TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 388.33 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích388.33 Kb.
#6080
1   2   3   4   5   6   7

    1. Pháp luật có vai trò giáo dục mạnh mẽ

        • Pháp luật tác động đến nhận thức của chủ thể, tên cơ sở đó, chủ thể sẽ tự điều chỉnh hành vi.

        • Phân định rỏ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác.

        • Hình thức thưởng, phạt trong pháp luật có ý nghĩa giáo dục cao.

    1. Pháp luật XHCN góp phần tạo dựng những quan hệ mới

        • Pháp luật có khả năng định hướng cho các quan hệ xã hội.

        • Pháp luật có khả năng dự báo, tạo điều kiện cho việc xác lập những quan hệ mới, thiết kế những mô hình tổ chức phù hợp với sự phát triển tương ứng của xã hội.

    1. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển

        • Pháp luật là cơ sở để củng cố và mở rộng mối quan hệ giữa các chủ thể.

        • Pháp luật là cơ sở để mở rộng và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.

  1. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN

Hệ nguyên tắc của pháp luật XHCN là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật.

    1. Các nguyên tắc chung

Là những nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hệ thống pháp luật XHCN. Bao gồm các nhóm nguyên tắc về kinh tế, về chính trị, về xã hội, về đạo đức và về tư tưởng-văn hóa là những tư tưởng chỉ đạo cho cả hệ thống pháp luật.

Các nguyên tắc này nhằm đảm bảo:



        • Định hướng cho sự vận hành và phát triển nền kinh tế XHCN song song với việc đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự, phát huy quyền làm chủ của mỗi cá nhân, đảm bảo công bằng xã hội.

        • Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn trọng những di sản văn hóa-tư tưởng của dân tộc và thời đại. Giáo dục ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với Nhà nước và xã hội, xây dựng và hoàn thiện đạo đức của con người trong xã hội.

Các nguyên tắc chung điển hình như:

        • Nguyên tắc phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân trong pháp luật.

        • Nguyên tắc pháp chế XHCN.

        • Nguyên tắc công bằng, nhân đạo.

        • Nguyên tắc bình đẳng.

    1. Các nguyên tắc đặc thù

Là những tư tưởng chỉ đạo của từng ngành, lĩnh vực pháp luật cụ thể và của các chế định pháp luật cụ thể.

BÀI 14: QUY PHẠM PHÁP LUẬT




  1. Khái niệm và đặc điểm

    1. Khái niệm

Quy phạm pháp luật XHCN: là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và lội ích của nhân dân lao động, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.

    1. Đặc điểm

Các đặc điểm riêng của quy phạm pháp luật:

        • Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận.

        • Được nhà nước bảo đảm thực hiện.

        • Mang tính bắt buộc chung.

        • Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện hai mặt cho phép và bắt buộc.

  1. Cơ cấu của quy phạm pháp luật

    1. Giả định

      1. Khái niệm giả định: là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm…) có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.

      2. Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của pháp luật.

      3. Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện nêu trong phần giả định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế.

      4. Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?

      5. Phân loại: căn cứ vào số lượng hoàn cảnh, điều kiện, giả định được chia thành hai loại.

        • Giả định giản đơn: chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện.

        • Giả định phức tạp: nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện.

    1. Quy định

      1. Khái niệm quy định: là bộ phận của quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân hay tổ chức ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện. Bộ phận quy định của pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước.

      2. Vai trò: mô hình hoá ý chí của Nhà nước, cụ thể hoá cách thức xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật.

      3. Yêu cầu: mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ của bộ phận quy định là một trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắc pháp chế.

      4. Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào?

      5. Phân loại: căn cứ vào mệnh lệnh được nêu trong trong bộ phận quy định, có hai loại quy định.

        • Quy định dứt khoát: chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn.

        • Quy định không dứt khoát: nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cách xử sự.

    1. Chế tài

      1. Khái niệm: là một bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu lên biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức nào không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

      2. Vai trò: nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

      3. Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.

      4. Các xác định: trả lời câu hỏi chủ thể phải chịu hậu quả gì nếu không thực hiện đúng quy định của quy phạm pháp luật.

      5. Phân loại: căn cứ vào khả năng lựa chọn biện pháp áp dụng, mức áp dụng, có 2 loại:

        • Chế tài cố định: chỉ nêu một biện pháp chế tài và một mức áp dụng.

        • Chế tài không cố định: nêu lên nhiều biện pháp chế tài, hoặc một biện pháp nhưng nhiều mức để chủ thể có thể lựa chọn.

Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành 4 loại:

        • Chế tài hình sự.

        • Chế tài hành chính.

        • Chế tài dân sự.

        • Chế tài kỷ luật.

  1. Phân loại các quy phạm pháp luật

    1. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật, cụ thể:

        • Quy phạm pháp luật hình sự.

        • Quy phạm pháp luật dân sự.

        • Quy phạm pháp luật hành chính,…

    1. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:

        • Quy phạm pháp luật định nghĩa: là quy phạm có nội dung giải thích, xác định một vấn đề nào đó hay nêu lên một khái niệm pháp lý.

        • Quy phạm pháp luật điều chỉnh: là quy phạm có nội dung trực tiếp điều chỉnh hành vi của con người hay hoạt động của các tổ chức.

        • Quy phạm pháp luật bảo vệ: là quy phạm có nội dung xác định các biện pháp cưỡng chế nhà nước liên quan đến trách nhiệm pháp lý.

    1. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:

        • Quy phạm pháp luật dứt khoát: là những quy phạm trong đó chỉ quy định một cách xử sự rõ ràng, dứt khoát.

        • Quy phạm pháp luật không dứt khoát: là quy phạm trong đó nêu ra nhiều cách xử sự và cho phép chủ thể lựa chọn một cách xử sự đã nêu.

        • Quy phạm pháp luật tùy nghi: là quy phạm trong đó cho phép các chủ thể tự quy định cách cử sự của mình.

        • Quy phạm pháp luật hướng dẫn: là quy phạm trong đó nội dung thường khuyên nhủ, hướng dẫn các chủ thể tự giải quyết một số công việc nhất định.

  1. Một số phương thức thể hiện chủ yếu của quy phạm pháp luật

    1. Quy phạm thể hiện theo cơ cấu ba bộ phận

        1. Trật tự các bộ phận trong quy phạm có thể thay đổi

        2. Một quy phạm pháp luật có thể không có đầy đủ ba bộ phận

        3. Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung

    2. Quy phạm thể hiện trong điều luật

        1. Một quy phạm có thể được trình bày trong một điều luật

        2. Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm

        3. Một điều luật có thể khái quát một nội dung giống nhau của các quy phạm

    3. Quy phạm thể hiện theo nội dung

        1. Thể hiện trực tiếp: Nội dung được thể hiện trực tiếp trong quy phạm

        2. Thể hiện viện dẫn: Nội dung được viện dẫn từ điểu luật khác

        3. Thể hiện mẫu: Nội dung được viện dẫn từ luật khác

*Giới thiệu một số cách thiết kế quy phạm pháp luật quốc tế. Đánh giá cách thức thể hiện của một quy phạm pháp luật Việt Nam cụ thể9

BÀI 15: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT




  1. Khái niệm hệ thống pháp luật

Khái niệm: Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

  1. Thành phần của hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật.

        • Quy phạm pháp luật: là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.

        • Chế định pháp luật: là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.

        • Ngành luật: là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật:

        • Đối tượng điều chỉnh: là những quan hệ xã hội cùng loại, thuộc một lĩnh vực của đời sống xã hội cần có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại quan hệ xã hội đặc thù.

        • Phương pháp điều chỉnh: là cách thức tác động vào quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Mỗi ngành luật cũng có phương pháp điều chỉnh đặc thù.

Có 2 phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thoả thuận và phương pháp quyền uy - phục tùng.

        • Phương pháp bình đẳng, thoả thuận: có những đặc điểm chủ yếu là: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào các quan hệ pháp luật mà chỉ định ra khuôn khổ và các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể thỏa thuận với nhau (về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật, cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra…) trong khuôn khổ đó, các bên tham gia quan hệ pháp luật bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ.

        • Phương pháp quyền uy - phục tùng: một bên trong quan hệ pháp luật (Nhà nước) có quyền ra mệnh lệnh, còn bên kia phải phục tùng.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất của các quan hệ xã hội, các ngành luật sử dụng một phương pháp hoặc phối hợp cả 2 phương pháp này.

  1. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam theo cách phân chia phổ biến, trong hệ thống pháp luật có một số ngành luật điển hình:

        • Ngành luật Hiến pháp;

        • Ngành luật Hành chính;

        • Ngành luật Hình sự;

        • Ngành luật Tố tụng Hình sự;

        • Ngành luật Dân sự;

        • Ngành luật Tố tụng Dân sư;

        • Ngành luật Hôn nhân - Gia đình;

        • Ngành luật Lao động;

        • Ngành luật Thương mại;

        • Ngành luật Đất đai;

        • Ngành luật Tài chính;

        • Ngành luật Ngân hàng.

        • ……..

Lưu ý:

Sự phân chia các ngành luật chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ:



        • Các quan hệ xã hội tồn tại đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vì thế, một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau.

        • Quan điểm của các nhà khoa học phân chia cũng khác nhau.

  1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm phápluật Việt Nam

4.1 Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý.

4.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay:

4.3 Phân loại:

Có nhiều cách phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, căn cứ vào hiệu lực pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật được chia thành 2 loại:



        • Văn bản luật;

        • Văn bản dưới luật.

Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

        • Một là, mối liên hệ về hiệu lực pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp, trong đó có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp.

        • Hai là, mối liên hệ về nội dung, các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất với nhau về nội dung.

4.4 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên 3 mặt:

        • Theo thời gian;

        • Theo không gian;

        • Theo đối tượng tác động.

Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn có thể có hiệu lực trở về trước.

  1. Các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Có bốn tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật:

        • Tính toàn diện: tính toàn diện thể hiện ở 2 mức độ

          • Ở mức độ chung: đó là sự đầy đủ các ngành luật, các chế định pháp luật

          • Ở mức độ cụ thể: đầy đủ các quy phạm pháp luật.

        • Tính đồng bộ: hệ thống pháp luật phải có tính thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn.

        • Tính phù hợp: pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội.

        • Trình độ kỹ thuật lập pháp: pháp luật được xây dựng với trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Thể hiện qua việc xác định các nguyên tắc, cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý trong hoạt động xây dựng pháp luật.

  1. Hệ thống hoá pháp luật

6.1 Khái niệm:

Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật.

Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật.

Mục đích của hệ thống hoá pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất.



6.2 Các hình thức hệ thống hoá pháp luật:

        • Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực.

          • Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể.

          • Kết quả của pháp điển hoá: là một tập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

        • Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.

          • Về chủ thể: Pháp điển hoá chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

          • Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung tổng hợp hơn và hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản trước đó điều chỉnh cùng một vấn đề.

*Giới thiệu một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhận diện và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể theo các tiêu chí của hệ thống pháp luật10

BÀI 16: QUAN HỆ PHÁP LUẬT




  1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật

    1. Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật.

    1. Đặc điểm của quan hệ pháp luật

        • Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

  • Quan hệ pháp luật là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng và phụ thuộc cơ sở hạ tầng.

  • Quan hệ pháp luật mang tính ý chí nhà nước.

        • Nội dung của quan hệ pháp luật là các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ đó; hay nói cách khác các bên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền, nghĩa vụ pháp lý và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

        • Quan hệ pháp luật có tính xác định (có cơ cấu chủ thể xác định và phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo các căn cứ cụ thể nhất định).

  1. Thành phần của quan hệ pháp luật

    1. Chủ thể

2.1.1. Khái niệm:

Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó thì được gọi là chủ thể của quan hệ pháp luật.



Những điều kiện mà cá nhân, tổ chức đáp ứng được để có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật được gọi là năng lực chủ thể.

Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi



        • Năng lực pháp luật: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

        • Năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cũng như độc lập chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

        • Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi:

          • Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

          • Nếu chủ thể có năng lực pháp luật mà không có hoặc mất năng lực hành vi hay bị Nhà nước hạn chế năng lực hành vi thì họ không thể tham gia một cách tích cực vào các quan hệ pháp luật. Chủ thể chỉ có thể tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật hoặc được Nhà nước bảo vệ trong các quan hệ pháp luật nhất định. Thông qua hành vi và ý chí của người thứ ba.

          • Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi nên không thể có chủ thể pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Vì khi không quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho chủ thể thì Nhà nước cũng không cần phải tính đến điều kiện để cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý đó.

          • Năng lực pháp luật của cá nhân mở rộng dần theo năng lực hành vi của họ.

Lưu ý:

        • Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể.

        • Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với các quốc gia khác nhau, hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ở mỗi nhà nước, năng lực chủ thể của cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau

2.1.2. Các loại chủ thể:

1) Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch).

        • Đối với công dân:

          • Năng lực pháp luật của công dân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

          • Năng lực hành vi của công dân: xuất hiện muộn hơn năng lực pháp luật và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người. Khi công dân đạt những điều kiện do pháp luật quy định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có năng lực hành vi.

        • Đối với người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực chủ thể của họ bị hạn chế hơn so với công dân.

2) Pháp nhân: là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó phải có các điều kiện cơ bản như sau:

        • Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp.

        • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

        • Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật.

        • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Năng lực chủ thể của pháp nhân:

        • Năng lực pháp luật của pháp nhân:

          • Năng lực pháp luật của pháp nhân mang tính chuyên biệt.

          • Phát sinh: từ thời điểm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập. Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cấp giấy phép hoạt động.

          • Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất…

        • Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.

Ngoài pháp nhân còn có các thực thể nhân tạo khác tuy không phải là pháp nhân nhưng có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể như công ty hợp danh, tổ hợp tác, xí nghiệp thành viên của công ty…

3) Nhà nước: là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật, vì nhà nước là chủ thể của quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội, nhà nước. Nhà nước là chủ thể của các quan hệ pháp luật quan trọng.

2.2. Nội dung của quan hệ pháp luật

2.2.1. Quyền chủ thể

Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập – Tự do – Hạnh phúc
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT
k-luathanhchinh -> Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học

tải về 388.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương