo quản. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác trước thu hoạch đến sự biến đổi chức năng sinh lý, thành phần sinh hóa sau thu hoạch, các biện pháp xử lý nông sản trước và sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Các biện pháp điều khiển hoạt động sinh lý của nông sản sau thu hoạch. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong bảo quản các loại nông sản phẩm sau thu hoạch.



14) TTCĐ6014. Sản xuất nông sản an toàn

Mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng sản xuất nông sản an toàn đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe con người và môi trường sinh thái; các yếu tố môi trường, con người và xã hội tác động đến sản xuất nông sản an toàn; cách tiếp cận, kỹ thuật canh tác, phương pháp kiểm tra, đánh giá và các giải pháp tổ chức, quản lý trong sản xuất nông sản an toàn. Các kết quả nghiên cứu và mô hình sản xuất cây trồng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.


IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Hình thức tổ chức dạy, học

- Đối với các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ: Nghiên cứu sinh phải theo học cùng các lớp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Trồng trọt tại trường Đại học Hồng Đức. Hoàn thành trong năm thứ nhất.

- Đối với các học phần bổ sung theo yêu cầu ở trình độ đào tạo đại học: Căn cứ yêu cầu cụ thể các học phần của từng nghiên cứu sinh, trường Đại học Hồng Đức sẽ bố trí và yêu cầu nghiên cứu sinh theo học cùng với các lớp đại học tại trường Hoàn thành trong năm thứ nhất.

- Đối với các học phần tiến sĩ, trường Đại học Hồng Đức Hồng Đức tổ chức các lớp học riêng, đảm bảo cho nghiên cứu sinh hoàn kế hoạch học tập các học phần tiến sĩ trong năm thứ nhất (đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ) và trong năm thứ hai (đối với nghiên cứu sinh tốt nghiệp đại học).

Việc tổ chức giảng dạy các học phần được thực hiện theo qui chế đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Hồng Đức, ban hành kèm theo Quyết định số 234/QĐ-ĐHHĐ, ngày 26/2/2013 của Hiệu trưởng trường Đạị học Hồng Đức.

2. Hình thức kiếm tra, đánh giá

2.1. Học phần bổ sung kiến thức

Điểm đánh giá: Thang điểm 10

Trong đó: - Điểm chuyên cần: tỷ trọng 20%

- Điểm kiểm tra thường xuyên: tỷ trọng 30%

- Điểm thi tự luận hết học phần: tỷ trọng 50%

2.2. Học phần tiến sĩ

Điểm đánh giá: Thang điểm 10

Trong đó: - Điểm viết tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Điểm thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%



2.3. Chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan

- Các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan được đánh gia thông qua tiểu ban đánh giá chuyên đề tiến sĩ, tiểu ban đánh giá tiểu luận tổng quan do Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức quyết định.

Điểm đánh giá: Thang điểm 10

Trong đó: - Chất lượng thông tin: tối đa 5 điểm

- Chất lượng trình bày: tối đa 2 điểm

- Trả lời câu hỏi của hội đồng: tối đa 3 điểm



2.4. Đánh giá luận án tiến sĩ

- Qui trình đánh giá luận án tiến sĩ được thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT- BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 05/2012/TT- BGDĐT, ngày 15 tháng 02 năm 2012 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Qui chế đào tạo trình độ tiến sĩ.



V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Thời

Gian

Đối tượng nghiên cứu sinh

NCS có bằng đại học phù hợp

NCS có bằng thạc sĩ gần phù hợp

NCS có bằng thạc sĩ phù hợp

Năm 1

- Hoàn thành phê duyệt đề cương nghiên cứu đề tài luận án.

- Hoàn thành các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ đại học theo yêu cầu (nếu có).

- Hoàn thành các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.


- Hoàn thành phê duyệt đề cương nghiên cứu đề tài luận án.

- Hoàn thành các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ đại học theo yêu cầu (nếu có)

- Hoàn thành các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ

- Hoàn thành các học phần tiến sĩ.

- Thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Nghiên cứu chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan.



- Hoàn thành phê duyệt đề cương nghiên cứu đề tài luận án.

- Hoàn thành các học phần bổ sung trong chương trình đào tạo trình độ đại học theo yêu cầu (nếu có)

- Hoàn thành các học phần tiến sĩ.

- Thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Nghiên cứu chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan.


Năm 2

- Hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ.

- Thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Nghiên cứu chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan.


- Hoàn thành chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan.

- Thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Công bố kết quả nghiên cứu (nếu có).


- Hoàn thành 2 chuyên đề và tiểu luận tổng quan.

- Tiếp tục thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Công bố kết quả nghiên cứu (nếu có).


Năm 3

- Hoàn thành báo cáo chuyên đề và tiểu luận tổng quan.

- Thực hiện nội dung đề tài luận án.

- Công bố kết quả nghiên cứu

(nếu có).



- Hoàn thành việc công bố kết quả nghiên cứu.

- Hoàn thành bảo vệ luận án cấp Bộ môn.

- Bảo vệ luận án cấp trường.


- Hoàn thành việc công bố kết quả nghiên cứu.

- Hoàn thành bảo vệ luận án cấp Bộ môn.

- Bảo vệ luận án cấp trường.


Năm 4

- Hoàn thành công bố kết quả nghiên cứu.

- Hoàn thành bảo vệ luận án cấp Bộ môn.

- Bảo vệ luận án cấp trường.









VI. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

1. Đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chương trình

1.1. Cán bộ cơ hữu của trường Đại học Hồng Đức

TT

Họ và tên, năm sinh, chức vụ hiện tại

Học hàm, năm phong

Học vị, nước, năm tốt nghiệp

Chuyên ngành

1

Lê Hữu Cần

Năm sinh 1954

Khoa NLNN


PGS nông nghiệp

2013


Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 1998



Trồng trọt

2

Nguyễn Thị Lan

Năm sinh 1956

Khoa NLNN





Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 2005



Trồng trọt

3

Trần Thị Ân

Năm sinh 1957

Khoa NLNN





Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 2005



Trồng trọt

4

Nguyễn Huy Hoàng

Năm sinh: 1953

Khoa NLNN


PGS nông nghiệp 2002

Tiến sĩ nông nghiệp

Liên xô; 1992



Di truyền và chọn giống cây trồng

5

Nguyễn Bá Thông

Năm sinh 1955

Khoa NLNN


PGS nông nghiệp 2015

Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 2009



Di truyền và chọn giống cây trồng

6

Trần Công Hạnh

Năm sinh 1962

Khoa NLNN





Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 1999



Nông hóa học

7

Lê Văn Ninh

Năm sinh 1965

Khoa NLNN





Tiến sĩ nông nghiệp

Việt Nam; 2012



Bảo vệ thực vật

8

Phạm Thị Thanh Hương

Năm sinh 1977

Khoa NLNN





Tiến sĩ Nông nghiệp

Việt Nam; 2013



Đất và dinh dưỡng cây trồng

9

Đậu Bá Thìn

Năm sinh 1976

KHTN





Tiến sĩ sinh học

Việt Nam; 2013



Sinh học

10

Lê Đình Chắc




Tiến sĩ sinh học

Việt Nam; 2013



Sinh học


tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương