Trường Đại Học Cần Thơ Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đbscl lý LỊch khoa học a. Thông tin chung



tải về 64.49 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích64.49 Kb.
#17967
Trường Đại Học Cần Thơ

Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL

***

LÝ LỊCH KHOA HỌC
A. Thông tin chung
1. Họ và tên: Võ Thị Thanh Lộc Nam/Nữ: Nữ

2. Ngày, tháng năm sinh: 20-05-1963

3. Quê quán: Xã Đạo Thạnh, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

4. Địa chỉ thường trú : 9/97 đường 30/4, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ

5. Điện thọai: 0710.3840.599 - (0919059745)

E.mail: thanhloc2010@gmail.com hoặc thanhloc2001@hotmail.com


B. Trình độ Đào tạo
1. Trình độ chuyên môn

Học vị: Tiến sĩ

Năm nhận bằng: 2006

Chuyên ngành đào tạo: Quản Trị Kinh Doanh

Học hàm: Phó Giáo Sư (2009)

Quá trình và nơi đào tạo (từ bậc đại học trở lên):




Bậc học

Chuyên ngành

Nơi đào tạo

1. Đại Học: 10/1980 – 10/1984

Kinh tế Nông Nghiệp

Đại Học Cần Thơ

2. Thạc sĩ: 4/1994 - 4/1996

Quản trị kinh doanh

Viện Công Nghệ Châu Á – Thái Lan

3. Tiến sĩ: 10/2001- 6/2006

Quản trị kinh doanh

Đại Học Groningen – Hà Lan


2. Quá trình công tác


Thời gian

Nơi làm việc

Nhiệm vụ

8/1984 - 2/1994

Khoa Kinh Tế – QTKD, ĐH.

Cần Thơ


Giảng viên và phụ trách hợp tác quốc tế Khoa Kinh Tế

3/1994 - 4/1995

Chương trình SAV, Đại học Bách Khoa, Tp. Hồ Chí Minh

Học về Quản trị Kinh doanh

5/1995 - 4/1996

Viện Công Nghệ Châu Á, Thái Lan

Học Cao Học về QTKD

5/1996 - 9/2001

Khoa Kinh Tế – QTKD, ĐH.

Cần Thơ


Phó Bộ Môn Kinh Tế, phụ trách hợp tác quốc tế Khoa Kinh Tế.

10/2001 - 6/2006

Khoa Kinh Tế – QTKD, ĐH.

Cần Thơ và Trường Đại Học Groningen, Hà Lan



Học Tiến sĩ về Quản trị KD,

Phụ trách HTQT



7/2006 – 15/8/2006

Khoa Kinh Tế – QTKD, ĐH.

Cần Thơ


Phó Bộ Môn Kinh Tế, phụ trách hợp tác quốc tế.

8/2006 – nay

Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL, ĐH. Cần Thơ

Phó giám đốc Trung Tâm Tư Vấn Phát Triển thuộc Viện


3. Các khóa học chuyên môn khác đã hoàn thành:


Lĩnh vực

Năm

Nơi đào tạo

Quản trị kinh doanh

1995

Thành phố Hồ Chí Minh

Thu thập và phân tích dữ liệu

1990

Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế, Phi-lip-pin

Quản trị kinh doanh và Marketing

1990

Trường ĐHọc Georgetown, Mỹ

Kinh tế

1993

Văn phòng chính phủ

Mô hình logic cho hoạch định các chương trình nghiên cứu nông nghiệp

1993

Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc tế,

Phi-lip-pin



Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

1996

Tổ chức NUFFIC, Hà Lan

Đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế

1997

Viện Adam Smith, Vương Quốc Anh

Kinh tế thị trường và thương mại quốc tế ở Việt Nam

1998

Đại Học Delaware, Mỹ

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

1998

Tổ chức VNRP, Hà Lan

Nghiên cứu Marketing ứng dụng

1999

Đại Học RUCA, Bỉ

Quản trị chất lượng

2001-2006

Đại Học Groningen, Hà Lan

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm

2007

Chương trình GTZ- Đức


3. Thâm niên giảng dạy

3.1 Giảng dạy đại học và cao học

  • Giảng dạy đại học và cao học các ngành Kinh Tế và hướng dẫn tốt nghiệp sinh viên các ngành kinh tế. Từ năm 2006 đến nay giảng dạy thêm ngành Phát Triển Nông Thôn. Ngoài ra, còn tham gia giảng dạy các lớp bằng hai về kinh tế và hướng dẫn luận văn tốt nghiệp.

  • Môn giảng chính cho các ngành trên là “Thống kê ứng dụng và dự báo”, “Nghiên cứu Marketing”, “Quản lý chuỗi cung ứng và Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm”, “Phân tích thống kê kinh tế”.và “Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu”.


C. Kinh nghiệm hợp tác, nghiên cứu và tư vấn
1. Kinh nghiệm hợp tác quốc tế (HTQT)

  • Có trên 20 năm kiêm nhiệm làm điều phối cho các chương trình HTQT lớn có kinh phí từ 1-2 triệu USD như chương trình MHO (Hà Lan) kéo dài 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 4 năm, chương trình VLIR (Bỉ) trong 10 năm chia làm 2 giai đoạn. Đây là các chương trình hợp tác đa lĩnh vực bao gồm đào tạo, nghiên cứu khoa học và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.


2. Tên lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:

  • Nghiên cứu thị trường sản phẩm: trên 15 năm

  • Tổng hợp, phân tích dữ liệu: trên 20 năm

  • Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp: trên 10 năm

  • Chiến lược phát triển cộng đồng: 5 năm

  • Phân tích kênh thị trường, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm: 5 năm

  • Phân tích tài chính: 7 năm

  • Quản lý chất lượng nông sản: 5 năm



2. Các đề tài dự án chủ trì, tham gia trong từ năm 2000-2010:


  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Market information system in Soc Trang” funded by CDEEP project, (2000-2003).

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Seafood supply chain quality management in the MD (2001-2005) funded by Nuffic organization, the Netherlands.

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Quality management models in seafood companies in the Mekong Delta” (2003) funded by Nuffic organization, the Netherlands.

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Finance and Credit systems in An Giang” funded by Vam Nao North project from Australia, (2005-2006).

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Quality management implementation framework in shrimp supply chain in the Mekong Delta” funded by Nuffic organization, the Netherlands (2006).

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Transboundary challenges for fisheries policy in the Mekong Delta, Vietnam: implications for economic growth and food security” funded by SUMERNET program (2007).

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Research on Value chain analysis of Ca Tra in An Giang province” funded by IDRC project (2008).

  • Trong nước: Chủ trì nghiên cứu về “Phân tích chuỗi giá trị bò tỉnh Trà Vinh”, Kinh phí thuộc chương trình GTZ tỉnh Trà Vinh (2008).

  • Trong nước: Chủ trì nghiên cứu về “Phân tích chuỗi giá trị tôm đồng bằng sông Cửu Long và so sánh với Thái Lan”, đề tài cấp trường Đại Học Cần Thơ (2008).

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Value chains for sustainable Mekong fisheries: the case of Pangasius hypopthalmus and Henicorhynchus/Labiobarbus spp. in Vietnam and Cambodia” funded by SUMERNET program (2008).

  • Trong nước: Tham gia nghiên cứu đề tài cấp thành phố Cần Thơ về “Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, tp. Cần Thơ”. Trong đề tài này, chủ trì chuyên đề về “Phát triển du lịch, dịch vụ và công nghệ thông tin” ở Xã Nhơn Nghĩa, Huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (2008).

  • Trong nước: Chủ trì nghiên cứu về “Phân tích chuỗi giá trị tơ xơ dừa ở đồng bằng sông Cửu Long”, đề tài cấp Bộ (2009).

  • Trong nước: Tham gia nghiên cứu “Qui họach du lịch – dịch vụ Huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long”, đề tài Qui họach huyện (2010)

  • Quốc tế: Chủ trì nghiên cứu về “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo cùng đồng bằng sông Cửu Long”, chương trình World Bank (2010).


D. Công trình Khoa học đã công bố và hoạt động khoa học khác
1. Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố

(1) Võ Thị Thanh Lộc, “Các nhân tố quyết định đến việc vay và sử dụng vốn vay của phụ nữ Cần Thơ”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, Đại Học Cần Thơ năm 1999, trang 6-13.

(2) Võ Thị Thanh Lộc, “Tác động của AFTA đến nền kinh tế Việt Nam”. Centre for ASEAN Studies, No.35, 15 trang, 2001 (Tiếng Anh).

(3) Võ Thị Thanh Lộc, “Phân tích qui mô đất nông hộ liên quan đến việc vay vốn, trả nợ vay và nợ quá hạn ở ĐBSCL”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, Đại Học Cần Thơ năm 1999, trang 36-38.

(4) Võ Thị Thanh Lộc, “Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam: Vấn đề và giải pháp”. Centre for ASEAN Studies, No.43, 25 trang, 2003 (Tiếng Anh).

(5) Võ Thị Thanh Lộc, “Nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng tôm thuộc các công ty xuất khẩu thủy sản ĐBSCL, Việt Nam”, bài báo cáo và đăng trong proceedings tại hội nghị quốc tế lần thứ 7 về chuỗi cung ứng và mạng lưới sản phẩm nông nghiệp tại Hà Lan từ 31/5-2/6, 2006, trang 70 (Tiếng Anh).

(6) Võ Thị Thanh Lộc, Phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông Nghiệp &PTNT, số 134 tháng 5/2009, trang 3-8.

(7) Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Ngọc Châu, Gạo Việt Nam nhìn từ chuỗi giá trị lúa gạo tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại Cần Thơ. Tạp Chí NN và PTNT số 132 tháng 3/2009, trang 3-5.

(8) Võ Thị Thanh Lộc, Simon Bush và Lê Xuân Sinh, “Những thách thức về chính sách phát triển thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam: Các vấn đề có liên quan đến an toàn lương thực và tăng trưởng kinh tế”. Bài báo đăng tải bởi Mạng Lưới Nghiên Cứu Mekong Bền Vững (SUMERNET) 2007, trang 99-142 (Tiếng Anh).


  1. Võ Thị Thanh Lộc, “Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long như thế nào”. Tạp chí Quản lý Kinh tế, Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế TW, Bộ Kế Họach và Đầu Tư, Số 26, tháng 5+ 6/2009, trang 32-42.

(10) Võ Thị Thanh Lộc, “Sinh kế và lợi ích của người trồng lúa trong chuỗi giá trị lúa – gạo ĐBSCL như thế nào …”. Bản tin Nông Nghiệp và Nông Thôn Vĩnh Long số 88, số ra tháng 1/2009, trang 12-13.

(11) Võ Thị Thanh Lộc, Simon Bush và Lê Xuân Sinh, “Đánh giá các chuỗi giá trị thủy sản vùng Mekong phục vụ phát triển bền vững: Sản phẩm cá tra của Việt Nam và Cam-Pu-Chia”, Tạp chí Quản lý kinh tế Việt Nam, Viện Quản Lý kinh tế TW, V4 (1), 2009, p. 57-68. (Tiếng Anh)

(12) Võ Thị Thanh Lộc, “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách về du lịch sinh thái vùng ĐBSCL”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Tổng Cục Du Lịch 2010, trang 250.

(13) Võ Thị Thanh Lộc, Simon Bush, Lê Xuân Sinh và Nguyễn Tri Khiêm, “High and low value fish chains in the Mekong Delta: challenges for livelihoods and governance”. Journal of Environment, Development and Sustainability-US: Volume 12, Issue 6 (2010), Page 889.

(14) Võ Thị Thanh Lộc, “Shrimp value chain analyisin the Mekong Delta, Vietnam and qualitative comparison to Thailand - Phần 1”. Journal of Economic Management Review, V5.No.1, 2010, p. 76-81.

(15) Võ Thị Thanh Lộc, “Shrimp value chain analyisin the Mekong Delta, Vietnam and qualitative comparison to Thailand - Phần 2”. Journal of Economic Management Review, V5.No.2, 2010, p. 58-67.


2. Số công trình được áp dụng trong thực tiển


STT

Tên công trình

Qui mô và địa chỉ áp dụng

Năm áp dụng

1

Sách: Nghiên cứu Marketing ứng dụng trong kinh doanh

Học Viên, sinh viên và công ty

Từ năm 2000

2

Sách: Thống kê ứng dụng và dự báo trong Kinh Tế Và Kinh doanh

Học Viên và sinh viên

Từ năm 1998

3

Sách: Quản trị chất lượng sản phẩm thủy sản (tiếng Anh)

Cơ quan nghiên cứu và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các công ty xuất khẩu thủy sản

Từ năm 2006

4

Giáo trình điện tử: Phân tích dữ liệu đơn biến và đa biến

Trong nước và Quốc tế

Từ năm 2004

5

Sách: Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu

Sinh viên, học viên và các ngành có liên quan

Từ năm 2010

6


Sách chuyên khảo: Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm

Sinh viên, học viên, công ty và các ngành có liên quan

Từ năm 2010


3. Thành tựu họat động khoa học và công nghệ khác

  • Tư vấn về tài chính, chuỗi giá trị sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thống kê, quản lý doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu

  • Tham gia xét duyệt và nghiệm thu đề tài nghiên cứu

  • Giảng dạy cao học về Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu

  • Viết nhiều dự án quốc tế có giá trị lớn và hiệu quả cao


4. Báo cáo các công trình đã nghiên cứu ở hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước
Trong 3 năm (2007-2009), có 10 báo cáo kết quả nghiên cứu cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh tại các hội thảo trong và quốc tế về các vấn đề đang được quan tâm như chuỗi giá trị sản phẩm và phát triển bền vững thủy sản và lúa gạo vùng ĐBSCL, trong đó các báo cáo chủ yếu là về cá tra và tôm. Đặc biệt kết quả nghiên cứu về “Phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL” đã được hơn 14 tổ chức báo, đài trong cả nước quan tâm và công bố trên các kênh thông tin đại chúng cả nước. Cụ thể các công trình nghiên cứu được báo cáo tại các hội nghị như sau:


  1. Báo cáo bằng tiếng Anh về “Chuỗi giá trị tôm” tại hội thảo quốc tế về “hệ thống phát triển bền vững từ sản xuất đến tiêu dùng” ở Chiang Mai, Thái Lan từ 24-26/1/2007 (Linking knowledge and action for sustainable production and consumption systems 24-26 January 2007, Chiang Mai, Thailand).

  2. Báo cáo bằng tiếng Việt “Phân tích chuỗi giá trị tôm ĐBSCL” tại hội nghị khoa học công nghệ nữ các trường Đại Học tại Đại Học Nông Lâm tp. HCM ngày 12/3/2009.

  3. Báo cáo bằng tiếng Anh “Phân tích chuỗi giá trị tôm ĐBSCL và so sánh với Thái Lan” ngày 14/4/2009 tại Đại Học Kinh Tế, tp. Hồ Chí Minh do tổ chức SEARCA Phi-lip-pin tổ chức.

  4. Báo cáo bằng tiếng Anh tại hội thảo quốc tế lần thứ bảy về “Quản lý mạng lưới và chuỗi giá trị nông nghiệp” tại Hà Lan từ 31/5-2/6/2006. (7th International Conference on Management in AgriFood Chains and Networks in the Netherlands, May 31-Jun 2, 2006).

  5. Báo cáo bằng tiếng Anh về “phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL” tại Hội thảo quốc tế về nuôi cá da trơn lần thứ nhất do Đại Học Cần Thơ tổ chức ngày 5-7/12/2008 (1th International Conference on International symposium on Catfish aquaculture in Asia in Cantho- Vietnam, Dec.5-7, 2008)

  6. Báo cáo bằng tiếng Việt về “phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL” tại Hội thảo “Phát triển các mô hình liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến tiêu thụ cá tra” do Cục Kinh tế hợp tác & PT nông thôn, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổ chức tại An Giang ngày 28/11/2008.

  7. Báo cáo bằng tiếng Việt về “chương trình phát triển du lịch-dịch vụ và Công Nghệ thông tin” xã Nhơn Nghĩa, H. Phong Điền, Tp. Cần Thơ do Sở KH-CN tp. Cần Thơ tổ chức ngày 31/12/2008.

  8. Báo cáo bằng tiếng việt về “Phân tích chuỗi giá trị cá tra ĐBSCL” tại hội nghị liên kết bốn nhà và phát triển bền vững cá tra vùng ĐBSCL do UBND tỉnh An Giang tổ chức (có 8 tỉnh nuôi cá tra tham dự) ngày 7/1/2009.

  9. Báo cáo bằng tiếng việt về “Phát triển bền vững cá tra vùng ĐBSCL” do Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre tổ chức ngày 5/3/2009.

(10) Phát biểu thảo luận về các kết quả nghiên cứu về cá tra, tôm và lúa-gạo tại hội thảo “Triển vọng Nông Nghiệp Việt Nam năm 2009” do Viện Chiến lược và Chính Sách Việt Nam tổ chức tại khách sạn REX, thành phố Hồ Chí Minh ngày 24-25/3/2009.

(11) Báo cáo bằng tiếng Anh về “chuỗi giá trị lúa gạo” tại hội thảo quốc gia do tổ chức World Bank tổ chức ngày 19-20/10/2010 tại trường Đại Học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày 20/03/2011

Người viết


Võ Thị Thanh Lộc






tải về 64.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương