TRƯỜng đẠi học duy tân trung tâm gdtc – qp bộ MÔn gdtc o0o



tải về 346.97 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích346.97 Kb.
#1406
1   2   3   4   5

Ngoài các giải đấu trên gần đây Việt Nam thường tổ chức các giải đấu trong nước và khu vực Giải cầu lông giao hữu Việt Nam - Nhật Bản. Giải cầu lông Challenge Hà Nội - Ciputra 2011. Giải cầu lông Singapore mở rộng. Giải cầu lông đồng đội toàn quốc 2011 - Cúp ProAce lần thứ 10. Giải đồng đội cầu lông quốc tế khu vực châu Á


Trước tình hình và nhiệm vụ mới của ngành TDTT, các nhà chuyên môn đã vạch ra kết hoạch chiến lược phát triển lâu dài môn Cầu lông và trước hết là chuẩn bị cho kế hoạch năm 2003, là tổ chức Sea Games 22 tại Việt Nam. Để có thành tích cao trong khu vực và thế giới, cầu lông Việt Nam cần có sự đổi mới mạnh mẽ về kế hoạch quy trình đào tạo, đổi mới việc bồi dưỡng đội ngũ HLV theo hướng chuyên môn hoá, từng bước chuyển dần việc đào tạo VĐV theo hướng chuyên nghiệp hoá.

2. Tư thế cơ bản – Cách cầm vợt:

* Tư thế cơ bản

Có 2 tư thế cơ bản:



2.1. Tư thế thấp:


Tư thế thấp
Hai chân đứng song song trên nửa trước bàn chân, khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu. Trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, lưng cong tự nhiên, đầu ngửa, tay thuận cầm vợt, mặt vợt ở phía trước thân người ngang với tầm bụng. Tay kia thả lỏng tự nhiên, TTCB này thường sử dụng trong tập luyện hoặc khi phòng thủ trong thi đấu.

2.2. Tư thế cao:


Tư thế cao


Chân không cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân cùng bên với tay cầm vợt ở phía sau,đứng trên nửa trước bàn chân. Khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai. Trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước hơi khuỵu lưng cong tự nhiên. Tay thuận cầm vợt, mặt vợt cao ngang trán. Tay kia thả lỏng tự nhiên. TTCB này thường sử dụng trong thi đấu cầu lông, khi chuẩn bị đỡ phát cầu hoặc khi sử dụng các kỹ thuật đánh cầu cao tay.

2.3. Cách cầm vợt: Muốn đánh cầu lông giỏi thì phải coi trọng cách cầm vợt, vì nếu không cầm vợt đúng cách thì dù có đánh cầu đi, lực đánh cầu không mạnh, cầu đánh không xa, phạm vi cầu đánh cũng hẹp, cho nên khi mới tập đánh cầu, cần phải bỏ thời gian học tập và nắm vững chính xác cách cầm vợt.

2.3.1. Cách cầm vợt thuận tay (Cách cầm vợt phải):

Cách cầm vợt phải, trước tiên tay trái nắm lấy cán vợt để mặt vợt với mặt đất vuông góc. Sau đó mở tay phải nắm lấy cán vợt, lướt tay xuống cán vợt sao cho lòng bàn tay ở vị trí song song với mặt vợt.Sử dụng ba ngón giữa, ngón kế út và ngón út đặt trên cán vợt tạo với mặt vợt đường thẳng song song. Những ngón tay này dung để nắm vợt. Kế tiếp đặt ngón tay trỏ giống như bóp cò sung vòng quanh cán vợt và nắm ngón cái lại ở phía trên ngón giữa.

Trước khi đánh cầu, tay nắm vợt tự nhiên, đừng nắm vợt chặt quá, trong khoảnh khắc đánh cầu mới nắm chặt vợt để phát ra lực, hoàn thành động tác đánh cầu.


      1. Cách cầm vợt trái tay (Cách cầm vợt trái):

Dựa trên cơ sở cầm vợt tay phải, đưa vợt hơi xoáy ra ngoài, ngón cái và ngón trỏ đều hướng ra ngoài. Ngón cái đặt tự nhiên trên mặt rộng cán vợt. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út nắm cán vợt tạo thành một khoảng trống đều giữa lòng bàn tay và cán vợt.

Tất nhiên dùng cách đánh vợt trái tay đẻ đánh trả khi cầu đối phương sang trái sẽ bớt sức và có hiệu quả.



3. Kỹ thuật phát cầu:

Phát cầu là một kỹ thuật cơ bản quan trọng của VĐV cầu lông và cũng là một bộ phận quan trọng trong chiến thuật đánh cầu lông. Chất lượng phát cầu có quan hệ trực tiếp đến kết quả tạo ra thế chủ động hay bị động.

Phát cầu được phân loại như sau:

3.1. Kỹ thuật phát cầu thuận tay cao xa:

- Tư thế chuẩn bị:

Chân trái trước, mũi bàn chân trái hướng về phía lưới, chân phải sau, mũi chân phải hướng xoay về bên phải, khoảng cách giữa hai chân gần rộng bằng vai, trọng tâm đều trên hai chân, người đứng tự nhiên thả lỏng, hơi đổ về trước. Tay phải cầm vợt, khi chuẩn bị phát cầu tay phải cầm vợt nâng lên, gối hơi khụy. Ngón cái và ngón trỏ của tay trái cầm cầu ngang thắt lưng. Hai mắt quan sát vị trí, tư thế của đối thủ.



- Động tác giơ vợt:

Thân người hơi chuyển về bên phải,vai trái hướng về lưới, trong tâm chuyển sang chân phải. Tay phải hơi nâng lên, tay trái cầm cầu đưa lên ngang ngực.



Kỹ thuật phát cầu thuận tay

- Động tác vung vợt phát cầu:

Khi cánh tay phải từ dưới vung vợt lên trên thân người từ bên phải quay về phía lưới tay trái bắt đầu buông cầu. Lúc này động tác cổ tay cố gắng duỗi ra, thực hiện động tác phát cầu. Cách tay phải đưa vòng, vung từ dưới lên trên. Ngón tay nắm chặt vợt, cầu tiếp xúc vuông góc với mặt vợt.



- Động tác kết thúc:

Sau khi hoàn thành động tác phát cầu, tay cầm vợt tiếp xúc vung lên theo quán tính về bên trái. Sau đó nhanh chóng thu vợt về trước ngực.

- Từ nguyên lý trên người dạy phải đề ra phương pháp giảng dạy hợp lý với điều kiện sân bãi và dụng cụ cho hợp lý với đối tượng học.

3.2. Kỹ thuật phát cầu trái tay thấp gần:

- Tư thế chuẩn bị:

Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 – 50 cm và gần với đường trung tâm. Cũng có khi ở sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới. Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được).

- Động tác giơ vợt:

T


Kỹ thuật phát cầu trái tay
hân người hơi lao về trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khuỷu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 – 3 chiếc lông cánh cầu, núm cầu chúc xuống.

- Động tác vung vợt phát cầu:

Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt. Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần



3.3. Kỹ thuật phát cầu lao xa:

- Tư thế đứng phát cầu:

- Động tác giơ vợt, động tác vung vợt đánh cầu cơ bản giống như đánh cầu cao xa, chỉ có ở thời điểm đánh cầu không sản sinh ra lực bộc phát vung vợt hướng về trước lớn nhất, mà lại sinh ra lực bộc phát bị hạn chế động tác hướng về trước cũng không vung lên phía trên vai trái, có thể sau khi đánh cầu sẽ sản sinh ra cách chế ngự.



- Tính năng kỹ thuật:

- Độ cầu vồng của phát cầu lao xa thấp hơn phát cầu cao xa để đối thủ nhảy lên không đánh được đường cầu vồng, điểm rơi cũng phải ở sát đường biên cuối sân. Tốc độ cầu bay trên không nhanh hơn cầu cao xa. Đó là một loại phát cầu có tính chất tấn công.



3.4. Kỹ thuật phát cầu thấp xa:

- Yếu lĩnh động tác:

- Mọi bước đều giống như phát cầu qua lưới trái tay, chỉ có khác là thời điểm đánh cầu thì nhẹ nhàng “cắt” bên phía sau đế cầu và cổ tay từ cong xuống bỗng thẳng ra vung lên phía trước để cầu bất ngờ bay đến người nhận cầu.

- Tính năng kỹ thuật:

- Giống như phát cầu vừa thuận tay. Chỉ có điều là tính bất ngờ và tính uy hiếp lớn hơn phát cầu cao vừa.

- Từ nguyên lý trên người dạy phải đề ra phương pháp giảng dạy hợp lý với điều kiện sân bãi và dụng cụ cho hợp lý với đối tượng học.

4. Kỹ thuật di chuyển:

Di chuyển là kỹ thuật cơ bản rất quan trọng trong môn cầu lông. Di chuyển cần kết hợp với tư thế lấy sở trường bù sở đoản, và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không di chuyển chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành các kỹ thuật đánh cầu. Nếu trong thi đấu không di chuyển nhanh chóng và chuẩn xác thì thủ pháp sẽ mất đi tính sắc bén và uy hiếp của nó.

Vì vậy học tập, nắm vững thành thạo nhanh chóng và chuẩn xác cách di chuyển là mấu chốt cơ bản để đánh cầu lông giỏi.

Di chuyển của môn cầu lông được phân thành ba nhóm cơ bản.



4.1. Di chuyển đơn bước.

- Di chuyển bước đơn:

- Là khi di chuyển chỉ thay đổi một chân còn chân kia vẫn làm trụ.

- Kỹ thuật này được áp dụng nhiều nhất trong trường hợp đánh cầu bên phải, bên trái, vụt cầu khi đầu đối phương đánh sang rơi gần người. Đây là một kỹ thuật di chuyển phòng thủ hiệu quả nhất, khi đối phương vụt mạnh gần người.

- Kỹ thuật động tác: Từ tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, 2 gối khuỵu, trọng tâm hạ thấp, người hơi đổ về trước, mắt nhìn thẳng, 2 tay co để phía trước. Từ tư thế này sẽ có 2 dạng di chuyển là:

- Di chuyển ở tư thế đánh cầu phải.

Dùng gót chân trái làm trụ, xoay bàn chân sang phải, tạo với hướng đánh cầu 1 góc khoảng từ 130 đến 1350 ( góc hợp bởi má trong bàn chân với hướng đánh), chân phải bước lùi về sau một bước rộng chừng 50 – 80cm sao cho mũi bàn chân thẳng với đường kéo dài từ gót chân trái song song với hướng đánh, bàn chân tạo với đánh một góc 450. Trọng tâm dồn vào chân phải, thân người xoay nghiêng sang phải, toàn thân tạo thành tư thế đánh cầu phải.



- Di chuyển ở tư thế đánh cầu trái.

Nếu dùng gót chân phải làm trụ thì cũng có thể thực hiện các bước di chuyển trên, nhưng có khác các bước ở chỗ tạo nên tư thế đánh cầu sau khi di chuyển là: Khi dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân sang trái, tạo hướng đánh cầu một góc chừng 130 – 1350, bước chân trái về sau một bước khoảng 50 – 80cm, sao cho mũi bàn chân trái cùng chạm với đường kéo dài từ gót chân phải song song với hướng đánh cầu, bàn chân sau tạo với hướng đánh một góc 450. Trọng tâm dồn vào chân trái, người vặn sang trái, toàn thân ở tư thế đánh cầu trái.

- Di chuyển ở tư thế lùi sau đánh cầu phải.

Khi thấy điểm rơi của cầu sát bàn chân trái hoặc ở gốc ¼ hình tròn phía sau, bên phải thì lấy nửa trước bàn chân trái làm trụ, chân phải bước về phía sau một bước rồi phối hợp với kỹ thuật đánh cầu phải. Sau đó, đạp mạnh chân phải trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.



- Di chuyển ở tư thế lùi sau đánh cầu trái.

Khi thấy điểm rơi của cầu sát bàn chân trái hoặc ở góc ¼ hình tròn phía sau bên trái thì lấy nửa trước bàn chân làm trụ, chân trái lùi về phía sau một bước rồi phối hợp với kỹ thuật đánh cầu trái tay. Sau đó lại đạp mạnh chân trái trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.



4.2. Di chuyển đa bước (nhiều bước).

Là di chuyển có sự thay đổi vị trí của 2 chân và thường là từ 2 bước trở lên. Động tác này được sử dụng thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của kỹ thuật các động tác tay, cũng như việc thực hiện các dạng chiến thuật. Đây là một kỹ thuật rất đa dạng và phong phú, được áp dụng để đánh trả những đường cầu ở xa vị trí đứng của mình. Nó là biện pháp phòng thủ và tấn công rất cơ bản không thể thiếu được trong tập luyện và thi đấu cầu lông.

+ Kỹ thuật di chuyển nhiều bước gồm có:

- Di chuyển sang ngang.

Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản giữa sân ( Trên vạch trung tâm ). Nếu di chuyển sang phải thì đạp mạnh chân trái quay người 900 sang phải, chân trái bước về trước, trọng tâm hạ thấp, 2 gối khuỵu sau đó bước tiếp chân phải rồi lại chân trái cứ lần lượt như vậy cho tới khi bước cuối cùng là chân trái ở trên chạm mép biên dọc phải. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trái, gối chân trái khuỵu nhiều, thân người vặn sang phải ở tư thế đánh cầu phải, cùng với bước cuối là động tác tay lăn vợt về phía trước. Sau đó lại đạp mạnh chân trái đẩy người quay 1800 để tiếp tục di chuyển ngược lại.



- Di chuyển lùi và tiến.

Là thực hiện các bước chạy đưa cơ thể di chuyển về phía sau hay về phía trước để đánh cầu. Từ tư thế chuẩn bị ( nếu là lùi ) hoặc về phía trước (Nếu là tiến) hai chân luôn luân phiên nhau chạy về sau hay lên phía trước. Kết thúc bước cuối cùng sẽ là tư thế đánh cầu phải hoặc trái.



4.3. Di chuyển bước nhảy.

- Nhảy về trước:

Là một động tác di chuyển rất quan trọng, được áp dụng nhiều để đánh những quả bỏ nhỏ sát lưới hay dọc biên. Cách di chuyển này rất nhanh, hợp lý đối với những đường cầu xa vị trí đứng của mình mà di chuyển bước không có kết quả.



* Kỹ thuật động tác: Từ tư thế chuẩn bị cơ bản, dùng sức mạnh bộc phát của chân bật người lên trên về trước theo hướng di chuyển. Chân đưa trước, bước vươn dài (thường thì chân đưa trước sẽ cùng phía tay đánh cầu). Người lúc này có giai đoạn bay trên không về hướng di chuyển. Khi chạm đất chân trước khuỵu gối, trọng tâm dồn vào chân trước. Người cùng với tay cầm vợt vươn dài về trước tới hướng đánh cầu. Sau đó đạp mạnh chân phía trước đẩy người trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

-Nhảy có bước đệm:

Cũng giống như di chuyển bước nhảy về trước, nhưng chỉ khác là ở động tác này có 2 giai đoạn bật và bay. Đầu tiên 2 chân dùng sức mạnh bộc phát bật lên cao về phía di chuyển đưa cơ thể bay ở trên không về hướng di chuyển, nhanh chóng dùng một chân tiếp xúc với mặt đất ( Thường là chân trái, nếu đánh cầu bằng tay phải ), tiếp tục dùng chân chạm đất bật mạnh, theo quán tính lần bật trước đưa cơ thể bay nhanh hơn về hướng di chuyển. Chân khác phía với chân vừa chạm đất vươn dài về trước ( thường là chân cùng bên với tay cầm vợt ). Khi tiếp xúc đất thì giống như cách di chuyển nhảy về trước và nhanh chóng đạp chân trước lật cơ thể về tư thế chuẩn bị cơ bản.



Nhảy lên cao vụt hoặc chặn cầu:

Là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất trong tấn công, cho phép ta chiếm lĩnh được chiều cao của đường cầu bay, đánh cầu được nhanh, điểm vụt cắm sát lưới.



* Kỹ thuật động tác: từ tư thế chuẩn bị cơ bản nhanh chóng dùng sức mạnh bột phát của chân, bật mạnh nâng cơ thể lên cao. Khi cảm giác thấy người lên tới điểm cao nhất dừng lại thì thực hiện động tác tay đánh cầu và rơi xuống. Chân chạm đất trước tiên là chân ngược phía với tay cầm vợt. Sau đó chân kia hạ xuống tiếp và nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị cơ bản.

5. Kỹ thuật đánh cầu phải – trái thấp tay:

Trong môn cầu lông để đạt hiệu quả cao nhất, VĐV phải biết vận dụng linh hoạt các lối đánh sao cho điểm rơi và đường bay của cầu theo ý muốn của mình.

Cách đánh cầu có hai loại: Đánh cầu mặt vợt phải và mặt vợt trái, hay còn gọi là thuận tay và trái tay.

5.1. Kỹ thuật đánh cầu phải thấp tay:

Đây là một trong những động tác phòng thủ chủ yếu được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang bên phải của mình và đường bay của cầu lại thấp.

Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ta di chuyển về hướng cầu đến, tạo một khoảng cách để đánh cầu thích hợp nhất.Trong quá trình di chuyển để đánh cầu, thì đồng thời vợt cũng được đưa từ trước ra sau lên trên. Khi hai chân đã cố định ở tư thế để đánh cầu thì vợt lại được chuyển động từ trên xuống dưới, từ sau ra trước và điểm đánh cầu ( điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ) ở trước mũi chân trước và ngang với đầu gối. Lúc này ta cần phải dùng lực của toàn thân, cánh tay và cổ tay để đánh cầu đi. Cần sử dụng linh hoạt của cổ tay để thay đổi góc độ vợt làm thay đổi hướng đi và tầm đi của cầu gây khó khăn cho đối phương khi đánh trả. Sau khi kết thúc động tác cần nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị đánh quả sau ngay.

5.2. Kỹ thuật đánh cầu trái thấp tay:

Đây cũng là động tác phòng thủ bên trái, khi cầu của đối phương đánh sang thấp dưới thắt lưng thì động tác này thường được sử dụng để đánh trả lại sân đối phương bằng đường cầu ngắn.


Kỹ thuật đánh cầu thấp trái tay
Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ta có thể di chuyển nhanh chóng đến điểm cầu sẽ rơi. Khi dừng để đánh cầu thì tay cầm vượt và chân cùng phía với tay cầm vượt đã ở phía trên, người hơi xoay nhẹ về bên trái, trọng tâm dồn về chân trước, đầu vợt chúc bên trái, góc được tạo bởi cẳng tay và cánh tay vào khoảng 100-1100 ( Lớn hơn góc vuông)

Khi đánh cầu thì phôi hợp chuyển động người từ trái ra trước, đồng thời vợt được cẳng tay lăng từ trái ra trước. Điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ở ngang đầu gối thẳng mũi chân trước. Trong lúc thực hiện kỹ thuật này ta cũng nên sử dụng cổ tay linh hoạt của mình để điều khiển hướng đi của cầu theo ý muốn. Sau khi rời cầu, trở về tư thế chuẩn bị ngay.



6. Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay cao sâu:

Cách đánh cầu cao tay: Khi điểm đánh cầu ở trên đầu ta thì ở vị trí này động tác đánh cầu được gọi là đánh cầu cao tay. Vị trí đánh thường là cuối sân, dùng lối đánh này có thể tấn công, khống chế đối phương, giành quyền chủ động.

Đánh cầu cao tay có thể chia thành các loại: Đánh cầu cao xa thuận tay, đánh cầu cao xa trái tay, đánh cầu cao xa trên đầu, đánh cầu cao xa bị động trái tay, đánh cầu cao xa trước lưới, treo cầu thuận tay, trái tay và trên đầu.

* Yếu lĩnh động tác chuẩn bị: Trước tiên phải phán đoán chính xác hướng bay và điểm rơi của cầu. Ở tư thế này trọng tâm dồn vào chân phải, chân sau hơi kiển gót, hai tay nâng lên gần ngang vai, mắt nhìn theo cầu, đồng thời cầm vợt chính xác để mặt vợt hướng về phía lưới.

* Yếu lĩnh động tác giơ vợt: Giơ vợt lên hướng về phía sau, khiến thân người hơi cong lại hình cung, đồng thời thân người xoay sang trái, mặt vợt hướng về lưới cầu. Lúc đó khuỷu tay co lại để khung vợt ở phía sau người, hình thành khoảng cách lớn nhất vung vợt.

* Yếu lĩnh động tác vung vợt: Động tác vung vợt phải, điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ở chính diện.

Khi đánh cầu vai nghiêng về sau, nâng cùi chỏ lên, tay đưa nhanh lên duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên, cổ tay nhanh chóng gập xuống cho điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ở vị trí cao nhất. Trong thời điểm đánh cầu chủ yếu dựa vào lòng bàn tay hướng lên trước, cổ tay cổ tay nhanh chóng gập xuống cho điểm tiếp xúc ở vị trí cao nhất. Lực bột phát của cổ tay là tốc độ vung vợt sản sinh trong quá trình vung vợt. Lúc đó cổ tay trong trạng thái gập xuống, đồng thời nắm chặc cán vợt, vận dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép với nhau để sản sing ra lực bột phát lớn nhất.

Điểm cầu rơi ở trên vai, cánh tay cầm vợt hầu như duỗi thẳng, dùng mặt vợt chính diện đánh vào dưới đế cầu để cầu bay đi. Tay trái phối hợp đưa xuống bên mình giúp cho động tác xoay người.

* Yếu lĩnh động tác kết thúc: Sau khi đánh cầu, tay phải thuận thế hướng xuống dưới, giảm tốc độ, cuối cùng đưa về trước người, trọng tâm thân thể từ trái chuyển tới trước chân phải bước lên trước, chuẩn bị cho bước sau trở về trung tâm.

7. Kỹ thuật phát cầu cao xa thuận tay:

Đứng gần vạch giữa sân, cách vạch phát cầu khoảng 1m, có lúc có thể đứng gần vạch phát cầu, khi phát song cầu thì lùi về vị trí trung tâm.

* Tư thế chuẩn bị phát cầu (Lấy mẫu là cầm vợt tay phải): Chân trái trước, mũi chân trái hướng về phía lưới, chân phải sau, mũi chân phải hướng xoay về bên phải, khoảng cách giữa hai chân rộng gần bằng vai, trọng tâm đều trên hai chân, người đứng tự nhiên thả lỏng, hơi đổ về phía trước. Tay phải cầm vợt, khi chuẩn bị phát cầu tay phải cầm vợt nâng lên, gối hơi khụy. Ngón cái và ngón trỏ của tay trái cầm cầu ngang thắt lưng. Hai mắt quan sát vị trí, tư thế của đối thủ.

* Động tác giơ vợt phát cầu: Thân người hơi chuyển về bên phải, vai trái hướng về lưới, trọng tâm chuyển sang chân phải. Tay phải hơi nâng lên, tay trái cầm cầu đưa lên ngang ngực.

* Động tác vung vợt phát cầu: Sau khi hoàn thành động tác giơ vợt, vai trái quay về phía lưới, hai chân dang ngang rộng bằng vai, chân trái trước, chân phải sau. Mũi chân trái hướng thẳng về phía lưới. Mũi chân phải hướng sang phải. Trọng tâm dồn vào chân phải.

Khi cánh tay phải từ dưới vung vợt lên trên thân người từ bên phải quay về phía lưới tay trái bắt đầu buôn cầu. Lúc này động tác cổ tay cố gắn duỗi ra, thực hiện động tác phát cầu. Cánh tay phải đưa vòng, vung từ dưới lên trên. Ngón tay nắm chặt vợt, cầu tiếp xúc vuông góc với mặt vợt.

* Động tác kết thúc: Sau khi hoàn thành động tác phát cầu, tay cầm vợt tiếp tục vung lên theo quán tính về bên trái. Sau đó nhanh chóng thu vợt về trước ngực và điều chỉnh cầm vợt thành cầm vợt thuận tay.
8. Kỹ thuật đập cầu:

8.1. Đập cầu đường thẳng thuận tay ( phối hợp bật nhảy nghiêng người )

- Động tác chuẩn bị:

Nghiêng người bên phải, lùi lại một bước rồi nhanh chóng nhảy lên.


Hình 7.1. Đập cầu đường thẳng
Sau khi nhảy lên, thân người ngửa về sau, kéo căng cơ bụng và ngực, vợt cầu đưa xuống phía dưới, tăng lớn khoảng cách vung vợt.

- Động tác vung vợt đánh cầu:

Cánh tay phải vung thẳng cổ tay gập mạnh tạo lực đâp cầu mạnh.

Lúc này mặt vợt cùng với góc tù ngang mặt bằng nhỏ hơn 900.

- Động tác kết thúc:

- Theo quán tính đưa vợt về trước ngực khi rơi xuống đất thì chân phải ở sau, chân trái ở trước, nhanh chóng trở về vị trí trung tâm.



8.2. ĐẬP CẦU ĐƯỜNG CHÉO THUẬN TAY

- Động tác chuẩn bị :

Yếu lĩnh động tác giống như vụt cầu đường thẳng thuận tay. Điểm khác nhau là sau khi bật nhảy, dùng lực quay người ra phía trước và sang trái, hỗ trợ cho cánh tay vụt cầu bay sang phía góc đối diện sân đối phương.



8.3. ĐẬP CẦU TRÁI TAY.

- Động tác chuẩn bị :

Yếu lĩnh động tác kỹ thuật cũng giống như động tác kỹ thuật đánh cầu cao trái tay. Điểm khác ở đây là cần dùng sức vung vợt mạnh trước khi đánh cầu. Thời điểm vụt cầu, góc giữa vợt và hướng đập cầu cần nhỏ hơn 900.





9. Kỹ thuật đánh cầu cao xa thuận tay:

9.1.Giai đoạn chuẩn bị: Trước tiên phải phán đoán chính xác hướng bay và điểm rơi của cầu. Ở tư thế này trọng tâm dồn vào chân phải, chân sau hơi kiễng gót, hai tay nâng lên gần ngang vai, mắt nhìn theo cầu, đồng thời cầm vợt chính xác để mặt vợt hướng về phía lưới cầu.

9
Hình 4.1. Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay
.2.Giai đoạn giơ vợt:
Giơ vợt lên hướng về sau, khiến thân người hơi cong lại hình cách cung, đồng thời thân người xoay sang trái, mặt hướng về lưới cầu. Lúc đó, khuỷu tay co lại để khung vợt giơ về phía sau người, hình thành khoảng cách lớn nhất vung vợt.

9.3. Giai đoạn vung vợt: Động tác cầm vợt phải, điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ở chính diện.

- Nhảy lên từ tư thế chuẩn bị, dùng chân phải làm trụ để nhảy lên.

- Khi đánh cầu vai nghiêng về sau, nâng cùi chỏ lên, tay đưa nhanh lên duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên, cổ tay nhanh chóng gập xuống cho điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ở vị trí cao nhất. Trong thời điểm đánh cầu chủ yếu dựa vào lòng bàn tay hướng lên trước, cổ tay nhanh chóng gập xuống cho điểm tiếp xúc ở vị trí cao nhất. Lực bột phát của cổ tay là tốc độ vung vợt sản sinh trong quá trình vung vợt. Lúc đó, cổ tay trong trạng thái gập xuống, đồng thời nắm chặt cán vợt, vận dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép với nhau để sản sinh ra lực bộc phát lớn nhất.

Điểm rơi ở trên vai, cánh tay cầm vợt hầu như duỗi thẳng, dùng mặt vợt chính diện đánh vào dưới đế cầu để cầu bay đi. Tay trái phối hợp đưa xuống bên mình giúp cho động tác xoay người.



9.4. Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh cầu, tay thuận thế hướng xuống dưới, giảm tốc độ, cuối cùng đưa về trước người, trọng tâm thân thể nhanh chóng từ trái chuyển tới trước chân phải bước lên trước, chuẩn bị cho bước sau trở về trung tâm.

10. Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay:

10.1. Giai đoạn chuẩn bị: Đầu tiên phải xác định hướng cầu và điểm rơi mà hơi nghiêng người về sau, chân phải hơi kiễng, xoay người, hướng vai về phía lưới trọng tâm chuyển về chân phải. Khi đánh cầu, tay phải đưa về trước rồi gập vào, cùi chỏ ngang vai dùng sức đánh cầu bằng mặt trái của vợt.

1
Hình 4.2. Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay
0.2. Giai đoạn giơ vợt.
Lúc này thân người quay lưng lại lưới cầu, trọng tâm cơ thể ở chân phải. Trong khi di chuyển bộ pháp, cần phải nhanh chóng chuyển từ cầm vợt thuận tay sang cầm vợt trái tay, cánh tay giơ ngang khuỷu tay cong lại, khiến cánh tay đặt ở trước ngực, vợt cầu để trước ngực trái, mặt vợt đưa lên, hoàn thành động tác giơ vợt.

10.3.Giai đoạn vung vợt đánh cầu: Cánh tay nhanh chóng đưa lên, vung chếch về phía bên phải, cổ tay nhanh chóng thu về, ngón cái giữ chặt cán vợt, tạo ra lực bột phát, dùng mặt vợt chính đáng vào dưới đế cầu, trọng tâm cơ thể từ chân phải chuyển sang chân trái đồng thời nhanh chóng chuyển mình quay về vị trí trung tâm sau khi đánh cầu.

10.4.Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh cầu, trọng tâm cơ thể chuyển thành chính diện đối với lưới cầu, cánh tay xoáy vào trong để mặt vợt trở lại vị trí bình thường, trở lại cách cầm vợt thuận tay.

11. + Điều 7.1. Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ có sắp xếp cách khác, thi đấu một ván 21 điểm; (hoặc thi đấu ba ván 15 điểm cho các nội dung đôi + đơn nam và ba ván 11 điểm cho nội dung đơn nữ)

+ Điều 7.2. Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó, ngoại trừ trường hợp ghi ở điều 7.4 và 7.5

+ Điều 7.3. Bên thắng một pha cầu sẽ ghi một điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ.

+ Điều 7.4. Nếu tỷ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó.

+ Điều 7.5. Nếu tỷ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 trước sẽ thắng ván đó.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRUNG TÂM GDTC – QP

BỘ MÔN GDTC

-----------o0o----------



LÝ THUYẾT CẦU LÔNG NÂNG CAO

HỌC PHẦN IV
1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN MÔN CẦU LÔNG

1.1. Nguồn gốc của môn cầu lông.

Cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi dân gian của một số dân tộc vùng Nam Á và Đông Nam Á vào khoảng cách đây 2000 năm.

T
Hình: 1.1 Nguồn gốc của môn cầu lông
heo các tài liệu của Trung Quốc thì môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Trò chơi này được phổ biến rộng rãi ở vùng poona và có tiền thân giống như môn cầu lông ngày nay. Khi chơi trò này người ta dùng bảng gỗ đánh vào một quả bóng được dệt bằng sợi nhung, ở trên có gắn lông vũ hai người đánh qua đánh lại cho nhau.

V
Hình: 1.2 Nguồn gốc của môn cầu lông


ào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc và thay đổi dần cách chơi. Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một sĩ quan quân đội đã phổ biến trò chơi này cho giới quí tộc của vùng. Do tính hẫp dẫn của trò chơi nên chẳng bao lâu nó được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Badminton từ đó trở thành tên gọi tiếng Anh của môn cầu lông.

1.2. Sự phát triển môn cầu lông trên thế giới.

Do sự phát triển nhanh chóng của môn cầu lông nên đến năm 1874 ở nước Anh, người ta đã biên soạn ra những luật thi đấu đầu tiên của môn cầu lông, đến năm 1877, những luật thi đấu đầu tiên mới được hoàn thiện và ra mắt người chơi, năm 1893 Hội cầu lông nước Anh được thành lập. Đây là tổ chức xã hội đầu tiên của môn thể thao này trên thế giới được thành lập để quản lý và tổ chức phong trào. Năm 1899, hội này đã tiến hành tổ chức Giải cầu lông toàn nước Anh lần thứ nhất và sau đó cứ mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho tới nay.

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, môn cầu lông đã được phổ biến rộng rãi ra ngoài nước Anh. Bắt đầu từ những nước từ những trong khối liên hiệp Anh rồi sang Pháp và một số nước châu Âu khác. Đầu thế kỷ XX, cầu lông được lan truyền đến các nước châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương và cuối cùng là châu Phi. Trước tình hình đó ngày 5/7/1934 Liên đoàn cầu lông thế giới được thành lập viết tắt tiếng Anh là (IBF) International Badmin – ton Federation, trụ sở tại Luân Đôn. Năm 1939, IBF đã thông qua luật thi đấu cầu lông quốc tế mà tất cả các nước hôị viên đều phải tuân theo.

Từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ XX môn cầu lông được phát triển mạnh ở các nước châu Âu và châu Mĩ như Anh, Đan Mạch, Mỹ, Canađa,vv…Song vào những năm cuối của thập kỷ 40 trở lại đây ưu thế lại nghiêng về các nước châu Á. Trong các giải thi đấu lớn dần dần VĐV các nước châu Á đã giành được thứ hạng cao. Bắt nguồn từ Malaixia đến Inđônêxia, Trung Quốc, Thái Lan và gần đây là Hàn Quốc.

Năm 1988 tại Olympic Seoul (Hàn quốc), cầu lông được đưa vào chương trình biểu diễn của đại hội. Đến năm 1992 tại Bacxêlona, cầu lông được đưa vào môn thi đấu chính thức của Đại hội thể thao Olympic, Đại hội lớn nhất hành tinh của chúng ta.

1.3. Một số giải thi đấu cầu lông của thế giới.

Cho đến nay Liên đoàn cầu lông thế giới vẫn thường xuyên tổ chức theo định kỳ một số giải thi đấu quốc tế lớn như sau.



1.3.1.Cup Thomas.

C
Hình: 1.3. Cup Thomas.


úp Thomas tức là Giải Vô địch Cầu lông đồng đội nam của thế giới. Cup Thomas do Chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn Cầu lông – Công tước Thomas hiến tặng năm 1939. Cúp cao 71cm, làm bằng bạc, giá trị lúc đương thời khoảng 3000 bảng Anh. Do cuộc trở ngại của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, đến mãi năm 1948 mới tiến hành cuộc thi đấu lần thứ nhất.

Cúp này trước đây được qui định 3 năm tổ chức 1 lần, hiện nay đổi lại 2 năm tổ chức 1 lần và tổ chức vào giữa 2 năm. Nội dung gồm đánh đơn 3 trận và đánh đôi 2 trận.



1.3.2. Cup Uber.

Cup Uber là do một nữ VĐV cầu lông ưu tú của nước Anh tên là Uber tặng, cúp này bắt đầu tổ chức thi đấu từ năm 1956. Phương pháp thi đấu cơ bản giống thi đấu Cup Thomas.



1.3.3. Giải cầu lông vô địch thế giới.

L
Hình 1.4. Cup Uber.


à một giải đánh đơn của môn cầu lông Thế giới. Tổng cộng có 5 giải: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ hỗn hợp. Giải được bắt đầu từ năm 1977 và cứ 3 năm tổ chức 1 lần.

Từ năm 1983 trở đi được đổi thành 2 năm tổ chức 1 lần và được tiến hành vào các năm lẻ.

Đây là một giải mới: VĐV được mời là những người có thành tích xuất sắc trong năm, đồng thời do Liên đoàn cầu lông thế giới mời đích danh.

1
1.5. Cup Xudiman.
.3.4. Cup Xudiman.

Cúp Xudiman là cuộc thi đấu cầu lông đồng đội hỗn hợp của thế giới được bắt đầu từ năm 1980. Cứ hai năm tiến hành 1 lần vào các năm lẻ. Thi đấu gồm 5 nội dung: Đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ hỗn hợp



1.4. Sự phát triển cầu lông ở Việt Nam.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, cầu lông được du nhập vào Việt Nam theo hai con đường. Thực dân hoá và Việt kiều về nước, sự xuất hiện của cầu lông ở Việt Nam được xác định là muộn hơn các môn thể thao khác. Mãi tới năm 1960 mới xuất hiện vài câu lạc bộ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn. Đến năm 1961 Hà Nội đã tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn Bách Thảo Hà Nội, song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn thấp. Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không được nhân rộng mà còn bị tạm thời bị lắng xuống.

Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới thật sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, An Giang, Bắc Ninh, Lai Châu.

Để lãnh đạo phong trào phát triển đúng hướng, UB TDTT nay đã thành lập Bộ môn cầu lông, vào năm 1977. Trường đại học TDTT cũng chính thức được thành lập bộ môn này (1977) và đưa môn học cầu lông vào chương trình đào tạo chính qui tại trường để cung cấp cán bộ GV, HLV, trọng tài cho toàn quốc.

Năm 1980 Giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam theo đà phát triển theo hướng phong trào sâu rộng và nâng cao thành tích thể thao. Từ đó cứ một năm một lần được tổ chức luân phiên tại các địa phương trên toàn quốc. Ngoài giải vô địch toàn quốc. UB TDTTcòn tổ chức nhiều giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc, giải người cao tuổi, giải Học sinh các trường phổ thông, giải Sinh viên toàn quốc, được đưa vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng.




Hình: 1.6. Logo Liên Đoàn cầu lông

Hình: 1.7.

Hình: 1.8

Ngày 14 tháng 8 năm 1990 Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập để phối hợp với bộ môn cầu lông của UB TDTT lãnh đạo môn thể thao này theo hướng chiến lược phát triển phong trào và thành tích thể thao đỉnh cao, phấn đấu trong những năm tới vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

* Tên viết tắc của liên đoàn Cầu lông Việt Nam (VBF)

Năm 1993 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn cầu lông châu Á (ABC).

Năm 1994 Liên đoàn cầu lông Việt Nam trở thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới (IBF). Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới.

Trong những năm gần đây được sự lãnh đạo của UB TDTT. Liên đoàn Cầu lông Việt Nam đã cử các cây vợt xuất sắc nhất đại diện cho Việt Nam tham dự Sea Games 17 ( Malaixia), Sea Games18 (Thái Lan), Sea Games 19 (Inđônêsia)… Tuy tại các kỳ Sea Games chúng ta chưa giành được một huy chương nào, song các VĐV trẻ nước ta trong một vài năm gần đây có sự tiến bộ rõ rệt.



Каталог: Upload -> FileUpload
Upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
FileUpload -> CHƯƠng I giới thiệu môn nhảy xa sơ LƯỢc lịch sử phát triển môn nhảy xa I. SƠ LƯỢc lịch sử phát triển môn nhảy xa
FileUpload -> Phụ lục I mẫu chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
FileUpload -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileUpload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trung tâm gdtc & qp
FileUpload -> TRƯỜng đẠi học duy tân trung tâm gdtc-qp bộ môn: gdtc lý thuyết bóng đÁ HỌc phần III
FileUpload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo danh mụC ĐỀ TÀi kh&cn cấp bộ ĐƯa ra tuyển chọn thực hiện năM 2013
FileUpload -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 44/2011/tt-bgdđt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 346.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương