TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 388.33 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích388.33 Kb.
#6080
1   2   3   4   5   6   7

2.3 Cơ sở tư tưởng


Cơ sở tư tưởng là việc xác định nhà nước xây dựng trên những cơ sở lý thuyết và chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố lý luận, tư tưởng nào.

2.4 Đặc điểm của sự thay thế càc kiểu nhà nước trong lịch sử

- Sự thay thế các kiểu nhà nước là tất yếu

- Sự thay thế diễn ra bằng một cuộc cách mạng

- Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước


3. Các kiểu nhà nước

3.1 Kiểu Nhà nước Chủ nô

3.1.1 Về cơ sở kinh tế:


Hình thức sở hữu trong kiểu nhà nước chủ nô là tư hữu. Tư hữu ở đây chính là sự tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và đối với người nô lệ.

3.1.2 Về cơ sở xã hội :


Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nông dân, nô lệ và ngoài ra còn có tầng lớp thợ thủ công. Trong đó hai giai cấp đối kháng chính là chủ nô và nô lệ. Chủ nô là giai cấp thống trị xã hội còn nô lệ là giai cấp bị trị.

3.1.3 Về cơ sở tư tưởng :


Cơ sở tư tưởng của nhà nước trong thời kỳ này là đa thần giáo. Giai cấp thống trị đã sử dụng tôn giáo làm sức mạnh tinh thần và trấn áp giai cấp bị trị.

3.2 Kiểu Nhà nước Phong kiến

3.2.1 Về cơ sở kinh tế:


Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước phong kiến vẫn là chế độ tư hữu nhưng đối tượng sở hữu của địa chủ phong kiến là đất đai. Tính chất bóc lột giờ đây đã có sự thay đổi, tức là từ bóc lột kinh tế trực tiếp của chủ nô với nô lệ chuyển sang bóc lột của quý tộc phong kiến với nông dân thông qua địa tô phong kiến..

3.2.2 Về cơ sở xã hội :


Thành phần giai cấp được mở rộng, ngoài hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân còn có các tầng lớp thị dân, thương gia… Mâu thuẫn giai cấp chủ yếu diễn ra giữa chủ nô và nô lệ.

3.2.3 Về cơ sở tư tưởng :


Trong thời gian này với việc hình thành các tôn giáo lớn và chúng trở thành cơ sở tư tư tưởng cho các nhà nước phong kiến.

3.3 Kiểu Nhà nước Tư sản

3.3.1 Về cơ sở kinh tế :


Cơ sở kinh tế trong kiểu Nhà nước tư sản vẫn là tư hữu nhưng sự tư hữu ở đây khác với tư hữu phong kiến. Đối tượng tư hữu không chỉ là đất đai mà là tư bản vốn (tiền). Chính sự thay đổi đối tượng này dẫn đến sự thay đối về phương thức bóc lột - bóc lột thông qua giá trị thặng dư.

3.3.2 Về cơ sở xã hội :


Trong Nhà nước tư sản, kết cấu dân cư phức tạp vì tồn tại nhiều giai cấp. Trong thời kỳ đầu của Nhà nước tư sản, xã hội tồn tại ba giai cấp chính đó là phong kiến, nông dân, tư sản. Sau đó giai cấp phong kiến bị đánh đổ, xã hội tồn tại hai giai cấp chính là vô sản và tư sản. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công…Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị.

3.3.3 Về cơ sở tư tưởng :


Nhà nước tư sản được tổ chức và hoạt động dựa trên hệ tư tưởng tư sản vốn được hình thành trong quá trình đấu tranh với quý tộc phong kiến.

3.4 Kiểu Nhà nước Xã hội chủ nghĩa

3.4.1 Về cơ sở kinh tế :


Cơ sở kinh tế trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu. Mục đích của kinh tế là thỏa mãn những điều kiện vật chất và tinh thần của người dân. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, lao động phải trở thành một nhu cầu sống chứ không phải chỉ là hình thức kiếm sống của mỗi người.

3.4.2 Về cơ sở xã hội :


Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì cơ sở kinh tế là chế độ công hữu nên quan hệ bóc lột giai cấp sẽ không có điều kiện phát triển. Trong xã hội sẽ chỉ còn tồn tại các nhóm xã hội, các tầng lớp tồn tại trên cơ sở quan hệ hợp tác và dần dần đi đến xóa bỏ giai cấp.

3.4.3 Về cơ sở tư tưởng : Cơ sở tư tưởng trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Bài 5: CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm chức năng nhà nước

1.1 Khái niệm chức năng nhà nước

- Chức năng nhà nước là những phương hướng, phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước.

- Khái niệm và phân loại nhiệm vụ của nhà nước

1.2 Tính khách quan và tính chủ quan của chức năng nhà nước

1.2.1 Tính khách quan của chức năng nhà nước: Chức năng nhà nước được hình thành một cách khách quan dưới tác động chủ đạo của nhiệm vụ nhà nước.

1.2.2 Chức năng nhà nước là phạm trù mang tính chủ quan: Chức năng nhà nước phản ánh hoạt động của nhà nước có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế xã hội.

1.3 Các mối quan hệ của chức năng nhà nước

1.3.1 Mối quan hệ giữa chức năng với nhiệm vụ của Nhà nước

- Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước cần đạt được, những vấn đề đặt ra mà nhà nước phải giải quyết.

- Nhiệm vụ chiến lược của nhà nước là cơ sở để xác định số lượng, nội dung, vị trí các chức năng và tác động lên hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước.

- Chức năng nhà nước là phương diện thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.



1.3.2 Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước

- Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất nhà nước là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, trong đó chức năng thuộc phạm trù hình thức còn bản chất thuộc phạm trù nội dung.



- Chức năng nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài thuộc tính cơ bản và bản chất của nhà nước.

1.3.3 Mối quan hệ giữa chức năng với bộ máy nhà nước

- Nhiệm vụ và chức năng nhà nước được thực hiện chủ yếu bằng bộ máy nhà nước.

- Bộ máy nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện chức năng của nhà nước.

2. Phân loại chức năng nhà nước

- Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền lực nhà nước, ta có: Chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp.

- Căn cứ vào vị trí vai trò từng hoạt động của nhà nước ta phân chia chức năng nhà nước thành hai loại: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản.

- Căn cứ vào thời gian hoạt động ta có chức năng lâu dài và chức năng tạm thời (trước mắt).

- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của nhà nước ta có: Chức năng kinh tế, chức năng xã hội của nhà nước…

- Phổ biến nhất hiện nay là cách phân chia các chức năng nhà nước căn cứ vào phạm vi hoạt động chủ yếu của nhà nước, ta có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nhà nước

- Cơ sở kinh tế ảnh hưởng đối với chức năng nhà nước.

- Sự biến đổi của đời sống xã hội, kết cấu giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo trong xã hội cũng ảnh hưởng đến chức năng nhà nước.

- Trách nhiệm của nhà nước trong việc xác định vị trí vai trò của các chức năng và mức độ can thiệp của nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Hoàn cảnh quốc tế và hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng tác động, ảnh hưởng đến chức năng nhà nước.

4. Hình thức, phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

4.1. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước

4.1.1 Hình thức pháp lý: Hình thức pháp lý là hình thức cơ bản để thực hiện chức năng nhà nước.

4.1.2 Hình thức tổ chức: Phương thức mang tính tổ chức của hoạt động nhà nước là hình thức đặc thù của hoạt động nhà nước, bổ sung cùng với phương thức pháp luật làm cho hoạt động của nhà nước trở nên nhịp nhàng đồng bộ và hiệu quả hơn.

4.2 Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

- Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước là những cách thức mà Nhà nước sử dụng để tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng nhà nước.

- Phương pháp cưỡng chế; Phương pháp giáo dục thuyết phục

- Phương pháp trực tiếp; gián tiếp

- Nhà nước thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.

5. Chức năng của Nhà nước Chủ nô, nhà nước Phong kiến, nhà nước Tư sản

5.1 Chức năng đối nội của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản

5.1.1 Chức năng bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất của giai cấp thống trị

5.1.2 Chức năng trấn áp giai cấp bị trị

5.1.3 Chức năng kinh tế – xã hội

5.2 Chức năng đối ngoại của Nhà nước Chủ nô, Phong kiến, Tư sản

5.2.1 Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược

5.2.2 Chức năng phòng thủ đất nước

5.2.3 Chức năng ngoại giao

* Nhận diện và đánh giá một chức năng cụ thể của nhà nước hiện đại4

Bài 6: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm bộ máy nhà nước

- Khái niệm: Bộ máy nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tồ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chề đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

- Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước.

- Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất.

- Vai trò của bộ máy nhà nước là phương tiện, công cụ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

2. Cơ quan nhà nước

- Khái niệm: Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước. Đó là một tồ chức chính trị mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi luật định.

- Căn cứ vào hình thức pháp lý của việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước được chia thành cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền, các cơ quan nhà nước được chia thành các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương.

3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước

- Nguyên tắc tập quyền: tập quyền nghĩa là tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một người hay một cơ quan nào đó.

- Nguyên tắc phân quyền hay còn gọi là nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Theo đó, quyền lực nhà nước được phân thành các bộ phận khác nhau và giao cho các cơ quan nhà nước khác nhau nắm giữ.

4. Bộ máy nhà nước của các kiểu nhà nước trong lịch sử



4.1. Bộ máy Nhà nước chủ nô: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chủ nô mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu.

4.2. Bộ máy Nhà nước phong kiến: so với nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đồ sộ hơn, có sự phân công về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.

4.3. Bộ máy Nhà nước tư sản: bộ máy nhà nước tư sản phổ biến được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.

* Giới thiệu và đánh giá cách thức tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại5
Bài 7: HÌNH THỨC CỦA NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm hình thức Nhà nước

1.1 Hình thức chính thể

1.1.1 Khái niệm hình thức chính thể

- Nguồn gốc quyền lực nhà nước.

- Quyền lực nhà nước thuộc về những cơ quan nào, do cơ quan nhà nước nào nắm giữ?

- Các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lực nhà nước được thành lập như thế nào?

- Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước nắm giữ quyền lực nhà nước?

- Mội dung, cách thức tham gia của nhân dân vào việc thiết lập cơ quan nhà nước



1.1.2 Phân loại hình thức chính thể

1.1.2.1 Chính thể quân chủ

1.1.2.2 Chính thể cộng hoà

1.2 Hình thức cấu trúc Nhà nước

1.2.1 Khái niệm

Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, giữa trung ương với địa phương.

1.2.2 Phân loại

- Nhà nước đơn nhất là nhà nước mà lãnh thổ của nhà nước được hình thành từ một lãnh thổ duy nhất, lãnh thổ này được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc.

- Nhà nước liên bang là nhà nước hợp thành từ hai hay nhiều nước thành viên.

1.3 Chế độ chính trị

1.3.1 Khái niệm

Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực Nhà nước.

1.3.2 Phân loại

- Dân chủ là hình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình.

- Phản dân chủ là là những cách thức thực hiện quyền lực nhà nước trong đó không đảm bảo được nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân.

2. Hình thức của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản



2.1 Hình thức chính thể

2.1.1 Nhà nước chủ nô: Chính thể của nhà nước chủ nô chủ yếu là quân chủ tuyệt đối ở Phương Đông và cộng hòa quy tộc ở Phương Tây.

2.1.2 Nhà nước phong kiến: Hình thức chính thể của nhà nước phong kiến chủ yếu vẫn là quân chủ chuyên chế (tuyệt đối) nhưng ở Phương Tây có hình thức cộng hòa quý tộc.

2.1.3 Nhà nước tư sản

2.1.3.1 Chính thể quân chủ: Chính thể quân chủ trong nhà nước tư sản phổ biến là chính thể quân chủ hạn chế.

2.1.3.2 Chính thể cộng hòa: Trong nhà nước tư sản tồn tại chủ yếu chính thể cộng hòa dân chủ với ba loại cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa lưỡng thể (lưỡng tính).

2.2 Hình thức cấu trúc nhà nước của các Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản

2.2.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến: Trong các nhà nước chủ nô và phong kiến hình thức cấu trúc nhà nước tồn tại chủ yếu là hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất.

2.2.2 Nhà nước tư sản: Trong các nhà nước tư sản có cả hai hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và liên bang.

2.3 Chế độ chính trị

2.3.1 Nhà nước chủ nô, phong kiến: Trong các nhà nước chủ nô, phong kiến phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước chủ yếu là phương pháp phản dân chủ, sử dụng bạo lực công khai.

2.3.2 Nhà nước tư sản: Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước trong các nhà nước tư sản bao gồm cả phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ, tùy vào giai đọan phát triển của chủ nghĩa tư bản và điều kiện hoàn cảnh trong từng nhà nước cụ thể.

* Đánh giá mô hình tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước hiện đại6.

BÀI 8:NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ



(tự học có hướng dẫn)
1. Khái niệm chung về hệ thống chính trị

1.1 Khái niệm hệ thống, chính trị và hệ thống chính trị

1.1.1 Khái niệm hệ thống

1.1.2 Khái niệm chính trị

1.1.3 Khái niệm hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất cùng tham gia vào việc thực hiện quyền lực chính trị.

    1. Cơ cấu của hệ thống chính trị

- Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.

- Các đảng phái chính trị.

- Các tổ chức khác.

1.3 Phân loại hệ thống chính trị

- Dựa vào ý thức hệ chính trị, hệ thống chính trị được chia thành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa.

- Dựa vào chế độ đảng phái, chia thành hệ thống chính trị một đảng, hệ thống chính trị đa đảng.

- Dựa trên tính chất của chế độ chính trị, hệ thống chính trị được chia thành hệ thống chính trị nhất nguyên, hệ thống chính trị đa nguyên.

- Dựa trên tính chất và mức độ dân chủ của chế độ chính trị, chia thành hệ thống chính trị dân chủ, hệ thống chính trị bán dân chủ, hệ thống chính trị toàn trị, hệ thống chính trị độc tài, hệ thống chính trị chuyên chế.

2. Vị trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị



2.1 Vị trí, vai trò pháp lý của nhà nước trong hệ thống chính trị

- Nhà nước thiết lập khung khổ, cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các thành phần trong hệ thống chính trị.

- Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị.

- Vai trò bảo vệ pháp luật về hệ thống chính trị của nhà nước.



2.2 Vị trí, vai trò chính trị của nhà nước trong hệ thống chính trị

- Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, quyền lực chính trị.

- Nhà nước là đối tượng tác động chính trị của các đảng phái, nhóm, cá nhân.

2.3 Sự tác động của nhà nước tới các thành phần của hệ thống chính trị

- Nhà nước tác động tới các đảng phái chính trị.

- Nhà nước tác động tới các tổ chức chính trị – xã hội.

Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA




  1. Tính tất yếu khách quan và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

    1. Những tiền đề cho sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa

      1. Tiền đề kinh tế.

      2. Tiền đề chính trị - xã hội.

      3. Những yếu tố dân tộc và thời đại.

    2. Sự xuất hiện của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử

      1. Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước Nga-Xô Viết XHCN

      2. Sự ra đời các nhà nước XHCN ở đông châu Âu

  2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

    1. Tính giai cấp: Nhà nước XHCN là bộ máy để củng cố địa thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.

    2. Tính xã hội: Nhà nước XHCN tồn tại trên cơ sở xã hội rộng rãi hơn so các kiểu nhà nước trước đó chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

3. Hình thức của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

3.1 Hình thức chính thể của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Công xã Pari.

- Cộng hoà xô viết.

- Nhà nước dân chủ nhân dân.



3.2 Hình thức cấu trúc của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại cả hai loại hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và liên bang.



3.3 Chế độ chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

    • Dân chủ xã hội chủ nghĩa khẳng định nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

    • Nguyên tắc Đảng cộng sản lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội.

    • Quyền lực Nhà nước là thống nhất, không phân chia.

    • Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    • Nguyên tắc tập trung dân chủ

3.4 Hình thức nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.4.1 Hình thức chính thể: hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân trong thời kỳ đầu, còn hiện nay là chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

3.4.2 Hình thức cấu trúc nhà nước: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất.

3.4.3 Chế độ chính trị: Chế độ chính trị ở nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ chính trị dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

4. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa



4.1 Chức năng đối nội của nhà nước XHCN

4.1.1 Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế

- Hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế.

- Điều hành kinh tế vĩ mô.



4.1.2 Khái niệm chức năng xã hội của nhà nước XHCN

4.1.3 Nội dung có bản của chức năng xã hội

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực văn hóa

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực lao động.



- Chức năng xã hội trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

- Chức năng xã hội trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.



- Chức năng xã hội trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, chính sách bảo đảm xã hội (bảo đảm xã hội, cứu trợ xã hội, cứu đói xã hội).

4.2 Chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa

4.2.1 Chức năng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

- Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh

4.2.2 Chức năng mở rộng quan hệ đối ngoại vì sự phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa

5. Bộ máy nhà nước XHCN

- Đặc trưng cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.



*So sánh mô hình nhà nước XHCN về lý thuyết và thực tiễn7

Bài 10: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

(tự học có hướng dẫn)

1. Sự phát triển của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền



1.1 Sự cai trị coi trọng luật pháp đặt nền móng cho vai trò của pháp luật trong mối quan hệ với nhà nước

- Thời kỳ cổ đại xuất hiện những tư tưởng coi trọng pháp luật.

- Thời kỷ phong kiến tiếp tục phát triển tư tưởng về Nhà nước pháp quyền.

1.2 Chế ngự quyền lực quân chủ chuyên chế bằng pháp luật

- Xuất hiện sự đấu tranh với quyền lực chuyên chế của nhà vua.

- Sự đấu tranh này thể hiện bằng pháp luật là tiền đề cho tư tưởng về nhà nước pháp quyền.

1.3 Chế ngự quyền lực nhà nước và mở rộng nội dung dân chủ

- Cách mạng tư sản tiếp tục phát triển tư tưởng chế ngự quyền lực nhà nước bằng pháp luật.

- Cách mạng tư sản đã hình thành và mở rộng nội dung dân chủ cho khái niệm Nhà nước pháp quyền.

1.4 Nhà nước pháp quyền hiện đại

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền hiện đại tiếp tục có mối liên hệ chặt chẽ với các tư tưởng chính trị pháp lý khác như chủ nghĩa lập hiến, thuyết tam quyền phân lập, chủ nghĩa đa nguyên…

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền có sự phát triển và mở rộng hơn về tính chất và sự đảm bảo thực hiện trên thực tế.

2. Một số dấu hiện cơ bản của Nhà nước pháp quyền

- Nhà nước quản lý bằng pháp luật.

- Nhà nước phải bị hạn chế bằng pháp luật.

- Nội dung và tính chất của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền phải tiến bộ.

- Tính tối cao của pháp luật cần phải được tôn trọng và bảo vệ.

3. Phân biệt tư tưởng Nhà nước pháp quyền với tư tưởng pháp trị và chế độ pháp trị

- Điểm tương đồng với Nhà nước pháp quyền là đều coi trọng pháp luật

- Sự khác biệt căn bản giữa tư tưởng Pháp trị và tư tưởng Nhà nước pháp về hoàn cảnh ra đời và mục đích của chúng.

4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam



4.1 Tính tất yếu của xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

- Vì Nhà nước pháp quyền là một biểu hiện và thành tựu của dân chủ.

- Nền kinh tế thị trường và hội nhập cần phải xây dựng Nhà nước pháp quyền.

4.2 Những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền là một quá trình thực hiện dân chủ.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải trong mối quan hệ chặt chẽ và có hệ thống với các phương thức thực hiện dân chủ khác.


Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat -> k-luathanhchinh
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập – Tự do – Hạnh phúc
k-luathanhchinh -> ĐỀ TÀi khóa luận tốt nghiệp tổ BỘ MÔn lịch sử nhà NƯỚc và pháp luậT
k-luathanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học luật tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc khoa luật hành chính tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 8 năm 2012 phân công giảng viên giảng dạy học kỳ 1 NĂm họC 2012 2013
k-luathanhchinh -> LÝ LỊch khoa học I. LÝ LỊch sơ LƯỢC
k-luathanhchinh -> TRƯỜng đẠi học luật tp. Hcm khoa luật hành chính hưỚng dẫn viết khóa luận- tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luậT
k-luathanhchinh -> Thời lượng: 30 tiết. Mục tiêu môn học

tải về 388.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương