Tr­êng cao ®¼ng nghÒ ®ång th¸p Khoa c ng nghÖ th ng tin


Biªn so¹n: Khoa C«ng NghÖ Th«ng Tin



tải về 2.92 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích2.92 Mb.
#35777
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Biªn so¹n: Khoa C«ng NghÖ Th«ng Tin


Cao §¼ng NghÒ §ång Th¸p

§ång Th¸p, 9/2008

Mục lục


Tr­êng cao ®¼ng nghÒ ®ång th¸p 0

Khoa c«ng nghÖ th«ng tin 0

 0

Bµi gi¶ng: 0



AN TOµN Vµ B¶O MËT M¹NG 0

0

Biªn so¹n: Khoa C«ng NghÖ Th«ng Tin 0



§ång Th¸p, 9/2008 0

Mục lục 1

CHƯƠNG 1 4

TỔNG QUAN VỀ BẢO MẬT VÀ AN TOÀN MẠNG 4

1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN BẢO MẬT MẠNG: 4

1.1. Giới thiệu về AAA: (Access Control, Authentication và Auditing): 4

1.2. Điều khiển truy cập (Access Control): 4

1.2.1 MAC (Mandatory Access Control): 4

1.2.2. DAC (Discretionary Access Control): 5

1.2.3. RBAC (Role Based Access Control): 5

1.3 Xác thực (Authentication): 5

1.3.1. Username/Password: 5

1.3.2. CHAP: 6

1.3.3. Chứng chỉ (Certificates) 6

1.3.4. Mutual Authentication (Xác nhậnlẫn nhau): 6

1.3.5. Biometrics: 7

1.3.6. Multi – Factor: 7

1.3.7. Kerberos: 8

2. CÁC DẠNG TẤN CÔNG: 8

2.1. Giới thiệu: 8

2.2. Minh hoạ khái quát một qui trình tấn công: 9

2.3. Tấn công chủ động: 9

2.3.1. DOS: 9

2.3.2. DDOS: 10

2.3.3. Buffer Overflows (tràn bộ đệm): 11

2.3.4. Spoofing: 11

2.3.5. SYN Attacks: 13

2.3.6. Man in the Middle Attacks: 13

2.3.7. Replay Attacks: 14

2.3.8. Dumpster Diving: 14

2.3.9. Social Engineering: 15

2. 4. Tấn công thụ động: 15

2.4.1. Dò tìm lổ hỏng: 15

2.4.2. Nghe lén (Sniffing): 18

2.5. Password Attacks: 22

2.5.1. Brute Force Attacks: 22

2.5.2. Dictionary – Based Attacks: 22

2.5.3. Một số công cụ tấn công password: 22

2.6. Malicous Code Attacks: 24

2.6.1. Viruses: 24

2.6.2. Trojan horse: 25

2.6.3. Logic Bombs: 25

2.6.4. Worms: 25

2.6.5. Back door: 25

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG: 25

3.1. Giới thiệu công cụ Essential NetTools: 25

3.2. Giới thiệu công cụ Microsoft Baseline Security Analyzer: 26

3.3. Sử dụng công cụ Tenable NeWT Scanner: 26

3.4. Xây dựng Firewall để hạn chế tấn công: 27

3.4.1. Giải pháp phần cứng: 27

3.4.2. Giải pháp phần mềm: 27

CHƯƠNG 2 29

BẢO MẬT VỚI LỌC GÓI IP 29

1. Gói Tin (Packet): 29

1.1 Packet là gì? 29

1.2 Gói IP: 29

1.3. Gói UDP: 32

Hoạt Động Của UDP 32

1.4 Gói TCP: 33

2. Bảo Mật Với Lọc Gói: 34

2.1. Khái Quát Về Lọc Gói: 34

2.2 Các Bước Để Xây Dựng Luật Bảo Mật Trong IPSEC: 35

Bước 1: Xác định bộ lọc gói tin: 35

Bước 2: xác định các hành động của bộ lọc: 39

Bước 3: xây dựng luật: 41

2.3 Lọc Gói IP Dựa Trên Thiết Bị Phần Cứng 44

Chương 3 47

IPSEC 47


(Internet protocol security) 47

1. Tổng quan 47

2. Cấu trúc bảo mật 47

3. Hiện trạng 48

4. Thiết kế theo yêu cầu. 48

5. Technical details. 49

6. Implementations - thực hiện 51

CHƯƠNG 4 55

NAT 55

(Network Address Translation) 55



1. Nat Là Gì ? 55

2. Mô Hình Mạng Của Dịch Vụ Nat 55

3. Nguyên Lỳ Hoạt Động Của NAT 55

4. Triển Khai Dịch Vụ Nat 57

4.1 Yêu Cầu: 57

4.2 Triển khai dịch vụ Nat: 57

CHƯƠNG 5 63

VIRUS 63


VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 63

1 Virus 63

1.1 Virus là gì ? 63

1.2 Phân Loại: 63

1.3 Đặc Điểm Của B-Virus: 64

1.4 Đặc Điểm Của F-Virus: 68

2. Phòng Chống Virus: 72

2.1 Cài Đặt Chương Trình Symantec Antivirus Server (Server Intall): 72

2.2 Cài Đặt Chương Trình Symantec System Center: 76

a. Chức năng: 76

b. Cài đặt : 76

2.3 Cài Đặt Symantec Antivirus Client : 77

Tài Liệu Tham Khảo 80



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ BẢO MẬT VÀ AN TOÀN MẠNG




1. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN BẢO MẬT MẠNG:

1.1. Giới thiệu về AAA: (Access Control, Authentication và Auditing):


Khi hệ thống mạng được ra đời nhu cầu cần trao đổi tài nguyên được đặt ra và những người sử dụng hệ thống mạng đó được trao đổi tài nguyên với nhau. Sau một khoảng thờI gian sử dụng, hệ thống mạng đó ngày càng được mở rộng và số lượng tham gia vào mạng ngày càng tăng, do đó việc thực hiện các chính sách bảo mật, thiết lập các chính sách trong việc truy xuất tài nguyên mạng được đặt ra.

Công nghệ thông tin được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như thương mại, hàng hải, … Trong sự phát triển đó “thông tin” là một phần quan trọng nhất. MọI thiết bị máy tính như (Ram, CPU, Màn hình, Đĩa cứng …) cũng như hạ tầng mạng (router, switch, …) được tạo ra để hỗ trợ việc xử lý, lưu trữ, trình bày, vận chuyển thông tin … Vì vậy việc bảo đảm tính an toàn của dữ liệu được lưu trữ trên máy tính cũng như tính bí mật và toàn vẹn của thông tin được truyền trên mạng có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của công nghệ thông tin.

Để hỗ trợ cho việc bảo mật nhằm hạn chế truy cấp dữ liệu của ngườI khác, tránh sự mất mát dữ liệu, thuật ngữ AAA (Access Control, Authentication và Auditing) đã ra đời.

AAA được viết tắc từ: Access Control, Authentication và Auditing. AAA là khái niệm cơ bản của an ninh máy tính và an ninh mạng. Những khái niệm này được dùng để bảo đảm các tính năng bảo mật thông tin, toàn vẹn dữ liệu và tính sẵn sàng của hệ thống.


1.2. Điều khiển truy cập (Access Control):


Điều khiển truy cập là một chính sách, được sự hỗ trợ của phần mềm hay phần cứng được dùng để cho phép hay từ chối truy cập đến tài nguyên, qui định mức độ truy xuất đến tài nguyên.

Có ba mô hình được sử dụng để giải thích cho mô hình điều khiển truy cập:



  • MAC (Mandatory Access Control)

  • DAC (Discretionary Access Control)

  • RBAC ( Role Based Access Control)

1.2.1 MAC (Mandatory Access Control):


Mô hình MAC là một mô hình tĩnh sử dụng các quyền hạn truy cập đến tập tin được định nghĩa trước trên hệ thống. Người quản trị hệ thống thiết lập các tham số này và kết hợp chúng với một tài khoản, với nhiều tập tin hay tài nguyên. Mô hình MAC có thể bị hạn chế nhiều. Trong mô hình MAC người quản trị thiết lập việc truy cập và người quản trị cũng là người có thể thay đổi sự truy cấp đó. Người dùng không thể chia sẽ tài nguyên được trừ khi có một mối quan hệ với tài nguyên đã tồn tại trước.

Ví dụ:

Đối với Unix hệ thống qui định một tập tin hay thư mục sẽ về một chủ sở hữu (Owner). Khi đó ta không thể định nghĩa một tập tin hay thư mục thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người.

Quyền tập tin, thư mục trên Windows 2000 (Full control, Write, Read, List folder content … )

1.2.2. DAC (Discretionary Access Control):


Là tập các quyền truy cập trên một đốI tượng mà một ngườI dùng hay một ứng dụng định nghĩa. Mô hình DAC cho phép ngườI dùng chia sẻ tập tin và sử dụng tập tin do ngườI khác chia sẻ. Mô hình DAC thiết lập một danh sách điều khiển truy cập (Access control list) dùng để nhận ra ngườI dùng nào được quyền truy cập đến tài nguyên nào. Ngoài ra, mô hình này cho phép ngườI dùng gán hay loạI bỏ quyền truy cấp đến mỗI cá nhân hay nhóm dựa trên từng trường hợp cụ thể.

1.2.3. RBAC (Role Based Access Control):


Trong RBAC, việc quyết định quyền truy cập dựa trên vai trò của mỗI cá nhân và trách nhiệm của họ trong tổ chức.

Quyền hạn dựa trên công việc và phân nhóm ngườI dùng. Tuỳ thuộc vào từng quyền hạn của ngườI dùng mà chúng ta sẽ phân quyền cho phù hợp.



Ví dụ:

NgườI quản trị có toàn quyền quản trị trên hệ thống mạng, được quyền thêm, xoá, sữa thông tin trên mạng. Những nhân viên bình thường trong mạng sẽ chỉ có quyền sử dụng máy tính mà không được phép làm gì cả.


1.3 Xác thực (Authentication):


Quá trình dùng để xác nhận một máy tính hay một ngườI dùng cố gắng truy cập đến tài nguyên, cũng như cách thức đăng nhập và sử dụng hệ thống.

Quá trình xác thực rất đa dạng, từ cách xác nhận thông thường như kiểm tra tên đăng nhập/mật khẩu đến việc sử dụng các công nghệ tiên tiến như thể thông minh, thiết bị sinh học để nhận dạng ngườI dùng.


1.3.1. Username/Password:


Đây là phương thức xác nhận cổ điển và được sử dụng rất phổ biến (do tính năng đơn giản và dễ quản lý).

MỗI ngườI dùng sẽ được xác nhận bằng một tên truy cập và mật khẩu. Mật khẩu thông thường được lưu trong cơ sở dữ liệu dướI dạng mã hoá hoặc không mã hoá. Tuy nhiên mật khẩu có thể dễ dàng bị đoán bằng các phương pháp vét cạn.



Chính sách mật khẩu:

  • Mức độ không an toàn: ít hơn 06 ký tự

  • Mức độ an toàn trung bình: 08 đến 13 ký tự

  • Mức độ an toàn cao: 14 ký tự

Ngoài ra mật khẩu cần tuân theo một số yêu cầu sau:

  • Kết hợp giữa các ký tự hoa và thường

  • Sử dụng số, ký tự đặc biệt, không sử dụng các từ có trong tự điển.

  • Không sử dụng thông tin cá nhân để đặt mật khẩu (ngày sinh, số điện thoại, tên ngườI thân …).

1.3.2. CHAP:


Do điểm yếu của User/Pass là thông tin đễ dàng bị mất khi chuyển trên mạng, do đó cần phải có một phương pháp để đảm bảo rằng dữ liệu được truyền thông an toàn trong quá trình chứng thực. CHAP là một giao thức đáp ứng được yêu cầu trên.

CHAP thường được dùng để bảo vệ các thông tin xác nhận và kiểm tra kết nối đến tài nguyên hợp lệ, sử dụng một dãy các thách thức và trả lời được mã hoá. Đây là nghi thức xác nhận truy cập từ xa mà không cần gửi mật khẩu qua mạng.

CHAP được sử dụng để xác định sự hợp lệ bằng cách sử dụng cơ chế bắt tay 3 - Way. Cơ chế này được sử dụng khi kết nối được khởi tạo và được sử dụng nhiều lần để duy trì kết nối.


  • Nơi cần xác nhận sẽ gửi một thông điệp “Challenge”

  • Bên nhận sẽ sử dụng mật khẩu và một hàm băm một chiều để tính ra kết quả và trả lời cho bên cần xác nhận.

  • Bên cần xác nhận sẽ tính toán hàm băm tương ứng và đối chiếu với giá trị trả về. Nếu giá trị là đúng thì việc xác nhận hợp lệ, ngược lại kết nối sẽ kết thúc.

  • Vào một thời điểm ngẫu nhiên,bên cạnh xác nhận sẽ gửi một Challenge mới để kiểm tra sự hợp lệ của kết nối

1.3.3. Chứng chỉ (Certificates)


Trong cuộc sống chúng ta sử dụng CMND hay hộ chiếu để giao tiếp với người khác trong xã hội như sử dụng để đi du lịch, tàu xe … Trong máy tính chúng ta sử dụng chứng chỉ để xác nhận với những máy khác rằng người dùng và máy tính hợp lệ và giúp cho các máy tính truyền thông với nhau được an toàn.

Chứng chỉ điện tử là một dạng dữ liệu số chứa các thông tin để xác định một thực thể (thực thể có thể là một cá nhân, một server, một thiết bị hay phần mềm…)

Chi tiết về chứng chỉ chúng ta sẽ tham khảo trong các phần sau.

1.3.4. Mutual Authentication (Xác nhậnlẫn nhau):


Đa số các cơ chế chứng thực đều thực hiện một chiều, khi đó việc xác thực rất dễ bị giả lập và dễ bị Hacker tấn công bằng phương pháp giả lập cách thức kết nối (như Reply Attack …) Trong thực tế có rất nhiều ứng dụng đòi hỏi cơ chế xác nhận qua lại. ví dụ một người dùng có một tài khoản tại Ngân hàng. Khi người dùng truy xuất để kiểm tra ngày nạp tiền vào Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Ngân hàng đang thao tác. Nếu thông tin kiểm tra là hợp lệ thì quá trình đăng nhập thành công và người dùng có thể thay đổi thông tin tài khoản của mình.

Mỗi thành phần trong một giao tiếp điện tử có thể xác nhận thành phần kia. Khi đó, không chỉ xác nhận người dùng với hệ thống mà còn xác nhận tính hợp lệ của hệ thống đối với người dùng.


1.3.5. Biometrics:


Các thiết bị sinh học có thể cung cấp một cơ chế xác nhận an toàn rất cao bằng cách sử dụng các đặc tính về vật lý cũng như hành vi của mỗi cá nhân để chứng thực, được sử dụng ở các khu vực cần sự an toàn cao.

Cách thức hoạt động của Biometric:

  • Ghi nhận đặc điểm nhận dạng sinh học

  • Các đặc điểm nhận dạng của đối tượng được quét và kiểm tra.

  • Các thông tin về sinh học được phân tích và lưu lại thành các mẫu.

  • Kiểm tra

  • Đối tượng cần được kiểm tra sẽ được quét

  • Máy tính sẽ phân tích dữ liệu quét vào và đối chiếu với dữ liệu mẫu.

  • Nếu dữ liệu mẫu đối chiếu phù hợp thì người dùng được xác định hợp lệ và có quyền truy xuất vào hệ thống.

Một số dạng:

  • Các đặc điểm vật lý:

  • Dấu vân tay

  • Hand geometry

  • Quét khuôn mặt

  • Quét võng mạc mắt

  • Quét tròng đen mắt

  • Các đặc tính và hành vi:

  • Chữ ký tay

  • Giọng nói

Hiện nay cơ chế xác nhận sinh học được xem là cơ chế mang tính an toàn rất cao. Tuy nhiên để xây dựng cơ chế xác nhận này thì chi phí rất cao.

1.3.6. Multi – Factor:


khi một hệ thống sử dụng hai hay nhiều phương pháp chứng thực khác nhau để kiểm tra việc User đăng nhập hợp lệ hay không thì được gọi là multi – factor. Một hệ thống vừa sử dụng thể thông minh vừa sử dụng phương pháp chứng thực bằng username va password thì được gọi là một hệ thống chứng thực two – factor. Khi đó ta có thể kết hợp hai hay nhiều cơ chế xác nhận để tạo ra một cơ chế xác nhận phù hợp với nhu cầu.

Chỉ danh của một cá nhân được xác định sử dụng ít nhất hai trong các factors xác nhận sau:



  • Bạn biết gì (một mật khẩu hay số pin)

  • Bạn có gì (smart card hay token)

  • Bạn là ai (dấu vân tay, võng mạc …)

  • Bạn làm gì (giọng nói hay chữ ký)


1.3.7. Kerberos:


Kerberos là một dịch vụ xác nhận bảo đảm các tính năng an toàn, xác nhận một lần, xác nhận lẫn nhau và dựa vào thành phần tin cậy thứ ba.

An toàn:

Sử dụng ticket, dạng thông điệp mã hóa có thời gian, để chứng minh sự hợp lệ của người dùng. Vì thế mật khẩu của người dùng có thể được bảo vệ tốt do không cần gửi qua mạng hay lưu trên bộ nhớ máy tính cục bộ.



Xác nhận truy cập một lần:

Người dùng chỉ cần đăng nhập một lần và có thể truy cập đến tất cả các tài nguyên trên một hệ thống hay máy chủ khác hỗ trợ nghi thức Kerberos.

Thành phần tin cậy thứ ba:

Làm việc thông qua một máy chủ xác nhận trung tâm mà tất cả các hệ thống trong mạng tin cậy.



Xác nhận lẫn nhau:

Không chỉ xác nhận người dùng đối với hệ thống mà còn xác nhận sự hợp lệ của hệ thống đối với người dùng.

Xác nhận Kerberos được tích hợp trực tiếp trong cấu trúc quản lý thư mục (Active Directory) của Windows 2000, 2003 server hỗ trợ các máy trạm có thể đăng nhập một lần vào DC và sử dụng dịch vụ trên các server khác thuộc cùng DC mà không cần phải đăng nhập. Việc này hoàn toàn trong suốt vớI ngườI dùng nên họ không nhận ra được sự hỗ trợ của Kerberos.

2. CÁC DẠNG TẤN CÔNG:

2.1. Giới thiệu:


Để xây dựng một hệ thống bảo mật, trước hết chúng ta phải hiểu rõ cách thức các Hacker sử dụng để tấn công vào hệ thống. Việc tìm hiểu cách thức tấn công góp phần rất nhiều cho công tác bảo mật một hệ thống mạng, giúp việc ngăn chặn hiệu quả hơn rất nhiều. Môi trường mạng ngày càng phát triển, do đó nhu cầu bào mật, bảo đảm an ninh trên mạng luôn phát triển.

Hiện nay, các phương pháp tấn công rất đa dạng và phong phú. Tuy có rất nhiều phương thức tấn công nhưng có thể tạm xếp chúngvào những nhóm như sau:



  • Theo mục tiêu tấn công: Ứng dụng mạng hay cả hai

  • Theo cách thức tấn công: Chủ động (Active) hay thụ động (Passive)

  • Theo phương pháp tấn công: Có nhiều loại ví dụ như bẻ khoá, khai thác lỗi, phần mềm hay hệ thống, mã nguy hiểm …

Ranh giới của các nhóm này dần khó nhận ra vì những cách tấn công ngày nay, ngày càng phức tạp, tổng hợp.

Tuy nhiên, không phải mọi hacker đều tấn công nhằm mục đích phá hoại hệ thống. Có một số đối tượng tấn công vào hệ thống có mục đích nhằm tìn ra lỗ hỏng của hệ thống và báo cho người quản trị để họ vá lỗ hỏng đó lại. Những hacker dạng này người ta gọi là “ White hat”, còn hacker dạng khác người người ta gọI là “Black hat”.



Một số người lại lầm tưởng giữa hacker và cracker. Cracker là một người chuyên đi tìm hiểu các phần mềm và bẻ khoá các phần mềm đó, còn hacker là người chuyên đi tìm các lỗ hỏng của hệ thống.

Каталог: nguoidung -> cntt07 -> thongtin
thongtin -> CÂU 1: Mạng máy tính là gì? A./ Các máy tính trao đổi thông tin với nhau tuân theo tập giao thức. B./ Các máy tính kết nối với nhau bằng đường truyền vật lý. C./ Các máy tính kết nối với nhau chia sẻ nguồn thông tin chung
thongtin -> TRƯỜng tcn thá[ MƯỜi khoa công nghệ thông tin
thongtin -> Tin hoc văn phòng
nguoidung -> Virus máy tính có thể không phá hoại gì mà chỉ nhân bản. Virus
nguoidung -> BÀi thực hành môn lập trình mạng gv trưƠng vĩnh hảo I. Mục đích
nguoidung -> CÁc phưƠng pháp xuất nhập winsock I. Cài đặt Winsock
nguoidung -> 4. Phần mềm Explorer – của HĐh windows xp
nguoidung -> Chương 1 : Tổng quan về hệ phân tán. Định nghĩa
nguoidung -> MÔn học công nghệ MẠng không dâY

tải về 2.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương