TRƯỜng đẠi học công nghiệp thành phố HỒ chí minh khoa công nghệ HÓa họC


CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU



tải về 272.54 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích272.54 Kb.
#32150
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU

    1. Giới thiệu về Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu [7]

      1. Giới thiệu sơ lược về Viện


  • Tên cơ quan: Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu

  • Địa chỉ: 171-175 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

  • Điện thọai : 08 38297336

  • Email: ioop@ioop.org.vn

  • Website: www.ioop.org.vn

Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu là cơ quan khoa học công nghệ trực thuộc Bộ Công Thương. Viện có chức năng nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh về ngành công nghiệp chế biến dầu và cây có dầu theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho sản xuất. Viện đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh... góp phần không nhỏ vào sự phát triển cho ngành dầu thực vật và ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua.
      1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện

        1. Chức năng


Nghiên cứu đề xuất xây dựng chiến lược, huy hoạch phát triển dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẫm. Tổ chức triển khai các đề tài, dự án, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Nghiên cứu, ứng dụng, triển khai sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm và các giống cây có dầu, tinh dầu, các nguyên liệu để chế biến dầu và dầu thực vât, bảo tồn nguồn gen cây nguyên liệu dầu thực vật và tinh dầu.

Phân tích đánh giá chất lượng các loại dầu béo, tinh dầu, hương liệu, tổ chức các loại hình hoạt động tư vấn, xây dựng tiêu chuẩn, xử lý môi trường, liên doanh, liên kết khai thác tiềm năng các cơ sở vật chất, trang thiết bị, đất đai, trạm trại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

        1. Nhiệm vụ


Nghiên cứu các quy trình công nghệ mới, cải tiến các quy trình công nghệ hiện có nhằm phát triển sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, tổ chức sản xuất thực nghiệm các quy trình công nghệ đã nghiên cứu đạt chất lượng tốt để chuyển giao cho sản xuất và giới thiệu ra thị trường.

Nghiên cứu phát triển các giống cây có dầu mới có năng suất cao, khảo nghiệm các giống cây có dầu, bảo tồn các nguồn gen cây có dầu, cây tinh dầu. Nâng cao năng suất, chất lượng các nguồn nguyên liệu dầu thực vật, tinh dầu và tư vấn chuyển giao công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nguyên liệu cho các đối tượng có nhu cầu.

Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh và tư vấn bao gồm: phân tích, đánh giá chất lượng các loại nguyên liệu cũng như sản phẩm dầu béo, tinh dầu, hương liệu, phục vụ cho nhập khẩu và xuất khẩu và tổ chức thực hiện các dịch vụ, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để khai thác thế mạnh của Viện, tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ này cho Viện.

Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, trang thiết bị nghiên cứu hiện có, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

Tổ chức liên doanh rộng rãi với các đơn vị sản xuất trong nước và ngoài nước để sản xuất và kinh doanh các loại cây có dầu, cây tinh dầu, tiến tới thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế.

Liên kết với các tổ chức khoa học và kinh tế ở nước ngoài để thực hiện các chương trình nghiên cứu, trao đổi kỹ thuật, sản xuất các giống cây có dầu có năng suất và chất lượng cao, các sản phẩm dầu béo, tinh dầu, hương liệu. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm thực phẩm và công nghiệp trong ngành dầu thực vật.


      1. Phương hướng phát triển

        1. Phương hướng tổng quát


Nghiên cứu phát triển sản xuất nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến dầu thực vật, các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật hữu hiệu, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh các nghiên cứu thử nghiệm chế biến dầu thực vật, đa dạng hóa các sản phẩm từ dầu và tinh dầu, các sản phẩm có giá trị cao từ những nghiên cứu hóa béo.

Các bộ môn nông sinh học của Viện đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và phát triển cây có dầu sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu. Đặc biệt là việc sản xuất các giống lai có năng suất cao, thích nghi với các điều kiện của môi trường, cung cấp cho thị trường theo hướng ngày một cao hơn về nhu cầu, đồng thời mở rộng các cây có dầu mới có triển vọng.

Các bộ môn chế biến công nghệ đã đạt được các thành tựu trong nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm từ cây có dầu và sản phẩm phụ của chúng. Tiếp tục đưa nhanh các kết quả nghiên cứu trên ra thị trường, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu. Sắp tới sẽ đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất ở các địa phương nhằm mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm ngành dầu thực vật.

        1. Định hướng cụ thể


Xây dựng và tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện tốt nhiệm vụ của giai đoạn mới, Viện lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển lực lượng cán bộ nghiên cứu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Viện sẽ có chủ trương thu hút cán bộ KHCN giỏi, thực hiện đào tạo, đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao đội ngũ hiện có.

Đổi mới và hiện đại hóa thiết bị nghiên cứu. Nhờ sự quan tâm của Bộ Công nghiệp cũng như các Bộ, Ngành có liên quan, thông qua các dự án nghiên cứu phát triển, các dự án sản xuất thử và dự án nâng cấp, tăng cường năng lực nghiên cứu hàng năm, các trang thiết bị nghiên cứu của Viện đã và tiếp tục được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu.

Chỉ khi các nghiên cứu của Viện được thử nghiệm trong sản xuất và được sản xuất chấp nhận, thì hiệu quả của công tác nghiên cứu KHCN của Viện mới được khẳng định. Vì thế, trong nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu dầu thực vật Viện luôn gắn với các địa bàn sản xuất và ngày càng mở rộng xứng đáng là Viện nghiên cứu khoa học quốc gia.


  • Hợp tác với các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở NN & PTNT và Sở Công nghiệp các tỉnh, thông qua ngân sách hoạt động khoa học hoặc ngân sách khuyến công, khuyến nông.

  • Tổ chức các vùng thử nghiệm trong dân, kết hợp lâu dài với các nông dân giỏi để làm nguyên liệu dầu thực vật.

  • Liên kết với các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân trong sản xuất các sản phẩm từ dầu hoặc các sản phẩm phụ cây có dầu để gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng nguồn thu cho người sản xuất.

Tăng cường hợp tác trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Viện đẩy mạnh hợp tác với các Viện và cơ quan nghiên cứu khoa học, các phòng thí nghiệm phân tích khác cũng như các công ty, nhà máy có chủ trương đầu tư vùng nguyên liệu cây có dầu để phát triển diện tích, năng suất và sản lượng nguyên liệu dầu thực vật, tăng cường nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ dầu thực vật và cây có dầu, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm dầu thực vật.

Trong giai đoạn sắp tới Viện cũng sẽ tăng cường công tác hợp tác quốc tế. Bên cạnh các hợp tác đã có, xây dựng thêm mối quan hệ với các nước ASEAN, với các nước Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Mỹ La Tinh như Mexicô, Cu Ba, ... Vừa thiết kế hợp tác song phương, vừa thuyết phục các tổ chức quốc tế tài trợ kinh phí ở dạng dự án, nghiên cứu thử nghiệm, nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ KHCN cũng như từng bước nâng cao vị thế của Viện trong khu vực và trên quốc tế


      1. Các giai đoạn phát triển của Viện


Ngày 17/7/1980 trung tâm nghiên cứu dầu và cây có dầu được thành lập gồm hai bộ môn: nông sinh học và hóa chế biến phân tích, trực thuộc Viện khoa học Việt Nam. Tháng 09/1981 trung tâm được chuyển về Bộ Công nghiệp Thực phẩm, do liên hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam quản lý.

Tháng 02/1987 Bộ Công nghiệp Thực phẩm chuyển trung tâm thành một viện nghiên cứu chuyên đề với tên gọi “ Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu. Tới tháng 07/1989, theo quyết định của bộ chủ quản lúc đó là Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm thì Viện có tên mới là “Viện nghiên cứu Dầu thực vật Tinh dầu Hương liệu Mỹ phẩm”.

Tháng 01/1992 Viện được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ. Trong năm đó, cùng với sự sắp xếp tổ chức lại ngành dầu thực vật Việt Nam, Bộ Công nghiệp nhẹ đã có những định hướng phát triển mạnh mẽ đối với Viện, nhằm làm cho Viện có điều kiện đảm nhận những nhiệm vụ to lớn hơn. Từ năm 2003, Viện chính thức trở thành Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Sau 32 năm họat động, đến nay Viện đã có 04 bộ môn nghiên cứu: nông sinh học và công nghệ chế biến gồm bộ môn Cây có Dầu ngắn ngày, bộ môn Cây có Dầu dài ngày, bộ môn Công nghệ Sinh học, bộ môn Công nghệ Dầu béo và Phân tích. Viện có 01 phòng thí nghiệm phân tích tổng hợp, 01 phòng thí nghiệm công nghệ nuôi cấy mô và phôi. Ngoài ra Viện còn có 03 trung tâm trực thuộc làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm và áp dụng các kết quả nghiên cứu của Viện là:

  • Trung tâm Dừa Đồng Gò với diện tích 60 ha đặt tại tỉnh Bến Tre chuyên lai tạo các giống dừa mới, xây dựng mô hình thâm canh, nuôi trồng xen trong vườn dừa, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm gia tăng giá trị của cây dừa.

  • Trung tâm sản xuất Giống Trảng Bàng với diện tích 100 ha đất, đặt tại tỉnh Tây Ninh làm nhiệm vụ sản xuất thực nghiệm các giống cây dầu ngắn ngày, trung tâm tư vấn, đầu tư chuyển giao công nghệ.

  • Trạm thực nghiệm Bình Thạnh.



Hình 1. 1. Sơ đồ tổ chức Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu
      1. Thành tựu của Viện


Thông qua hàng loạt các công trình nghiên cứu, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu đã gặt hái được những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ thúc đẩy sự phát triển dầu thực vật ở nước ta. Mới đây, Viện đã cho ra mắt ta tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và bảng 1.1 là những thành tựu tiêu biểu

Bảng 1. 1. Các thành tựu khoa học của Viện gần đây

Stt

Tên đề tài

Người thực hiện

1

Nghiên cứu tạo giống lạc mới bằng phương pháp lai hữu tính

Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Ngô Thị Lam Giang

2

So sánh phẩm chất và năng suất 4 giống vừng vụ xuân hè 2011

Nguyễn Thị Hoài Trâm, Hồ Thị My

3

Kết quả phát triển giống dừa chất lượng cao 2009-2010

Nguyễn Thị Bích Hồng và cộng sự

4

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dừa sáp tạo ra từ phương pháp nuôi cấy phôi tại trung tâm sản xuất giống Trảng Bàng

Nguyễn Đăng Phú, Phạm Mạnh Hoàng, Lại Văn Sấm, Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

Nghiên cứu và xây dựng quy trình sản xuất Isopropyl Palmitate từ Isopropanol và Palmstearin

Bùi Thanh Bình, Võ Bửu Lợi

6

Nghiên cứu liều lượng lưu huỳnh thích hợp cho cây cải dầu ở tỉnh Lâm Đồng

Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Đăng Chinh

7

Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây dầu cọ tại miền nam Việt Nam

Lưu Quốc Thắng và cộng sự

8

Nghiên cứu khả năng sử dụng chế phẩm bã dừa lên men trong chăn nuôi

Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phan Văn Sỹ

9

Sản xuất thử giống dừa lai PB121, JVA1, JVA2

Nguyễn Thị Bích Hồng, Nguyễn Thị Thủy

    1. Каталог: file -> downloadfile5
      file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
      file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
      file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
      file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
      downloadfile5 -> Đề tài báo cáo Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng và 1 số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị bán hàng tại công ty A. D. A
      downloadfile5 -> English 12 – Vocabulary + Grammar review cách nhận biết từ loại
      downloadfile5 -> Tự học lập trình cơ sở dữ liệu với Visual Basic 5 trong 21 ngày ấn phẩm 2

      tải về 272.54 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương