TRƯỜng đẠi học bách khoa chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ tiến sĩ ngàNH: KỸ thuật xd công trình ngầm mã ngàNH: 62 58 02 04



tải về 86.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích86.02 Kb.
#22117
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
NGÀNH: KỸ THUẬT XD CÔNG TRÌNH NGẦM

MÃ NGÀNH: 62 58 02 04
(Ban hành theo Quyết định số 3209/QĐ-ĐHBK-SĐH ngày 14 tháng 02 năm 2012

của Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM)

­

TP. HỒ CHÍ MINH năm 2013



MỤC LỤC



1.Mục tiêu đào tạo 3

2.Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 3

3.Đối tượng tuyển sinh 3

4.Thời gian đào tạo 4

5.Khung chương trình đào tạo: 4

6.Nội dung chương trình đào tạo 4

7.Đề cương môn học chi tiết 14



  1. Mục tiêu đào tạo


Đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình ngầm có trình độ chuyên môn sâu cao, có khả năng nghiên cứu và lãnh đạo nhóm nghiên cứu các lĩnh vực của chuyên ngành, có tư duy khoa học, có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khoa học chuyên ngành, có khả năng trình bày - giới thiệu các nội dung khoa học, đồng thời có khả năng đào tạo các bậc Đại học và Cao học.
  1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo


Sau khi đã kết thúc thành công chương trình đào tạo, Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình ngầm:

• Có khả năng phát hiện và trực tiếp giải quyết các vấn đề khoa học thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng Công trình ngầm.

• Có khả năng dẫn dắt, lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng Công trình ngầm.

• Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp công nghệ thuộc lĩnh vực nói trên trong thực tiễn.

• Có trình độ chuyên môn cao để có thể trình bày, giới thiệu (bằng các hình thức bài viết, báo cáo hội nghị, giảng dạy đại học và sau đại học) các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực nói trên.

  1. Đối tượng tuyển sinh


Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ là người có bằng thạc sĩ ngành phù hợp, bằng thạc sĩ ngành gần, hoặc bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành phù hợp loại khác trở lên. Quy định về ngành phù hợp và ngành gần được quy định theo quyết định số 3209/QĐ-ĐHBK-ĐTSĐH ngày 14/12/2012 của Hiệu trưởng trường ĐHBK

1.1Ngành phù hợp


Địa kỹ thuật Xây dựng, Công trình trên nền đất yếu

1.2Ngành gần


Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Xây dựng cầu – hầm;

Xây dựng đường ôtô và đường thành phố; Xây dựng cảng và công trình biển; Xây dựng công trình thủy; Địa kỹ thuật.


  1. Thời gian đào tạo


Thời gian thực hiện chương trình đào tạo (CTĐT) tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh (NCS) có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục, đối với NCS tốt nghiệp đại học có CTĐT đào tạo từ 4,5-5 năm là 4 năm tập trung liên tục, đối với NCS tốt nghiệp đại học có CTĐT 4 năm là 5 năm tập trung liên tục.
  1. Khung chương trình đào tạo:





NCS đã có bằng thạc sĩ

NCS chỉ có bằng đại học
(ngành phù hợp)

Ngành phù hợp

Ngành gần

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

Tốt nghiệp dưới 5 năm

Tốt nghiệp trên 5 năm

Học phần
bổ sung, chuyển đổi


0

6 TC

9 TC

9 + 6 TC

Theo CTĐT thạc sĩ
tương ứng

Học phần
trình độ tiến sĩ


10 TC

10 TC

10 TC

10 TC

10 TC

Chuyên đề tiến sĩ

2  2 TC

2  2 TC

2  2 TC

2  2 TC

2  2 TC

Tiểu luận tổng quan

1  2 TC

1  2 TC

1  2 TC

1  2 TC

1  2 TC

Nghiên cứu khoa học

2 bài báo

2 bài báo

2 bài báo

2 bài báo

2 bài báo

Luận án tiến sĩ

Bảo vệ cấp khoa và cấp trường

Bảo vệ cấp khoa và cấp trường

Bảo vệ cấp khoa và cấp trường

Bảo vệ cấp khoa và cấp trường

Bảo vệ cấp khoa
và cấp trường

Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ của các cơ sở đào tạo khác ngoài trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM: Ngoài các học phần bổ sung, chuyển đổi đã quy định ở trên, NCS có thể phải hoàn thành thêm các học phần bổ sung theo quy định của Khoa, trên cơ sở đối chiếu CTĐT thạc sĩ.
  1. Nội dung chương trình đào tạo

1.3Học phần bổ sung, chuyển đổi


Các học phần bổ sung, chuyển đổi là các học phần thuộc CTĐT thạc sĩ tương ứng.

1.4Học phần trình độ tiến sĩ


Mỗi học phần ở trình độ tiến sĩ có khối lượng từ 2 đến 3 TC. NCS phải hoàn thành ít nhất 10 TC các học phần thuộc trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 TC môn Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao. Điểm hoàn thành các học phần trình độ tiến sĩ là từ 7 trở lên.


  1. Phương pháp nghiên cứu khoa học nâng cao: 2 TC (15 tiết LT + 30 tiết TL)

(Môn bắt buộc)
Advanced methodology of scientific research


  1. Địa chất công trình nâng cao: 3 TC (30 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về nghiên cứu xác định đặc trưng cơ lý đất đá theo cấu tạo địa chất của khu vực; Phương pháp khảo sát và thí nghiệm đất phục vụ tính toán thiết kế, xử lý nền móng; Tính toán các kết quả thí nghiệm trong phòng và hiện trường; Phân tích và chọn lựa thông số đất nền phù hợp với ứng xử thực tế và loại công trình.
Advanced Engineering Geology

This course presents the determination of physical-mechanical properties of rock and soils according to condition of geological structure; Investigation and testing methods for foundation design and earth stabilization; Calculation of laboratory and in-situ testing results; Ground parameters’ analysis and selection in proportion to real behavior and constructions




  1. Cơ học đất nâng cao 1: 3 TC (30 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về khái niệm ứng suất biến dạng, ứng suất và biến dạng chính, các bất biến, ứng suất và chuyển vị trong khối đàn hồi; tiêu chuẩn nhượng; lý thuyết phá hủy; cơ học đất tới hạn, lộ trình ứng suất, đường tới hạn, dẻo trong đất, quan hệ ứng suất – biến dạng, các mô hình Camclay gốc và cải tiến, các thông số Camclay, thí dụ - phân tích cố kết bằng phương pháp hút chân không.
Advanced Soil Mechanics 1

This course presents stress and strain concepts, principal stresses and strains, invariants; stresses and displacements in mass as elastic body; yield criterion; theories of faillure; critical state soil mechanics, effective stress patch; critical state line, Roscoe and Hvorslev surfaces; critical state models, soil plasticity, stress – strain relationships, original and modified Cam-clay models, Cam-clay parameters and limitations, example – suction consolidation analysis.




  1. Cơ học đất nâng cao 2: 3 TC (30 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về các phần: thấm trong các loại đất nền, tính toán áp lực nước lổ rỗng trong nền trong các trường hợp chất tải khác nhau, quá trình cố kết và tính toán các loại biến dạng lún của nền đất trong các điều kiện chất tải khác nhau, ứng dụng lý thuyết cố kết thấm trong tính toán các phương pháp xử lý nền đất yếu, xác định sức chống cắt của đất rời và đất dính.
Advanced Soil Mechanics 2

This subject includes the main contents: permeability, predictions of pore pressure due to various kinds of loading, consolidation and settlement analysis for various kinds of loading, shear strength of granular soils and cohesive soils, and the application of consolidation techniques in the soft ground improvement.



  1. Kỹ thuật nền móng nâng cao: 3 TC (30 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về phân tích ổn định, biến dạng, nội lực trong các loại móng nông, tính toán sức chịu tải của cọc, năm vững các phương pháp kiểm tra chất lượng và sức chịu tải của cọc, phân tích thi công và tính toán móng giếng chìm, móng đặc biệt, phân tích nguyên nhân và sự cố công trình phần nền móng và biện pháp ngăn ngừa.
Advanced Foundation Engineering

This course presents the analysis of stability, deformation, and strength of shallow foudation, calculation of pile bearing capacity, understanding methods of quality and bearing capacity tests, design and construction of cassion foundation, special foudation, analysis of foundation damage and find its solution.




  1. Động học đất: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về lý thuyết dao động. Sóng truyền trong môi trường đàn hồi và các ứng dụng tại hiện trường. Đặc trưng chịu tải động của đất và sức chịu tải của nền. Tính lún của nền cát khô khi chịu tải động. Dao động của móng. Móng máy trên cọc. Khái niệm hóa lỏng.
Soil dynamics

Fundamentals of vibration, waves in elastic medium and field applications. Properties dynamically loaded soils and dynamic bearing capacity of shallow foundations. Calculation of settlement of dry sand layers subjected to seismic effect. Foundation vibration. Machine foundation on piles. Concept of the liquefaction.




  1. Các phương pháp khảo sát hiện trường và thí nghiệm đất trong phòng: 3 TC (30 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này giới thiệu các tiêu chuẩn ngành trong khảo sát Địa kỹ thuật, phương pháp khoan lấy mẫu, mô tả đất, thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn, xuyên tĩnh, bàn nén, cắt cánh, nén ngang. Thí nghiệm các chỉ tiêu vật lý, thí nghiệm nén cố kết, cắt trực tiếp, nén 3 trục trong phòng.
Field exploration and soil testings

This course presents the introdution of standars is geotechnical investigation, methods of soil drilling, soil description standard penetration test, cone penetration test, plate loading test, vane shear test, pressuremeter test, tests of physical properties of soil. Oeometer test, direct shear test, triaxial compression test.




  1. Tính toán các bài toán địa kỹ thuật :

2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về việc áp dụng các chương trình tính toán đã được thiết lập để mô phỏng và tính toán các bài toán Địa kỹ thuật xây dựng; so sánh kết quả tính toán bằng những chương trình máy tính với những kết quả quan trắc trong thực tế để rút ra được mức độ chính xác của lời giải; đề xuất những phương pháp giải tối ưu cho mỗi loại công trình cụ thể trong thực tế.
Computation of geotechnical problems
This course presents the computer software programs applied to model and analyse the geotechnical problems; the predicted results obtained from the analysis compared with the in-situ measurements in order to validate the accuracy of the analysis; the appropriate methods of the analysis suggested to be used for the specific constructions in the reality.



  1. Tường chắn đất: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này bao gồm các lý thuyết tính toán áp lực đất ở trạng thái cân bằng giới hạn khối trượt của Coulomb; lý thuyết tính toán áp lực đất ở trạng thái cân bằng giới hạn dẻo Mohr-Rankine; lý thuyết áp lực đất theo điều kiện chuyển vị và biến dạng của tường, lý thuyết tính toán các loại tường cọc bản, lý thuyết tính toán neo trong đất, lý thuyết tính toán tường chắn ổn định cơ học (MSE), từ đó tính toán ổn định và thiết kế các loại tường chắn bằng phương pháp giải tích và phương pháp phần tử hữu hạn.
Retaining walls
The theories of lateral earth pressures at the limit equilibrium of the Coulomb failure envelope, earth pressures at the plastic equilibrium of Mohr-Rankine; earth pressures at the state of stress-strain of the existing retaining walls, earth pressures of sheet pile walls, soil nail and anchors, earth pressures of mechanical stabilised earth walls, stability and design of retaining walls, analysis and calculation of retaining walls by analytic and finite element methods.


  1. Cơ học đá: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Phân loại đá; Tính chất cơ lý và mô hình đá; Xây dựng công trình trên đá; Ổn định mái dốc đá; Công trình ngầm trong đá.
Rock mechanics
Rock classification; physical-mechanical properties and models of rocks; construction on rock; stability of rock slope; underground of rock chamber.


  1. Đào sâu trong đất: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học trang bị cho học viên những chủ đề liên quan đến công trình đào sâu trong đất một cách ngắn gọn và nhầm mục đích cuối cùng là học viên nắm được các bước thiết kế cho công trình đào sâu trong đất. Nội dung chính của môn học gồm các phần sau: Cấu tạo các loại tường chắn đất cho công trình đào sâu, áp lực nước và các vấn đề liên quan đến nước như bơm hút nước quanh hố đào, áp lực đất của loại đất dính và đất rời, phần tử chống đỡ thành hố đào như neo trong đất và hệ thanh chống. Ứng xử của đất nền xung quanh hố đào sâu trong đất: lộ trình ứng suất, thông số nền đất phục vụ việc phân tích hố đào sâu trong đất. Phân tích ổn định bên trong, bên ngoài, cục bộ, tổng thể và các dạng phá hoại khác nhau của các hệ tường chắn. Các phương pháp phân tích và lời giải khác nhau để tìm momen, lực cắt, chuyển vị và phản ứng của hệ thống chống đỡ hố đào dưới tác dụng của áp lực đất và áp lực nước. Khảo sát sự di chuyển của đất xung quanh hố đào sâu. Cài đặt thiết bị và thu thập số liệu của chuyển vị ngang của tường chắn (inclinometer), lún của nền đất (settlement point) và công trình xung quanh hố đào. Ngoài ra các phương pháp thi công hố đào và các bước thiết kế đào sâu trong đất cũng được trình bày trong môn học này.
Deep excavation
Types of in-situ walls and construction methods, top down and bottom-up; water pressures and water related problems, dewatering; earth pressures in cohesionless and cohesive soils; soil parameters and stress paths in excavation; ground anchors, struts, nails and bolt; internal, external and global stability of retaining systems; solution of walls for shears, moments, displacements and support reactions under earth and water pressures; type of wall failures; observed wall movements and instrumentation of deep excavation projects; design routine for preparing deep excavation projects.


  1. Ổn định mái dốc: 2TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này cung cấp kiến thức về các điều kiện tự nhiên hình thành mái dốc (địa chất, thuỷ văn, …) và các nhân tố ảnh hưởng đến sự mất ổn định mái dốc. Kiến thức về các phương pháp thiết kế và thi công, bảo vệ mái dốc. Thực hành tính toán thiết kế mái dốc trên các phần mềm chuyên dụng (Plaxis, Geoslope).
Slope stability
This course presents Influence of soil properties and others on the slope stability; design, construction and maintenance of slopes; application of software program to analyze and design the slopes.


  1. Kỹ thuật xử lý nền đất yếu: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học trình bày các phương pháp gia tải trước sử dụng các giải pháp thoát nước đứng (giếng cát, bấc thấm ...), bơm hút chân không, cọc cát.

Trong đó các lý thuyết cơ sở, bao gồm:

(1) Lời giải giải tích của Kjellman (1948), Hansbo (1981);

(2) Kỹ thuật mô phỏng phần tử hữu hạn cho các bài toán giếng cát, bấc thấm, cọc cát của Chai (2001), Indraratna (1997, 2005)

(3) Các kết quả quan trắc thực tế về áp lực nước lỗ rỗng thặng dư, kết quả chuyển vị bề mặt, đứng, ngang, cùng các hồ sơ địa chất (cùng ảnh hưởng và tầm quan trọng của các thông số địa chất lên chuyển vị, biến dạng) của hàng loạt các công trình gia tải ở Nhật Bản, Thái lan, Malaysia, Trung Quốc được trình bày.

(4) Bên cạnh đó, môn học cũng giới thiệu các phương pháp cọc đất trộn xi măng, phương pháp thi công và cách tính toán của các phương pháp này.


Soft ground improvement
The course introduces soft ground improvement techniques using sand well, sand compaction pile, PVD, and vacuum preloading. In this course:

(1) Basic analytical solutions including those of Kjellman (1948), Hansbo (1981)

(2) FEM simulation techniques of Chai (2001), Indraratna (1997, 2005) will be presented

(3) Observated results from various construction sites of Japan, Thailand, Malaysia, China are also introduced



(4) The course also introduces soil-cement stabilization methods, in which construction methods and calculation methods are presented.


  1. Lý thuyết dẻo trong đất: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học trình bày những phát triển chính yếu của lý thuyết dẻo cho đến ngày nay và các ứng dụng của nó trong cơ học đất:

  • Đàn hồi phi tuyến và ứng dụng vào mô phỏng ứng xử đất nền.

  • Đàn hồi – dẻo thuần tuý, lý thuyết cận trên và cận dưới, ứng dụng cho bài toán móng nông và tường chắn.

  • Đàn hồi – dẻo tái bền, các mô hình có nắp và các mô hình Cam-clay.


Plastic in Soil Mechanics
This course attempts to summarise the major developments achieved to date in the field of plasticity theory and its soil mechanics applications.

  • Elastic non-linear and its applications to simulate the soil behavior

  • Elasto - perfectplastic models and lower bound – upper bound theorem, its applications for shallow foundation and retaining walls

  • Elasto – hardening plastic models, cap models and Cam-clay models




  1. Lưu biến của đất: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học trình bày các phần: các khái niệm cơ bản về lưu biến, kết cấu của đất và các liên kết cấu trúc, từ biến của đất do ứng suất pháp và từ biến của đất do ứng suất tiếp, sự thay đổi cường độ chống cắt của đất và ổn định lâu dài của các công trình.
Rheology of soils
This subject includes the main contents: concepts of the rheology, soil structure and structural bonds, creep of soils due to the normal stress and the shear stress; the change of shear strength and long – term stability of structures.


  1. Công trình ngầm: 2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày các khái niệm về các loại công trình ngầm đào kín và đào hở. Việc thiết kế công trình ngầm đòi hỏi việc khảo sát địa chất, xác định các áp lực địa tầng lên kết cấu. Từ đó, việc tính toán kết cấu công trình ngầm có thể sử dụng các sơ đồ giải tích hoặc các phương pháp phần tử hữu hạn. Quá trình thi công công trình ngầm cũng yêu cầu các thiết bị đặc thù riêng cho từng loại công trình ngầm. Hơn nữa, việc tính toán ổn định công trình ngầm, kể cả chống động đất cũng rất cần thiết…. Sinh viên có khả năng nắm bắt các vấn đề sau:

  • Các loại công trình ngầm đô thị và ngoài đô thị

  • Các phương pháp khảo sát địa chất cho công trình ngầm

  • Các phương pháp hiện đại như New Austrian Tunnel Method (NATM) và Tunnel Boring Machines (TBM)

  • Tính toán ổn định công trình ngầm bằng các phần mềm phần tử hữu hạn (FEM)


Underground structures
This course presents the concepts of opened-excavation and tunel structures. Design of underground structures required detailed and specific soil investigation, determined soil pressure. Then, calculation of underground structures can be used the analytical methodology or finite element method (FEM) Construction process of underground structures need the specific machines and equipment. Moreover, the stability of underground structures under earthquake need to be considered.. Students will be able to demonstrate understanding of the following concepts:

  • Underground structures for urban and industrial area.

  • Geotechnical investigation for underground structures

  • Modern construction methods such as New Austrian Tunnel Method (NATM) and Tunnel Boring Machines (TBM)

  • Analysis the stability of underground structures by using FEM.




  1. Phân tích phần tử hữu hạn trong địa kỹ thuật xây dựng:

2 TC (15 tiết LT + 15 tiết BT + 15 tiết TL)

(Môn tổ chức chung)
Môn học này trình bày về các phần sau:

  • Các phân tích về địa kỹ thuật

  • Lý thuyết phần tử hữu hạn cho vật liệu tuyến tính

  • Các vấn đề cần quan tâm trong địa kỹ thuật

  • Ứng xử thật của đất

  • Các mô hình đàn hồi

  • ứng xử đàn dẻo của đất

  • Các mô hình đàn hồi-dẻo

  • Lý thuyết phần tử hữu hạn cho vật liệu phi tuyến

  • Thấm và cố kết


Finite element analysis in geotechnical engineering


  • Geotechnical analysis

  • Finite element theory for linear materials

  • Geotechnical considerations

  • Real soil behaviour

  • Elastic constitutive models

  • Elasto-plastic behaviour

  • Simple elasto-plastic constitutive models

  • Finite element theory for nonlinear materials

  • Seepage and consolidation



1.5Chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan


  1. Chuyên đề tiến sĩ

Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Nội dung của chuyên đề tiến sĩ là một phần nội dung nghiên cứu theo hướng đề tài luận án hoặc nghiên cứu riêng của NCS có liên quan đến đề tài luận án. NCS cần trình bày cụ thể về tình hình nghiên cứu, phương tiện và phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu, các ý kiến thảo luận, kết luận và đề xuất. NCS phải hoàn thành Chuyên đề tiến sĩ 1Chuyên đề tiến sĩ 2, mỗi chuyên đề có khối lượng 2 tín chỉ.
Các định hướng cho chuyên đề tiến sĩ

  • Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp nền móng cho các loại công trình.

  • Các phương pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam.

  • Nghiên cứu ổn định hố đào sâu cho các loại công trình.

  • Nghiên cứu và ứng dụng các loại móng cọc cho nhà cao tầng.

  • Nghiên cứu tính ổn định biến dạng và biến dạng của nền đất dưới công trình khi đất bị nhiễm mặn, rửa mặn do thay đổi mực nước biển.

  • Các phương pháp khảo sát và ứng dụng các thông số trong tính toán nền móng.

  • Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp chống sạt lở bờ kè sông, biển.

  • Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp xử lý nền đường dẫn vào cầu và khắc phục hiện tượng lún lệch.

  • Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tính toán ổn định công trình đắp, mái dốc trên nền đất yếu.

  • Thí nghiệm, nghiên cứu thiết lập tương quan các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá và ứng dụng để tính toán nền móng.

  • Nghiên cứu sự lún sụt nền đất khi khai thác và bơm hút mực nước ngầm.

  • Nghiên cứu ứng xử của các loại đấ bazan, đất châu thổ và đất cát miền duyên hải Việt Nam do các tải trọng và tác động.

  • Nghiên cứu các loại ứng xử đặc biệt của các loại đất: lún sụt, co ngót, từ biến, tan rã,….




  1. Tiểu luận tổng quan

Tiểu luận tổng quan là một đề cương chi tiết cho luận án tiến sĩ, bao gồm việc giới thiệu tổng quan, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án của các tác giả trong và ngoài nước trong những năm gần đây, trình bày rõ tên đề tài LATS, các yêu cầu cụ thể mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết, các phương pháp thực hiện, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án đã đạt được, và dự kiến kết quả sẽ đạt được. NCS phải hoàn thành một Tiểu luận tổng quan, có khối lượng 2 tín chỉ.

1.6Nghiên cứu khoa học


Nghiên cứu khoa học (NCKH) là giai đoạn chính, mang tính bắt buộc trong quá trình NCS thực hiện LATS. Đây là giai đoạn mà NCS có thể đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới, hình thành các cơ sở quan trọng nhất để viết nên LATS. Trên cơ sở tính chất của lĩnh vực NC thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học kỹ thụât – công nghệ, các Khoa quản CN, các BM và CBHD có các yêu cầu cụ thể đối với việc NCKH của NCS:

  • Đánh giá hiện trạng tri thức, hiện trạng giải pháp công nghệ liên quan đến đề tài luận án.

  • Yêu cầu điều tra, thực nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết.

  • Yêu cầu suy luận khoa học hoặc thiết kế giải pháp, gắn liền với thí nghiệm.

  • Phân tích, đánh giá các kết quả thu được từ quá trình suy luận khoa học hay thí nghiệm.

1.7Luận án tiến sĩ


LATS phải là một công trình NCKH sáng tạo của chính NCS, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu, giải quyết sáng tạo các vấn đề của ngành khoa học hay thực tiễn kinh tế - xã hội.
Các quy định chi tiết về chương trình đào tạo tiến sĩ được trình bày trong Quy định về tổ chức và quản lý đào tạo tiến sĩ.
  1. Đề cương môn học chi tiết





Каталог: Resources -> public -> root -> files
Resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
Resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
Resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
files -> TRƯỜng đẠi học bách khoa chưƠng trình đÀo tạo tiến sĩ chuyên ngành bảN ĐỒ, viễn thám và HỆ thông tin đỊa lý
root -> COÄng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa vieät nam tröÔØng ñAÏi hoïc baùch khoa ñoäc laäp – Töï do – Haïnh phuùc
files -> TRƯỜng đẠi học bách khoa chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ thạc sĩ ngàNH: Bản đồ Viễn Thám gis mã ngàNH: 60 44 02 14
files -> TRƯỜng đẠi học bách khoa chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ thạc sĩ ngàNH: KỸ thuật trắC ĐỊA – BẢN ĐỒ Mà ngàNH: 60520503

tải về 86.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương