TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 1.31 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích1.31 Mb.
#33233
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.2.2. Chuyên đề tiến sĩ

- Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.

- Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 02 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng 4 tín chỉ (2 tín chỉ/chuyên đề). Mỗi chuyên đề dài không quá 30 trang A4, giãn dòng 1,5 line. Phần trình bày báo cáo chuyên đề bằng PowerPoint không quá 20 phút.

- Danh mục các chuyên đề đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành khoa học cây trồng tại trường Đại học Hồng Đức sẽ được cập nhật, bổ sung hàng năm và công bố công khai trước khi tổ chức khóa đào tạo.

- Danh mục các hướng chuyên đề theo đề án đăng ký đào tạo trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng tại trường Đại học Hồng Đức (Ban hành theo Quyết định số 4065/QĐ-BGDĐT, ngày 30/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Danh mục và khối lượng kiến thức chuyên đề tiến sĩ

(Chọn 2 trong 14 hướng chuyên đề)

TT

Tên hướng chuyên đề

Mã CĐ

Số TC

Giờ TC

LT

TL,

BT


TN, TH

Tự NC

1

Sinh lý sinh thái cây trồng

TTSL6201

2

-

-

-

45

2

Giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng

TTGC6202

2

-

-

-

45

3

Công nghệ sinh học trong trồng trọt

TTCN6203

2

-

-

-

45

4

Trồng trọt công nghệ cao

TTTT6204

2

-

-

-

45

5

Cây trồng bản địa và bảo tồn nguồn gen

TTCT6205

2

-

-

-

45

6

Dinh dưỡng khoáng và kỹ thuật bón phân cho cây trồng

TTDD6206

2

-

-

-

45

7

Đất và dinh dưỡng cây trồng

TTĐD6207

2

-

-

-

45

8

Nước và kỹ thuật tưới nước cho cây trồng

TTNK6208

2

-

-

-

45

9

Quản lý dịch hại cây trồng

TTQL6209

2

-

-

-

45

10

Đặc điểm các nhóm cây trồng và kỹ thuật canh tác

TTĐĐ6210

2

-

-

-

45

11

Hệ thống cây trồng và canh tác bền vững

TTHT6211

2

-

-

-

45

12

Quản lý cây trồng tổng hợp

TTQL6212

2

-

-

-

45

13

Bảo quản nông sản sau thu hoạch

TTBQ6213

2

-

-

-

45

14

Sản xuất nông sản an toàn

TTSX6214

2

-

-

-

45




Cộng




4

-

-

-

90

Căn cứ danh mục các hướng chuyên đề, người hướng dẫn khoa học luận án của nghiên cứu sinh có trách nhiệm lựa chọn, đề xuất và hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu chuyên đề. Ưu tiên cho việc đề xuất các chuyên đề gắn với đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

Cấu trúc của chuyên đề tiến sĩ bao gồm các phần sau:

1) Mở đầu

Tên đề tài luận án tiến sĩ, mục tiêu, nội dung, dự kiến kết quả đạt được, thời gian, địa điểm thực hiện.

Tên chuyên đề, lý do lựa chọn chuyên đề (nêu sự cần thiết và mức độ liên quan của chuyên đề với nội dung đề tài luận án).

Mục tiêu chuyên đề; các nội dung chính của chuyên đề; tóm tắt các phương pháp nghiên cứu (đối với chuyên đề lý thuyết) hoặc vật liệu, phương pháp nghiên cứu (đối với chuyên đề thực nghiệm).

2) Kết quả và thảo luận

Kết quả nghiên cứu: Mô tả công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành; các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm (tùy theo chuyên đề).

Thảo luận: Phân tích, đánh giá và đối chiếu kết quả nghiên cứu của chuyên đề với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, từ đó chỉ ra các vấn đề, nội dung hoặc phương pháp cần phải giải quyết trong nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.

3) Kết luận, kiến nghị

Kết luận tóm tắt những kết quả chính của chuyên đề theo nội dung nghiên cứu.

Đề xuất nội dung hoặc phương pháp nghiên cứu cần thực hiện đối với đề tài luận án.

4) Danh mục tài liệu tham khảo

Trình bày các tài liệu trích dẫn, sử dụng trong chuyên đề.

5) Phụ lục (nếu có).

Nội dung chuyên đề tiến sĩ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo tính logic, khoa học; không được tẩy xóa, có đánh số trang, có danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình ảnh và phụ lục, được đóng cuốn, có trang bìa và phụ bìa. Chi tiết về qui cách trình bày được quy định tại “Qui định về đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng tại trương Đại học Hồng Đức”.



3.2.3. Tiểu luận tổng quan

- Tiểu luận tổng quan có khối lượng kiến thức 2 tín chỉ, trình bày về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tiểu luận tổng quan đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, từ đó chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Tiểu luận tổng quan có khối lượng tương đương 2 tín chỉ, dài không quá 40 trang A4, giãn dòng 1,5 line. Phần trình bày báo cáo chuyên đề bằng PowerPoint không quá 20 phút.

- Cấu trúc tiểu luận tổng quan bao gồm các phần sau:

1) Mở đầu

Tên đề tài luận án tiến sĩ, mục tiêu, nội dung, dự kiến kết quả đạt được, thời gian, địa điểm thực hiện.

Phân tích làm rõ lý do đưa ra các nội dung của tiểu luận tổng quan (căn cứ vào mục đích, nội dung và yêu cầu kết quả cần đạt của đề tài luận án).

2) Nội dung

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án (tập trung vào các tài liệu mới, cập nhật), phân tích làm rõ những kết quả mà các công trình nghiên cứu đã đạt được, những vấn đề chưa được đề cập hoặc còn tồn tại và những yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn đặt ra, làm cơ sở cho các nội dung chính mà luận án cần tập trung nghiên cứu.

3) Kết luận

Kết luận về các tồn tại của các công trình nghiên cứu hiện có và các yêu cầu khoa học và thực tiễn sản xuất liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra dự kiến các nội dung nghiên cứu, hoạt động tương ứng (nếu có) mà luận án cần tập trung giải quyết.

4) Danh mục tài liệu tham khảo

Trình bày các tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong tiểu luận tổng quan.

5) Phụ lục (nếu có).

- Tiểu luận tổng quan phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo tính logic, khoa học; không được tẩy xóa, có đánh số trang, có danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình ảnh và phụ lục, được đóng cuốn, có trang bìa và phụ bìa. Chi tiết về qui cách trình bày được quy định tại Dự thảo qui định về đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng tại trường Đại học Hồng Đức.



3.3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

3.3.1. Nghiên cứu khoa học

- Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ.



- Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án tiến sĩ phải được công bố ít nhất trong 02 bài báo do nghiên cứu sinh là tác giả chính (đứng đầu) đăng trong các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm (xét theo năm bài báo được công bố) và 01 bài báo đăng trong tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Hồng Đức. Những bài báo khoa học được công nhận là những bài báo được công bố trong thời gian làm nghiên cứu sinh. Khuyến khích nghiên cứu sinh đăng bài trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, hoặc các kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế do một Nhà xuất bản quốc tế có uy tín ấn hành.

Danh mục các tạp chí chuyên ngành đăng tải kết quả nghiên cứu của đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng

TT

Tên tạp chí

Cơ quan xuất bản

1

Các tạp chí khoa học nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế việt bằng tiếng Anh




2

Các tạp chí khoa học nước ngoài do Hội đồng chức danh Giáo sư ngành quyết định (kể cả điểm công trình, không quá 1 điểm)




3

Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ NN và PTNT

4

Tạp chí Khoa học và Phát triển

Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

5

Tạp chí Khoa học

Trường Đại học Cần Thơ

6

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

7

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Trường Đại học Huế

8

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Trường Đại học Thái Nguyên

9

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

10

Tạp chí sinh học

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

11

Tạp chí Khoa học và Công nghệ

Trường Đại học Hồng Đức



3.3.2. Luận án tiến sĩ

- Luận án tiến sĩ có khối lượng kiến thức 80 tín chỉ. Luận án tiến sĩ là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính nghiên cứu sinh, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực Khoa học cây trồng. Luận án được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, khối lượng không quá 150 trang A4, không kể phụ lục, trong đó có ít nhất 50% số trang trình bày kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh. Tác giả luận án phải lời cam đoan và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.

- Cấu trúc của luận án tiến sĩ bao gồm:

+ Lời cam đoan; lời cảm ơn; mục lục; danh mục các chữ viết tắt; danh mục các bảng biểu; danh mục các đồ thị.

+ Mở đầu: Trình bày ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, nội dung, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những đóng góp mới của luận án.

+ Tổng quan tài liệu nghiên cứu: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, làm căn cứ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, của đề tài.

+ Nội dung, kết quả nghiên cứu: Nội dung, kết quả nghiên cứu bao gồm một hoặc nhiều chương, trong đó trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận và giả thuyết khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và bàn luận

+ Kết luận và kiến nghị: Trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo

+ Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án

+ Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án;

+ Phụ lục (nếu có).

- Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì nghiên cứu sinh phải xuất trình các văn bản của các thành viên trong tập thể đó đồng ý cho phép nghiên cứu sinh sử dụng công trình này trong luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ.

- Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng, trình bày theo đúng thể thức quy định chung tại Phụ lục 6. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

- Danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo được trình bày theo đúng thể thức quy định chung tại Phụ lục 6. Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận án.

- Nội dung chủ yếu và các kết quả nghiên cứu của luận án phải được báo cáo tại các hội nghị khoa học chuyên ngành; được công bố ít nhất trong 03 bài báo, trong đó có ít nhất 2 bài nghiên cứu sinh là tác giả chính (đứng đầu) đăng trong các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện độc lập, được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước tính điểm (xét theo năm bài báo được công bố), có trong danh mục các tạp chí khoa học qui định tại phụ lục 5, và có ít nhất 01 bài đăng trong tập chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Hồng Đức. Những bài báo khoa học được công nhận là những bài báo được công bố trong thời gian làm nghiên cứu sinh. Khuyến khích nghiên cứu sinh đăng bài trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, hoặc các kỷ yếu Hội nghị khoa học quốc tế do một Nhà xuất bản quốc tế có uy tín ấn hành.

- Luận án phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Luận án nộp thư viện phải được đóng bìa cứng, mầu đỏ, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt có trang phụ bìa. Chi tiết về qui cách trình bày được quy định tại “Qui định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại trương Đại học Hồng Đức (Ban hành theo Quyết định số 629/QĐ-ĐHHĐ, ngày 24/4/2015của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức.


4. Mô tả tóm tắt học nội dung học phần và hướng chuyên đề

4.1. Nội dung các học phần bổ sung kiến thức
1) TTML6001. Triết học /Philosophy. 3TC (32; 27; 0)

Nội dung: Theo quy định của Bộ GD&ĐT



2) T6002. Di truyền thực vật nâng cao/Advanced Plant Genetic. 2 TC (15; 20; 10)

Các kiến thức nâng cao về di truyền; tổng quát chương trình tái sản xuất và phát triển nòi giống của sinh vật; khả năng hướng sự phát triển của sinh vật vào phục vụ lợi ích con người.



3) TTSL6003. Sinh lý thực vật nâng cao/ Advanced plant physiology. 2 TC (15; 20; 10)

Cơ chế các quá trình sinh lý trong cây tác động đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng bao gồm: cơ chế của quá trình xâm nhập nước và chất khoáng vào cây; cơ chế trao đổi năng lượng và trao đổi chất trong quang hợp và hô hấp; cơ chế tác động của chất điều tiết sinh trưởng; cơ chế tác động của hệ phytocrom đến sự ra hoa và phát sinh hình thái khác.



4) TTHS6004. Hoá sinh nâng cao/ Advanced Biochemstry. 2 TC (15; 20; 10)

Các quá trình trao đổi chất và năng lượng ở thực vật; cấu tạo, tính chất, chức năng của các hợp chất tham gia cấu tạo cơ thể thực vật; các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của thực vật nói chung và cây trồng nói riêng theo mong muốn của con người.



5) TTPP6005. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học/Methodology of Science Research 2 TC (15; 20; 10)

Các kiến thức khoa học sinh học và cách tiếp cận kiến thức sinh học; phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu; tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu và đáng giá kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.



6) TTĐT6006. Đất và cây trồng /Soil and Plant. 2 TC (15; 20; 10)

Độ phì nhiêu đất và yêu cầu của cây trồng về độ phì nhiêu đất; dinh dưỡng trong đất và động thái của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất; đánh giá tình trạng dinh dưỡng dễ tiêu của đất và cây trồng; quản lý độ phì nhiêu của một số loại đất chính ở các vùng sinh thái trong tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ.



7) TTDD6007. Dinh dưỡng cây trồng / Plant Nutrition. 2 TC (15; 20; 10)

Dinh dưỡng cây trồng tối thích; quản lý dinh dưỡng cây trồng và nguồn của chúng; hiệu quả kinh tế đối với dinh dưỡng cây trồng; dinh dưỡng cây trồng đối với chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường; quản lý dinh dưỡng cho một số loại cây trồng chính ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ.


8) TTCG6008. Chọn giống cây trồng nâng cao/Advanced seedling selection. 2 TC (15; 20; 10)

Cơ sở khoa học của các phương pháp chọn giống cây trồng truyền thống và hiện đại; giải pháp khai thác có hiệu quả nguồn gen thực vật để tạo ra các giống mới đáp ứng nhu cầu thay đổi của nền nông nghiệp, tập quán canh tác và thẩm mỹ của nhân dân.



9) TTQL6009. Quản lý tài nguyên khí hậu nông nghiệp/Management of agricultural climatic resoures. 2 TC (15; 20; 10)

Đặc trưng khí hậu của Việt Nam và biện pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu. Những biến đổi khí hậu qua các thời đại. Hiện tượng En Nino và La Nila, tầng ozon và hiệu ứng nhà kính. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên khí hậu.



10) TTST6010. Sinh thái học nông nghiệp/ Agricultural ecology. TC (15; 20; 10)

Cơ sở lý luận của sinh thái học nông nghiệp; đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp và quản lý dịch hại ngoài đồng; chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp và quản lý đất nông nghiệp bền vững trên cơ sở sinh thái; thiết kế hệ sinh thái nông nghiệp bền vững; quản lý và khai thác bền vững các nguồn nước tưới.



11) TTĐN6011. Đất nhiệt đới/ Tropical Soil. TC (15; 20; 10)

Môi trường nhiệt đới và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất; các quá trình hình thành đất chủ đạo vùng nhiệt đới; phân loại đất nhiệt đới; độ phì vật lý và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất nhiệt đới; chất hữu cơ và các quá trình sinh học xảy ra trong đất nhiệt đới; phân bón và độ phì đất nhiệt đới; đặc điểm và hiện trạng sử dụng một số loại đất chính ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.



12) TTCN6012. Công nghệ vi sinh trong cải tạo đất/ Micro-Organism Technology for soil improvement. 2 TC (15; 20; 10)

Mối quan hệ giữa vi sinh vật đất, môi trường đất và cây trồng, công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm dùng trong sản xuất nông nghiệp và cải tạo đất trồng trọt; Đất ô nhiễm và các phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng vi sinh vật; Đất ô nhiễm và các phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng vi sinh vật kết hợp với thực vật.



13) TTSX6013. Sản xuất giống và công nghệ hạt giống nâng cao/ Seed Produtions and Advanced Seed Technology. 2 TC (15; 20; 10)

Cơ sở khoa học về hạt giống, nguyên lý sản xuất và nhân giống, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, kỹ thuật sản xuất nâng cao chất lượng hạt giống, cây giống cung cấp cho thị trường.



14) TTCL6014. Cây lương thực nâng cao/ Advanced Food Crops. 2 TC (15; 20; 10)

Những vấn đề chủ yếu về đặc điểm phát triển của cây lúa, cây ngô trên thế giới và ở Việt Nam. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới (giống, phân bón, kỹ thuật canh tác và bố trí cơ cấu cây trồng...) ứng dụng trong sản xuất cây lương thực hiện nay trên thế giới và trong nước. Lưu ý đến kỹ thuật thâm canh các cây lương thực năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái.



15) TTCC6015. Cây công nghiệp nâng cao/ Advanced Industrial Crops. 2 TC (15; 20; 10)

Những cơ sở sinh học để xây dựng quy trình sản xuất một số loại cây công nghiệp và cây đặc sản có giá trị trong nước và trong tỉnh Thanh Hoá. Triển vọng của cây công nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.




tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương