TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa thủy sản danh sách đỀ TÀi cao học khóa k19 (2012 – 2014) chuyên ngàNH: quản lý nguồn lợi thủy sảN



tải về 88.67 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích88.67 Kb.
#31868
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN
DANH SÁCH ĐỀ TÀI CAO HỌC KHÓA K19 (2012 – 2014)

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN



STT

Tên đề tài

Cán bộ hướng dẫn

Nội dung nghiên cứu

Nguồn kinh phí

Ghi chú



Thành phần loài cá huyện Ngọc Hiển và huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

TS. Hà Phước Hùng

  • Thành phần loài cá phân bố ở huyện Ngọc Hiển.

  • loài cá phân bố ở huyện Năm Căn.

  • So sánh đa dạng sinh học ở các thuỷ vực khác nhau.

  • Sinh học sinh trưởng và sinh sản một số loài cá có giá trị kinh tế.












Thành phần loài cá huyện Đầm Dơi và huyện U Minh tỉnh Cà Mau

TS. Hà Phước Hùng

  • Thành phần loài cá phân bố ở huyện Đầm Dơi.

  • Thành phần loài cá phân bố ở huyện U Minh

  • So sánh đa dạng sinh học ở các thuỷ vực khác nhau.

  • Sinh học sinh trưởng và sinh sản một số loài cá có giá trị kinh tế.












Thành phần loài cá tỉnh Hậu Giang

TS. Hà Phước Hùng

  • Thành Phần loài cá phân bố tỉnh Hậu Giang.

  • So sánh đa dạng sinh học giữa các vùng sinh thái (Long Mỹ-nước lợ; Phụng hiệp- nước phèn, Châu Thành-nước ngọt) trong tỉnh.

  • Sinh học sinh trưởng của một số loài cá có gia trị kinh tế.

  • Biến động quần thể quần đàn cá chốt trắng









Thành phần loài cá tỉnh Vĩnh Long

TS. Hà Phước Hùng

  • Thành phần loài cá phân bố tỉnh Vĩnh Long.

  • So sánh thành phần loài cá trên sông Tiền, sông Hậu và vùng nội đồng.

  • Sinh học sinh trưởng của một số loài cá có gia trị kinh tế.

  • Biến động quần thể quần đàn cá xát sọc trên sông Hậu









Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cua ký cư và mức độ sử dụng chúng làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ ở Cà Mau và Bạc Liêu

PGS. TS. Vũ Ngọc Út

- Khảo sát hiện trạng nguồn lợi cua ký cư ngoài tự nhiên

- Khảo sát hiện trạng sử dụng cua ký cư nuôi vỗ tôm mẹ trong các trại sản xuất giống tôm sú



CBHD & học viên






Nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus)

TS. Phạm Thanh Liêm

TS. Trần Đắc Định



  • Khảo sát sự biến đổi hình thái ống tiêu hóa của cá lau kính theo các giai đoạn phát triển.

  • Phân tích thành phần thức ăn tự nhiên của cá phân bố trong các thủy vực (sông, kênh, ao) và theo các kích cỡ khác nhau

Đề tài cấp Bộ






Nghiên cứu mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus Weber, 1991) so với các loài cá bản địa kinh tế ở An Giang và Đồng Tháp


TS. Trần Đắc Định

  • Xác định mức độ phong phú của cá lau kính so với các loài cá bản địa kinh tế ở các loại hình thủy vực khác nhau ở An Giang và Đồng Tháp

  • Xác định sự phân bố của cá lau kính và hệ số đa dạng sinh học ở các loại hình thủy vực khác nhau.

Đề tài Bộ 2013

Đã có học viên




Nghiên cứu mức độ phong phú của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus Weber, 1991) so với các loài cá bản địa kinh tế ở Cần Thơ và Hậu Giang



TS. Trần Đắc Định

  • Xác định mức độ phong phú của cá lau kính so với các loài cá bản địa kinh tế ở các loại hình thủy vực khác nhau ở Cần Thơ và Hậu Giang

  • Xác định sự phân bố của cá lau kính và hệ số đa dạng sinh học ở các loại hình thủy vực khác nhau.




Đề tài Bộ 2013

Đã có học viên




So sánh đặc điểm sinh học sinh sản của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus Weber, 1991) với một số loài cá bản địa kinh tế An Giang và Đồng Tháp



TS. Trần Đắc Định

  • Xác định một số đặc điểm sinh học của cá lau kính như tỉ lệ đực cái, sự thành thục sinh dục, hệ số thành thục, chiều dài thành thục đầu tiên, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản.

  • So sánh các đặc điểm sinh học của cá lau kính xác định được với đặc điểm sinh học của một số loài cá bản địa kinh tế trong các nghiên cứu trước đây.




Đề tài Bộ 2013

Đã có học viên




So sánh đặc điểm sinh học sinh sản của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus Weber, 1991) với một số loài cá bản địa kinh tế Cần Thơ và Hậu Giang



TS. Trần Đắc Định

  • Xác định một số đặc điểm sinh học của cá lau kính như tỉ lệ đực cái, sự thành thục sinh dục, hệ số thành thục, chiều dài thành thục đầu tiên, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản.

  • So sánh các đặc điểm sinh học của cá lau kính xác định được với đặc điểm sinh học của một số loài cá bản địa kinh tế trong các nghiên cứu trước đây.




Đề tài Bộ 2013

Đã có học viên




Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá phèn (Polynemus paradiseus) vàng trên tuyến sông Hậu

TS. Trần Đắc Định

1. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá phèn vàng qua các giai đoạn phát triển.

2.Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá phèn vàng (theo giới tinh, vùng sinh thái, phương trình Von Bertalanffy)




Đề tài Bộ 2012-2013

Đã có học viên




Đánh giá thực trạng cung cấp giống cua biển (Scylla sp) ở các tỉnh ven biển ĐBSCL


PGS.TS. Lê Xuân Sinh


- Phân tích thực trạng mua bán giống cua biển khai thác từ tự nhiên.

- Phân tích thực trạng sản xuất nhân tạo giống cua biển.

- Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống sản xuất và tiêu thụ giống cua biển cho nghề nuôi ở ĐBSCL.


CBHD& học viên

Đã có học viên




Nghiên cứu thị trường cua biển (Scylla sp) thương phẩm ở ĐBSCL

PGS.T. Lê Xuân Sinh


- Mô tả kênh phân phối cua biển thương phẩm.

- Phân tích các vấn đề liên quan tới mua bán cua biển thương phẩm.

- Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường cua biển thương phẩm ở ĐBSCL.


CBHD& học viên

Đã có học viên




Phân tích vai trò của nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ ở khu vực Đồng Tháp Mười


PGS.TS. Lê Xuân Sinh


- Đánh giá thực trạng NTTS quy mô nhỏ ở địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật-tài chính và các vấn đề về môi trường xã hội của các mô hình NTTS quy mô nhỏ được khảo sát.

- Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình NTTS quy mô nhỏ ở địa bàn nghiên cứu.


Đề tài cá tạp

Đã có học viên




Phân tích vai trò của nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ ở khu vực Tứ giác Long Xuyên


PGS.TS. Lê Xuân Sinh


- Đánh giá thực trạng NTTS quy mô nhỏ ở địa bàn nghiên cứu.

- Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật-tài chính của các mô hình NTTS quy mô nhỏ chủ yếu.

- Phân tích các vấn đề về môi trường và xã hội của các mô hình NTTS quy mô nhỏ được khảo sát.

- Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình NTTS quy mô nhỏ ở địa bàn nghiên cứu.




QL&BVNLTS 19

NTTS 19


Đã có học viên





Phân tích hiệu quả sản xuất và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi tôm sú & tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng (Ninh Thuận)


PGS.TS. Lê Xuân Sinh

- Đánh giá thực trạng nuôi tôm sú & tôm thẻ chân trắng ở địa bàn nghiên cứu.

- So sánh hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm sú & tôm thẻ chân trắng.

- Phân tích nhận thức của người nuôi tôm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi tôm.

- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất và ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi tôm sú & tôm thẻ chân trắng.




CBHD & HV

Đã có học viên




Hình thái đá tai của họ cá đối (Mugilidae), ngư cụ khai thác và biến động quân thể cá đối đất (Chelon subviridis) ở Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

TS. Hà Phước Hùng

  • Hình thái đá tai của họ cá đối (Mugilidae)

  • Ngư cụ khai thác các loài cá thuộc họ cá đối.

  • Biến động quần thể quần đàn cá đối đất

  • Tương Quan giữa đá tai và chiều dài, trọng lượng cá.







Đã có học viên




Đánh giá tình hình phân bố, khai thác và biến động quần thể cá lưỡi trâu (Cynoglossus sp) trên sông Hậu



TS. Trần Văn Việt

PGS. TS. Vũ Ngọc Út



-Đặc điểm phân bố loài cá trên sông Hậu

- Tình hình khai thác, mùa vụ, năng suất và trữ lượng

- Biến động quần thể, kích cỡ, quần đàn theo thời gian và không gian


Đề tài đa dạng cá sông hậu

Đã có học viên




So sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chánh của mô hình tôm- lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng


TS. Trần Văn Việt

- So sánh điều kiện tự nhiên, mùa vụ, kinh tế và kỹ thuật của người nuôi tôm trong mô hình tôm lúa ở Sóc Trăng và Cà Mau.

- Xác định năng suất, vai trò của tôm tự nhiên trong mô hình tôm lúa ở 2 địa phương

- Phân tích sự khác biệt về hiệu quả của mô hình ở 2 địa phương về năng suất, mùa vụ, và các yếu tố liên quan.


Hỗ trợ từ đề tài Bayer

Đã có học viên




Đánh giá tình hình khai thác ruốc (Acetes vulgaris) ở vùng ven biển Sóc Trăng và Bạc Liêu

TS. Trần Văn Việt

- Tìm hiểu ngư cụ, mùa vụ, năng suất và ngư trường khai thác

- Phân tích sự biến động kích cỡ qua các tháng khác nhau trong năm.

- Phân tích hiệu quả tài chánh và vai trò của con ruốc ở cộng đồng ven biển


Chưa có

Đã có học viên




Đánh giá các khía cạnh kỹ thuật, tài chánh của các mô hình nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ ĐBSCL

PGS. TS. Trần Ngọc Hải

PGS. Lê Xuân Sinh



  1. Đánh giá sự phát triển của nghề nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ ĐBSCL

  2. Đánh giá các khía cạnh kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ

  3. Đánh giá hiệu quả tài chánh các mô hình nuôi tôm càng xanh

  4. Phân tích SWOT




Học viên và NCS

Đã có học viên




Nghiên cứu đặc điểm phân bố, khả năng sinh trưởng và cạnh tranh sinh thái của ốc bươu đồng (Pila polita)

PGS.TS. Ngô Thị Thu Thảo

1.Khảo sát đặc điểm phân bố của ốc bươu đồng tại các thủy vực tự nhiên.

2. Đánh giả khả năng sinh trưởng và cạnh tranh sinh thái của ốc bươu đồng (Pila polita) và ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)



Cán bộ hướng dẫn và học viên

Đã có học viên




Đánh giá nguồn lợi thủy sản trong mô hình tôm rừng ở tỉnh Cà Mau


TS. Trương Hoàng Minh

1 Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình tôm rừng ở tỉnh Cà Mau;

2 Xác định thành phần loài và sinh khối các loài thủy sản tự nhiên trong mô hình tôm rừng;

3 Đánh giá sự biến động thành phần và số lượng loài trong mô hình này theo thời gian và không gian


Hỗ trợ từ Dự án (SNV)

Đã có học viên




Khảo sát hiện trạng khai thác và tiêu thụ cá lóc đen (Chana stratus) ở tỉnh An Giang


TS. Trương Hoàng Minh

1 Xác định khu vực phân bố của cá lóc đen ở các thủy vực trên địa bàn tỉnh An Giang;

2 Xác định khu vực, mùa vụ và ngư cụ khai thác các lóc đen ở địa bàn nghiên cứu;

3 Xác định kích cỡ và sản lượng khai thác cá lóc đen;

4 Đánh giá mức độ tiêu thụ các sản phẩm làm từ cá lóc đen;



Hoc viên & CBHD

Đã có học viên




Khảo sát thành phần loài và giá trị kinh tế của các loài cá ở cảng Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang


TS. Trương Hoàng Minh

1 Xác định thành phần và số lượng loài cá khai thác được theo mùa thông qua cảng cá Tắc Cậu;

2 Xác định giá trị kinh tế của từng nhóm cá tại cảng cá;

3 Đánh giá tỷ lệ cá tạp trong khai thác theo công suất tàu khác nhau


Hoc viên và CBHD

Đã có học viên




Khảo sát thành phần loài và giá trị kinh tế của các loài thủy sản ở Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

TS. Trương Hoàng Minh

1 Xác định thành phần và số lượng loài cá khai thác được theo mùa tại các vựa cá ở đảo Phú Quốc;

2 Xác định giá trị kinh tế của từng nhóm cá tại các vựa cá;

3 Đánh giá tỷ lệ cá tạp trong khai thác theo công suất tàu khác nhau


Hoc viên và CBHD

Đã có học viên


Tổng số: 26 đề tài

Ghi chú:

  • Trường hợp học viên chưa có nhận đề tài của Thầy/Cô nào thì chọn những đề tài không có ghi chú “đã có học viên”.

  • Trường hợp học viên đã trao đổi với Thầy/Cô và được chấp nhận thì chọn đúng ngay đề tài của mình, đề tài ghi chú “đã có học viên”.

  • Thời gian nộp Phiếu đăng ký về BCS lớp vào ngày 11/03/2013 (BCS lớp tổng hợp gởi về Khoa đến ngày 15/03/2013).

  • Tên đề tài đăng ký phải đúng với tên đề tài đã công bố, trường hợp học viên có điều chỉnh tên đề tài khi nộp đề cương thì báo với Hội đồng Đề cương để Hội đồng thống nhất tên đề tài đã chỉnh sửa.

  • Dự kiến tổ chức bảo vệ Đề cương vào 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 1-15/04/2013 và Đợt 2 từ ngày 1-15/07/2013.

  • Thời gian nộp đề cương (05 quyển đề cương theo mẫu có chữ ký của CBHD) về Khoa:

+ Trước ngày 30/03/2013 nếu bảo vệ đề cương đợt 1.

+ Trước ngày 28/06/2013 nếu bảo vệ đề cương đợt 2.



  • Thời gian bảo vệ Đề cương cụ thể Khoa sẽ thông tin đến học viên qua email và trang web Khoa.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 03 năm 2013



P. Trưởng Khoa Trợ lý ĐTSĐH






tải về 88.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương