TRƯỜng đẠi học bạc liêU


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN



tải về 2.36 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích2.36 Mb.
#37870
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Chăn nuôi Ong; Mã số môn học: 03.1TY028

  2. Số tín chỉ: 2 TC

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y - Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại học Bạc Liêu

  4. Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 20 tiết; thực hành/bài tập/đồ án: 20 tiết

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Phần lý thuyết, sinh viên sẽ học về kỹ thuật khai thác, bảo quản và ứng dụng các sản phẩm từ ong dựa vào đặc điểm sinh học tự nhiên của chúng. Sinh viên cũng có thể nhân giống ong theo nhiều phương pháp và có thể phòng chống được một số bệnh nguy hại đến ong và xử lý các trường hợp bất thường ở ong.

Phần thực hành, sinh viên thực tập các thao tác chăm sóc ong, đánh giá chất lượng các sản phẩm ong, thực hành tạo chúa nhân tạo, khai thác mật ong nội địa, quản lý và nhân đàn mới, sinh viên sẽ nhận dạng triệu trứng bệnh bằng hình ảnh slide, thấy được kỹ thuật khai thác mật ong trong rừng tràm. Sinh viên sẽ tham quan trại ong giống ong Ý lúc khai thác mật ong.



  1. Điều kiện tiên quyêt: môn này được giảng dạy sau môn Động Vật Học.

  2. Mục tiêu của môn học

Mục tiêu của môn học này là nhằm trang bị cho sinh viên hiểu biết và có khả năng khai thác, bảo quản và ứng dụng các sản phẩm ong, đồng thời có thể tự nhân giống và phát triển đàn để phục vụ cho đời sống của họ và cũng có thể là nguồn kinh tế phụ cho gia đình hay phục vụ cho công tác khuyến nông.

8. Nội dung chi tiết học phần

8.1 Phần lý thuyết

Chương 1 Ý nghĩa và sơ lược lịch sử phát triển ngành ong (1 tiết)

1.1 Ý nghĩa ngành ong

1.2 Sơ lược lịch sử phát triển ngành ong

1.2.1 Ngành nuôi ong trên thế giới

1.2.2 Ngành nuôi ong ở Việt Nam

Chương 2 Sinh học ong mật (5 tiết)

2.1 Cấu tạo cơ thể của ong

2.1.1 Cấu tạo bên ngoài của ong

2.1.2 Cấu tạo bên trong của ong

2.2 Đặc điểm sinh học của ong mật

2.2.1 Ong mật trong hệ thống phân loại

2.2.2 Các chỉ tiêu so sánh giữa các loài ong mật

2.2.3 Xã hội loài ong theo thuyết Dzerson

2.2.4 Một số đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu ong mật

2.3 Thành phần và đặc điểm tổ chức của đàn ong mật

2.3.1 Thành phần của ong trong đàn

2.3.2 Đặc điểm tổ chức của đàn ong Mật

2.3.3 Tổ ong

2.3.4 Sinh lý và sự phát dục của tổ ong trong tổ

Chương 3 Kỹ thuật nuôi dưỡng và nhân giống ong (10 tiết)

3.1 Cơ sở dinh dưỡng của loài ong mật

3.1.1 Đặc điểm về dinh dưỡng của ong mật

3.1.2 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho ong

3.1.3 Nhu cầu thức ăn cho ong

3.2 Thức ăn trong tự nhiên của ong

3.2.1 Các thức ăn chủ yếu của ong

3.2.2 Sự tiết mật hoa ở thực vật

3.3 Thức ăn nhân tạo cho ong

3.3.1 Thức ăn thay thế mật ong

3.3.2 Thức ăn thay thế đạm

3.4 Nuôi dưỡng

3.4.1 Dụng cụ nuôi ong

3.4.2 Kỹ thuật quản lý chung

3.4.3 Quản lý ong theo mùa

3.5 Nhân giống

3.5.1 Công tác giống trong nghề nuôi ong

3.5.2 Phương pháp chọn giống trong nghề ong

3.5.3 Tạo chúa

3.5.4 Hình thành đàn mới

Chương 4 Bệnh ong (4 tiết)

4.1 Một số bệnh thường gặp ở ong

4.1.1 Bệnh thối ấu trùng Châu Âu

4.1.2 Bệnh thối ấu trùng túi

4.1.3 Bệnh ký sinh trên ong

4.1.4 Sâu phá bánh tổ

4.2 Bệnh ngộ độc ở ong

4.2.1 Nguyên nhân ong bị ngộ độc

4.2.2 Triệu trứng của ong bị ngộ độc

4.2.3 Xử lý ong bị ngộ độc

4.2.4 Đề phòng sự ngộ độc cho ong

4.3 Một số kẻ thù nguy hại cho ong

4.3.1 Kiến

4.3.2 Ong Vò Vẽ (Vespa)

4.3.3 Chuồn chuồn

4.3.4 Chim ăn ong

4.3.5 Một số loài thiên địch khác hại ong

8.2 Phần thực hành

- Bài 1 (2 tiết): Cấu tạo ong mật và tổ ong

- Bài 2 (2 tiết): Thức ăn tự nhiên và nhân tạo cho ong

- Bài 3 (2 tiết): Kỹ thuật tạo chúa và chia đàn

- Bài 4 (4 tiết): Đánh giá chất lượng sản phẩm ong

- Bài 5 (2 tiết): Phòng chống bệnh cho ong

- Bài 6 (2 tiết): Kỹ thuật chăm sóc ong

- Bài 7 (2 tiết): Kỹ thuật khai thác sản phẩm ong

- Bài 8 (4 tiết): Tham quan trại ong tư nhân


  1. Tài liệu tham khảo

- Burenin N.L và Kotova G.N (1985), Sổ tay nuôi ong, người dịch Nguyễn Phẩm Hạnh, Nxb Nông nghiệp.

- Crane Eva (1990), Bee anh beekeeping, Heinemann Newnes, Oxford London.

- Crane Eva (1991), Con ong và nghề nuôi ong cơ sở khoa học, thực tiễn và những nguồn tài nguyên thế giới, người dịch Nguyễn Thị Hằng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

- David W,R (1992), Ecology and natural history of tropical bees, Cambridge University Press.

- Johansson, T.S.K and M.P. Johansson (1978), Some important operations in bee management, International Bee Research Association, London.

- Lê Văn Quang (1996), So sánh phương pháp tạo chúa nhân tạo trên ong Apis cerana, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.

- Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2000), Bài giảng Chăn nuôi ong, Đại học Cần Thơ.

- Nguyễn Văn Niệm (1992), Một số chỉ tiêu về sinh thái của các giống ong nội địa, Thông tin Khoa học kỹ thuật Ngành Ong, tháng 2/1992.

- Nguyễn Xuân Phong (1993), Tạo chúa ong Apis cerana, Thông tin khoa học kỹ thuật Ngành Ong, Tháng 3/1993.

- Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tuấn (1994), Nuôi ong nội địa Apis cerana ở miền Nam Việt Nam và hiệu quả kinh tế. Nxb Nông nghiệp.

- Phan Ngọc Anh (1995), Theo dõi các khẩu phần thức ăn có ảnh hưởng đến hoạt động của đàn ong. Đại học Cần Thơ.

- Tạ Đình Cấu (1984), Các chất khai thác từ mật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tạ Đình Cấu (1986), Kỹ thuật nuôi và khai thác ong mật, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tống Xuân Chỉnh (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ong nội địa Apis cerana, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Tổng Hợp Hà Nội.

- Trần Đức Hà (1992), Sổ tay nuôi ong cho mọi nhà, Nxb Nông nghiệp.

- Wongsiri, S (1988), Queen production, Advanced Course in Beekeeping with Apis cerana in tropical and subtropical Asia, Malaysia.



  1. Trang thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu

  2. Yêu cầu về giáo viên

  • Trình độ: Đại học, Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y

  • Năng lực, kinh nghiệm: có chứng chỉ sư phạm, có kinh nghiệm trong giảng dạy

  1. Phương pháp dạy và học:

Lý thuyết kết hợp với thực hành, báo cáo chuyên đề và tham quan thực tế.

  1. Phương pháp đánh giá học phần

- Kiểm tra giữa kỳ, làm bài thu hoạch và báo cáo chuyên đề. Phần này có tỷ trọng điểm 1/3

- Thi kết thúc học phần: Tỷ trọng điểm 2/3.



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Quản lý dịch bệnh vật nuôi; Mã số môn học: 03.1TY031

  2. Số đơn vị học trình: 3 TC

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y - Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại học Bạc Liêu

  4. Phân bổ thời gian: Lên lớp 45 tiết

  5. Mô tả vắn tắt nội dung học phần

Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về những vấn đề căn bản để quản lý dịch bệnh thành công và chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc.

  1. Điều kiện tiên quyết

Dịch tễ học, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh ký sinh trùng.

  1. Mục tiêu của môn học

Môn học này giúp cho sinh viên hệ thống lại kiến thức chuyên môn và có tầm nhìn bao quát hơn trong việc quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc ở các phạm vi khác nhau: địa phương, vùng, quốc gia.

  1. Nội dung chi tiết học phần

Chương 1 Những nguyên lý chung 5 tiết

1.1Những vấn đề căn bản để quản lý dịch bệnh thành công

1.2 Nguyên lý căn bản của các chiến lược quản lý dịch bệnh đàn gia súc

Chương 2 Các chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn heo 20 tiết

2.1 Các dịch bệnh trên đàn heo nái và chiến lược quản lý

2.2 Các dịch bệnh trên đàn heo con theo mẹ và chiến lược quản lý

2.3 Các dịch bệnh trên đàn heo cai sữa và chiến lược quản lý

2.4 Các dịch bệnh trên đàn heo thịt và chiến lược quản lý

Chương 3 Các chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn gia cầm 10 tiết

3.1 Các dịch bệnh trên đàn gia cầm sinh sản và chiến lược quản lý

3.2 Các dịch bệnh trên đàn heo gia cầm thịt và chiến lược quản lý

Chương 4 Các chiến lược quản lý dịch bệnh trên đàn gia súc nhai lại 10 tiết

4.1 Các dịch bệnh liên quan tới chu kỳ sản xuất và chiến lược quản lý

4.2 Các dịch bệnh thường xảy ra không liên quan tới chu kỳ sản xuất và chiến lược quản lý.



  1. Tài liệu tham khảo

- Clarence M. Fraser (1986), The MERCK VETERINARY MANUAL, Printed in the U.S.A.

- Lê Văn Hùng (2002), Miễn dịch học thú y, NXB Nông nghiệp.

- Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1996), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng gia súc, gia cầm tập 1 và 2, Tủ sách trường đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Dân (2000), Giáo trình dịch tễ học, Tủ sách đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh.

- O. M. Radostits (1994), HERD HEALTH Food Animal Production Medicine.

- Phạm Sĩ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, NXB Nông Nghiệp.



10. Trang thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu

11. Yêu cầu về giáo viên

- Trình độ: Đại học, Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi, Thú Y.

- Năng lực, kinh nghiệm: có chứng chỉ sư phạm, có kinh nghiệm trong giảng dạy.

12. Phương pháp dạy và học

Dựa vào giáo trình được cung cấp, người học tự đọc giáo trình trước khi lên lớp, giảng viên hướng dẫn nội dung chủ yếu của môn học trên lớp và giải đáp những thắc mắc của người học. Người học sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ để báo cáo seminar.



13. Phương pháp đánh giá học phần

- Kiểm tra giữa học kỳ (hoặc báo cáo seminar) 1 lần và làm bài phúc trình của phần thực hành 1 lần: phần này có tỷ trọng điểm 1/3.

- Thi kết thúc học phần: tỷ trọng điểm 2/3.


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


  1. Tên học phần: Bệnh dinh dưỡng gia súc; Mã số môn học: 03.1TY032

  2. Số đơn vị học trình: 2 TC

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y - Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại học Bạc Liêu.

  4. Phân bổ thời gian: lý thuyết 20 tiết, báo cáo chuyên đề 10 tiết.

  5. Mô tả vắn tắt: môn học này giúp cho sinh viên những kiến thức căn bản về sự mất cân đối dưỡng chất, những chất lạ, nấm trong thức ăn gia súc gia cầm. Bên cạnh đó, môn học cũng cung cấp những kiến thức về những vấn đề do rối loạn trao đổi chất và các xáo trộn vật lý trên gia súc, gia cầm.

  6. Điều kiện tiên quyết: để học tốt môn Bệnh dinh dưỡng gia súc, sinh viên cần phải có kiến thức về Dinh dưỡng động vật và Vi sinh đại cương.

  7. Mục tiêu của môn học: Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về các bệnh xãy ra trên gia súc gia cầm mà nguyên nhân là do sự không cân đối các dưỡng chất thức ăn; do ngộ độc các chất độc sẳn có và nấm trong thức ăn. Sinh viên được trang bị kiến thức về hệ vi sinh vật có lợi, có hại và ứng dụng của nó trong lĩnh vực thức ăn gia súc, các sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm.

  8. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1 Sự khiếm dưỡng và mất cân đối dưỡng chất (4 tiết)

1.1 Khái niệm

1.2 Năng lượng

1.3 Protein

1.4 Chất béo

1.5 Chất khoáng

1.6 Vitamin

Chương 2 Những vấn đề rối loạn do trao đổi chất và các xáo trộn vật lý (6 tiết)

2.1 Bệnh dinh dưỡng thường gặp trên thú độc vị

2.2 Bệnh dinh dưỡng thường gặp trên thú đa vị

Chương 3 Các hợp chất thứ cấp ở thức ăn thực vật và động vật (4 tiết)

3.1 Các hợp chất kháng dưỡng

3.2 Chuẩn đoán cây thức ăn có độc

Chương4 Ngộ độc chất phụ gia và đạm phi protein từ nông dược (3 tiết)

4.1 Chất phụ gia

4.2 Chuẩn đoán và điều trị gia súc bị ngộ độc

4.3 Sự ngộ độc nitrate và nitrite

Chương 5 Mycotoxin (3 tiết)

5.1 Loài Aspergilus flavus và nhóm độc tố aflatoxin

5.2 Phòng ngừa thức ăn nhiễm nấm mốc và aflatoxin

5.3 Làm mất độc tính của aflatoxin

9. Tài liệu tham khảo

- D.C.Church and W.G.Pond (1998), Basic animal nutrition and feeding

- A.J.Smith (1993), Poultry. The trypical agriculturalist, Central for Tropical

- D.H.Holness (1993), Poultry. The trypical agriculturalist, Central for Tropical

- Dương Thanh Liêm (2001), Thức ăn và dinh dưỡng động vật. NXB Nông Nghiệp.

- Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2001), Dinh dưỡng gia súc. Đại học Cần Thơ.

- Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Nhựt Xuân Dung (2005) Giáo trình Bệnh dinh dưỡng gia súc. Đại học Cần Thơ.



  1. Trang thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu

  2. Yêu cầu về giáo viên

  • Trình độ: Đại học, Thạc sĩ chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y.

  • Năng lực, kinh nghiệm: có chứng chỉ sư phạm và kinh nghiệm trong giảng dạy.

  1. Phương pháp dạy học: Dựa vào giáo trình được cung cấp, sinh viên tự đọc bài giảng trước khi lên lớp, giảng viên hướng dẫn nội dung cơ bản của môn học trên lớp và giải đáp những thắc mắc của người học. Sinh viên sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ để báo cáo chuyên đề.

  2. Phương pháp đánh giá học phần

- Sinh viên làm báo cáo chuyên đề: tỷ trọng điểm 1/3.

- Thi cuối học phần: Tỷ trọng điểm 2/3.



ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

  1. Tên học phần: Tổng quan thực tế ngành; Mã số môn học: 03.1TY023

  2. Số đơn vị học trình: 2 TC

  3. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y - Khoa Nông Nghiệp - Trường Đại học Bạc Liêu.

  4. Phân bổ thời gian: 60 tiết thực hành

  5. Mô tả vắn tắt: môn học này giúp cho sinh viên xem lại những kiến thức đã học dựa trên các mô hình chăn nuôi, thú y , các quy trình sản xuất thức vật nuôi, quy trình giết mổ hiện đại, quy trình sản xuất thuốc, vaccine.

  6. Điều kiện tiên quyết: để học tốt môn này sinh viên cần phải có kiến thức về Dinh dưỡng động vật và Vi sinh đại cương, dược lý, bệnh truyền nhiễm, nội khoa ngoại khoa.

  7. Mục tiêu của môn học: trang bị cho sinh viên kiến thực tổng hợp về lý thuyết và thực tế chuyên ngành.

  8. Nội dung chi tiết học phần:

Sinh viên sẽ đi thực tế trong 7 ngày

+ Ngày 1: - Buổi sáng xuất phát từ Bạc Liêu đến TP. Hồ Chí Minh

- Buổi chiều tham quan các phòng mạch thú y tại TP. Hồ Chí Minh

- Buổi tối tham quan lò giết mổ VISSAN TP. Hồ Chí Minh

+ Ngày 2: - Tham quan các trại chăn nuôi tại Đồng Nai

+ Ngày 3: - Tham quan công ty sản xuất thuốc thú y

+ Ngày 4: - Đi từ Đồng Nai đến Nha Trang

+ Ngày 5: - Tham quan viện Pasteur, khu làm vaccine, mộ ông Yersin.



+ Ngày 6: - Đi từ Nha Trang về Bạc Liêu

DUYỆT HIỆU TRƯỞNG



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 2.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương