TRƯỜng đẠi học hồng đỨc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH



tải về 1.31 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích1.31 Mb.
#33233
1   2   3   4   5   6   7   8   9

VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng được xây dựng trên cơ sở đề án đăng ký đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Cây trồng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt tại quyết định số ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo sau đại học trong và ngoài nước

Chương trình đào tạo là cơ sở để Hiệu trưởng quản lý chất lượng đào tạo. Căn cứ chương trình đào tạo, Trưởng các khoa, phòng ban liên quan và Trưởng Bộ môn Khoa học Cây trồng có trách nhiệm:

1) Đăng ký danh mục cán bộ hướng dẫn; danh mục định hướng/đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ; Danh mục chuyên đề tiến sĩ trình Hiệu trưởng phê duyệt và công bố công khai trước mỗi kỳ tuyển sinh.

2) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh và lập kế hoạch đào tạo chi tiết toàn khóa cho từng đối tượng nghiên cứu sinh trình Hiệu trưởng phê duyệt.

3) Tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá học phần, chuyên đề tiến sĩ, tiểu tổng quan, luận án tiến sĩ theo đúng nội dung chương trình đào tạo và qui định về đào tạo trình độ tiến sĩ tại trường Đại học Hồng Đức, ban hành theo Quyết định số

4) Đề xuất kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ, đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết thiết bị, hóa chất phục vụ thực hành thực tập và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đáp ứng yêu mục tiêu, yêu cầu năng lực chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

- Định kỳ 2 năm 1 lần, tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo theo đúng qui định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.


HIỆU TRƯỞNG

PGS. TS Nguyễn Mạnh An

PHẦN PHỤ LỤC: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN TIẾN SĨ
1. SINH LÝ SINH THÁI CÂY TRỒNG NÂNG CAO

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Sinh lý sinh thái cây trồng nâng cao

Mã số: TTSL621

Số tín chỉ: 2 TC (15; 20;10)

Loại học phần: Bắt buộc

Điều kiện tiên quyết: không



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị

công tác

Điện thoại/Email

1

Lê Hữu Cần

PGS. TS nông nghiệp

Trồng trọt

Trường Đại học Hồng Đức

0912 620 099

lehuucan@hdu.edu.vn

2

Phạm Văn Cường

PGS. TS nông nghiệp

Trồng trọt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

0912 907 621

pvcuong@hua.edu.vn

3

Đinh Thế Lộc


PGS. TS nông nghiệp

Trồng trọt

Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ Rau - Hoa - Quả Việt Nam

0915.803.580

dinhtheloc@gmail.com



3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học Sinh lý sinh thái thực vật nâng cao, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của cây trồng với các yếu tố môi trường sinh thái trong những điều kiện xác định.

- Về kỹ năng: Nhận biết, đánh giá và đề xuất được các giải pháp kỹ thuật nhằm điều khiển hợp lý quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của cây trồng trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất.



4. Mô tả tóm tắt học phần

Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý và toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng; cân bằng năng lượng và hiệu suất sử dụng nước; quang hợp và hô hấp nâng cao; mối quan hệ source – sink; các dạng stress; phản ứng của cây trồng đối với các điều kiện stress của môi trường; cơ chế thích nghi với các stress.



5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1 (6 tiết: LT 3; 3;0)

Ảnh hưởng của điều kiện môi trường và khả năng thích ứng của cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau

1.1. Giai đoạn nảy mầm

1.2. Giai đoạn sinh trưởng

1.3. Giai đoạn ra hoa, hình thành quả



CHƯƠNG 2 (10 tiết: LT 5; 5;0)

Cân bằng năng lượng và hiệu suất sử dụng nước

2.1. Nước và khả năng thích ứng của cây trồng với các kiện stress môi trường (khô hạn; nhiệt độ thấp, mặn)

2.2. Sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng trong các điều kiện strees môi trường (chua, kiềm, mặn, ngập nước, nhiễm kim loại nặng)

2.3. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường (cường độ chiếu sáng, nhiệt độ không khí) đến nhiệt độ bề mặt lá và cân bằng năng lượng trong cây trồng.



CHƯƠNG 3 (15 tiết: LT 3; 7;5)

Quang hợp, hô hấp và vận chuyển sản phẩm

3.1. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng, ô nhiễm không khí) đến quá trình quang hợp.

3.2. Ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống (ngập nước, hàm lượng oxy, độ thoáng khí của đất, nồng độ muối, chất dinh dưỡng, lượng bức xạ, nhiệt độ không khí, pH đất, hàm lượng CO2, sâu bệnh hại cây trồng) đến quá trình hô hấp và cân bằng Cacbon trong cây.

3.3. Thành phần, cấu trúc, chức năng, quá trình vận chuyển và dự trữ sản phẩm quang hợp ở các bộ phận của cây.



CHƯƠNG 4 (14 tiết: LT 4; 5;5)

Các dạng stress, phản ứng của cây trồng đối với các điều kiện stress

của môi trường

4.1. Phân loại stress.

4.2. Các đường hướng dẫn truyền tín hiệu.

4.3. Thực hiện phản ứng trả lời của cây trồng đối với các điều kiện stress của môi trường



6. Phương pháp giảng dạy:

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

- Hướng dẫn thực hành trong phòng thí nghiệm



7. Nhiệm vụ của học viên:

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. A. Hemantaranjan. Advances in plant physiology. Vol 5 Sceintific publishers, India. 2003.

2. G. Kvesitedze, G. khatisashvili, T. Sadunishvili, J. J. Ramsden, 2006. Biochemical mechenisms of detoxification in higher plants basis of phytoremediation.

3. Hans Lambers; F. Stuart Chapin III; Thijs L. Pons. Plant Physiological Ecolog. Springer – verlag. 1998.

4. IRWin P. Ting. Plant physiology. Addison – Wesley publishing company University of california. 1982.

5. Jakushkina N. T. And Denisova G. M. Physiology of plant growth and development. „ Education“. Moscow, 1985.

6. Munns R., 2002. Comperative physiology of salt and water stress. Plant, Cell and Environmant. 25: 239-250.

7. Tesar. BM.1988, Physiological basic of crop growth and development

8. Taiz & zeiger ., 2002. Plant physiology Sinauer Associates; 3 edition.

Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

PGS. TS. Lê Hữu Cần


2. DINH DƯỠNG CÂY TRỒNG NÂNG CAO

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Dinh dưỡng cây trồng nâng cao

Mã học phần: TTDD622

Số tín chỉ: 2 TC (15; 20;10)

Loại học phần: Bắt buộc

Học phần tiên quyết: Sinh lý, sinh thái thực vật nâng cao



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Trần Công Hạnh


TS

nông nghiệp



Nông hóa học

Trường Đại học Hồng Đức

0915683788

tchanhkh@yahoo. com


2

Nguyễn Văn Bộ

PGS. TS nông nghiệp

Nông hóa học

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

0913214195. bonv.vaas@mard.gov.vn

3

Nguyễn Xuân Hải

PGS.TS

nông nghiệp



Nông hóa học

Trường Đại học Khoa học tự nhiên

0912322758

nguyenxuanhai@hus. edu.vn



3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Dinh dưỡng cây trồng nâng cao, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với sinh trưởng, năng suất, phẩm chất cây trồng; mối quan hệ giữa đất và dinh dưỡng cây trồng; phân bón và dinh dưỡng cây trồng; dinh dưỡng cây trồng với chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

- Về kỹ năng: Nhận biết, đánh giá và đề xuất được biện pháp quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, cải thiện độ phì nhiêu đất, hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong những điều kiện sản xuất xác định.

4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng; triệu chứng thiếu/thừa các nguyên tố dinh dưỡng; đất và dinh dưỡng cây trồng; phân bón và dinh dưỡng cây trồng; mối quan hệ giữa dinh dưỡng cây trồng với hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón, chất lượng nông sản, sức khỏe con người và môi trường sinh thái; chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng.



5. Nội dung chi tiết học phần


CHƯƠNG 1 ( 3 tiết: LT 3; 0;0)

Dinh dưỡng cây trồng

1.1 Dinh dưỡng của cây trồng; các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu của cây trồng; cơ chế hấp thu dinh dưỡng của cây trồng; triệu chứng thiếu/thừa các nguyên tố dinh dưỡng.

1.2. Nhu cầu hiện tại và tương lai về dinh dưỡng cây trồng ở các khu vực đang phát triển.

CHƯƠNG 2 (9 tiết: LT 3; 3;3)

Đất và dinh dưỡng cây trồng

2.1. Độ phì nhiêu đất và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây trồng

2.2. Sự chuyển hóa của các nguyên tố dinh dưỡng trong đất

2.3. Quản lý độ phì nhiêu đất trong mối quan hệ với dinh dưỡng cây trồng



CHƯƠNG 3 (13 tiết: LT 4; 5;4)

Phân bón và dinh dưỡng cây trồng

3.1. Các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng từ phân bón (phân khoáng, phân hữu cơ; phân vi sinh).

3.2. Các định luật về sử dụng phân bón và sự dụng trong sản xuất cây trồng

3.3. Các phương pháp xác định lượng bón và những vấn đề cần quan tâm trong nghiên cứu xây dựng chế độ phân bón cho cây trồng.



CHƯƠNG 4 (11 tiết: LT 3; 5;3)

Dinh dưỡng cây trồng trong mối quan hệ với hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái

4.1. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cây trồng

4.2. Dinh dưỡng cây trồng và chất lượng nông sản phẩm

4.3. Dinh dưỡng cây trồng và vấn đề ô nhiễm môi trường



CHƯƠNG 5 (9 tiết: LT 2; 7;0)

Chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng

5.1. Hệ thống Quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

5.2. Cân bằng dinh dưỡng trong hệ thống cây trồng

5.3. Quản lý dinh dưỡng cây trồng theo vùng chuyên biệt



6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

- Hướng dẫn thực hành trong phòng thí nghiệm

7. Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. R. N. Roy; A. Finck; G. J. Blair; H. L S. Tandon. Plant nutrition for food securityA guide for integrated nutrient mangement. FAO fertilizer and plant nutrition Buletin 16. Food and agriculture organization of United nation. Rome. 2006.

2. R. Dudal and R. N Roy. Integratef Plant Nutrition System. FAO fertilizer and Plant Nutrition Bullentin 12. ISSN 0259 – 2495.

3. Maathuis, F. J. M. Plant Mineral Nutrients – Method and Protocols. 2013, Xl, 297 p. 30 illus. ISBN: 978-1-62703-151-6. Humana Press.

4. Samuel L. Tisdale and Wernel L. Nelson. Soil Fertility and Fertilizer. The Macmillan Company, New York Collier – Macmillan Canada, Ltd, Toronto, Ontario. Printed in the United States of Americ.

5. FAO 2000. Fertilizer and their use. A pocket guide for extention officer. Fourth edition. Food and agriculture organization of United nation. Rome. 2000.

6. Roy L. Donahue; Raymond W. Miler; John C. Shikluma. Soils - An introduction to soils and plant growth. Prentice - Hall, Inc., Enlewood Cliffs, New Jersey 07632.

7. Peter Gruhn, Francesco Goletti, and Montague Yudelman. Integrated Nutrient Management, Soil Fertility, and Sustainable Agriculture: Current Issues and Future Challenges. International Food Policy Research Institute 2033 K Street, N.W. Washington, D.C. 20006 U.S.A. September 2000.

8. Eldor A. Paul. Soil Microbiology, Ecology and Biochemistry. Publisher: Academic Press; 3 edition, January 5, 2007.

9 A. Dobermann; C Witt , and D. Dawe. Increeasing productivity of intensive rice system through site – specific nutrient management. International Rice Research Institute 2004. Mailing address: DAPO Box 7777, Metro Manila, Philippines. 2004.



Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

TS. Trần Công Hạnh

3. CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG NÂNG CAO

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Chọn tạo giống cây trồng nâng cao

Mã số: TTCG623

Số tín chỉ: 2 TC (15; 20;10)

Loại học phần: Tự chọn

Điều kiện tiên quyết: Sinh lý và sinh thái thực vật nâng cao



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Nguyễn Bá Thông

TS

nông nghiệp



Di truyền và chọn giống cây trồng

Trường Đại học Hồng Đức

0904229259

nguyenbathong@ hdu.edu.vn



2

Nguyễn Xuân Linh


GS. TS nông nghiệp

Trồng trọt

Viện Di truyền Nông nghiệp

0913014598 nguyenxuanlinh44@ yahoo.com.vn

3

Lê Quý Tường

TS

nông nghiệp



Trồng trọt

Trung tâm kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia

0913 445 993

lequytuong@gmail. com




3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần chọn tạo giống cây trồng nâng cao, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được cơ sở khoa học, các nguyên lý trong việc bảo tồn, đánh giá, thu thập và sử dụng nguồn gen cây trồng; phương pháp chọn lọc và tạo giống cây trồng; phương pháp bố trí thí nghiệm và ứng dụng thống kê sinh học trong nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng.

Về kỹ năng: Đề xuất được định hướng, nội dung, phương pháp và qui trình chọn, tạo giống cây trồng cho các điều kiện sản xuất và sinh thái đặc thù.

4. Mô tả tóm tắt học phần

Nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng; các phương pháp tạo biến dị di truyền trong chọn giống cây trồng; chọn giống cây trồng ở cây tự thụ phấn, cây giao phấn; chọn giống ưu thế lai, phương pháp thống kê và đánh giá trong chọn tạo giống cây trồng.



5. Nội dung chi tiết học phần


CHƯƠNG 1 ( 7 tiết: LT 3; 4;0)

Nguồn gen thực vật trong chọn tạo giống cây trồng

1.1. Nguồn gen thực vật, đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, đa dạng loài, xác định mức độ đa dạng nguồn gen thực vật

1.2. Xói mòn nguồn gen thực vật; nguyên nhân và hậu quả của xói mòn nguồn gen thực vật.

1.3. Thu thập, bảo tồn, đánh giá và sử dụng nguồn gen thực vật trong công tác chọn giống cây trồng



CHƯƠNG 2 ( 6 tiết: LT 3; 3;0)

Các phương pháp tạo biến dị di truyền trong chọn giống cây trồng

2.1. Phương pháp lai hữu tính

2.2. Phương pháp tạo đột biến, đa bội thể, đơn bội và đơn bội kép

2.3. Tạo biến dị di truyền dựa trên công nghệ tế bào và công nghệ gen



CHƯƠNG 3 ( 6 tiết: LT 3; 3;0)

Chọn giống cây trồng ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn

3.1. Động thái di truyền trong quần thể cây tự thụ phấn; Các phương pháp chọn lọc giống thuần

3.2. Động thái di truyền trong quần thể cây giao phấn; các phương pháp chọn lọc giống ở cây giao phấn và phát triển giống lai tổng hợp.

CHƯƠNG 4 (7 tiết: LT 4; 3;0)

Chọn giống ưu thế lai

4.1. Lựa chọn quần thể dị hợp để tạo dòng tự phối; tạo dòng tự phối và hệ quả của tự phối; thử khả năng kết hợp; nhân dòng tự phối và sản xuất hạt giống ưu thế lai F1

4.2. Phương pháp tạo giống lai ở nhóm cây bắt buộc và không bắt buộc sử dụng bất dục

CHƯƠNG 5 (19 tiết: LT 2; 7;10)

Phương pháp thống kê và đánh giá trong chọn tạo giống cây trồng

5.1.Các tham số thống kê sử dụng trong chọn tạo giống cây trồng ; Hệ số di truyền, chỉ số chọn lọc ; phương pháp phân tích khả năng kết hợp; Phân tích tương tác kiểu gen và môi trường.

5.2. Các giai đoạn cơ bản trong chọn giống cây trồng ; Nguyên tắc và kỹ thuật đánh giá tính chính xác của thí nghiệm chọn giống cây trồng ; Các loại thí nghiệm và phương pháp bố trí thí nghiệm trong quá trình chọn tạo giống cây trồng.

6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

- Hướng dẫn thực hành trong phòng máy



7. Nhiệm vụ của học viên:

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. Vũ Đình Hoà (Chủ biên), 2005, Giáo trình chọn giống cây trồng, Nhà Xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Vũ Văn Liết (2009), Quỹ gen và bảo tồn quỹ gen, NXB Nông nghiệp.

3. Vũ Văn Liết (Chủ biên), 2013, Giáo trình Nguyên lý và Phương pháp chọn giống cây trồng, Nhà Xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

4. Trần Đình Long (Chủ biên), 1997, Chọn giống cây trồng (Giáo trình cao học Nông nghiệp), NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Trần Văn Minh (Chủ biên), 2008, Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Trâm (2000), Chọn giống lúa lai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 131 trang (tái bản lần thứ nhất).

7. IPGRI và INIBAP (2005), Annual report, pp. 28-32

8. Wang BS, Ding ZY, Liu W et al (2009), Polyploid evolution in Oryza offcinalis complex of the genus Oryza. BMC Evol. Biol 9:250

9. Yuan. L. P. and Xi.Q.F (2002), Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture Organization of the United Nation- Rome, 2002, 84 p.





Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

PGS. TS. Nguyễn Bá Thông


4. SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG TRỒNG TRỌT

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Sinh học phân tử trong trồng trọt

Mã học phần: TTSH624

Số tín chỉ: 2 TC (45 tiết: LT 15; 20,10)

Loại học phần: Tự chọn

Học phần tiên quyết: không



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Nguyễn Văn Thuật

TS

khoa học tự nhiên



Sinh học

Trường Đại học Hồng Đức

01234464017 thuatnguyen230373@ gmail.com

2

Nguyễn Xuân Thành


TS

sinh học



Sinh học

Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật

0982.258.948 thanhstcontrung@ yahoo.com

3

Lê Thị Ánh Tuyết


TS

khoa học tự nhiên



Sinh học

Trường Đại học Hồng Đức

0943.413.298 lethianhtuyet@ hdu.edu.vn

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Sinh học phân tử trong trồng trọt, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Giải thích và trình bày được các phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán các bệnh cây trồng; phân loại phân tử và xác định tính đa dạng của cây trồng.

- Về kỹ năng: Áp dụng được kỹ thuật PCR, ELISA trong đánh giá nguồn gene cây trồng, chẩn đoán các bệnh cây trồng.

4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Các phương pháp sinh học phân tử (PCR; lai phân tử); kỹ thuật ứng dụng PCR; ELISA trong chọn tạo giống, chẩn đoán bệnh cây trồng, phân loại phân tử và xác định tính đa dạng của cây trồng; phương pháp chuyển gene cây trồng, vấn đề an toàn sinh học của sinh vật chuyển gene; một số ứng dụng của sinh học phân tử trong trồng trọt.



5. Nội dung chi tiết học phần


CHƯƠNG 1 ( 6 tiết: LT 3; 3;0)

Các phương pháp sinh học phân tử sử dụng trong trồng trọt

1.1. Phương pháp tách chiết và định lượng DNA; RNA; mRNA

1.2. Nguyên tắc, thành phần, thủ tục tiến hành phản ứng PCR; các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng PCR; ứng dụng của phản ứng PCR.

1. 3. Các phương lai phân tử: Southern blots; Northern blots; Kỹ thuật lai insitu.

1.5 Một số kỹ thuật ứng dụng PCR, ELISA trong phân loại phân tử, xác định tính đa dạng di truyền của sinh vật và chẩn đoán bệnh cây trồng

CHƯƠNG 2 (11 tiết: LT 4; 2;5)

Kỹ thuật DNA tái tổ hợp

2.1. Enzyme giới hạn và một số enzyme thường sử dụng trong kỹ thuật gene

2.2. Vector tách dòng (vector cloning): đặc điểm của vector tách dòng; các loại vector tách dòng

2. DNA tái tổ hợp và tách dòng gene: tách dòng gene; ngân hàng DNA; ngân hàng bộ gene



CHƯƠNG 3 (17 tiết: LT 4; 3;10)

Công nghệ gene trong tạo giống cây trồng

3.1. Nguyên lý và các phương pháp chuyển gene ở thực vật (chuyển gene gián tiếp thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens; Chuyển gene trực tiếp (PEG, vi tiêm, bắn gene, xung điện, qua ống phấn)

3. 2. Các hướng chính trong tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gene; Những thành tựu, triển vọng trong tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gene

3.4. An toàn sinh học trong công nghệ gene thực vật



CHƯƠNG 4 (11 tiết: LT 4; 2;5)

Một số ứng dụng của sinh học phân tử trong trồng trọt

1. Đánh giá nguồn gene của cây trồng

2. Chẩn đoán các bệnh gây hại cây trồng

3. Tạo giống cây trông năng suất cao, chất lượng tốt

4. Phân loại phân tử và xác định tính đa dạng di truyền của cây trồng

5. Sản xuất các chế phẩm sinh học bảo vệ, tăng năng suất cây trồng



6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

- Hướng dẫn thực hành trong phòng thí nghiệm



7. Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Lệ, Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Quốc Dũng. 2007. Công nghệ gene trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo. 2005. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Khuất Hữu Thanh. 2006. Kỹ thuật gen - Nguyên lý và ứng dụng. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

4. Trịnh Đình Đạt. 2006. Công nghệ sinh học.Tập 4. Công nghệ di truyền. Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

5. Lê Duy Thành. 2001. Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

6. Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak. 1998. Molecular Biotechnology. 2nd edition. American Society for Microbiology Publishing.

7. William G. Chelsea House. 2007. Plant Biotechnology. Infobase Publishing.

8. Zamir K. Punja, S. H. De Boer, Hélène Sanfaçon. 2008. Biotechnology and plant disease management. Cabi Publishing.

9. James D. Watson, Tania A. Baker, Stephen P. Bell, Alexander Gann, Michael Levine, Richard Losick. 1999. Molecular Biology of the Gene. 5th edition. Benjamin Cummings Publishing.

10. Octavio Paredes – Lospez. 1999. Molecular Biotechnology For Plant Food Production. Technomic Publishing Co., INC.


Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

Lê Đình Chắc


5. NÔNG LÂM KẾT HỢP CẢNH QUAN

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Nông Lâm kết hợp cảnh quan

Mã học phần: TTNL625

Số tín chỉ: 2 TC (45 tiết: LT 25; 20;0)

Loại học phần: tự chọn

Học phần tiên quyết: Sinh lý sinh thái thực vật nâng cao



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Nguyễn Thị Lan


TS nông nghiệp

Trồng trọt

Trường Đại học Hồng Đức

0936 274 258

lanhongduc@gmail. com

2

Mai Văn Trịnh

TS bảo tồn tài nguyên và sinh thái sản xuất

Bảo tồn tài nguyên và sinh thái sản xuất

Viện Môi trường Nông nghiệp

0975963668 maivantrinh@gamail.com

3

Lê Hữu Cần


PGS. TS nông nghiệp

Trồng trọt


Trường Đại học Hồng Đức

0912 620 099 lehuucan@hdu.edu. vn

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Nông lâm kết hợp cảnh quan, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được mối quan hệ giữa hệ thống nông lâm kết hợp và hệ sinh thái cảnh quan; thành phần, cấu trúc, các nhân tố tác động của cảnh quan nông lâm kết hợp, phương pháp nghiên cứu cảnh quan nông lâm kết hợp

- Về kỹ năng: Đề xuất được kế hoạch và các chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống nông lâm kết hợp cảnh quan theo hướng sản xuất hàng hóa và dịch vụ sinh thái môi trường.

4. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Khái niệm cảnh quan và cảnh quan nông lâm kết hợp. Đặc trưng, thành phần cấu trúc và phân cấp cảnh quan. Mối quan hệ và tác động qua lại giữa các thành phần trong cảnh quan. Sự thay đổi và phát triển của cảnh quan, các nhân tố tác động làm thay đổi và quản lý hệ thống cảnh quan nông lâm kết hợp. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống cảnh quan. Dự báo biến động cảnh quan, lập kế hoạch định hướng và điều khiển theo hướng bền vững.



5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1 (12 tiết: LT 7; 5;0)

Tổng quan về hệ thống nông lâm kết hợp và hệ sinh thái cảnh quan

1.1. Các quan điểm tiếp cận hệ sinh thái

1.2. Một số đặc điểm chính của sinh thái cảnh quan

CHƯƠNG 2 (10 tiết: LT 5; 5;0)

Cảnh quan nông lâm kết hợp

2.1. Khái niệm cảnh quan nông lâm kết hợp

2.2. Vai trò của cảnh quan nông lâm kết hợp

2.3. Thành phần của cảnh quan nông lâm kết hợp

2.4. Mối quan hệ giữa các thành phần trong cảnh quan Nông lâm kết hợp

CHƯƠNG 3 (11 tiết: LT 6; 5;0)

Các yếu tố tác động đến cảnh quan nông lâm kết hợp

3.1. Thiên tai và biến đổi khí hậu

3.2. Nhu cầu sinh sống, văn hóa và tập quán sử dụng tài nguyên

3.3. Thị trường

3.4. Tổ chức, thể chế và chính sách

3.5. Khoa học kỹ thuật



CHƯƠNG 4 (12 tiết: LT 7; 5;0)

Phương pháp tiếp cận hệ thống cảnh quan nông lâm kết hợp

4.1. Lịch sử sử dụng tài nguyên

4.2. Lát cắt cảnh quan có sự tham gia

4.3. Sơ đồ tài nguyên cảnh quan

4.4. Bản đồ sử dụng tài nguyên cảnh quan

4.5. Phân tích cơ cấu cây trồng

4.6. Lập kế hoạch định hướng và điều khiển theo hướng bền vững

4.7. Đánh giá thị trường cung cấp và tiêu thụ hàng hóa

4.8. Đánh giá tác động và phân tích tác động đến cảnh quan nông lâm kết hợp

6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

7. Nhiệm vụ của học viên:

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

7. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

8. Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Doanh, Hồ Đắc Thái Hoàng, Trần Bình Đà và Nguyễn Lê Thăng, 2008. Tài liệu tập huấn Phân tích cảnh quan Nông Lâm kết hợp. SEANAFE –VNAFE.

2. Phạm Quang Vinh, Kiều Trí Đức và Phạm Xuân Hoàn, 2005. Giáo trình Nông lâm kết hợp. NXB Nông nghiệp.

3. Phạm Xuân Hoàn và các tác giả, 2005. Giáo trình Sinh thái rừng. NXB Nông nghiệp.

4. Ian Nuberg, 2000. Agroforestry for Natural Resource Management. Syllabus. The University of Adelaide, Australia.

5. Ramachandran Nair, 1993. An Introduction to Agroforestry. Kluwer Academic Publishers.

6. David Norton FLS; Nick Reid. Nature and Farming: Sustaining Native Biodiversity in Agricultural Landscapes. Illustrations 304 pages, 270 x 210 mm. Publisher. Csiro Publishing. Paperback. 2013. ISBN: 9780643103252

7. David Lindenmayer; Emma Burns; Nicole Thurgate; Andrew Lowe. Biodiversity and Environmental Change: Monitoring, Challenges and Direction. Line Art 624 p, 262 x 200 mm. Publisher: Csiro Publishing. Hardback - February 2014. ISBN: 9780643108561



8. Vanslembrouck, Isabel, Van Huylenbroeck, Guido. Landscape Amenities. Economic Assessment of Agricultural Landscapes. Landscape Series, Vol. 2. Springer. ISBN 978-1-4020-3172-4.

9. Erik Skarback; John Wadbro1; Jonas Bjork, Kim de Jong; Maria Albin; Jonas Ardo and Patrik Grahn. The Agricultural Landscape for Recreation. 1SLU Alnarp; 2LU Lund. Sweden.





Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

Nguyễn Thị Lan


6. HỆ THỐNG CANH TÁC CÂY TRỒNG NHIỆT ĐỚI

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới

Mã số: TTHT626

Số tín chỉ: 02 TC (45 tiết: LT 25; 20;0)

Loại học phần: Tự chọn

Điều kiện tiên quyết: Không



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Trần Thị Ân


TS

nông nghiệp



Trồng trọt

Trường Đại học Hồng Đức

0912 035 761

trananhongduc@gmail.com

2

Nguyễn Thiên Lương


TS

nông nghiệp



Trồng trọt

Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

0912055961

luongnt.khcl@ mard. gov.vn

3

Lê Đình Sơn


TS

nông nghiệp



Trồng trọt

Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa

0912.916.454 sonld_khcn@ yahoo. com.vn

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được đặc điểm của các hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống cây trồng và các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong từng hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng cây trồng đồng thời bảo vệ tài nguyên đất đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.



4. Mô tả tóm tắt học phần

Nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới; tiềm năng nông nghiệp của vùng nhiệt đới, hệ thống trang trại và hệ thống canh tác; đặc điểm của canh tác nhiệt đới; các hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới; hệ thống canh tác có tưới; hệ thống canh tác trên đất cao; cây lâu năm.



5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1 (10 tiết: LT 5; 5;0)

Đặc điểm hệ thống canh tác cây trồng nhiệt đới

1.1. Điều kiện tự nhiên vùng nhiệt đới

1.2. Những hạn chế chủ yếu của hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới

1.3. Động thái của hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới



CHƯƠNG 2 (10 tiết: LT 5; 5;0)

Các hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới

2.1. Các loại hình hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới

2.2. Đặc điểm và sự phân bố của hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới

2.3. Định hướng phát triển các hệ thống canh tác cây trồng vùng nhiệt đới



CHƯƠNG 3 (12 tiết: LT 7; 5;0)

Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống

canh tác vùng nhiệt đới

3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

3.2. Nội dung các bước nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống canh tác

3.3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống canh tác



CHƯƠNG 4 (13 tiết: LT 8; 5;0)

Đặc điểm một số hệ thống canh tác cây trồng ở việt Nam

4.1. Hệ thống canh tác cây trồng có tưới

4.2. Hệ thống canh tác cây trồng trên đất cao

4.3. Hệ thống canh tác cây trồng cây lâu năm



6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

7. Nhiệm vụ của học viên:

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%
9. Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Doanh; Nguyễn Văn Bộ; Hà Đình Tuấn. Nông nghiệp vùng cao, thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2003.

2. Lê Quốc Doanh; Hà Đình Tuấn; Andre Chabanne. Canh tác đất dốc bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2005.

3. Nguyễn Tủ Xiêm; Thái Phiên. Đất đồi núi Việt Nam: Thoái hóa và phục hồi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 1999.

4. United Nations. Farming System Princples. International Crops Research institute for the Semi – Arid Tropics, 1986.

5. CC. Webster and P.N Wilson. Agriculture in tropics. Longman, London and New york, 1989.

6. Willem C. Beets. Raising and sustaining productivity of small holder farming system in tropics. 1990.

7. Walter. R.fehr; Roy van Driesche; Mark. Pricple of cultivar development, 1987.

8. Hans ruthenberg, 1971. Tropical Farming System. Clarendon press oxford.

9. F.S. C.P Kalpage. Tropical Soi: Classification, Fertility ansd management. The Micmillan company of India limited. Sehi Bombay Calcutta Mdras Asociated companics throughout the world. SBN: 3390 029 4.

10. T. Goddard; M Zoebisch; Y. Gan; W. Ellis; A. Watson; S. Sombatpanit. No Till Farming System. World Asociation of soil and water conservation.

Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

Trần Thị Ân



7. QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Quản lý cây trồng tổng hợp

Mã số: TTQL627

Số tín chỉ: 2 TC (45 tiết: LT 15; 20;10)

Loại học phần: Tự chọn

Điều kiện tiên quyết: Dinh dưỡng cây trồng nâng cao



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Nguyễn Huy Hoàng

PGS. TS nông nghiệp

Di truyền và Chọn giống cây trồng

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

0912449799 nguyenhuyhoang52@ yahoo.com

2

Trần Đăng Hoà


PGS. TS

Nông nghiệp



Di truyền ứng dụng và quản lý dịch hại

Trường Đại học Nông Lâm Huế

0905530397 trandanghoa@huaf. edu.vn

3

Nguyễn Văn Viết


PGS. TS

nông nghiệp



Bảo vệ thực vật

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

0913375807 nvvietvaas@gmail. com

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Quản lý cây trồng tổng hợp, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được cơ sở khoa học, các nguyên lý của quản lý cây trồng tổng hợp; nội dung, phương pháp xác định các hợp phần chủ yếu của quản lý cây trồng tổng hợp; chiến lược và định hướng tiếp cận trong quản lý cây trồng tổng hợp.

- Về kỹ năng: Nhận biết, đánh giá và đề xuất được qui trình quản lý cây trồng tổng hợp trong sản xuất các loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể trong phạm vi vùng nghiên cứu.

4. Mô tả tóm tắt học phần

Quản lý cây trồng tổng hợp; mục tiêu và sự cần thiết thực hiện quản lý cây trồng tổng hợp; cơ sở sinh thái và nguyên lý của quản lý cây trồng tổng hợp; các hợp phần chủ yếu, chiến lược và định hướng tiếp cận quản lý cây trồng tổng hợp trong sản xuất cây trồng.



5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1 (6 tiết: LT 3; 3;0)

Cơ sở khoa học và nguyên lý cơ bản của quản lý cây trồng tổng hợp

1.1. Quản lý cây trồng tổng hợp; sự cần thiết quản lý cây trồng tổng hợp

1.2. Cơ sở sinh thái của quản lý cây trồng tổng hợp

1.3. Nguyên lý của quản lý cây trồng tổng hợp



CHƯƠNG 2 (12 tiết: LT 4; 5;3)

Các hợp phần chủ yếu của ICM

1. Đặc điểm của khu vực/vùng nghiên cứu quản lý cây trồng tổng hợp

2. Giống và chất lượng giống cây trồng quản lý cây trồng tổng hợp

3. Luân canh cây trồng quản lý cây trồng tổng hợp

4. Quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng trong quản lý cây trồng tổng hợp

5. Quản lý dịch hại cây trồng trong quản lý cây trồng tổng hợp

6. Quản lý cỏ dại và cảnh quan trong quản lý cây trồng tổng hợp

7. Quản lý các nguồn năng lượng đầu vào trong quản lý cây trồng tổng hợp



CHƯƠNG 3 (12 tiết: LT 4; 5;3)

Các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào trong quản lý

cây trồng tổng hợp

1. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn đầu vào

2. Nâng cao hiệu quả các biện pháp quản lý cây trồng

3. Thiết kế lại hệ thống cây trồng để làm giảm các khoản chi phí đầu vào có liên quan.



CHƯƠNG 4 (15 tiết: LT 4; 7;4)

Chiến lược và định hướng tiếp cận trong quản lý cây trồng tổng hợp

4.1. Lựa chọn giống cây trồng phù

4.2. Quản lý sâu, bệnh hại, cỏ dại và dinh dưỡng cây trồng tổng hợp

4.3. Quản lý thu hoạch và bảo sản phẩm cây trồng

4.4. Quản lý chất thải và ô nhiễm

4.5. Quản lý quá trình tổ chức thực hiện và điều khiển, đánh giá

4.6. Đào tạo, tập huấn và nhân rộng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp

6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Thảo luận nhóm

- Thực hành trong phòng thí nghiệm


7. Nhiệm vụ của học viên:

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận

8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. ASEAN GAP. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and Vegetables in ASEAN Countries: Environmental Management Module, 2006

2. ASEAN GAP. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and Vegetables in ASEAN Countries: Food Safety Module, 2006

3. ASEAN GAP. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and Vegetables in ASEAN Countries: Produce Quality Module, 2006

4. Sharma H.C., Sharma K.K., et al., Crouch, J.H. Genetic transformation of crops for insect resistance: Potential and Limitations. Critical Review in Plant Sciences 23, 47-72. 2004.

5. Norman F. Johnson, Charles A. Triplehorn. Borror and DeLong's Introduction to the Study of Insects. Brooks Cole, 2004.

6. Rami A. Horowitz. Insect Pest Management: Field and Protected Crops. Springer, 2004.

7. Lenteren, J.C. van (ed.), 2003. Quality Control and Production of Biological Control Agents: Theory and Testing Procedures. CABI Publishing, Wallingford, UK: 327 pp.

8. Opender Koul, Gurmail S. Dhaliwal and Gerrit W. Cuperus - Intergrated Crop Management Potential, Constraits and Challenges. CABI Pulishing, 2003.

9. Elske van de Fliert and Ann R. Braun. Farmer Field School for Intergrated Crop Management of Sweetpotato – Field Guide and Technical Manual. CIP and UPWARD, 2000.

10. Opender Koul, Gurmail S. Dhaliwal and Gerrit W. Cuperus - Intergrated Crop Management Potential, Constraits and Challenges. CABI Pulishing, 2003.



Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng


8. SẢN XUẤT NÔNG SẢN AN TOÀN

1. Thông tin về học phần

Tên học phần: Sản xuất nông sản an toàn

Mã số: TTNS628

Số tín chỉ: 2 TC (45 tiết: LT 25; 20;0)

Loại học phần: Tự chọn

Điều kiện tiên quyết: Dinh dưỡng cây trồng nâng cao



2. Thông tin về giảng viên

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

Điện thoại/Email

1

Lê Văn Ninh

TS

nông nghiệp



Bảo vệ thực vật

Trường Đại học Hồng Đức

0915. 776.565 levanninh99@gmail. com

2

Lê Quốc Thanh


TS

nông nghiệp



Trồng trọt


Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông

0912338697

lequocthanh_vaas@ yahoo.com.vn

3

Nguyễn Hồng Sơn


PGS. TS

nông nghiệp



Bảo vệ thực vật

Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam

0913366 380 nguyenhongson1966@ gmail.com

3. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần Sản xuất nông sản an toàn, NCS có khả năng:

- Về kiến thức: Phân tích được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu chất lượng nông sản với các điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật canh tác; cơ sở khoa học xây dựng qui trình sản xuất nông sản an toàn và các giải pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng nông sản.

- Về kỹ năng: Nhận biết, đánh giá và đề xuất được qui trình kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong các điều kiện sản xuất cụ thể.

4. Mô tả tóm tắt học phần

Chất lượng nông sản và nông sản an toàn; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản; tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn; quản lý sản phẩm, chất thải và người lao động trong sản xuất nông sản an toàn; qui trình sản xuất an toàn một số loại cây trồng.



5. Nội dung chi tiết học phần

CHƯƠNG 1 (7 tiết: LT 3; 4;0)

Nông sản an toàn

1.1. Nông sản an toàn và quản lý chất lượng nông sản an toàn

1..2. Phương pháp sản xuất nông sản an toàn

1.3. Tình hình sản xuất nông sản



CHƯƠNG 2 (11 tiết: LT 7; 4;0)

Sản xuất nông sản an toàn

2.1. Biện pháp kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn: chọn vùng sản xuất; giống và tiêu chuẩn giống; kỹ thuật sản xuất

2.3. Nâng cao chất lượng sử dụng các nguồn đầu vào; hiệu quả các biện pháp sản xuất và bố trí hệ thống cây trồng làm tăng chất lượng nông sản.

CHƯƠNG 3 (8 tiết: LT 5; 3;0)

Tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn

3.1. Tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn trên thế giới: GlobalGAP; HACCP

3.2. Tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn ở Việt Nam: Bộ tiêu chuẩn VietGAP; Mục tiêu và các tiêu chuẩn của VietGAP

CHƯƠNG 4 (9 tiết: LT 5; 4;0)

Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

4.1. Phương pháp thu hoạch để nâng cao chất lượng nông sản

4.2. Quản lý dịch hại trong quá trình bảo quản và chế biến nông sản

4.3. Bảo quản và vận chuyển sản phẩm



CHƯƠNG 5 (10 tiết: LT 5; 5;0)

Quản lý môi trường và người lao động

5.1. Quản lý môi trường trong quá trình chế biến nông sản

5.3. Quản lý người lao động trong sản xuất nông sản

6. Phương pháp giảng dạy

- Thuyết trình kết hợp sử dụng các thiết bị trình chiếu.

- Hướng dẫn thảo luận nhóm

7. Nhiệm vụ của học viên

- Dự lớp đủ số tiết qui định.

- Hoàn thành 01 bài tiểu luận
8. Phương pháp đánh giá học phần: Thang điểm 10

Trong đó: - Tiểu luận: Tỷ trọng: 30%

- Thi tự luận hết học phần: Tỷ trọng: 70%

9. Tài liệu tham khảo

1. Cơ quan phát triển quốc tế CANADA, 2009. Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP.

2. Phạm Hồng Thái, 2010. Giáo trình vệ sinh an toàn thực phẩm. NXB nông nghiệp.

3.  APEC/APLMF. Handbook on Metrology in Food Safety, Agricultural Products and Product Safety: Training Courses in Legal Metrology (CT 25/2007T), June 4-6, 2008, Hangzhou City, P.R. China


4. Athapol Noomhorm, 1996. Postharvest of cereals. AIT, Bangkok, Thailand.

5. Athapol Noomhorm, 1996. Postharvest of fruit and vegetables. AIT, Bangkok, Thailand.

6. Boumans G., 1985. Grain handling and storage. Elsevier Science Inc., New York, USA.

7. Suaer D.B., 1992. Storage of cereal grains and their products. American Association of Cereal Chemists, Inc., Fourth edition, USA.

8. Dennis J. Murphy. Safety and Health for Production Agriculture. September, 1992. ISBN-13: 978-0929355320  ISBN- 0: 0929355326  Edition: 1st.

9. Juan pan Xiaodong Zhu; Li Yang; Sibin Lian and Na Zang. Research and implementation of safe production and quality traceability system for fruit Department of computer and Information Engineering. Beijing Universit of Agriculture, Beijing. P, R. China 102206.





Trưởng khoa


TS. Trần Công Hạnh

Người viết đề cương

TS. Lê Văn Ninh







tải về 1.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương