TRƯỜng đẠi học bạc liêU


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN



tải về 2.36 Mb.
trang5/10
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích2.36 Mb.
#37870
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Thực tập hóa học đại cương; Mã số môn học: TN020

  2. Số tín chỉ: 1 TC (Lý thuyết: 0 tiết, Thực hành: 30 tiết)

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tổ Hóa – Sinh, Khoa Sư Phạm, Đại Học Bạc Liêu

  4. Phân bổ thời gian: 30 giờ thực hành.

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: cung cấp những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học Hóa đại cương. Sinh viên những kỹ năng làm việc cơ bản trong phòng thí nghiệm, bước đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm về lý thuyết các quá trình hoá học.

  6. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên nắm vững kiến thức lý thuyết học phần Hóa học đại cương.

  7. Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức: Giúp sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức cơ bản đã được học qua môn học Hóa đại cương.

- Về kỹ năng: Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng làm việc cơ bản trong phòng thí nghiệm, bước đầu hình thành kỹ năng thực nghiệm về lý thuyết các quá trình hoá học.

- Về thái độ: Bước đầu có tác phong làm việc cẩn thận, khoa học, chính xác. Xây dựng được phong cách tự học, tự nghiên cứu khoa học.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

8.1 Phần lý thuyết

8.2 Phần thực hành

Bài 1: Xác định khối lượng nguyên tử bằng phương pháp nghiệm đông 5 tiết

- Về kiến thức: Sinh viên cần nắm vững kiến thức về áp suất hơi bão hoà, sự giảm áp suất hơi bão hoà, sự tăng nhiệt độ sôi và sự giảm nhiệt độ đông của dung dịch chứa chất tan không điện ly, không bay hơi so với dung môi nguyên chất, các định luật Raoult 1 và 2.

- Kỹ năng: Sinh viên nắm được nguyên tắc của phương pháp xác định phân tử lượng của chất tan bằng phương pháp nghiệm đông, vận dụng thành thạo cách tính toán trong thực hành.

Bài 2: Phép chuẩn độ axit – bazơ 5 tiết

- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên hiểu và nắm vững những kiến thức cơ bản như sau:

+ Yêu cầu của phản ứng chuẩn độ axit – bazơ.

+ Cách pha dung dịch tiêu chuẩn.

+ Cách tính kết quả phân tích.

+ Đường chuẩn độ, ứng dụng của đường chuẩn độ.

+ Chỉ thị: Khoảng đổi màu của chỉ thị và nguyên tắc chọn chỉ thị.



- Kỹ năng: Sinh viên nắm được nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ axit – bazơ, vận dụng thành thạo cách tính toán trong thực hành.

Bài 3: Xác định nhiệt hòa tan của muối natri tetraborat 5 tiết

- Về kiến thức: Sinh viên cần nắm vững kiến thức về nhiệt hòa tan của một chất, các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt hòa tan.

- Kỹ năng: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xác định nhiệt hòa tan của các muối bằng thực nghiệm.

Bài 4: Tốc độ phản ứng – cân bằng hóa học 5 tiết

- Về kiến thức: Sinh viên nắm vững kiến thức về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, và nắm vững kiến thức về trạng thái cân bằng hoá học, hằng số cân bằng, các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng, nguyên lý chuyển dịch cân bằng của Le Chatelier.

- Kỹ năng: Sinh viên nắm được các nguyên tắc để để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học như nồng độ, áp suất, nhiệt độ và các kỹ năng để xác định ảnh hưởng của các yếu tố như nồng độ, nhiệt độ, xúc tác đến tốc độ phản ứng và vận dụng thành thạo cách tính toán trong thực hành.

Bài 5: Xác định bậc phản ứng 5 tiết

- Về kiến thức: Sinh viên nắm vững kiến thức về tốc độ phản ứng, phương trình động học của phản ứng, bậc phản ứng, phương pháp xác định bậc phản ứng.

- Kỹ năng: Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng để xác định bậc của một phản ứng bằng thực nghiệm.

Bài 6: Phản ứng oxy hóa – khử 5 tiết

- Về kiến thức:Sinh viên nắm vững kiến thức về phản ứng oxy hoá - khử, thế oxy hoá - khử, chiều của phản ứng oxy hoá - khử.

- Kỹ năng: Sinh viên được rèn luyện các kỹ năng để thực hiện một số phản ứng oxy hoá - khử, phân biệt các loại phản ứng oxy hoá - khử, xác định chiều xảy ra của phản ứng oxy hoá - khử.

  1. Tài liệu tham khảo

- Mai Viết Sanh (1996), Thực hành Hóa Đại cương, Đại Học Cần Thơ.

- Nguyễn Thị Kim Chung, Nguyễn Nam Phong (1992), Bài Tập Hóa Đại cương, Đại học Bách Khoa TPHCM.

- Trần Thị Tường Vân(2009), Thực hành Hóa Đại Cương, Đại học Kỹ thuật Công nghệ.

- Võ Duy Thanh (1995), Thực hành Hóa Đại cương, Đại học Tổng Hợp TPHCM.



  1. Trang thiết bị dạy học: máy chiếu, tivi, phòng thí nghiệm hóa.

  2. Yêu cầu về giảng viên: (trình độ, năng lực, kinh nghiệm…)

- Trình độ: Đại học, cao đẳng chuyên ngành hóa.

- Năng lực: giảng viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy thực hành.

- Kinh nghiệm: đã từng nghiên cứu hoặc tìm hiểu rõ về hóa học.

  1. Phương pháp dạy và học:

- Thái độ tham gia thực hành, thao tác thực hành, hoàn thành bài phúc trình.

- Đọc kỹ phần lý thuyết của bài thực hành. Đọc kỹ các thao tác trong khi làm bài thực hành.



  1. Phương pháp đánh giá học phần

- Có mặt ở phòng thí nghiệm ít nhất là 5/6 buổi thực hành.

- Viết đầy đủ các bài tường trình theo yêu cầu của giảng viên.

- Điểm trung bình học phần = Điểm trung bình cộng các bài thực hành.

- Các điểm bài thực hành đều làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Thang điểm 10.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


  1. Tên học phần: Tin học không chuyên ; Mã số môn học: TN033

  2. Số tín chỉ: 2 TC (Lý thuyết: 20 tiết, Thực hành: 20 tiết)

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường Đại học Bạc Liêu

  4. Phân bổ thời gian: 20 giờ lý thuyết trên lớp; thực hành 20 tiết.

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về hệ điều hành, các thành phần cơ bản của máy tính, khả năng soạn thảo văn bản và tổng hợp tính toán thống kê số liệu với chương trình bảng tính. Từ đó sinh viên vận dụng phục vụ học tập, làm văn phòng và áp dụng vào hoạt động thực tiễn.

  6. Điều kiện tiên quyết: không

  7. Mục tiêu của môn học: Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về hệ điều hành, các thành phần cơ bản của máy tính, khả năng soạn thảo văn bản và tổng hợp tính toán thống kê số liệu với chương trình bảng tính. Từ đó sinh viên vận dụng phục vụ học tập, làm văn phòng và áp dụng vào hoạt động thực tiễn.

  8. Nội dung chi tiết học phần:

7.1 Phần lý thuyết

Phần I: Hệ Điều hành và sử dụng tiếng việt trong Windows (1 tiết)

1. Các thành phần cơ bản và mô hình



  1. Khái niệm hệ điều hành và các thao tác cơ bản

  2. Các thiết lập định dạng hệ thống

  3. Bộ gõ tiếng việt, sự phù hợp giữa font và bảng mã

Phần II: Soạn thảo văn bản với Microsoft Word (7 tiết)

Chương 1 Giới thiệu Microsoft Word

1.1 Giới thiệu chung, phong cách trình bày văn bản

1.2 Các thành phần cơ bản trên màn hình Word

Chương 2 Các thao tác cơ bản

2.1 Nhập và hiệu chỉnh văn bản

2.2 Thao tác trên tập tinh

2.3 Trình bày màn hình – trang in

2.4 Khối văn bản và các lệnh xử lý khối

Chương 3 Định dạng văn bản

3.1 Định dạng ký tự và đoạn văn

3.2 Chuyển đổi loại chữ

3.3 Tạo ký tự Drop Cap

3.4 Kẻ đường viền và tô nền cho đoạn văn bản

3.5 Định dạng nền văn bản

3.6 Đánh dấu (Bullets) và đánh số thứ tự (Numbering) cho đoạn văn

3.7 Văn bản dạng cột (Columns)

3.8 Sử dụng các loại định dạng Tab

Chương 4 Thao tác trên các đối tượng hình

4.1 Hình ảnh (Picture)

4.2 Hộp văn bản (Text Box)

4.3 Chèn chữ nghệ thuật (Wordart)

4.4 Autoshapes và tạo hình vẽ theo mẫu

Chương 5 Lập bảng – Table

5.1 Giới thiệu và cách tạo bảng

5.2 Các thao tác trên bảng

Chương 6 Các chức năng khác

6.1 Tập tin mẫu (Templates)

6.2 Định nghĩa kiểu định dạng văn bản (Style)

6.3 Trộn thư (Mail merge)

6.4 Kiểm tra chính tả và văn phạm (Autotext, Auto Correct...)

Chương 7 Định dạng và in ấn trong Word

7.1 Đánh số trang (Page number)

7.2 Thêm tiêu đề (Header) và hạ mục (Footer)

7.3 Xem lướt và in tài liệu

Phần III: Xử lý bảng tính với Microsoft Excel (6 tiết)

Chương 8 Giới thiệu Microsoft Excel

8.1 Các khái niệm cơ bản

8.2 Cấu trúc của một Workbook

8.3 Cách nhập dữ liệu và thao tác định dạng

8.4 Các kiểu dữ liệu và thao tác định dạng

8.5 Các loại địa chỉ và các thông báo lỗi thường gặp

Chương 9 Các thao tác cơ bản

9.1 Xử lý trên dùng

9.2 Thao tác trên cột và hàng

9.3 Định dạng cách hiển thị dữ liệu

9.4 Thao tác trên tập tin

Chương 10 Một số hàm trong Excel

10.1 Cú pháp chung và cách sử dụng

10.2 Các hàm thồng dụng

10.3 Trích lọc dữ liệu

10.4 Sắp xếp dữ liệu

Chương 11 Tạo biểu đồ trong Excel

11.1 Các loại biểu đồ

11.2 Các thành phần của biểu đồ

11.3 Các bước dựng biểu đồ

Chương 12 Định dạng và in ấn trong Excel

12.1 Định dạng trang in (Page setup)

12.2 Xem trước kết quả in (Print preview)

12.3 Thực hiện in (Print)

Phần IV: Ôn tập và kiểm tra (1 tiết)

8.2 Phần thực hành

Buổi thực hành 1 (5 tiết)

Thi hành ứng dụng và thao tác trên cửa sổ (Windows); Thao tác trên màn hình (Desktop); Sử dụng đồng hồ hệ thống (Clock) trên thanh Taskbar); Xem/thay đổi các qui ước hiển thị về Date, Time, Number, Currency của hệ thống; Dùng Windows Explorer để quản lý thư mục (Folder) và tập tin (File); Sử dụng chức năng tìm kiếm tập tin và thư mục (Start/Search/For Fliles or Floders); Sử dụng chương trình hỗ trợ tiếng việt Vietkey, Unikey; Gọi ứng dụng Microsoft Word và gõ các đoạn văn bản.

Các bài tập thực hành tập trung đáp ứng các yêu cầu sau: Định lề trang in; Cách gõ văn bản có dấu; Chèn ký hiệu đặc biệt, thao tác cắt, dán, chép; Các chức năng nhập văn bản tự động (Auto Text và AutoCorrect), tìm kiếm và thay thế văn bản (Replace); Định dạng ký tự (Font, Size, Style,…); Định dạng đoạn (Paragraph); Các thao tác trên tập tin (mở, lưu, đóng).

Buổi thực hành 2 (5 tiết)

Định dạng đoạn (Paragraph), tạo ký tự Drop Cap, kẻ đường viền và tô nền cho đoạn văn bản (Borders and Shading); Tạo mục đánh dấu và số thứ tự (Bullets and Numbering); Định dạng văn bản theo dạng cột (Columns).

Cài đặt các điểm dừng Tab (Tab Stop); Sử dụng thanh công cụ vẽ (Drawing toolbar), cách tạo chữ nghệ thuật (WordArt), chèn hình ảnh (Insert/Picture/…), công thức toán học.

Các bài tập về tạo và định dạng bảng (Table).

Sử dụng chức năng Mail Merge.

Buổi thực hành 3 (5 tiết)

- Khởi động chương trình Microsoft Excel.

- Làm quen với bảng tính, các thanh công cụ và các Menu .

- Tạo mới một bảng tính; chèn, xóa, đặt tên cho Worksheet.

- Các thao tác chèn, xóa một dòng hay một cột vào bảng tính.

- Nhập dữ liệu cho bảng tính và định dạng dữ liệu.

- Lưu bảng tính.

Buổi thực hành 4 (5 tiết)

Sử dụng các hàm:

- Hàm điều kiện: If

- Hàm luận lý: And, Or, toán tử &.

- Hàm thống kê: Min, Max, Count, Counta, Countif, Average, Lagre, Small, Sum, Sumif, Rank.

Buổi thực hành 5 (5 tiết)

Sử dụng các hàm:

- Hàm điều kiện: If

- Hàm xử lý chuỗi: Left, Right, Mid, Upper, Lower, Proper, Trim, Find, Len, Value, Text.

- Các hàm toán học: Int, Mod.

- Sắp xếp dữ liệu cho bảng tính

- Các hàm ngày tháng

- Hàm tham chiếu: Hlookup, Vlookup

- Trích lọc dữ liệu tự động.

- Vẽ biểu đồ, đồ thị



  1. Tài liệu tham khảo

- Đỗ Thanh Liên Ngân, Hồ Văn Tú (2005), Giáo trình Tin học căn bản, Đại Học Cần Thơ.

- Ngô Đức Lưu, Huỳnh Huy Tuấn (2006), Tài Liệu Chứng chỉ A Tin học, Đại Học Bạc Liêu.



  1. Trang thiết bị dạy học:

- Bài giảng thực hành tin học, phòng máy tín thực hành tin học.

  1. Yêu cầu về giảng viên: (trình độ, năng lực, kinh nghiệm…)

- Trình độ: kỹ sư hoặc thạc sĩ chuyên ngành tin học

- Năng lực và kinh nghiệm: có chứng chỉ sư phạm, giảng viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy lý thuyết và thực hành.

  1. Phương pháp dạy và học:

- Phương pháp dạy: lấy người học làm trọng tâm, trước nhất truyền đạt kiến thức hàn lâm cho sinh viên, lấy ví dụ minh họa phong phú, gợi mở cho sinh viên tình huống để sinh viên tìm tòi học hỏi.

- Người học: phải chú ý bài giảng, xem kiến thức trước khi lên lớp nhằm xây dựng bài. Nắm vững những kiến thức cơ bản, giải quyết những tình hướng đặt ra. Tìm các tài liệu tham khảo đọc nâng cao kiến thức. Thực hành phải siêng năng, chăm chỉ.

  1. Phương pháp đánh giá học phần

- Kiểm tra giữa học kỳ 1 lần và làm bài phúc trình của phần thực hành 1 lần. Phần này có tỷ trọng điểm 1/3.

- Thi cuối học phần: Tỷ trọng điểm 2/3.



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Xác suất thống kê; Mã số môn học: TN010

  2. Số tín chỉ: 2 TC

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tổ Toán Lý - Khoa Sư Phạm - Trường Đại học Bạc Liêu.

  4. Phân bổ thời gian: 30 tiết lý thuyết.

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần Học phần chia làm 2 phần với 6 chương

Phần 1 gồm 2 chương

+ Xác suất

+ Đại lượng ngẫu nhiên – Quy luật phân phối xác suất thông dụng

Phần 2 gồm 4 chương

+ Cơ sở lý thuyết mẫu

+ Ước lượng tham số

+ Kiểm định giả thuyết thống kê

+ Phân tích tương quan hồi quy



  1. Điều kiện tiên quyết: không

  2. Mục tiêu của môn học: Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê.

  3. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1 Lý thuyết xác suất (5 tiết)

    1. Ôn tập tổ hợp xác suất

    2. Phép thử và biến cố

    3. Định nghĩa xác suất

    4. Công thức tính xác suất

Chương 2 Đại lượng ngẫu nhiên và một số phương pháp thông dụng (5 tiết)

2.1 Đại lượng ngẫu nhiên

2.2 Các quy luật phân phối của đại lượng ngẫu nhiên

2.3 Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên

2.4 Một số quy luật phân phối xác suất thông dụng

Chương 3 Tổng thể và mẫu (5 tiết)

3.1 Khái niệm về phương pháp mẫu

3.2 Tổng thể nghiên cứu

3.3 Mẫu ngẫu nhiên

3.4 Thống kê

Chương 4 Ước lượng tham số của đại lượng ngẫu nhiên (5 tiết)

4.1 Phương pháp ước lượng điểm

4.2 Phương pháp ước lượng khoảng tin cậy

Chương 5 Kiểm định giả thuyết thống kê (5 tiết)

5.1 Khái niệm chung

5.2 Kiểm định tham số

Chương 6 Phân tích tương quan và hồi quy (5 tiết)

6.1 Đặt vấn đề

6.2 Phân tích tương quan

6.3 Phân tích hồi quy



  1. Tài liệu tham khảo

- Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ (2008), Giáo trình thống kê sinh học. NXB Giáo Dục.

- Lê Khánh Luân, Nguyễn Thanh Sơn (2008), Lý thuyết xác suất và thống kê toán. NXB Thống Kê.

- Phạm Trí Cao, Lê Khánh Luân, Nguyễn Thanh Sơn (2008), Bài tập xác suất thống kê. NXB Thống kê TP Hồ Chí Minh.

- Phạm Văn Cao, Trần Thái Minh (2008), Giáo trình xác suât thống kê. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

- Phạm Văn Kiều (2008), Giáo trình xác suất và thống kê. NXB Giáo Dục.


  1. Trang thiết bị dạy học: Máy chiếu, laptop,….

  2. Yêu cầu về giáo viên: (trình độ, năng lực, kinh nghiệm…)

- Trình độ: Đại học, Thạc sĩ chuyên ngành toán hay giải tích

- Năng lực, kinh nghiệm: có chứng chỉ sư phạm, có kinh nghiệm trong giảng dạy.



  1. Phương pháp dạy và học:

Kết hợp dạy lý thuyết với làm bài tập trên lớp.

Sử dụng máy chiếu kết hợp phấn viết bảng.



  1. Phương pháp đánh giá học phần

- Kiểm tra giữa học kỳ 1 lần. Phần này có tỷ trọng điểm 1/3.

- Thi cuối học phần: Tỷ trọng điểm 2/3.



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Hóa phân tích đại cương; Mã số môn học: TN023

  2. Số tín chỉ: 3 TC (Lý thuyết: 30 tiết, Thực hành: 30 tiết)

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tổ Hóa – Sinh, Khoa Sư Phạm, Đại Học Bạc Liêu

  4. Phân bổ thời gian: 30 giờ lý thuyết trên lớp; 30 tiết thực hành phòng thí nghiệm

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Định hướng cho sinh viên hiểu đúng kiến thức đại cương về hóa phân tích, thực hành thao tác đúng đối với phương pháp phân tích trọng lượng, phương pháp phân tích thể tích. Hiều đúng về axit và bazơ, phức chất, cân bằng oxy hóa - khử. Hiểu và thực hành đối với các phản ứng kết tủa.

  1. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã học học phần Hoá học đại cương

  2. Mục tiêu của môn học:

- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về hóa phân tích, các phương pháp phân tích hóa học.

- Về kỹ năng: Tạo cho sinh viên có một phương pháp luận đúng đắn trong tư duy học tập và chuẩn bị nghiên cứu sau này. Biết vận dụng những kiến thức cơ bản về hóa phân tích vào việc giải quyết các bài toán cụ thể trong lĩnh vực chuẩn độ dung dịch hóa học.

- Về thái độ:

+ Có ý thức tự giác trong học tập và nghiên cứu khoa học.

+ Tinh thần hợp tác khi làm việc theo nhóm.

+ Chuyên cần, chăm chỉ, sáng tạo trong học tập.



  1. Nội dung chi tiết học phần:

    1. Phần lý thuyết

Chương 1: Đại cương về hóa phân tích 3 tiết

  1. Nội dung và yêu cầu của hóa phân tích

  2. Phân loại các phương pháp phân tích

  3. Một số khái niệm thường dùng trong hóa phân tích

  4. Một số định luật hóa học cơ bản

  5. Phương pháp tính toán cân bằng ion

Chương 2: Phương pháp phân tích trọng lượng 2 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Phân loại

  3. Các giai đoạn của phương pháp kết tủa

Chương 3: Phương pháp phân tích thể tích 5 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Các khái niệm cơ bản

  3. Các cách chuẩn độ

  4. Cách tính kết quả

  5. Cách điều chỉnh dung dịch chuẩn

Chương 4: Axit và bazơ 5 tiết

  1. Thuyết Bronsed

  2. pH của dung dịch axit và bazơ

  3. pH của dung dịch muối

  4. pH của dung dịch đệm

Chương 5: Phức chất 5 tiết

  1. Khái niệm về phức chất

  2. Hằng số bền và không bền của phức chất

  3. Nồng độ cân bằng trong dung dịch của phức chất

  4. Ảnh hưởng của pH và chất tạo phức phụ

Chương 6: Cân bằng oxy hóa - khử 5 tiết

  1. Khái niệm về phản ứng oxy hóa - khử

  2. Cách cân bằng phương trình oxy hóa - khử

  3. Thế oxy hóa - khử

  4. Thế cân bằng của phản ứng oxy hóa - khử

Chương 7: Phản ứng kết tủa 5 tiết

  1. Định nghĩa

  2. Tích số tan và độ tan

  3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan

  4. Sự kết tủa đồng thời

  5. Hòa tan kết tủa

    1. Phần thực hành

Bài 1: Chuẩn độ axit – bazơ 10 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Chất chỉ thị axit – bazơ

  3. Chuẩn độ axit mạnh bằng bazơ mạnh và ngược lại

  4. Ứng dụng

Bài 2: Chuẩn độ phức chất (chuẩn độ complexon) 10 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Các complexon

  3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuẩn độ

  4. Phương pháp chuẩn độ complexon

  5. Đường cong chuẩn độ

  6. Ứng dụng

Bài 3: Chuẩn độ oxy hóa - khử 5 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Phân loại

  3. Chất chỉ thị

  4. Phương pháp chuẩn độ oxy hóa - khử

  5. Ứng dụng

Bài 4: Chuẩn độ kết tủa 5 tiết

  1. Nguyên tắc

  2. Phương pháp chuẩn độ bạc

  3. Phương pháp xác định điểm cuối

  1. Tài liệu tham khảo

  • Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hóa học phân tích, NXB KH & KT.

  • Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh (1980), Cơ sở lý thuyết hóa học phân tích. NXB ĐH & THCN.

  • Nguyễn Tinh Dung (1981), Hóa học phân tích, NXB ĐH & THCN.

  1. Trang thiết bị dạy học: máy chiếu, tivi, loa, phòng thí nghiệm hóa ….

  2. Yêu cầu về giảng viên: (trình độ, năng lực, kinh nghiệm…)

- Trình độ: Đại học, cao đẳng chuyên ngành hóa.

- Năng lực: giảng viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy lý thuyết.

- Kinh nghiệm: đã từng nghiên cứu hoặc tìm hiểu rõ về hóa học.

  1. Phương pháp dạy và học:

- Phương pháp dạy: Dạy trên lớp bằng giáo án điện tử, sinh viên tự nghiên cứu những nội dung giảng viên giao và thảo luận nhóm, làm bài tập để đóng góp xây dựng bài hoc.

- Người học: Đọc kỹ giáo trình và tự nghiên cứu ở nhà, làm đủ các bài tập ở nhà do giảng viên giao, lên lớp nghe giảng đầy đủ, tham gia thảo luận và làm bài tập. Thái độ tham gia phát biểu, thảo luận, hoàn thành các bài tập cá nhân, bài tập nhóm..

  1. Phương pháp đánh giá học phần

13.1 Đánh giá bộ phận:

a) Điểm quá trình: (Ký hiệu Q)

+ Tham dự đủ số tiết quy định của học phần: a1 điểm. Trọng số: 0,2

(nghỉ quá 25% số tiết 0 điểm và bị cấm thi)

+ Thái độ tham gia phát biểu, thảo luận: a2 điểm. Trọng số: 0,2

+ Hoàn thành các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài thu hoạch đầy đủ, đúng hạn: a3 điểm. Trọng số: 0,3

+ Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học: a4 điểm. Trọng số: 0,3

b) Điểm bài kiểm tra giữa kỳ: (Ký hiệu G)

+ Số bài: 01 + Hình thức: Tự luận + Thang điểm: 10. Trọng số: 2

13.2. Điểm thi cuối kỳ: (Ký hiệu A2)

+ Hình thức: Tự luận

+ Nội dung: Lý thuyết và bài tập

+ Thang điểm: 10



13.3 Cách tính điểm:

a) Điểm đánh giá quá trình: , trong đó Q được quy tròn đến một chữ số thập phân và không quá 10 điểm.

b) Điểm đánh giá bộ phận:

c) Điểm đánh giá học phần:
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương