TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuậT ĐIỆn biêN ĐƠn vị



tải về 0.71 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích0.71 Mb.
#39692
1   2





Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 1 (02 tiết)



BÀI MỞ ĐẦU

KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của môn khí tượng nông nghiệp, phương pháp nghiên cứu ngành khí tượng nông nghiệp.

- Kỹ năng: Giúp sinh viên xác định được chính xác đối tượng và nhiệm vụ của môn học, vận dụng được các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: giáo trình Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Không kiểm tra

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Khái niệm khí tượng nông nghiệp

  • Khí tượng nông nghiệp là một môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và đời sống.

  • Thời tiết là trạng thái hàng ngày của khí quyển, bao gồm những biến đổi năng lượng ngắn hạn và sự trao đổi chung bên trong bầu khí quyển, cũng như giữa mặt đất và không khí bên trên nó, nhằm cân bằng sự phân bố khác của bức xạ mặt trời.

  • Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật của các quá trình khí quyển được tạo thành ở một nơi nhất định do kết quả tác động qua lại của 3 nhân tố: bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm.

  1. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của môn khí tượng nông nghiệp

  1. Đối tượng

Nghiên cứu tác động qua lại giữa cây trồng hoặc các đối tượng khác của nông nghiệp cùng với điều kiện thời tiết, khí hậu.

  1. Mục đích

Giúp đỡ nông nghiệp lợi dụng hợp lý các điều kiện thời tiết và khí hậu nhằm để thu được sản lượng cao, vững chắc đối với cây trồng và phát triển thuận lợi ngành chăn nuôi.

  1. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu tính quy luật của sự thay đổi các yếu tố khí tượng, khí hậu, thuỷ văn theo thời gian, không gian nhất định trong những vùng địa lý nhất định, có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.

- Nghiên cứu những phương pháp đánh giá ảnh hưởng các yếu tố khí tượng lên sự sinh trưởng, phát triển, trạng thái cây trồng, chất lượng sản phẩm, sự lây lan của sâu bệnh...

- Nghiên cứu các phương pháp dự báo Khí tượng Nông nghiệp kịp thời chính xác, đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với cây trồng.

- Đánh giá tài nguyên khí hậu của từng vùng, khả năng đảm bảo của điều kiện khí hậu đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở đó phân vùng khí hậu nông nghiệp cho phù hợp.

- Nghiên cứu các biện pháp phòng chống thiên tai và ô nhiễm môi trường


  1. Các phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp quan trắc song song

  • Tiến hành đồng thời (song song) quan sát các yếu tố cây trồng với sự thay đổi các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, mưa, nắng, ẩm độ.... Sau đó tìm mối quan hệ giữa điều kiện thời tiết với cây trồng.

+ Gieo trồng hoặc chăn nuôi các giống vào các thời vụ khác nhau, thông thường cách 5, 10, 15 ngày một thời vụ, sau đó theo dõi sinh trưởng, phát triển năng suất của chúng và các điều kiện khí tượng tương ứng.

+ Gieo trồng hoặc chăn nuôi các giống trong cùng một thời gian ở các vùng địa lý khác nhau. Việc khảo sát cây trồng vật nuôi và điều kiện khí tượng cũng tiến hành tương tự như trên.

  • Mục đích nhằm xác định thời vụ thích hợp hoặc xác định các ngưỡng yêu cầu khí hậu của cây trồng.

  • Ưu điểm: phương pháp này là có thể trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khí tượng đối với cây trồng trong điều kiện tự nhiên.

  • Nhược điểm: trong quá trình nghiên cứu phương pháp này không thể làm thay đổi và điều tiết điều kiện thời tiết. Cho nên, muốn có được số liệu cần thiết để rút ra kết luận về khí tượng nông nghiệp, thì cần phải tiến hành quan trắc nhiều năm tại một trạm, điều này gây nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.

  1. Phương pháp gieo trồng theo địa lý

  • Là đem cùng một loại cây trồng gieo vào các vùng địa lý khác nhau. Sau khoảng 3 năm nghiên cứu người ta có thể rút ra kết luận khả năng thích ứng của cây trồng ở các vùng địa lý. Đề xuất ý kiến đối với sự phát triển của giống cây trồng đó ở những vùng thích hợp.

  • Ứng dụng trong phân vùng khí hậu nông nghiệp và khảo nghiệm giống cây trồng.

- Ưu điểm: Trong một thời gian rất ngắn có thể nghiên cứu ra ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng khác đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần nghiên cứu.

- Nhược điểm: muốn lựa chọn được nơi gieo hạt theo vùng địa lý có trạng thái đất khá giống nhau thì rất khó khăn, cho nên kết quả nghiên cứu khó phân tích; cùng một loại giống cây trồng không thể sinh trưởng tốt từ đầu đến cuối ở các khu vực khí hậu khác nhau.



  1. Phương pháp tăng thời vụ gieo

  • Gieo cùng một loại giống cây trồng tại một địa điểm, trong từng thời kỳ khác nhau để nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các loại yếu tố khí tượng khác nhau (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng của mặt trời,....) đối với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây trồng cần nghiên cứu.

  • Thông thường người ta gieo cách nhau 5 - 7 ngày hoặc nhiều hơn tuỳ yêu cầu nghiên cứu. Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây trồng được gieo những thời vụ khác nhau sẽ sinh trưởng trong điều kiện thời tiết không giống nhau. Kết quả thí nghiệm trong 1 năm có thể cho kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khác nhau ở các thời vụ khác nhau lên quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm chất của cây trồng.

Ứng dụng:

- Xác định thời kỳ trổ an toàn (lúa,ngô,...)

- Chọn thời vụ thích hợp cho cây trồng.


  1. Phương pháp trồng cây trong nhà kính

  • Là phương pháp nghiên cứu sự phản ứng của cây trồng dưới ảnh hưởng tổng hợp khác nhau của ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ trong phòng khí hậu nhân tạo. Theo phương pháp này đối tượng nghiên cứu được gieo trồng trong nhà kính nơi có thể sử dụng các phương tiện hiện đại để tạo và ổn định điều kiện khí tượng như mong muốn. Nhằm phân tích diễn biến của các hiện tượng cây trồng với điều kiện khí tượng sẽ rút ra được những kết luận về ảnh hưởng của điều kiện khí tượng đến đời sống cây trồng.

  • Ưu điểm: Trong phòng thí nghiệm có thể tạo ra được sự đồng nhất của các yếu tố khí tượng không nghiên cứu, nên phương pháp này cho những kết luận chính xác, nhanh chóng.

  • Nhược điểm: Đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, thiết bị đắt tiền nên thường chỉ sử dụng cho đối tượng nghiên cứu có đời sống ngắn, kích thước nhỏ.

  1. Phương pháp cánh đồng thực nghiệm

- Trong cánh đồng thí nghiệm người ta thay đổi điều kiện khí tượng nông nghiệp đối với cây trồng như điều chỉnh chương trình, kế hoạch thí nghiệm: nhiệt độ, ẩm độ, cường độ ánh sáng,...để tìm kiếm mối tương quan giữa cây trồng với điều kiện khí tượng nông nghiệp

V. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI

- Nắm chắc đối tượng, nhiệm vụ của môn học, phương pháp nghiên cứu.

VI. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN

1)

2)


VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.




Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 2 (6 tiết)



CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về thành phần và cấu trúc khí quyển.

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa thành phần không khí sát mặt đất và thành phần không khí trong đất, mô tả được chính xác cấu trúc của khí quyển theo chiều thẳng đứng.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: giáo trình Giáo trình Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Thành phần khí quyển

  1. Đặc tính của không khí

Trái đất bằng lực hút của mình đã tập trung xung quanh một lớp các chất khí được gọi là khí quyển. (3000 km)

Hỗn hợp tạo nên khí quyển được gọi là không khí.

- Không khí không màu, không mùi, có thể nén hoặc làm giãn nở không khí, có tính đàn hồi và bao bọc tất cả mọi vật trên mặt đất.

- Mặc dù không khí rất nhẹ nhưng cũng có khối lượng. Khối lượng của khí quyển trái đất là 5,26.1018 kg,

- Càng lên cao không khí càng loãng: gần 50% khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao 5 km; 75% đến độ cao 10 km và 95% tính đến độ cao 20 km.



  1. Thành phần của lớp không khí sát mặt đất

2.1. Nguồn gốc và vai trò của một số các chất khí trong khí quyển

a. Nitơ (N2)

- Ở điều kiện bình thường nito là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ, tồn tại dưới dạng phân tử N2 (đạm khí).

- Vai trò:

+ Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống.

+ Là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của mọi cơ thể sống: nó tham gia cấu tạo cơ thể động - thực vật, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất cây trồng. Trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ chiếm từ 1- 3% nhưng không có nitơ cây không thể sống được.


  • Nguồn gốc:

+ Nguồn nitơ được cung cấp thường xuyên cho đất là những hợp chất nitơ tan trong nước mưa, sương mù, sương muối... Hợp chất này được hình thành chủ yếu do quá trình phóng điện trong khí quyển. Lượng đạm này chỉ vào khoảng 3 - 4 kg/ha/năm, ở vùng nhiệt đới mưa dông nhiều có thể cho từ 13 - 14 kg/ha/năm.

+ Ngoài ra còn có những nguồn bổ sung khác như: những xác chết các động thực vật, các sản phẩm phụ của nền nông nghiệp, lượng phân vô cơ, hữu cơ bón vào đất.



b. Oxy (O2)

- Ôxy là một thành phần quan trọng của không khí, được sản xuất bởi cây cối trong quá trình quang hợp và là chất khí cần thiết để duy trì sự hô hấp của người và động vật. Khác với nitơ, oxy trong không khí có hoạt tính cao, sẵn sàng kết hợp với các chất khác.

- Vai trò:

+ Oxy là chất cần thiết cho quá trình hô hấp của mọi cơ thể sống, quá trình ôxy hoá các chất do cơ thể đồng hoá được, giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

+ Ôxy cần thiết cho sự phân giải các hợp chất hữu cơ, chất thải và các tàn dư sinh vật làm sạch môi trường.

+ Ôxy cần thiết cho sự đốt cháy nhiên liệu giải phóng nhiệt lượng cung cấp cho các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác.

+ Ôxy có thể là một chất độc khi nó có áp suất thành phần được nâng cao. Ôxy chiếm khoảng 21% thể tích của không khí. Nếu có thể tăng lượng ôxy này lên thành 50% thì không khí khi đó sẽ không tốt cho sự hô hấp.

- Nguồn gốc: Quang hợp của cây xanh là nguồn cung cấp chủ yếu oxy cho khí quyển. Bởi vậy ở những nơi có cây xanh hàm lượng O2 cao hơn và không khí trong lành hơn.

c. Dioxytcarbon (CO2)

Điôxít cacbon là một hợp chất ở điều kiện bình thường có dạng khí, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy.

- Các loài thực vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá trình quang hợp, và sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat. Ngoài ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành một chu trình.

- Thực vật hấp thụ điôxít cacbon từ khí quyển trong quá trình quang hợp. Điôxít cacbon được thực vật sử dụng để sản xuất ra các chất hữu cơ. Các phản ứng này giải phóng ra ôxy tự do.

- CO2 là nguồn dinh dưỡng quan trọng của cây xanh, là nguồn khí cần thiết cho cây xanh quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, là nguồn nguyên liệu xây dựng tất cả cơ thể thực vật, động vật, là yếu tố tạo thành năng suất cây trồng.

- Hàm lượng CO2 thích hợp cho các loại cây trồng không giống nhau.

d. Ozone (O3)

- Khí ozone trong khí quyển không nhiều, tập trung chủ yếu ở độ cao từ 25-50 km (thuộc tầng bình lưu).

- Trong tầng bình lưu, ozone có khả năng hấp thụ phần lớn tia sóng ngắn của bức xạ mặt trời .

- Tuy nhiên, nếu ở trong tầng đối lưu, ozone lại được xem như là một khí gây hiệu ứng nhà kính, đóng góp 8% cho hiệu ứng nhà kính.

- Tuổi thọ của Ozone khá ngắn, chiếm khoảng 2-3 tháng.

- Khí ozone không có nguồn gốc trực tiếp từ trái đất, nó được hình thành từ các quá trình quang hoá xảy ra trong khí quyển.. Ôzôn trong bầu khí quyển Trái Đất nói chung được tạo thành bởi tia cực tím, nó phá vỡ các phân tử O2, tạo thành ôxy nguyên tử. Ôxy nguyên tử sau đó kết hợp với phân tử ôxy chưa bị phá vỡ để tạo thành O3.

- Trong một số trường hợp ôxy nguyên tử kết hợp với N2 để tạo thành các nitơ ôxít; sau đó nó lại bị phá vỡ bởi ánh sáng nhìn thấy để tái tạo ôzôn.

e. Hơi nước

- Hơi nước luôn luôn hiện diện trong khí quyển, xuất phát từ sự bốc hơi trên biển cả, ao hồ, đất ẩm ướt và thực vật. Hơi nước trong khí quyển góp phần tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết khác nhau: hình thành sương, sương muối ở mặt đất, sương mù ở tầng khí quyển thấp, mây ở tầng khí quyển ở trên cao.

- Lượng hơi nước trong khí quyển tạo nên độ ẩm không khí.

- Hơi nước hấp thụ bức xạ sóng dài và một phần nhỏ bức xạ mặt trời. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho lớp không khí ở thấp nóng hơn lớp không khí trên cao.

- Tốc độ bốc hơi và luồng hơi nước đi vào khí quyển phụ thuộc vào ba yếu tố chính: nhiệt độ bề mặt, vận tốc gió trên bề mặt, độ ẩm khí quyển.

f. Bụi khói

- Bụi khói là những vật chất có kích thước nhỏ bé bay lơ lửng trong khí quyển. Thành phần bụi khói biến động lớn theo không gian và thời gian.

- Bụi khói có trong khí quyển là do các quá trình phong hoá đất đá, quá trình cháy của các mảng thiên thể ở lớp khí quyển trên cao, do cháy rừng, hoạt động của núi lửa, do hoạt động của con người.

- Bụi khói là những hạt nhân ngưng kết hơi nước, do đó tính chất của bụi khói, mức độ ô nhiễm bụi khói sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáng thuỷ.



Ngoài ra trong không khí còn có các chất khí gây ô nhiễm như: khí sulfurơ (SO2), khí amôniăc (NH3), ôxít nitơ (N2O), êtylen (C2H4)...

2.2. Thành phần của không khí trong đất

Về cơ bản không khí trong đất có thành phần không khác với thành phần không khí trên mặt đất. Các không khí chủ yếu gồm có O2, N2, CO­2 và hơi nước. Nó thay đổi tuỳ theo tính chất vật lý, hoá học của đất, phụ thuộc vào từng loại cây trồng, các loài sinh vật, vi sinh vật sống trong đất. Tuy nhiên tỷ lệ các chất khí có trong đất có những biến động so với khí quyển tự do.



Thành phần của một số chất khí trong đất ( theo Vikêvít, 1966)

Thành phần

Khoảng biến động của các chất khí (% thể tích)

Nitơ

78 – 87

Oxy

10 – 20

Carbonic

0,01 – 10

* Tỷ lệ O2 ít hơn mà CO2 thì nhiều hơn so với trên mặt đất:

Đó là do quá trình hô hấp của rễ cây và các sinh vật sống trong đất làm giảm lượng O2, đồng thời quá trình phân giải các chất hữu cơ trong đất làm tăng lượng CO2 lên.



* Lượng CO2 của không khí trong đất phụ thuộc vào trạng thái của đất:

- Đất chặt có nhiều CO2 hơn đất xốp, càng xuống sâu nồng độ CO2 càng tăng lên.

- Đất có nhiệt độ và ẩm độ cao phân giải các chất mục nát mạnh, nên cũng làm tăng lượng CO2 lên.

- Đất rừng chứa nhiều CO2 hơn đất đồng ruộng vì cành rơi lá rụng ở trong rừng nhiều. Ngoài ra lượng CO2 còn phụ thuộc vào đặc tính và chiều sâu của bộ rễ.



Đặc trưng của không khí trong đất là hầu như luôn luôn bảo hoà hơi nước.

Ngoài ra, do những hoạt động của các sinh vật đất, không khí trong đất còn có một số các chất khí khác như H2S,...

  1. Cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng

Dựa vào sự thay đổi của nhiệt độ và độ cao

  1. Tầng đối lưu

  • Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, nó nằm sát mặt đất, là môi trường sống của tất cả sinh vật trên trái đất.

  • Độ cao của tầng đối lưu được quyết định bởi các dòng đối lưu, do đó nó thay đổi theo mùa trong năm và vĩ độ địa phương. Ở vùng vĩ độ cao độ dày của tầng này khoảng 8- 9 km; vùng vĩ độ trung bình: khoảng 11 km; vùng vĩ độ thấp: khoảng 17-18 km.

  • Hiện tượng đặc trưng trong tầng này là các dòng không khí thường đi lên hoặc đi xuống làm thay đổi chế độ nhiệt, chế độ ẩm của không khí.

+ Các khối không khí đi xuống thường nóng và khô dần.

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm



  • Về khối lượng: tầng đối lưu tập trung khoảng 3/4 khối lượng toàn bộ khí quyển, cho nên hầu hết những hiện tượng vật lý trong khí quyển mà chúng ta quan sát được đều xảy ra ở đây. Các hiện tượng thời tiết như mây, mưa, giông và tố,... đều xảy ra trong tầng này. Tầng đối lưu chứa gần 80 % toàn bộ chất khí và hầu như toàn bộ lượng hơi nước có trong khí quyển.

  • Người ta chia tầng đối lưu ra làm 3 lớp chính:

+ Lớp dưới (lớp loạn lưu): là lớp dưới cùng giới hạn từ mặt đất đến độ cao 1-2 km, chịu sự tác động mạnh của mặt đất. Trong lớp này hình thành mây tầng thấp.

+ Lớp giữa (lớp trung bình): nằm ở độ cao từ 2-6 km, chịu ảnh hưởng của mặt đất ít hơn. Trong lớp giữa xảy ra quá trình cơ bản của các khối khí theo chiều ngang, phát triển các luồng đối lưu mạnh. Hình thành mây tầng trung bình.

+ Lớp trên: nằm ở độ cao từ 6 km đến giới hạn trên của tầng đối lưu; ít chịu ảnh hưởng của mặt đất. Các đỉnh mây tích và mây tích vũ có thể lên đến lớp trên và ở đây tồn tại mây tầng cao. Nhiệt độ lớp này luôn luôn âm.


  1. Tầng đối lưu hạn

  • Tầng đối lưu hạn là lớp trung gian giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu.

  • Tầng đối lưu hạn có bề dày chừng vài trăm mét đến 1-2 km. Vị trí của tầng này được xác định bởi sự biến thiên nhiệt độ. Bắt đầu từ đó nhiệt độ không đổi theo độ cao (đẳng nhiệt) hoặc tăng theo độ cao (nghịch nhiệt).

  1. Tầng bình lưu

  • Tầng bình lưu được giới hạn từ phía trên đối lưu hạn cho tới độ cao 80 - 90km.

  • Tầng này hầu như không có sự hình thành mây mưa, chỉ có sự trao đổi loạn lưu yếu.

  • Căn cứ vào sự phân bố nhiệt mà người ta chia tầng bình lưu ra thành 3 lớp

chính:

- Lớp đẳng nhiệt (lớp dưới): lớp dưới được giới hạn từ độ cao giới hạn trên của đối lưu hạn đến độ cao 30-35 km. Nhiệt độ của lớp này không đổi theo độ cao, luôn bằng -550C.

- Lớp nghịch nhiệt (lớp trung bình): là lớp được phân biệt bằng tính chất nghịch nhiệt rõ rệt. Lớp này được xác định từ độ cao 30-35 km đến 60 km.

Nhiệt độ của lớp này tăng theo độ cao do lớp này tập trung hầu hết ozone trong khí quyển, ozone đã hấp thu tia tử ngoại của mặt trời. Do vậy, đến độ cao 60 km nhiệt độ đạt tới 65 - 750C.



- Lớp trên ( lớp lạnh): lớp trên được giới hạn từ độ cao 60 - 80 km. Ở đây nhiệt độ giảm đi rất nhanh theo độ cao, điều này tạo điều kiện cho sự xáo trộn theo chiều thẳng đứng và sự đối lưu phát triển ở đây. Vì vậy, lớp này đôi khi được gọi là tầng đối lưu trên.

  1. Tầng ion (tầng điện ly)

Tầng ion là tầng kế tiếp tầng bình lưu lên đến độ cao 800 km. Không khí ở tầng này rất thưa và loãng và bị phân ly, ion hoá mạnh dưới tác dụng của các tia bức xạ mặt trời. Có thể nhận thấy hai cực đại ion hoá ở độ cao 100 km và 180-200 km. Khí quyển ở tầng này có độ dẫn điện cao và đây là nguyên nhân làm phản hồi các sóng vô tuyến phát đi từ mặt đất, nhờ đó mà các thiết bị vô tuyến trên mặt đất và các vệ tinh nhân tạo mới hoạt động bình thường.

Một đặc điểm quan khối khác của tầng này là nhiệt độ không khí cao và tăng nhanh theo độ cao: nhiệt độ không khí ở độ cao 200 km là 6000C và giới hạn trên của tầng này là 20000C.



  1. Tầng khuếch tán

Tầng khuyếch tán là tầng chuyển tiếp giữa khí quyển và không gian vũ trụ. Không khí gồm chủ yếu là hydrogen và helium, rất thưa và loãng. Giới hạn trên của tầng này không rõ, vào khoảng 2000 - 3000 km. Ngoài tầng khuyếch tán là không gian vũ trụ.

VI.CỦNG CỐ KIẾN THỨC


VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN

1.

2.

3.



VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.




Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 3 (6 tiết)


CHƯƠNG II: BỨC XẠ MẶT TRỜI
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đối với cây trồng, các dạng bức xạ mặt trời.

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng phân biệt các dạng bức xạ mặt trời và ảnh hưởng của chúng đến cây trồng.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn.

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

Không kiểm tra

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng

  1. Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đối với cây trồng


  1. Ảnh hưởng của thành phần quang phổ bức xạ mặt trời đối với cây trồng

Quang phổ mặt trời được chia làm 3 nhóm:

- Nhóm tia tử ngoại: λ<0,4μ; ở giới hạn ngoài của khí quyển chiếm 7% thành phần quang phổ của mặt trời.

- Nhóm tia trông thấy: 0,4μ ≤ λ ≤ 0,76μ; ở giới hạn ngoài của khí quyển chiếm 46 % thành phần quang phổ của mặt trời.

- Nhóm tia hồng ngoại: λ> 0,76μ; ở giới hạn ngoài của khí quyển chiếm 47% thành phần quang phổ của mặt trời.

Tia nhìn thấy có ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Để xét tác dụng của quang phổ mặt trời đối với cây trồng, Uỷ ban chiếu xạ Hà Lan (1953) đã chia quang phổ mặt trời ra làm 8 dải sau:

- Dải 1: λ > 1μ là những tia khi được cây hấp thụ thì biến thành nhiệt mà không tham gia vào tiến trình sinh hoá.

- Dải 2: 0,72μ < λ ≤ 1μ (hồng ngoại), có tác dụng làm cho cây mọc dài ra. Các tia này cũng có vai trò quan khối đối với sự nảy mầm, sự trổ bông và màu sắc trái.

- Dải 3: 0,61μ < λ ≤ 0,72μ (tia đỏ và da cam) rất quan khối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Các tia này được lục tố hấp thụ mạnh.

- Dải 4: 0,51μ < λ ≤ 0,61μ (vàng, lục) rất ít hữu hiệu trong sự quang hợp và hình

thành trái.

- Dải 5: 0,4μ < λ ≤ 0,51μ ( lam, chàm, tím): những tia này được lục tố và sắc tố vàng hấp thụ mạnh, cho nên dải này ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành trái.

- Dải 6: 0,315μ < λ ≤ 0,4μ (tử ngoại): tác dụng chủ yếu đến quá trình hình thành trái. Ức chế quá trình dài ra của cây xanh và làm cho lá dày hơn, tức là kìm hãm sự sinh trưởng, thúc đẩy sự phát triển.

- Dải 7: 0,28μ ≤ λ ≤ 0,315μ (tử ngoại): là những tia làm hư hại phần lớn cây trồng; gây bệnh hiểm nghèo đối với người, gia súc và cây trồng, có thể gây ung thư mắt, huỷ diệt hồng cầu.

- Dải 8: λ< 0,28μ (tử ngoại): rất nguy hiểm cho cây trồng, có tính chất huỷ diệt cây xanh, nhưng những tia này hầu như không đến được mặt đất.



  1. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng trong ngày đối với cây trồng

Thời gian chiếu sáng trong ngày (quang chu kỳ) được xác định bằng thời gian chiếu sáng trên mặt đất. Nó thay đổi tuỳ theo mùa và phụ thuộc vào vĩ độ địa phương.

Thời gian chiếu sáng trong ngày tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình ra hoa của cây.

Thực vật khác nhau có phản ứng quang kỳ khác nhau. Dựa vào phản ứng quang kỳ, người ta chia thực vật ra làm 3 nhóm:

* Nhóm cây ngày ngắn: có nguồn gốc vùng nhiệt đới hoặc xích đạo (lúa nước, mía, đay,...), chỉ ra hoa kết quả trong điều kiện ngày ngắn (thời gian chiếu sáng trong ngày nhỏ hơn 10-12 giờ).

* Nhóm cây ngày dài: Gồm những thực vật có nguồn gốc ở vùng ôn đới (khoai tây, bắp cải, lúa mì, lúa mạch,...), chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài, có thời gian chiếu sáng trên 14 giờ. Trong điều kiện ngày ngắn những cây này thường sinh trưởng chậm, kéo dài hoặc không thể ra hoa kết trái.

* Nhóm cây trung tính: Gồm những cây không có phản ứng với độ dài chiếu sáng trong ngày, thường là những giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn. Thường là loại cây cảm ôn: trong điều kiện nhiệt độ cao cây thường phát dục nhanh, ra hoa sớm. Trong điều kiện nhiệt độ thấp cây thường phát dục muộn, ra hoa chậm (cà rốt, dưa chuột, thuốc lá, bông,...).

Nếu quang kỳ tính thích hợp cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao. Còn quang kỳ tính không thích hợp sẽ làm giảm năng suất hoặc cây không thể ra hoa (không có năng suất).



  1. Các dạng bức xạ mặt trời

  1. Bức xạ trực tiếp (trực xạ)

a. Khái niệm: những tia bức xạ từ mặt trời chiếu trực tiếp tới một bề mặt bất kỳ, người ta gọi là bức xạ trực tiếp hay trực xạ.

b. Cường độ của bức xạ trực tiếp

Cường độ bức xạ mặt trời (I) là năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất trên một đơn vị diện tích đặt vuông góc với tia tới trong một đơn vị thời gian.

Cường độ bức xạ trực tiếp được tính bằng công thức:



S’ = S.sin(h0)(calo/cm2/phút)

Trong đó:

S’: là cường độ bức xạ trực tiếp chiếu trên bề mặt nằm ngang.

S: cường độ bức xạ chiếu lên bề mặt vuông góc với tia tới (calo/cm2/phút).

h0: độ cao của mặt trời (góc tạo bởi tia bức xạ mặt trời và bề mặt quan sát).

c. Sự diễn biến hàng ngày và hàng năm của bức xạ trực tiếp:

* Diễn biến hằng ngày của bức xạ trực tiếp:

- Trong điều kiện khí quyển hoàn toàn trong sạch và khô thì kể từ khi mặt trời mọc cường độ trực xạ tăng dần và đạt cực đại khi mặt trời ở thiên đỉnh. Rồi sau đó lại giảm dần và đạt cực tiểu khi mặt trời nằm ở đường chân trời.

- Trong điều kiện khí quyển thực bao giờ cũng có bụi và hơi nước và hệ số trong suốt của khí quyển trong ngày luôn thay đổi. Nên cường độ lớn nhất của bức xạ trực tiếp đạt được vào lúc 13 giờ.

* Cường độ bức xạ trực tiếp phụ thuộc vào:

- Cường độ bức xạ trực tiếp chiếu lên mặt phẳng nằm ngang vào tất cả thời gian trong ngày đều nhỏ hơn chiếu lên mặt phẳng thẳng góc.

- Vĩ độ địa phương: càng gần cực thì cường độ bức xạ trực tiếp càng giảm. Cường độ bức xạ trực tiếp ở vùng nội chí tuyến lớn hơn ở vùng ôn đới. Cùng một độ cao trong cùng một thời điểm trong năm thì cường độ bức xạ trực tiếp ở vùng vĩ độ cao có thể lớn hơn so với vùng vĩ độ thấp.

- Độ trong suốt của khí quyển: trời nhiều mây thì mặt đất nhận được bức xạ trực tiếp ít. Mây tầng thấp hầu như không cho tia bức xạ trực tiếp đi qua mà hầu như hấp thụ toàn bộ.

- Mùa trong năm: mùa hạ cường độ bức xạ trực tiếp cao hơn mùa đông.

- Địa hình: những địa điểm có độ cao địa hình cao nhận được cường độ bức xạ trực tiếp cao hơn những địa điểm có độ cao địa hình thấp.



* Diễn biến hàng năm của bức xạ trực tiếp.

- Ở cực trái đất nữa năm mùa đông không có trực xạ.

- Tại xích đạo hàng năm có hai cực đại xảy ra vào Xuân phân (21/III) và Thu phân (23/IX) và hai cực tiểu xảy ra vào Đông chí (22/XII) và Hạ chí (22/VI).

- Tại các vĩ độ trung bình điểm cực đại trong năm quan sát thấy vào ngày Hạ chí (22/VI) và cực tiểu vào ngày Đông chí (22/XII).



  1. Bức xạ khuếch tán (tán xạ)

a. Khái niệm: Bức xạ khuyếch tán là những tia bức xạ được khí quyển khuyếch tán về phía mặt đất. Các phần tử khuyếch tán bao gồm: phân tử khí, hơi nước trong khí quyển, bụi khí quyển.

b. Cường độ bức xạ khuyếch tán [D (calo/cm2/phút)]

Cường độ bức xạ khuyếch tán mặt đất nhận được tính bằng calo mà một đơn vị diện tích là 1 cm2 nhận được trong 1 phút từ toàn thể bầu trời.



Bức xạ khuyếch tán biến thiên rất lớn và phụ thuộc vào:

- Kích thước của vật thể: khi kích thước vật thể khuyếch tán càng lớn thì độ khuyếch tán của chúng càng nhiều.

- Độ cao mặt trời: mặt trời càng lên cao trên đường chân trời (h0<80) thì cường độ bức xạ khuyếch tán càng lớn.

- Độ trong suốt của khí quyển: khí quyển càng trong sạch thì cường độ bức xạ khuyếch tán càng nhỏ, nghĩa là không khí càng nhiều tạp chất thì cường độ bức xạ khuyếch tán càng lớn.

- Đặc điểm của bề mặt đệm và khả năng phản chiếu Albêđô của nó: nếu mặt đệm sáng thì cường độ bức xạ khuyếch tán sẽ tăng.


  1. Bức xạ tổng cộng (tổng xạ)

a. Khái niệm: Bức xạ tổng cộng là tổng số bức xạ khuyếch tán và bức xạ trực tiếp chiếu lên bề mặt nằm ngang, tới mặt đất đồng thời một lúc.

b. Cường độ bức xạ tổng cộng

Cường độ bức xạ tổng cộng được tính:



Q = S ' + D (calo/cm2/ phút)

Trong đó:

Q là tổng xạ

S’: cường độ bức xạ trực tiếp

D: cường độ bức xạ khuyếch tán.

Thành phần tổng xạ có thể biến thiên trong phạm vi rộng tuỳ theo:

- Độ cao của mặt trời:

+ Khi h0= 0: toàn bộ luồng bức xạ tới chủ yếu là do bức xạ khuếch tán gây ra.

+ Khi h0< 80 : lúc này bức xạ trực tiếp và bức xạ khuyếch tán đều tăng nhưng bức xạ trực tiếp tăng chậm hơn (Q~D).

+ Khi h0 = 80 : trị số BXTT và trị số bức xạ khuyếch tán ngang nhau (S’=D).

+ Khi h0>80 : thì phần tỷ lệ bức xạ khuyếch tán nhỏ dần so với bức xạ trực tiếp, bức xạ trực tiếp tăng nhanh cho tới giữa trưa.

Sự biến thiên đó sẽ diễn ra theo chiều ngược lại.

- Độ trong suốt của khí quyển: khí quyển càng trong suốt thì bức xạ khuyếch tán càng nhỏ và bức xạ trực tiếp càng lớn. Khi trời không mây thì bức xạ khuyếch tán chỉ chiếm 10 - 20 %.

- Vĩ độ địa phương: vĩ độ địa phương cao thì tổng lượng bức xạ giảm. Vĩ độ càng thấp thì tổng lượng bức xạ càng tăng và phân phối điều hoà trong năm. Tuy nhiên, sự phân bố tổng xạ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm đất và độ vẫn đục khí quyển.

Thông thường tổng xạ giảm dần từ xích đạo đến địa cực. Tuy nhiên, ở cùng vĩ độ tổng xạ ở vùng sa mạc (trời luôn trong sáng) lớn hơn ở vùng ven biển nhiều lần. Trong mùa Xuân và mùa Hạ khi độ cao mặt trời cao, thì ở bất kỳ nơi nào trực xạ vẫn lớn hơn tán xạ. Còn trong mùa Thu và mùa Đông càng lên vĩ độ cao ở Bắc bán cầu lượng tán xạ tăng lên. Tuy vậy, trong những trường hợp cụ thể tổng xạ có thể không tuân theo quy luật trên.


  1. Sự phản xạ bức xạ mặt trời (albedo)

Bức xạ tổng cộng khi chiếu xuống mặt đất không được mặt đất hấp thụ hoàn toàn mà một phần bị phản chiếu lại bầu khí quyển.

Mức độ phản xạ tuỳ thuộc vào tính chất bề mặt của vật thể mà bức xạ mặt trời tiếp xúc (màu sắc, độ nhẵn, độ xốp, độ ẩm,...) và góc tới của chùm tia bức xạ.

* Khái niệm Albedo: Albedo (suất phản xạ) của bề mặt một vật thể được xác định băng tỷ lệ giữa toàn thể luồng bức xạ sóng ngắn phát đi từ một bề mặt (Rn) với tổng xạ chiếu lên bề mặt đó (Q).

A% = (Rn/Q)100%

Albedo của tất cả các bề mặt đều phụ thuộc vào:

- Tính chất bề mặt (độ nhẵn, độ xốp, lớp phủ thực vật,...)

- Độ cao mặt trời h0 : h0 càng nhỏ thì trị số albedo càng lớn.

Thông thường Albedo bé nhất thường xảy ra vào lúc giữa trưa, lớn nhất vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Albedo vùng cực lớn hơn ở xích đạo. Trị số của albedo trong ngày thường lớn nhất vào lúc buổi sớm và buổi chiều, nhỏ nhất vào lúc giữa trưa.

Trung bình albedo của trái đất (albedo hành tinh) là 30%.

* Albedo của mặt đất phụ thuộc: tính chất và trạng thái của bề mặt đất, vào màu sắc và độ nhám của nó, vào lớp phủ thực vật và tính chất của lớp phủ đó.

Dựa vào trị số albedo ghi nhận được từ các bề mặt, người ta có thể xác định được bản chất của bề mặt, dự đoán tình trạng mùa màng, sâu bệnh, hạn hán, ngập lụt,...



  1. Bức xạ sóng dài của mặt đất (Eđ) và của khí quyển (Ekq)

- Khi nhận năng lượng bức xạ mặt trời, mặt đất nóng lên do quá trình chuyển hoá thành nhiệt năng. Nhiệt năng của mặt đất lại tiếp tục chuyển hoá sang dạng khác, đó là dạng bức xạ sóng dài.

+ Bức xạ sóng dài mặt đất phụ thuộc vào nhiệt độ mặt đất, khả năng phát xạ tương đối của bề mặt. Ở cùng một nhiệt độ, thông thường bức xạ mặt đất nhỏ hơn bức xạ từ vật đen tuyệt đối.

+ Mặt đất phát xạ cả ngày lẫn đêm. Song ban ngày sự phát xạ có thể được đền bù có dư bằng lượng nhiệt mặt trời chiếu xuống. Chỉ có ban đêm khi không còn luồng bức xạ mặt trời chiếu tới nữa thì sự phát xạ mới thể hiện hoàn toàn.

- Tương tự như mặt đất, không khí khi hấp thụ năng lượng mặt trời cũng nóng lên và bức xạ ra xung quanh (trong đó có phần hướng xuống mặt đất) dưới dạng sóng dài. Phát xạ sóng dài của khí quyển hướng về mặt đất gọi là phát xạ nghịch.

+ Cường độ bức xạ sóng dài khí quyển đến mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, lượng mây, lượng hơi nước, bụi khí quyển.

- Ở nước ta, trong mùa đông nếu lượng hơi nước trong khí quyển cao thì bức xạ sóng dài khí quyển lớn, làm cho thời tiết oi bức, khó chịu và ngược lại trời quang, độ ẩm thấp thì thời tiết trở nên lạnh giá.



Từ đó chúng ta nhận thấy rằng: mặt đất mất đi một lượng nhiệt do phát xạ sóng dài, đồng thời nó cũng nhận một lượng nhiệt do phát xạ sóng dài của khí quyển. Như vậy, trong thực tế bao giờ cũng có hai luồng phát xạ, đồng thời một lúc: phát xạ sóng dài của trái đất và phát xạ sóng dài của khí quyển.

Hiệu số giữa bức xạ sóng dài mặt đất (Eđ ) và bức xạ sóng dài khí quyển (Ekq) gọi là bức xạ hiệu dụng (Ehd).

Ehd = Eđ - Ekq

Ehd vào ban ngày không đáng kể do được lấn át bởi nguồn năng lượng bức xạ mặt trời nên chúng ta chỉ quan tâm tới phát xạ hiệu dụng vào ban đêm. Trị số phát xạ hiệu dụng (Ehd) của một bề mặt phụ thuộc vào khả năng phát xạ của bề mặt đó, của khí quyển và độ ẩm không khí.

Phát xạ hiệu dụng phụ thuộc vào trạng thái thời tiết, độ ẩm không khí, nhiệt độ, lượng mây, hàm lượng CO2 và CO trong không khí,...


  1. Cân bằng bức xạ của bề mặt đất (bức xạ thuần, net radiation)

Nghiên cứu cân bằng bức xạ trên mặt đất có ý nghĩa rất quan khối trong dự báo thời tiết, xác định cơ cấu mùa vụ, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.

Trên mặt đất người ta thấy trong bất kỳ lúc nào cũng có sự nhập và xuất năng lượng bức xạ.

Phương trình cân bằng bức xạ được biểu diễn:

B = S’ + D + Ekq – Rn - Eđ = Q – Ehd – Rn

Trong đó:

B là cân bằng năng lượng bức xạ mặt đất (calo/cm2.phút)

S’ là cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp (calo/cm2.phút)

D là cường độ bức xạ khuyếch tán (calo/cm2 .phút)

Ekq là phát xạ sóng dài khí quyển (calo/cm2.phút)

Rn là phản xạ sóng ngắn (calo/cm2.phút)

Eđ là phát xạ sóng dài của bề mặt đất (calo/cm2.phút)

Q là tổng xạ (calo/cm2.phút)

Ehd là phát xạ hiệu dụng.

Do: Ekq - Eđ = – Ehd, Rn = A(S’ + D)

B = (S’ + D)(1-A) – Ehd (calo/cm2.phút)

+ Nếu lượng nhiệt nhập lớn hơn lượng nhiệt xuất thì B>0: mặt đất nóng lên

+ Nếu lượng nhiệt nhập nhỏ hơn lượng nhiệt xuất thì B<0: mặt đất lạnh đi

Khi đến mặt đất, năng lượng bức xạ mặt trời sẽ được chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. Hiện nay, cây trồng chỉ mới hấp thu khoảng từ 1,5 đến 2 % tổng bức xạ quang hợp (PAR) chiếu tới đồng ruộng. Theo A.A.Nhitrôpôvich nếu nâng hiệu suất hấp thụ bức xạ của cây trồng lên tới 4-5% thì có thể nâng cao năng suất cây ngũ cốc lên gấp đôi. Để nâng cao hiệu quả sử dụng bức xạ mặt trời trong sản xuất nông nghiệp tuỳ điều kiện, có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp kỹ thuật sau đây:

- Cần đánh giá chính xác tiềm năng bức xạ quang hợp ở các vùng địa lý khác nhau theo thời gian và không gian. Khả năng đảm bảo yêu cầu cho cây trồng về năng lượng bức xạ quang hợp trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

- Cần xác định yêu cầu về năng lượng bức xạ quang hợp của từng giống cây trồng trong từng giai đoạn sống khác nhau, đặc biệt yêu cầu về cường độ bức xạ, thời gian chiếu sáng trong ngày để có cơ sở bố trí thời vụ và phân vùng khí hậu nông nghiệp phù hợp nhằm đạt được năng suất cây trồng cao nhất.

- Cần chọn tạo những giống cây trồng có những đặc trưng hình thái thích hợp để có thể nhận được năng lượng bức xạ nhiều nhất như góc lá, sự phân bố cành, sự phân bố lá trên cây, diện tích lá, bề dày lá,...

- Nghiên cứu mật độ cây trên một đơn vị diện tích sao cho phù hợp nhất. Tuỳ từng điều kiện canh tác cụ thể để chúng ta xác định mật độ cây trên một đơn vị diện tích cho phù hợp.

- Những loại cây ưa sáng mạnh cần trồng ở nơi có khả năng chiếu sáng tốt. Cần đánh luống theo hướng thích hợp sao cho cây trồng trong ngày có thể nhận được năng lượng mặt trời nhiều nhất.

- Biện pháp trồng xen các loại cây có độ cao khác nhau, có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Ví dụ: Xen cây dài ngày với cây ngắn ngày (cây ăn quả-dứa), cây ngắn ngày với ngắn ngày (Lạc- Rau),...

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc: như chặt, tỉa cành đối với cây dài ngày, xới xáo đất, bón phân, tưới nước thích hợp sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất thuận của ngoại cảnh, tăng diện tích và tuổi thọ của lá làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời dẫn tới năng suất tăng.

VI. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI


Nắm chắc
VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN

1.

2.



3.

VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 4 (10 tiết)

CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA ĐẤT


I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính chất nhiệt của đất, cân bằng nhiệt và diễn biến hàng ngày, hàng năm của nhiệt độ đất. Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đối với sản xuất nông nghiệp. Các biện pháp kỹ thuật điều hoà nhiệt độ đất.

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng mô tả được diễn biến của nhiệt độ đất theo ngày và theo năm. Phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ đất đối với sản xuất nông nghiệp. Vận dụng được các kỹ thuật điều hoà nhiệt độ đất vào sản xuất.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn.

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Tính chất nhiệt của đất

  1. Nhiệt dung của đất

Nhiệt dung của đất là đại lượng dùng để đánh giá khả năng nóng lên nhanh hay chậm của đất. Nhiệt dung của đất được chia làm hai loại:

- Nhiệt dung khối lượng Cp (calo/g.độ) là lượng nhiệt cần thiết để làm 1gam đất nóng lên 10C.

- Nhiệt dung thể tích Cv (calo/cm3.độ) là lượng nhiệt cần thiết để làm 1cm3 đất nóng lên 10C.

Gọi d là tỷ khối của đất, mối quan hệ giữa nhiệt dung thể tích và nhiệt dung khối lượng được biểu diễn:



Cv = Cp.d (calo/cm3.độ)

  1. Hệ số dẫn nhiệt của đất λ

Hệ số dẫn nhiệt của đất là đại lượng dùng để đánh giá khả năng truyền nhiệt của các loại đất.

Hệ số dẫn nhiệt của đất λ (calo.cm-2.cm-1.s-1.độ-1) là lượng nhiệt đi qua một đơn vị diện tích 1 cm2, có độ dày 1 cm, trong thời gian một giây, khi nhiệt độ chênh lệch giữa hai lớp kế cận nhau là 10C.

Độ lớn của hệ số dẫn nhiệt quyết định bởi đặc tính vật lý của đất. Các loại đất khác nhau thì hệ số dẫn nhiệt của chúng cũng rất khác nhau và nó phụ thuộc vào:

- Thành phần cấu tạo của đất: đất có thành phần cấu tạo khác nhau thì hệ số dẫn nhiệt của chúng cũng khác nhau.

- Ẩm độ đất: nước trong đất có thể làm tăng thêm hệ số dẫn nhiệt của đất.

Nước và không khí trong đất là hai thành phần có tính chất đối kháng. Sự có mặt của nước và không khí trong đất nhiều hay ít đã ảnh hưởng đến tính dẫn nhiệt của đất. Chính vì vậy ở những loại đất có ẩm độ cao chế độ nhiệt ôn hoà hơn, ổn định hơn, biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ, ngược lại đối với đất khô chế độ nhiệt ngày đêm biến động lớn, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao.

- Độ xốp: đất càng xốp hệ số dẫn nhiệt càng kém. Kích thước của hạt đất càng lớn thì hệ số dẫn nhiệt càng nhỏ.

- Bốc hơi: hệ số dẫn nhiệt trong đất còn phụ thuộc nhiều vào sự bốc hơi.


  1. Hệ số truyền nhiệt của đất (k)

Tốc độ truyền nhiệt độ trong lớp đất trồng trọt và đặc biệt ở tầng canh tác có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật trồng trọt. Khi thực hiện các biện pháp canh tác thường dựa trên sự phân bố nhiệt độ ở các lớp đất khác nhau. Để giải quyết vấn đề này người ta dùng một khái niệm gọi là hệ số truyền nhiệt độ của đất.

Hệ số truyền nhiệt độ của đất là tỷ số giữa hệ số dẫn nhiệt (λ) và nhiệt dung thể tích (Cv) của chúng.

k = λCv-1 (cm2/s)

Hệ số truyền nhiệt độ của đất phụ thuộc vào độ ẩm và tỷ khối của đất. Kết quả nghiên cứu của A.I.Gupalo cho thấy tỷ khối của đất càng cao thì hệ số truyền nhiệt của đất càng lớn. Hệ số truyền nhiệt độ của đất đạt giá trị lớn nhất khi ẩm độ đất khoảng 18 – 20 %.

Hệ số truyền nhiệt độ của nước và không khí nhỏ hơn so với phần rắn trong đất cho nên đất ẩm và đất xốp truyền nhiệt xuống sâu và mất nhiệt trong không khí chậm hơn so với đất khô và cứng.


  1. Cân bằng nhiệt của mặt đất

  1. Cơ chế nhiệt của đất

Ban ngày, mặt đất nóng lên chủ yếu là nhờ nguồn năng lượng của bức xạ mặttrời. Mặt đất hấp thụ các tia bức xạ mặt trời và chuyển thành nhiệt năng làm cho mặt đất nóng lên. Vào những giờ có mặt trời, mặt đất được đốt nóng và nhiệt của bề mặt đất nhận được lại truyền cho những lớp không khí tiếp giáp và cho những lớp đất sâu hơn. Vào ban đêm và những ngày mùa đông lạnh, mặt đất bị nguội đi do phát xạ. Sự nguội lạnh này cũng làm cho lớp không khí kế tiếp và những lớp đất dưới lạnh đi.

Mặt trực tiếp nhận và phát nhiệt người ta gọi là mặt hoạt động. Bề mặt hoạt động có thể là rừng cây, mặt nước, đá, cát,… cho nên tính chất nhiệt của chúng rất khác nhau. Vì vậy, quá trình nóng lên, nguội đi và truyền nhiệt vào sâu trong đất của các bề mặt này cũng rất khác nhau, dẫn đến có biến thiên nhiệt độ ngày đêm và năm.

Như vậy, quá trình nóng lên của mặt đất là do sự nhận năng lượng và quá trình lạnh đi của chúng là do sự mất năng lượng của lớp bề mặt đất. Hai quá trình này xảy ra liên tục suốt ngày đêm, tạo nên một cân bằng động. Mặt đất chỉ nóng lên khi phần năng lượng nhận được lớn hơn phần năng lượng mất đi. Ngược lại khi phần năng lượng mất đi chiếm ưu thế thì mặt đất bị lạnh đi.


  1. Cân bằng nhiệt của bề mặt đất

Cân bằng nhiệt của mặt đất là hiệu số giữa phần năng lượng nhận được và phần năng lượng mất đi của mặt đất. Nếu cân bằng nhiệt có giá trị dương thì mặt đất nóng lên, cân bằng nhiệt bằng 0 thì nhiệt độ mặt đất không đổi, cân bằng nhiệt là một số âm thì mặt đất sẽ bị lạnh đi.

a. Sự cân bằng nhiệt của mặt đất vào ban ngày

Vào ban ngày bề mặt đất nhận được những nguồn nhiệt từ: Tổng xạ gồm trực xạ và tán xạ ( Q= S’+D ). Luồng phát xạ sóng dài của khí quyển (Ekq).

Đồng thời mất đi những nguồn nhiệt do phản xạ sóng ngắn (Rn), phát xạ sóng dài của bề mặt đất (Eđ), dòng thăng đi lên (V), lượng nhiệt truyền sâu vào lòng đất (P), quá trình bốc hơi (LE).

Vì vậy phương trình cân bằng nhiệt của mặt đất vào những ban ngày có dạng:



B1 = S’ + D – Rn – Ed + Ekq – P – V – LE

B1 = (S’ + D)(1 – A) – Ehd – P – V – LE

Ba lượng nhiệt P, V, LE mất đi không đáng kể so với năng lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được. Vì vậy, cân bằng nhiệt của bề mặt đất vào ban ngày luôn có giá trị dương. Trừ những vùng cực vào mùa đông không có trực xạ thì cân bằng nhiệt độ của bề mặt đất vào ban ngày mang giá trị âm.

b. Cân bằng nhiệt của bề mặt đất vào ban đêm

Vào ban đêm không có bức xạ mặt trời nên không có trực xạ (S’) và tán xạ (D).

Mặt đất nhận được các nguồn nhiệt: do phát xạ sóng dài của bề mặt đất (Eđ), dòng giáng đi xuống (V), lượng nhiệt truyền ra từ lòng đất (P), sự ngưng kết hơi nước (LE).

Mặt đất mất đi các nguồn nhiệt: Tổng xạ, phát xạ sóng dài mặt đất.

Phương trình cân bằng nhiệt của bề mặt đất vào ban đêm có dạng:

B2 = P + V + LE – Ed + Ekq

B2 = P + V + LE + Ehd

Do lượng nhiệt nhận được từ P, V, LE không đáng kể, nên cân bằng nhiệt vào ban đêm của mặt đất phụ thuộc vào bức xạ hiệu dụng.

Thông thường thì cân bằng nhiệt của mặt đất có giá trị âm, vì phần năng lượng nhận được về ban đêm rất nhỏ, không bù được phần năng lượng mất đi, do đó nhiệt độ của mặt đất về ban đêm giảm đi rất nhanh, dặc biệt vào những đêm trời quang mây, lặng gió hoặc có gió nhẹ làm xúc tiến quá trình phát xạ mặt đất, làm cho nhiệt độ mặt đất lạnh đi nhanh, nhất là vào mùa đông và không quá nóng vào những đêm mùa hè.

Cân bằng nhiệt của mặt đất về ban đêm chỉ lớn hơn 0 khi bức xạ hiệu dụng nhỏ hơn 0, nghĩa là Ek q > Eđ, điều này chỉ xảy ra vào những ngày trời nhiều mây.


  1. Sự diễn biến hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ đất

  1. Sự diễn biến hàng ngày của nhiệt độ đất

Sự nóng lên vào ban ngày và lạnh đi vào ban đêm của mặt đất gây ra sự biến thiên nhiệt độ liên tục trong suốt thời gian một ngày đêm, gọi là sự diễn biến hàng ngày của nhiệt độ đất.

a. Thời gian xuất hiện các cực trị về nhiệt độ đất trong ngày

Dao động hằng ngày của nhiệt độ mặt đất là một dao động đơn giản, có một trị số cực đại và một trị số cực tiểu.

- Cực đại của nhiệt độ mặt đất trong ngày thường xuất hiện vào giữa trưa (khoảng 13 giờ)

- Cực tiểu của nhiệt độ mặt đất thường xuất hiện vào trước khi mặt trời mọc khoảng 1 giờ.



b. Biên độ biến thiên hằng ngày của nhiệt độ mặt đất

Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ mặt đất là hiệu số giữa trị số nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trong ngày đó và được biểu diễn như sau:



Δt = tmax – tmin

Trong đó:

Tmax là giá trị nhiệt độ cao nhất trong ngày (0C)

Tmin là giá trị nhiệt độ thấp nhất trong ngày đó (0C).

Biên độ biến thiên hằng ngày của nhiệt độ mặt đất là yếu tố biến động rất lớn và nó phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Thời gian trong năm: mùa hè biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất lớn hơn mùa đông. Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất vào mùa hè khoảng 200Cvà trên nữa, mùa đông vào khoảng 10-110C và dưới nữa tuỳ theo vĩ độ địa phương. Riêng trong điều kiện khí hậu gió mùa, biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất cao nhất ở những ngày cuối thu, đầu đông và nhỏ nhất trong những ngày giữa mùa đông.

- Vĩ độ địa phương: vĩ độ địa phương càng thấp thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất càng cao. Ở vùng xích đạo và vùng nhiệt đới biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất có giá trị lớn nhất. Vĩ độ càng cao, biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất càng giảm nhưng biên độ biến thiên hàng năm của nhiệt độ đất càng tăng.

- Lượng mây: lượng mây trên bầu trời càng ít thì biên độ biến thiên hằng ngày của nhiệt độ đất càng cao (vì lượng mây làm giảm trực xạ vào ban ngày và giảm phát xạ hiệu dụng vào ban đêm).

- Tính chất nhiệt của đất (nhiệt dung và hệ số dẫn nhiệt của đất):

+ Nhiệt dung của đất càng lớn thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất càng nhỏ.

+ Hệ số dẫn nhiệt càng lớn thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất càng nhỏ.

- Màu sắc của đất: biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất ở đất sẫm màu lớn hơn so với đất nhạt màu.

- Độ ẩm đất: biên độ hằng ngày của đất ẩm nhỏ hơn đất khô.

- Độ cứng: biên độ hằng ngày ở đất xốp nhỏ hơn đất cứng.

- Địa hình và hướng dốc:

+ Địa hình càng cao thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất càng lớn.

+ Biên độ biến thiên hằng ngày ở đất ghồ ghề lớn hơn đất bằng phẳng.

+ Hướng sườn dốc khác nhau thì mức độ nóng lên của đất khác nhau. Biên độ nhiệt độ hàng ngày của nhiệt độ đất ở sườn Tây lớn hơn sườn Đông.

-Lớp phủ thiên nhiên của đất: Đất có phủ thực vật (cỏ cây, rừng,…) biên độ biến thiên hằng ngày của mặt đất nhỏ hơn so với đất trơ trụi (do thực vật ngăn cản được rất nhiều bức xạ mặt trời tới được mặt đất).

- Độ trong suốt của khí quyển: biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất tăng lên khi độ trong suốt của khí quyển tăng.



  1. Sự diễn biến hàng năm của nhiệt độ đất

Sự diễn biến hàng năm của nhiệt độ đất liên quan đến sự biến thiên hàng năm của lượng nhập năng lượng bức xạ mặt trời. Tại Bắc bán cầu điểm cực đại của nhiệt độ đất thấy vào tháng 7, 8. Còn điểm cực tiểu vào tháng 1, tháng 2.

Biên độ biến thiên hàng năm của nhiệt độ mặt đất là hiệu số giữa nhiệt độ đất trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất trong năm đó.

Δtn = ttmax – ttmin (0C)

Trong đó:

ttmax là nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm

ttmin là nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm.

Biên độ biến thiên hàng năm của nhiệt độ đất phụ thuộc vào:

- Vĩ độ địa phương: vĩ độ càng cao thì biên độ biến thiên hàng năm của nhiệt độ đất

càng lớn. Càng gần biển biên độ nhiệt độ càng giảm. Tại những vĩ độ trung bình biên độ hàng năm khoảng 300C.

- Lớp phủ thực vật: biên độ nhiệt độ hàng năm của đất trơ trụi lớn hơn so với đất có phủ thực vật.

Biên độ biến thiên hàng năm cũng như hàng ngày của nhiệt độ đất giảm theo độ sâu và ở một độ sâu nào đó là lớp có nhiệt độ hàng ngày (hàng năm) bất biến. Tùy theo đặc điểm của đất mà biên độ nhiệt độ hàng năm (hàng ngày) triệt tiêu ở những độ sâu khác nhau. Tại những vùng nhiệt đới nơi biên độ nhiệt độ hàng năm bất biến ở độ sâu khoảng 5-10m, còn ở vùng vĩ độ trung bình lớp đất có nhiệt độ hàng năm bất biến ở độ sâu 15-20m.

Thời gian xảy ra nhiệt độ hàng năm cực đại (cực tiểu) chậm dần theo độ sâu. Vùng vĩ độ trung bình thường khoảng 20-30 ngày cho mỗi mét độ sâu.


  1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đối với sản xuất nông nghiệp

Nhiệt độ đất là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Nhiệt độ đất đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nảy mầm của hạt, sự phát triển của bộ rễ cây, ảnh hưởng đến hoạt động sống của vi sinh vật đất. Chỉ khi có một nhiệt lượng nhất định hạt giống mới có thể nảy mầm, rễ non mới phát dục được, mầm non mới có thể mọc lên khỏi mặt đất. Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến:

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là giai đoạn nảy mầm của hạt giống.

Nhu cầu về nhiệt độ đất ở giai đoạn mọc mầm của các giống cây trồng khác nhau thì khác nhau. Muốn cho hạt giống nảy mầm được nhiệt độ đất phải cao hơn giới hạn tối thấp sinh vật học mà hạt giống đó yêu cầu. Nếu nhiệt độ quá thấp (dưới giới hạn tối thấp sinh vật học) hạt giống sẽ không nảy mầm được. Ví dụ lúa chỉ gieo khi nhiệt độ đất cao hơn 12-140C; ngô gieo khi nhiệt độ cao hơn 8-100C. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ tăng sẽ rút ngắn thời gian từ gieo đến mọc mầm, chất lượng mầm tốt, tỷ lệ mầm cao. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao (quá giới hạn tối cao sinh vật học) cũng làm cho hạt giống mất khả năng nảy mầm hoặc chất lượng mầm kém, cây phát triển yếu. Hạt giống nằm lâu ngày dưới đất sẽ bị thối do các loại nấm bệnh, vi sinh vật, côn trùng phá hoại. Đặc biệt là các loại hạt giống có hàm lượng dầu cao như vừng, lạc, bông, hướng dương,…

Các giai đoạn khác nhau của cây trồng cũng yêu cầu nhiệt độ đất khác nhau: những quá trình sinh lý chủ yếu của cây như quang hợp, hô hấp,… chủ yếu diễn ra ở nhiệt độ đất từ 30-350C, quá trình sinh lý được tăng cường thêm khi nhiệt độ tăng, sau đó lại yếu đi và tới 40-450C thì ngừng hẳn. Nhiệt độ đất trên 500C thường đã có hại rõ rệt đối với cây. Khả năng chịu được nhiệt độ thấp cũng không giống nhau đối với từng loại cây. Các cây nhiệt đới có thể ngừng sinh trưởng ở điều kiện nhiệt độ đất 3-40C và có khi ở nhiệt độ cao hơn nữa, lúc này quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên các bộ phận trên mặt đất bị đình trệ. Riêng các cây xứ lạnh có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn tới -200C, -300Chay hơn nữa.

Ở nước ta, vụ Đông và vụ Xuân là những vụ trồng trọt có nhiệt độ thấp, do đó cần phải nghiên cứu để nắm vững được nhu cầu nhiệt cần cho sự mọc mầm của hạt giống, đồng thời cần nắm được sự diễn biến về nhiệt độ và ẩm độ đất tự nhiên ở thời kỳ gieo hạt nhằm xác định thời vụ gieo thích hợp, tạo điều kiện tốt ngay từ pha sinh trưởng đầu tiên.

- Ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của rễ.

Nhiệt độ đất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh, phát triển của rễ và các bộ phận dưới mặt đất.

Trong khoảng nhiệt độ đất thích hợp thì nhiệt độ càng tăng, bộ rễ phát triển càng nhanh nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. Tại vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao dưới đất làm hư củ khoai tây. Nhiệt độ đất tối thích cho cây trồng này là 170C và khoai tây ngừng lớn hẳn ở nhiệt độ 280C.

- Nhiệt độ đất ảnh hưởng tới qua trình hút nước, huy động và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

+ Nhiệt độ đất cao làm tăng khả năng hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất, làm tăng hoạt tính của dung dịch đất giúp cho bộ rễ cây trồng hút được một cách thuận lợi

hơn.


+ Nhiệt độ đất cao làm tăng quá trình bốc hơi nước trên mặt đất và quá trình phát tán hơi nước của các bộ phận thân lá tạo ra dòng vận chuyển liên tục của nước và các chất dinh dưỡng trong cơ thể cây trồng. Trong điều kiện nhiệt độ thấp quá làm giảm tốc độ thậm chí làm ngưng trệ các quá trình trên gây ra nhữ ng ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

- Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật đất.

+ Nhiệt độ đất thích hợp cường độ hoạt động của vi sinh vật đất mạnh, tốc độ phân giải các chất hữu cơ trong đất xảy ra nhanh chóng, tăng khả năng cung cấp chất hữu cơ cho cây.

+ Các loại sản phẩm phụ như thân lá, rễ cây sau thu hoạch, các loại phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh bón vào đất phải được phân giải thành các chất vô cơ dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được.

- Ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh: Nhiệt độ đất còn ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của một số loài sâu bệnh sống trong đất. Nếu nhiệt độ thích hợp chúng có thể tồn tại lâu trong đất.

Tóm lại, nhiệt độ đất ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp, đến năng suất và chất lượng nông sản phẩm.


  1. Những biện pháp kỹ thuật điều hoà chế độ nhiệt của đất

  1. Những biện pháp kỹ thuật giữ và tăng nhiệt độ đất trong mùa đông

Trong thời kỳ mùa đông năng lượng bức xạ nhận được ít, lại kèm theo gió lạnh. Chính vì vậy vấn đề giữ nhiệt trong thời kỳ mùa đông cần được quan tâm đến.

Có một số biện pháp kỹ thuật cần quan tâm sau:

- Che phủ mặt đất: có thể dùng những biện pháp sau: Rơm rạ, cỏ mục, mùn trấu,…Cây phân xanh: rong, bèo, muồng,….Ny lông. Rải tro trên mặt ruộng ở một số ruộng mới gieo trồng sẽ làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt mặt trời của mặt đất.

- Tưới nước và giữ nước cho cây trồng cạn: tăng ẩm độ đất sẽ làm tăng nhiệt dung của đất, tăng hệ số dẫn nhiệt của đất sẽ làm tăng hệ số khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời. Như vậy đất sẽ có nhiệt độ cao hơn.

- Trồng cây theo luống, hàng và hướng: trồng cây theo luống có thể làm thay đổi trạng thái đất rất nhiều. Trong điều kiện trồng cây theo luống sẽ làm cho bề mặt hoạt động tăng lên 20-30% so với mặt đất phẳng. Cho nên ban ngày mặt đất trồng theo luống hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời nhiều hơn so với mặt đất không có luống.

- Cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu đất: giảm tỷ lệ cát, tăng tỷ lệ sét trong đất: Xới xáo, giữ cho đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên nhiều, lượng không khí trong đất tăng lên làm cho đất thoáng, nóng lên và lạnh đi chậm.

- Xác định thời vụ thích hợp: là biện pháp có hiệu quả nhất tránh được thời gian có nhiệt độ thấp. Việc gieo trồng vụ Đông, vụ Xuân chỉ được thực hiện khi nào nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối thấp sinh vật học mà hạt giống yêu cầu.


  1. Các biện pháp kỹ thuật giảm nhiệt độ đất trong mùa hè

- Biện pháp che phủ.

+ Có thể dùng vật che tủ cho cây trong mùa hè bằng những giàn che đối với những cây non trong vườn ươm, vừa có tác dụng hạn chế sự tăng lên của nhiệt độ đất, lại có thể tránh mưa cho cây non.

+ Có thể dùng rơm rạ, cỏ mục hay cây phân xanh phủ trên mặt đất để giảm năng lượng bức xạ chiếu trực tiếp xuống mặt đất, làm tăng phản xạ của mặt đất và làm giảm nhiệt độ của chúng vào những giờ ban ngày.

- Tưới nước cho cây: dùng nước tưới cho cây trồng là biện pháp chóng nóng có hiệu quả cao. Đất có tưới trong điều kiện nhiệt độ cao cường độ bốc hơi nước trên mặt đất tăng lên và làm cho nhiệt độ mặt đất giảm đi đáng kể. Đối với cây trồng cạn, việc tưới nước giữ ẩm cho đất là biện pháp rất có hiệu quả. Thiếu nước cây trồng phát triển kém do không đủ nước cho các nhu cầu thoát hơi nước mạnh. Đối với cây trồng nướcnhư lúa và các loại rau trồng trong nước về mùa hè nhất thiết phải có lớp nước trên mặt đất.

- Xới xáo đất, san phẳng mặt ruộng, bón phân hữu cơ cho đất làm giảm khả năng hấp thụ nhiệt của đất, tăng sức chống chịu của cây.

- Trồng cây che bóng và trồng rừng phòng hộ: tác dụng làm giảm bức xạ trực tiếp, ngăn chặn gió nóng xâm nhập. Tuỳ theo mục đích sử dụng đất, tuỳ từng loại cây trồng người ta có thể trồng các loại cây che bóng (thường là những loại cây phân xanh như: muồng, cây cốt khí,…).

VI. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI

Nắm chắc phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Kiểm tra định kỳ

VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN

Làm bài tập trong chương 4

VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 5 (6 tiết)

CHƯƠNG IV: CHẾ ĐỘ NHIỆT CỦA KHÔNG KHÍ


I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về những phương thức truyền nhiệt trong không khí, sự biến thiên của nhiệt độ không khí, ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đối với sản xuất nông nghiệp, những biện pháp sử dụng và cải thiện hợp lý nhiệt độ không khí phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng phân biệt được các phương thức truyền nhiệt trong không khí, mô tả được sự biến thiên của nhiệt độ không khí theo không gian và thời gian, vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào cải thiện hợp lý nhiệt độ không khí phục vụ sản xuất.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn.

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Quá trình nóng lên và lạnh đi của không khí

Do khả năng hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời kém của không khí (chỉ được khoảng 14% tổng năng lượng bức xạ mặt trời xuyên qua khí quyển), không khí ít bị đốt nóng trực tiếp bởi bức xạ mặt trời. Nguồn nhiệt cơ bản để đốt nóng không khí là do mặt đất cung cấp.

Mặt đất nhận được bức xạ mặt trời và nóng lên, một phần lượng nhiệt đó được nhường cho các lớp khí quyển ở phía trên. Trung bình bề mặt đất toả vào khí quyển 37% năng lượng bức xạ mà nó nhận được. Bề mặt cát nhường nhiệt cho khí quyển 49%. Mặt nước chỉ nhường cho khí quyển từ 0 - 4% năng lượng nhận được.

Quá trình trao đổi nhiệt giữa đất và không khí diễn ra suốt ngày đêm. Vào ban ngày khi nhận được năng lượng bức xạ mặt trời, mặt đất nóng hơn không khí, đất nhường nhiệt cho không khí. Ban đêm khi mặt đất lạnh đi không khí lại nhường nhiệt cho mặt đất.


  1. Những phương thức truyền nhiệt trong không khí

  1. Phương thức truyền nhiệt phân tử

Ban ngày, do tác dụng của bức xạ mặt trời, mặt đất nóng lên. Khi mặt đất nóng lên làm cho những phân tử khí nằm sát mặt đất nóng lên. Những phân tử này sau khi nhận nhiệt chuyển động nhanh hơn và truyền nhiệt cho nhữ ng phân tử khí nằm xa mặt đất hơn, cứ như vậy một lớp không khí được đốt nóng lên. Nhưng bằng phương thức này sự truyền nhiệt xảy ra chậm và chỉ có một lớp không khí rất mỏng được đốt nóng.

  1. Phương thức đối lưu nhiệt

Phương thức đối lưu nhiệt xảy ra khi mặt đất được đốt nóng dữ dội làm cho lớp không khí phía dưới nóng lên mạnh. Đó chính là nguyên nhân sinh ra sự chuyển động của những thể tích khí riêng biệt (những dòng khí) theo phương thẳng đứng. Không khí nóng từ dưới bốc lên, không khí lạnh ở trên tràn xuống. Cứ như vậy một lớp không khí khá dày được đốt nóng.

  1. Phương thức bình lưu

Do mặt đất hấp thụ nhiệt ở mọi nơi không giống nhau, có nơi nhận được nhiều nhiệt, có nơi nhận được ít nhiệt nhưng chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm của bề mặt. Nơi nhận được nhiệt nhiều nhiệt độ cao hơn, nên áp suất thấp. Nơi nhận được ít nhiệt lạnh hơn thì áp suất cao. Vì vậy có sự chuyển dịch của không khí từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Nhiệt được truyền đi do sự chuyển vận của không khí theo phương nằm ngang như vậy gọi là phương thức bình lưu.

  1. Phương thức loạn lưu

Khi không khí chuyển động trên bề mặt không bằng phẳng do ma sát sẽ xuất hiện những xoáy có kích thước không giống nhau, những xoáy này chuyển động không theo một hướng nhất định. Có thể chuyển động theo phương thẳng đứng rồi lại chuyển động theo phương nằm ngang,... Bề mặt càng gồ ghề, gió càng mạnh thì loạn lưu càng lớn. Loạn lưu phát triển mạnh vào ban ngày còn ban đêm yếu.

  1. Phương thức phát xạ

Các lớp không khí ở bên dưới được nóng lên khi hấp thụ sóng dài Eđ và luồng phát xạ sóng ngắn Rn của mặt đất. Các lớp này lại phát xạ làm nóng những lớp không khí bên trên (luồng phát xạ sóng ngắn chỉ có vào ban ngày).

  1. Phuương thức truyền nhiệt dưới dạng tiềm nhiệt

Khi mặt đất nóng lên, từ bề mặt đất hơi nước bốc lên cao. Đến một độ cao nhất định nào đó, gặp điều kiện thuận lợi lượng hơi nước đó ngưng kết. Trong quá trình ngưng kết sẽ tỏa nhiệt, lượng nhiệt này sẽ đốt nóng không khí.

Trong những phương thức truyền nhiệt trên, phương thức truyền nhiệt đối lưu, loạn lưu, phương thức phát xạ và phương thức truyền nhiệt bình lưu đóng vai trò quan khối hơn nhiều so với hai phương thức còn lại.



  1. Sự biến thiên của nhiệt độ không khí

  1. Biến thiên hàng ngày và hàng năm của nhiệt độ không khí

a. Sự biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí

Sự biến thiên của nhiệt độ không khí chủ yếu phụ thuộc vào sự biến thiên của nhiệt độ đất. Vì vậy càng xa mặt đất sự biến thiên của nhiệt độ không khí càng nhỏ dần và thời điểm xảy ra cực đại và cực tiểu càng chậm lại.

Biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí là một dao động đơn giản với một cực đại và một cực tiểu. Thường nhiệt độ không khí thấp nhất xảy ra vào khoảng trước lúc mặt trời mọc khoảng 1 giờ đồng hồ. Cao nhất xuất hiện sau lúc mặt trời ở thiên đỉnh (trên lục địa vào khoảng từ 12-13 giờ, còn trên mặt biển vào lúc 14-15 giờ).

Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí luôn nhỏ hơn biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ đất và phụ thuộc vào những yếu tố sau:



- Vĩ độ địa phương: biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí giảm khi vĩ độ địa phương tăng lên (do độ cao mặt trời giảm dần khi vĩ độ tăng lên).

- Mùa trong năm: Tại những vĩ độ ôn đới và vĩ độ cao, độ cao mặt trời lúc giữa trưa thay đổi nhiều trong năm. Do đó, biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ phụ thuộc vào các mùa trong năm, tuy nhiên sự phụ thuộc này không đồng nhất tại các vĩ độ khác nhau.

+ Tại vùng cực đới biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí biến mất trong thời kỳ mùa Đông.

+ Biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí lớn nhất trong thời kỳ mùa Thu và mùa Xuân.

+ Tại các vĩ độ ôn đới, biên độ nhỏ nhất vào mùa đông (2-40C), lớn nhất vào mùa hạ (8-120C). Tại các vĩ độ nội nhiệt đới biến thiên hàng ngày thay đổi rất ít trong năm.



- Địa hình: ở những nơi địa hình cao (đồi, núi, cao nguyên) biên độ nhiệt độ hàng ngày thấp, còn nhữ ng nơi điah ình trũng (thung lũng) biên độ nhiệt độ hàng ngày cao.

- Đặc tính của bề mặt đệm: sự khác nhau về đặc tính của bề mặt đệm trên đất liền ảnh hưởng đến biên độ và dạng biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí.

- Phụ thuộc vào lượng mây: lượng mây càng nhiều thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí càng giảm. Trong những ngày nhiều mây biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí nhỏ hơn trong những ngày quang đãng.

- Độ cao so với mực nước biển: độ cao (so với mực nước biển) càng tăng thì biên độ biến thiên hàng ngày của nhiệt độ không khí càng giảm và thời điểm xảy ra cực đại, cực tiểu càng chậm lại.

b. Biến thiên hàng năm của nhiệt độ không khí

Biên độ biến thiên nhiệt độ năm là sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất



Trên lục địa: cực đại của nhiệt độ không khí quan sát thấy vào tháng 7, cực tiểu vào tháng giêng.

Trên đại dương và vùng duyên hải của lục địa: cực đại xảy ra vào tháng 8, cực tiểu vào tháng 2, tháng 3.

Trị số nhỏ nhất của biên độ hàng năm quan sát thấy tại vùng xích đạo, là nơi luồng nhiệt mặt trời quanh năm hầu như không thay đổi.

Biến thiên hàng năm phụ thuộc vào:

- Vĩ độ địa phương: vĩ độ càng tăng biên độ nhiệt độ năm càng tăng, nhỏ nhất là ở xích đạo và lớn nhất ở vùng cực. Vì những điều kiện thu nhiệt trong mùa hè và mùa đông càng khác nhau và biên độ hàng năm cũng tăng lên

- Đặc điểm của mặt đệm (đất liền, biển, mức độ gần và xa biển): càng xa biển biên độ nhiệt độ năm càng tăng. Ở những vùng ven biển biên độ nhiệt độ năm thấp.

- Độ cao so với mực nước biển: độ cao càng tăng thì biên độ biến thiên hàng năm của nhiệt độ không khí càng giảm.

- Lượng mây và mưa: lượng mây trong mùa hè hay trong mùa đông tăng đều làm cho biên độ nhiệt độ năm giảm hoặc ngược lại.


  1. Sự biến thiên nhiệt độ của không khí theo chiều thẳng đứng

Sự biến thiên nhiệt độ thẳng đứng theo độ cao được đặc trưng bằng gradient nhiệt độ thẳng đứng, được ký hiệu (γ).

a. Gradient nhiệt độ thẳng đứng

Gradient nhiệt độ theo phương thẳng đứng là trị số biến thiên của nhiệt độ theo mỗi 100 m độ cao (lấy với dấu trái ngược).

γ = (t2 – t1)/(Z2 – Z1) = ∆t/Z∆

Trong đó:

t1 là nhiệt độ tại độ cao Z1

t2 là nhiệt độ tại độ cao Z2

ΔZ = 100m

- Lớp không khí có t2 = t1, γ = 0 gọi là lớp đẳng nhiệt

- Lớp không khí có t2 > t1, γ < 0 gọi là lớp nghịch nhiệt.

- Lớp không khí có t2 < t1, γ > 0 gọi là lớp biến thiên thuận.

Sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao trong lớp có gradient nhiệt độ thẳng đứng là γ có thể biểu diễn bằng công thức:

tZ = t0 – γ(z/100)

Trong đó :

tZ là nhiệt độ không khí đo ở độ cao z,

t0 là nhiệt độ không khí ở mực nước biển.

b. Những quá trình đoạn nhiệt trong khí quyển

+ Quá trình đoạn nhiệt là những quá trình trong đó diễn ra sự biến thiên trạng thái của một vật nào hay một khối lượng không khí nào mà không thu hay xuất nhiệt ra môi trường xung quanh.

+ Quá trình đoạn nhiệt xảy ra trong không khí khô hay không khí ẩm chưa bảo hoà hơi nước gọi là quá trình đoạn nhiệt khô.

Gradient đoạn nhiệt khô γ là trị số biến thiên của nhiệt độ không khí khô hoặc chưa bảo hoà hơi nước khi không khí đó lên cao hoặc xuống thấp mỗi 100 mét (γ = 10C/100m).



+ Quá trình đoạn nhiệt xảy ra trong không khí đã bảo hoà hơi nước gọi là đoạn nhiệt ẩm.

Gradient đoạn nhiệt ẩm (γ’) là trị số biến thiên của nhiệt độ không khí ẩm (đã

bảo hoà hơi nước) khi không khí đó lên cao hoặc xuống thấp mỗi 100 mét (γ’ <10C/100m)


  1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đối với sản xuất nông nghiệp

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố rất quan khối quyết định quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất, phẩm chất cây trồng.

Trong điều kiện nhiệt độ không khí thích hợp, thực vật sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất, phẩm chất tốt. Nhiệt độ không khí ngoài khoảng thích hợp sẽ tác động bất lợi đến đời sống của cây trồng. Đối với một quá trình sống của thực vật có 3 khoảng nhiệt độ không khí cần lưu ý:



- Nhiệt độ tối thấp sinh vật học: là nhiệt độ thấp mà tại đó cây trồng ngừng sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp hơn giới hạn này tuỳ thuộc thời gian kéo dài hay ngắn, sự hạ thấp nhiệt độ nhiều hay ít cây trồng sẽ bị hại ít hay nhiều hoặc bị chết.

- Nhiệt độ tối cao sinh vật học: là nhiệt độ cao mà tại đó các hoạt động sống của sinh vật bị ngừng lại.



- Giới hạn nhiệt độ thích hợp: là khoảng nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tối thấp và thấp hơn nhiệt độ tối cao. Trong khoảng này, theo Vanhốp nếu nhiệt độ tăng lên 100C thì quá trình sống của thực vật sẽ tăng lên từ 1-2 lần.

Mỗi loại cây trồng khác nhau ở mỗi giai đoạn sống khác nhau có giới hạn tối thấp sinh vật học khác nhau. Ví dụ: nhiệt độ tối thấp sinh vật học của cây lúa ở giai đoạn đầu là 130C, giai đoạn trổ bông là 20-220C. Đối với cây Ngô giai đoạn từ gieo đến mọc của một số giống là 13-140C, giai đoạn phun râu, trổ cờ là 16-170C.

Nhiệt độ thấp làm cho hàm lượng nước trong nguyên sinh chất tế bào giảm đi, nồng độ dịch bào tăng lên, làm cho quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây bị cản trở gây ảnh hưởng đến quá trình sinh lý khác của cây. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp dưới 00C nước trong không bào bị đóng băng gây hiện tượng co nguyên sinh chất, cây sẽ dần dần bị chết. Khả năng chịu rét của các loài khác nhau, thực vật ôn đới chịu rét tốt hơn so với thực vật vùng nhiệt đới và xích đạo.

Đối với cây trồng nhìn chung thời kỳ cây non và thời kỳ ra hoa kết quả kém chịu rét hơn cả. Nếu vào thời kỳ này cây gặp rét kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Sau đợt rét nếu nhiệt độ tăng lên từ từ thì mức độ hại sẽ thấp hơn so với nhiệt độ tăng lên đột ngột.

Hầu hết các loại cây trồng có nhiệt độ tối cao sinh học ở vào khoảng 35 - 400C. Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao thời gian sinh trưởng của cây trồng rút ngắn lại, sự phát dục không bình thường, thời gian sinh trưởng ngắn không đủ cho cây tích luỹ sản phẩm năng suất, dẫn tới năng suất kém.

- Nhiệt độ cao xúc tiến quá trình thoát hơi nước của cây, nếu trong thời kỳ hạn sẽ làm cho cây thiếu nước và chết.

- Nhiệt độ cao làm tăng quá trình hô hấp của thực vật, làm giảm khả năng tích luỹ chất khô trong cây, dẫn tới năng suất và phẩm chất giảm.

- Nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn thụ tinh, thụ phấn của cây, làm giảm năng suất.

- Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài thì thời gian sinh trưởng của cây bị rút ngắn lại, cây sinh trưởng không bình thường sớm ra hoa, kết qủa. Dẫn đến ảnh hưởng năng suất, phẩm chất.

Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến đời sống cây trồng như sau: Ở phần lớn các cây trồng, khi nhiệt độ không khí tăng lên 200C, quá trình sống tăng lên 1-2 lần; nếu nhiệt độ tiếp tục tăng lên quá 350C, các quá trình sống của thực vật sẽ bị yếu đi hoặc bị ngừng lại. Nếu trên 40-500C, quá trình sống hầu như ngừng hẳn.



  1. Những biện pháp sử dụng và cải thiện hợp lý nhiệt độ không khí phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Nghiên cứu nắm vững nhu cầu về nhiệt độ của các giống cây trồng khác nhau, trong từng giai đoạn khác nhau. Đánh giá nguồn tài nguyên về nhiệt của từng vùng, trong từng thời kỳ (trong vụ Đông Xuân, vụ hè Thu). Nghiên cứu tần suất xuất hiện những hiện tượng bất thường về nhiệt độ xảy ra ở từng vùng, trong từng thời kỳ (ảnh hưởng của chúng đối với mùa màng). Trên cở sở đó xác định thời vụ, phân vùng khí hậu nông nghiệp hợp lý để sử dụng một cách có hiệu quả nhất tài nguyên về nhiệt, đồng thời hạn chế những tổn thất về mùa màng do thời tiết gây ra.

- Cải tạo khí hậu đồng ruộng: Tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể nghiên cứu áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật như: trồng rừng phòng hộ, trồng cây che bóng, che phủ mặt đất, làm đất, bố trí thời vụ, chăm sóc (tưới nước, bón phân,...). Ngoài ra cũng có thể sử dụng nhà kính, nhà lưới để điều tiết, cải tạo nhiệt độ không khí.

- Trồng rừng phòng hộ: Biện pháp này có tác dụng hạn chế bớt tốc độ gió mùa Đông Bắc, gió khô nóng, bảo lốc có hại cho cây trồng. Sự ẩm hoá không khí do tác dụng của rừng phòng hộ làm cho nhiệt độ không khí mùa hè cũng như mùa đông đỡ căng thẳng, bằng biện pháp này có thể giảm nhiệt độ không khí vào thời kỳ mùa hè và tăng nhiệt độ không khí trong thời kỳ mùa đông. Rừng phòng hộ còn có tác dụng cải thiện độ ẩm cho đất, hạ thấp mạch nước ngầm đối với những vùng đất trũng,...

- Dùng biện pháp che phủ: Có thể che phủ bề mặt đất bằng rơm rạ, cỏ mục làm giảm phát xạ sóng ngắn vào ban ngày (giảm nhiệt độ không khí), tăng nhiệt độ không khí vào ban đêm làm chonhiệt độ đất trong mùa hè giảm đi từ 1- 40C, vào mùa đông ấm hơn từ 1-30C. Nhiệt độ đất được cải thiện sẽ có hiệu ứng đồng dạng, đồng pha đối với nhiệt độ không khí. Có thể trồng những loại cây họ đậu một năm như: đậu mèo, đậu rựa,.. hoặc những cây lâu năm như cây tràm hoa vàng, cây so đũa,.. Vừa có tác dụng cải tạo đất vừa điều hoà được chế độ nhiệt của không khí.

- Sử dụng phương pháp trồng cây trong nhà kính: ở các nước có vĩ độ cao mùa đông lạnh có tuyết phủ muốn có hoa, rau quả tươi trong mùa đông phải trồng cây trong nhà kính.



- Các biện pháp kỹ thuật canh tác

Bón phân cho đất: bón phân đầy đủ và cân đối giữa các yếu tố đa lượng và vi

lượng giúp cho cây trồng có sức đề kháng tốt với thời tiết bất lợi...



Thời vụ trồng thích hợp: có vai trò cực kỳ quan khối, cần xác định thời vụ trồng cho từng giống , ở từng vùng sinh thái khác nhau. Xác định thời vụ trồng chính xác là đặt cây trồng sinh trưởng trong khoảng thời gian an toàn nhất tránh được những thiên tai do thời tiết gây ra, không ảnh hưởng cây trồng trước và sau nó.

Tưới nước cho đất, xới xáo đất,... là những biện pháp điều hoà chế độ nhiệt của đất đồng thời cũng là biện pháp điều hoà chế độ nhiệt của không khí.

VI. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI

Nắm chắc phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Kiểm tra định kỳ

VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN

Làm bài tập trong chương 4

VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.




Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 6 ( tiết)



CHƯƠNG V: TUẦN HOÀN NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, diễn biến của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tuyệt đối theo thời gian, ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sản xuất nông nghiệp, các biện pháp kỹ thuật sử dụng và cải thiện độ ẩm của không khí. Sự ngưng kết hơi nước, mưa và ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp.

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng phân biệt độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối, mô tả chính xác sự biến thiên của các đại lượng này theo thời gian, vận dụng các kỹ thuật cải thiện độ ẩm của không khí vào sản xuất nông nghiệp. phân biệt được các sản phẩm của quá trình ngưng kết hơi nước. Mô tả được quá trình hình thành mưa.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên

Nước tồn tại trong tự nhiên dưới 3 trạng thái: rắn (băng, tuyết), lỏng (nước), khí (hơi nước). Trong điều kiện phù hợp nhất định, các thể này có thể chuyển hoá lẫn nhau trong một hệ thống cân bằng động.

Vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên gồm 3 khâu chính: bốc hơi, ngưng kết, giáng thuỷ (mưa). Nước từ đại dương, sông ngòi, đất, thực vật bốc hơi vào không khí. Hơi nước gặp lạnh ngưng kết thành mây rồi hình thành mưa rơi xuống. Nước mưa rơi xuống bề mặt trái đất, rồi lại tiếp tục của vòng tuần hoàn kế tiếp.



  1. Các đại lượng đặc trưng cho độ ẩm không khí

  1. Sức trương hơi nước (e)

- Sức trương hơi nước là áp suất của thành phần hơi nước trong không khí.

- Đơn vị tính bằng milimét (1mm = 1,33mb) hoặc miliba (1mb = 0,75mm).



Sức trương hơi nước bảo hòa (E)

Sức trương hơi nước bảo hoà là trị số giới hạn của sức trương mà hơi nước có thể có nhiệt độ đã cho. Sức trương hơi nước bảo hòa được tính theo công thức sau:



E = 6,1. 10(7,6t/242+t)

Trong đó:

6,1 là sức trương bảo hòa ở 00C

7,6 và 242 là các hệ số thực nghiệm

t là nhiệt độ không khí



  1. Độ ẩm tuyệt đối (a)

Là lượng hơi nước chứa trong 1m3 không khí (g/m3).

Giữa độ ẩm tuyệt đối và sức trương hơi nước có mối liên hệ:

- Nếu e tính bằng mm thì độ ẩm tuyệt đối sẽ bằng:

a = 1,06e/(1+ α.t) (g/m3)

- Nếu e tính bằng mb thì độ ẩm tuyệt đối sẽ bằng:



a = 0.86e/(1+ α.t) (g/m3)

Trong đó:

α là hệ số giản nở của khối không khí ( α =0,0036)

t là nhiệt độ không khí


  1. Độ ẩm tương đối (r)

Độ ẩm tương đối là tỷ số giữa sức trương hơi nước chứa trong không khí và sức trương hơi nước bảo hoà ở nhiệt độ đã cho tính theo %.

r = (e/E).100

Độ ẩm tương đối cho biết không khí ẩm đang ở xa hay gần trạng thái bảo hoà. Khi hơi nước trong không khí đạt tới mức bảo hoà e = E thì r = 100%.


  1. Độ thiếu hụt bão hoà của không khí d (độ hụt ẩm)

Độ thiếu hụt bảo hoà của không khí là độ chênh lệch giữa sức trương hơi nước bảo hoà (E) ở nhiệt độ đã cho và sức trương hơi nước (e) chứa trong không khí.

d = E - e (mm; mb)

  1. Diễn biến hàng ngày và hàng năm của độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối

  1. Diễn biến hàng ngày và hàng năm của độ ẩm tuyệt đối

a. Diễn biến hàng ngày của độ ẩm tuyệt đối

Biến thiên theo thời gian hàng ngày của độ ẩm tuyệt đối được quy định bởi hai nhân tố:

- Độ bốc hơi từ mặt đất làm cho không khí có thêm hơi nước.

- Sự trao đổi thẳng đứng làm cho hơi nước chuyển vận lên các lớp trên cao.

Có hai kiểu diễn biến hàng ngày của độ ẩm tuyệt đối:

* Kiểu thứ nhất là dạng diễn biến hàng ngày đơn. Dạng diễn biến này gần như song song với diễn biến của nhiệt độ. Có một cực đại vào lúc 14-15 giờ và một cực tiểu vào lúc trước khi mặt trời mọc. Dạng diễn biến này thường xảy ra ở những vùng hơi nước bốc hơi nhiều, đảm bảo hơi nước liên tục nhập vào khí quyển.

* Kiểu thứ hai là dạng diễn biến kép có hai cực tiểu (vào lúc trước khi mặt trời mọc và vào lúc 15-16 giờ), có hai cực đại (vào lúc 8-9 giờ và lúc 20-21 giờ). Dạng này thường xảy ra trên lục địa vào thời kỳ mùa hè.

Nhìn chung, dao động (hàng ngày và hàng năm) của ẩm độ không khí tuyệt đối có liên quan với biến thiên của nhiệt độ và phụ thuộc vào bản chất của bề mặt:

- Trên mặt biển và đại dương, ở các bờ biển và trong lục địa vào mùa đông độ ẩm tuyệt đối dao động trùng với sự biến thiên nhiệt độ (dạng diễn biến đơn).

- Trên lục địa vào mùa hè, mỗi ngày ẩm độ tuyệt đối có 2 cực đại (khoảng 8-9 giờ và trước lúc mặt trời lặn) và hai cực tiểu ( trước mặt trời mọc và khoảng 14-15 giờ) (dạng diễn biến kép)

- Tại những vùng ôn đới nơi có độ bốc hơi ban ngày lớn, đối lưu và loạn lưu ban ngày nhỏ nên cực đại vào buổi sáng kéo dài đến 10-11 giờ và cực tiểu ban ngày cao hơn sáng sớm.

- Trong những vùng khí hậu khô nóng như khí hậu ở Bắc Phi và Trung Á, đất khô và đối lưu, loạn lưu ban ngày lớn nên cực đại buổi sáng quan sát thấy vào lúc 6-7 giờ sáng và cực tiểu ban ngày rất thấp.



b. Diễn biến hàng năm của độ ẩm tuyệt đối

Dao động hàng năm của độ ẩm tuyệt đối thường trùng với sự biến thiên của nhiệt độ. Cực tiểu xảy ra vào tháng I, cực đại xảy ra vào tháng VII.



  1. Diễn biến hàng ngày và hàng năm của độ ẩm tương đối

Biến thiên hàng ngày và hàng năm của độ ẩm tương đối hầu như ở bất cứ nơi đâu cũng ngược với diễn biến của nhiệt độ.

- Trong dạng diễn biến hàng ngày cực đại xảy ra vào lúc trước khi mặt trời mọc và cực tiểu vào lúc 14-15 giờ.

- Trong dạng diễn biến hàng năm cực đại xảy ra vào những tháng lạnh nhất và cực tiểu xảy ra vào những tháng nóng nhất.


  1. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với sản xuất nông nghiệp

- Độ ẩm không khí liên quan đến sự thoát hơi nước của cây. Sự thoát hơi nước của cây phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ẩm của không khí. Không khí càng khô cường độ thoát hơi nước càng lớn. Độ ẩm không khí từ 90 - 95% giảm xuống 50% thì cường độ thoát hơi nước từ cơ thể thực vật tăng lên 5 lần. Nếu sự thoát hơi nước quá lớn sẽ làm mất cân đối giữa lượng nước cây nhu cầu và lượng nước cây mất đi làm giảm năng suất cây trồng. Trong trường hợp sự cân bằng nước bị phá vỡ, cây mất đi nhiều nước do độ ẩm không khí khô sẽ xảy ra hiện tượng héo tàn. Hiện tượng này đặc biệt có ảnh hưởng lớn trong những giai đoạn sinh trưởng chủ yếu của cây trồng như thụ phấn, phơi màu. Chẳng hạn đối với lúa trong giai đoạn phơi màu nếu gặp hạn sẽ giảm năng suất đáng kể, có khi hoàn toàn không cho thu hoạch.

- Độ ẩm không khí cao kéo dài thời gian sinh trưởng ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch.

- Ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, hút khoáng và nước trong đất, làm giảm sức sống của hạt phấn, gây khó khăn cho sự truyền phấn đặc biệt là những cây thụ phấn nhờ gió.

- Nhìn chung sâu, bệnh ưa điều kiện ẩm độ cao, song độ ẩm quá cao (trên 95%) thường làm yếu hoạt động của chúng. Đặc biệt trong điều kiện kiện kết hợp với nhiệt độ cao sâu bệnh phát triển khác nhau. Độ ẩm cao, nhìn chung làm cho sâu bệnh phát triển mạnh gây tổn thất cho mùa màng (không những ngoài đồng mà cả trong phòng).

Độ ẩm không khí liên quan đến tốc độ bốc hơi nước của cơ thể côn trùng, đến thân nhiệt và hoạt động sinh sản của chúng. Độ ẩm cao quá hoặc thấp quá có thể làm côn trùng tê liệt và chết. Độ ẩm không khí cao, hàm lượng nước trong cây lớn, đặc biệt hạt ngũ cốc hút ẩm mạnh, phơi lâu khô, dễ mọc mầm. Khi độ ẩm cao, nhiệt độ cao làm chất béo, chất đường bị phân giải, khó bảo quản. Rau và hoa quả tươi được bảo quản tốt nhất trong điều kiện độ ẩm không khí từ 80-90%. Hạt giống sẽ mất sức nảy mầm nghiêm khối khi độ ẩm vượt quá 14%.

- Độ ẩm cao, chuồng trại ẩm thấp là điều kiện gây ra nhiều bệnh.



  1. Những biện pháp sử dụng và cải thiện chế độ ẩm của không khí

- Trồng rừng chắn gió nóng:

Những nơi thường xuất hiện gió nóng cần trồng những đai rừng phòng hộ để hạn chế mức độ hại của gió, đồng thời cải thiện khí hậu đồng ruộng: giảm năng lượng bức xạ của mặt trời, giảm nhiệt độ đất và không khí, giảm khả năng bốc hơi nước từ bề mặt đất,....



- Trồng cây che bóng, dùng vật che phủ (rơm, rạ, cỏ mục). Trồng những loại cây có sức cao làm cây che phủ: cỏ stylo, đậu rựa,...

- Xây dựng hồ chứa nước trong thời kỳ mùa mưa, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh.

- Các biện pháp kỹ thuật như trồng xen, trồng gối, xác định thời vụ hợp lý đều có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ ẩm trên đồng ruộng.

Để sử dụng hợp lý chế độ ẩm của đồng ruộng cần hiểu rõ tiềm năng của chế độ ẩm trong từng vùng, từng vụ, sự biến động độ ẩm trong thời kỳ.

Xác định nhu cầu về chế độ ẩm của từng loại cây trồng, trong từng giai đoạn sống của cây. Trên cơ sở đó vạch ra những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo nhu cầu ẩm cho cây để đạt năng suất cây trồng cao nhất.



  1. Sự ngưng kết hơi nước

Hiện tượng ngưng kết hơi nước là hiện tượng nước chuyển từ dạng hơi sang các dạng lỏng hay rắn tuỳ điều kiện. Nói cách khác, quá trình ngưng kết là quá trình ngược với quá trình bốc hơi.

Quá trình biến chuyển của nước từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng kết hơi nước. Sự biến chuyển của hơi nước trực tiếp sang thể rắn bỏ qua giai đoạn nước gọi là quá trình thăng hoa.



  1. Điều kiện ngưng kết hơi nước

Sự giảm nhiệt độ trong không khí xuống dưới điểm sương có thể thực hiện được do:

- Mặt đất và các lớp không khí sát mặt đất lạnh đi do phát xạ.

- Sự tiếp xúc của không khí nóng với mặt đệm lạnh.

- Sự xáo trộn của hai khối không khí đã bảo hòa hoặc gần bảo hòa hơi nước nhưng

có nhiệt độ khác nhau.

- Sự bốc hơi lên cao đoạn nhiệt và sự giãn nở không khí tương ứng kèm theo sự

giảm nhiệt độ.

Trong điều kiện khí quyển thực tế để ngưng kết hơi nước cần điều kiện nữa là phải có hạt nhân ngưng kết.

Hạt nhân ngưng kết là những phần tử nhỏ ở thể rắn, lỏng hoặc thể hơi luôn có trong khí quyển (hạt đất, hạt cát, hạt bụi,...). Nếu không có hạt nhân ngưng kết thì sự ngưng tụ rất khó xảy ra (chỉ xảy ra khi không khí quá bảo hòa hơi nước).

Có 2 loại hạt nhân ngưng kết:

- Hạt nhân hút ẩm: là những hạt muối rất nhỏ nhập vào khí quyển do kết quả bốc hơi của nước biển. Ngoài ra còn có những hạt dung dịch axít, những sản phẩm của sự cháy,... Trên những hạt nhân hút ẩm những giọt nước mới sinh hình thành nhanh.

- Hạt nhân không hút ẩm nhưng có dính nước: là những hạt bụi đất đá lơ lửng trong không khí và cả những hạt chất hữu cơ, bụi phấn hoa, vi sinh vật,...

Sự ngưng kết hơi nước trên những hạt nhân không hút ẩm khó hơn so với trên hạt nhân hút ẩm. Sự ngưng kết chỉ xảy ra khi kích thước của hạt nhân không hút ẩm dính nước lớn hơn kích thước hạt nhân hút ẩm.

Trong không khí thường là không thuần khiết, có chứa những hạt không hút ẩm dính nước và những hạt nhân hút ẩm thì sự ngưng kết xảy ra khi độ ẩm tương đối là 110 - 120% và đôi khi còn thấp hơn 100%. Nếu trong khí quyển không có hạt nhân ngưng kết thì sự ngưng kết chỉ xảy ra khi độ ẩm không khí phải rất lớn, sức trương hơi nước phải lớn gấp 4 - 6 lần sức trương hơi nước bảo hòa, nghĩa là độ ẩm tương đối phải bằng 400 - 600%.



  1. Các sản phẩm ngưng kết hơi nước

a. Sương

Sương được hình thành là do lớp không khí tiếp xúc với mặt đất lạnh hoặc với các vật lạnh trên mặt đất làm cho nhiệt độ có thể giảm nhiệt độ xuống tới điểm sương.

Những lớp không khí này trở nên bảo hoà hơi nước. Nếu chúng lạnh đi thêm nữa thì lượng hơi ẩm dư thừa sẽ bắt đầu ngưng kết. Khi đó tuỳ theo những điều kiện lạnh mà hình thành những sản phẩm ngưng kết sau đây: sương, sương muối, váng nước,...Sương thường hình thành vào buổi chiều hoặc ban đêm, khi mặt đất và các vật trên mặt đất lạnh đi tới hoặc dưới điểm sương.

- Sương móc (sương đêm): là những giọt nước nhỏ, chúng thường hoà trộn với nhau phủ trên mặt đất hoặc cành cây ngọn cỏ. Sương thường hình thành vào buổi chiều hoặc ban đêm, khi mặt đất và các vật trên mặt đất bị lạnh đi tới hoặc dưới điểm sương.



- Sương mù: Sương mù là tập hợp những sản phẩm ngưng kết hay thăng hoa hơi nước trong những lớp không khí tiếp giáp với mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang đến 1 km hoặc hơn nữa.

+ Sương mù hợp bởi những hạt nước rất nhỏ, có thích thước từ 2 - 5μ.

+ Những hạt nước tạo thành mù thì vô cùng nhỏ, bán kính của chúng nhỏ hơn 1μ.

Khi những hạt mù lớn lên, mù có thể trở thành sương mù. Khi những hạt sương mù bốc hơi đi thì sương mù có thể trở thành mù.

Tùy theo tầm nhìn ngang mà mù và sương mù được đánh giá theo các cấp sau:

- Mù nhẹ khi tầm nhìn xa là 2 - 10 km.

- Mù vừa khi tầm nhìn xa là 1 - 3 km.

- Sương mù nhẹ khi tầm nhìn xa là 500 - 1000 m.

- Sương mù vừa khi tầm nhìn xa là 50 - 100 m.

- Sương mù dày khi tầm nhìn xa là 50 m.



- Sương muối: Sương muối là những hạt băng nhỏ,nhẹ, xốp đọng trên cành cây, ngọn cỏ, bề mặt đất hay các vật gần mặt đất, khi nhiệt độ hạ tới điểm 00C.

b. Mây

Mây là tập hợp nhữ ng sản phẩm ngưng kết hay thăng hoa của hơi nước trong không khí tại những độ cao nào đó trong khí quyển tự do.

Dựa vào độ cao của mây người ta phân mây ra thành bốn tầng và 10 lớp chính sau:

* Mây tầng cao:

Mây tầng cao được hình thành ở độ cao lớn hơn 6 km. Các nguyên tố mây đều là những tinh thể băng có kích thước rất nhỏ.

Loại mây này được chia làm 3 lớp mây chính:



- Mây ti (Cirrus-Ci):

Là những đám mây xốp biệt lập, có dạng tơ sợi, trắng, không có bóng, thường óng ánh như tơ. Những mây này rất mảnh, đôi khi có hình kén. Thường lượng mây này trên bầu trời rất ít, ít làm giảm bức xạ mặt trời, không cho mưa. Trước lúc mặt trời mọc và sau lúc mặt trời lặn, mây ti đôi khi nhuộm màu vàng tươi hay đỏ.



- Mây ti tích (Cirrocumulus-Cc)

Mây này hợp thành đám hay từng dải hoặc thành những khối hình kén nhỏ, trắng. Đôi khi chúng có dạng hình cầu hoặc dạng hình sóng lăn tăn, không cho bóng xuống mặt đất.



- Mây ti tầng (Cirrostratus-Cs):

Là những màn mây màu trắng mờ hoặc xanh mờ, hơi có kiến trúc tơ sợi, lượng mây khá nhiều thông thường phủ kín bầu trời, không cho mưa.



*Mây tầng trung bình

Tầng mây này nằm ở độ cao từ 2 - 6 km, được phân thành 2 lớp:



- Mây trung tích (Altocumulus-Ac):

Lớp mây có dạng sóng hợp bởi những dải hay cuộn, phần lớn có màu trắng, đôi khi có màu xanh mờ hay xám mờ.



- Mây trung tầng (Altostratus-As):

Màn mây có dạng tơ sợi, phần lớn có màu xám hoặc hơi xanh, thông thường màn mây dần dần che kín bầu trời. Đôi khi mặt dưới của màn mây có thể thấy mờ mờ dạng sóng.



* Mây tầng thấp

Mây tầng thấp nằm ở độ cao từ mặt đất đến 2 km .

Gồm 3 lớp chính:

- Mây tầng (Stratus-St):

Lớp mây đồng nhất màu xám hay vàng giống như sương mù, nhiều khi mặt dưới của mây có dạng tơi tả xơ xác. Mây tầng thường hợp thành màu xám che phủ khắp bầu trời. Mây tầng thường cho mưa phùn.



- Mây tầng tích (Stratocumulus-Sc):

Lớp mây họp bởi phần tử khá lớn, có dạng những đợt sóng hay gò đống, xen kẻ những đám mây dày đặc màu xám có những khoảng sáng.Thông thường mây này thường thấy đồng thời với mây tích.



- Mây vũ tầng (Nimbostratus-Ns):

Lớp mây có màu xám thẩm đôi khi có màu vàng đục hay xanh đục, mặt dưới của mây bao giờ cũng lồi lõm vì những màn mưa. Mây này thường cho mưa phùn hoặc mưa rào với cường độ nhỏ.



*. Mây tầng phát triển.

Loại mây này có chân mây nằm ở độ cao từ 500 - 1000m nhưng đỉnh mây có thể đạt tới độ cao 8 - 9 km. Mây tầng phát triển được phân thành 2 lớp mây chính:



- Mây tích (Cumulus-Cu):

Là những đám mây dày biệt lập, phát triển theo chiều thẳng đứng, cả chân mây và đỉnh mây màu trắng, cuộn tròn và có đường viền rõ rệt. Đỉnh mây hình vòm và lồi lên, chân mây hầu như nằm ngang.



- Mây tích vũ (Cumulonimbus-Cb):

Khối mây màu trắng lớn có chân màu thẩm. Loại mây này thường là những khối mây biệt lập, lượng mây thay đổi đột ngột. Sau khi xuất hiện, mây phát triển rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn có thể che kín bầu trời. Loại mây này thường cho mưa rào và mưa dông.



  1. Mưa

  1. Các dạng mưa

Mưa rơi xuống dưới dạng các giọt nước, đường kính của các giọt mưa dao động trong khoảng 0,05-7 mm. Dựa vào đặc điểm rơi của mưa, người ta chia mưa thành các loại:

- Mưa phùn:

Thường rơi từ mây tầng (St), mây tầng tích (Sc). Mưa phùn gồm những giọt mưa rất nhỏ, đường kính không quá 0,5 mm.



- Mưa dầm:

Thường rơi từ các đám mây vũ tầng (Ns), mây trung tầng (As) và đôi khi từ mây tầng tích (Sc). Đặc điểm của mưa dầm là cường độ mưa ít thay đổi, thời gian mưa kéo dài, kích thước giọt mưa trung bình. Mưa dầm thường gắn theo sự tràn qua của front nóng.



- Mưa rào: thường rơi từ mây tích vũ (Cb) và vũ tầng (Ns).

Đặc điểm của mưa rào là cường độ mưa lớn (trên 1mm/phút) và thay đổi nhiều, đường kính hạt mưa lớn, bắt đầu và kết thúc đột ngột, thời gian mưa ngắn. Giọt mưa to, rơi từ đám mây tích vũ (Cb), thường kèm theo giông. Mưa rào thường xuất hiên vào mùa hè, vào thời kỳ chuyển mùa có thể kèm theo mưa đá



  1. Quá trình hình thành mưa

a. Điều kiện hình thành mưa

- Kích thước của giọt nước trong đám mây phải đủ lớn (>0,05 mm).

- Những đám mây không bền vững giao trạng thể.

b. Sự lớn lên của giọt nước trong đám mây

Muốn đạt tới kích thước để rơi từ đám mây xuống, giọt nước trong đám mây phải đủ lớn. Các nguyên tố mây có thể lớn lên được phải nhờ 2 quá trình: lớn lên do ngưng kết và lớn lên do tập hợp.



- Quá trình các nguyên tố mây lớn lên do ngưng kết.

Trong đám mây gồm những hạt nhỏ có kích thước khác nhau. Sức trương hơi nước bảo hòa trên các giọt nước nhỏ lớn hơn trên các giọt nước lớn. Vì vậy, với điều kiện về độ ẩm như nhau, không khí có thể chưa bảo hòa trên mặt các giọt nhỏ nhưng đã bảo hòa trên mặt các giọt lớn. Trong trường hợp đó sẽ phát sinh ra điều kiện bốc hơi từ các giọt nhỏ và ngưng kết trên mặt các giọt lớn và làm cho các giọt lớn, lớn dần lên.

Nhưng sự lớn lên do ngưng kết chỉ xảy ra nhanh khi kích thước giọt nước nhỏ (r <0,01mm). Khi thích thước giọt nước lớn hơn 0,01mm thì chúng lớn lên chậm dần. Để đạt được kích thước của giọt mưa cần phải có thời gian dài. Vì vậy, sự lớn lên do ngưng kết đóng vai trò cơ bản để hình thành giọt nước mới sinh như ng không thể dẫn tới sự hình thành những giọt nước mưa đủ lớn.

Để thành những giọt mưa, những giọt nước mới sinh ra cần phải trãi qua quá trình tập hợp.



- Quá trình nguyên tố mây lớn lên do tập hợp: Những giọt nước rất nhỏ có thể tập hợp với nhau do:

Kết quả của chuyển động Brao- nơ (chuyển động phân tử nhiệt học vô trật tự) nhưng quá trình này xảy ra chậm.

Những chuyển động loạn lưu làm cho những giọt nước va chạm vào nhau nhiều hơn, làm cho quá trình lớn lên của giọt nước nhanh hơn.

Do khối lực các giọt nước luôn có xu hướng rơi về phía mặt đất. Trong quá trình rơi, do kích thước của các giọt nước khác nhau nên tốc độ rơi của chúng khác nhau. Giọt nước lớn có tốc độ rơi nhanh hơn đuổi kịp giọt nước nhỏ và nhập lại thành những giọt nước lớn. Sự tập hợp này gọi là tập hợp khối lực.

Ngoài ra trong những điều kiện nhất định sự tập hợp có thể là sự hấp dẫn thủy động lực hoặc do lực hút tĩnh điện của những giọt nước mang điện trái dấu.

c. Sự hình thành mưa

Sự rơi của những giọt mưa từ đám mây phụ thuộc vào mức độ bền vững giao trạng thể của đám mây.

- Những đám mây băng tầng cao Ci, Cc, Cs thì đồng nhất về kiến trúc và hơn nữa có một trữ lượng hơi nước nhỏ. Vì vậy chúng là những đám mây bền vững giao trạng thể cho nên hầu như chúng không cho mưa.

- Những đám mây tầng trung bình trong mùa đông cũng có thể liệt vào loại mây băng. Trong những đám mây băng tầng giữa này có những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành giáng thuỷ.

- Các mây St, Sc thường là bền vững giao trạng thể. Vì độ phát triển theo chiều thẳng đứng của chúng nhỏ nên các giọt nước kích thước lớn không hình thành được

trong đám mây này.

- Những mây hỗn hợp Cb, Ns thuộc vào loại mây hỗn hợp, không bến vững giao trạng thể nhất. Trong đám mây hỗn hợp giáng thuỷ hình thành cả khi độ phát triển theo chiều thẳng đứng của mây tương đối không lớn.

- Mây tích (Cu) không cho mưa vì lượng nước trong mây ít, phát triển chậm, được hình thành vào ngày đẹp trời, khi hình thành nó không hề dịch chuyển, sự xáo trộn loạn lưu trong đám mây yếu.

Lượng mưa (mm) được tính bằng chiều cao của lớp nước mưa trên mặt phẳng nằm ngang trong điều kiện nước không bốc hơi, không thấm đi và không chảy mất.

Cường độ mưa (mm/phút) là lượng mưa trong một phút.



  1. Mưa và ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp

Ảnh hưởng mưa đối với cây trồng thể hiện:

Mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng. Trong suốt quá trình sinh trưởng cây cần rất nhiều nước, thành phần nước trong cây có thể thay đổi từ từ 50-98% tùy từng loại cây.

Mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, gây gãy, dập hoa, rách lá,...kìm hãm sự phát triển của cây, kéo dài thời gian sinh trưởng.

Đối với sản xuất nông nghiệp sự ảnh hưởng của mưa phụ thuộc vào lượng mưa và tính chất, đặc điểm của mưa:

- Mưa phùn mặc dù lượng nước ít nhưng cũng đóng vai hết sức quan khối trong thời kỳ ít mưa. Khi xuất hiện mưa phùn thời tiết thường âm u cho nên giảm được sự bốc hơi nước và phần nào tính chất khô hạn của thời kỳ khô. Song thời tiết âm u cũng là điều kiện thuận lợi để cho sâu, bệnh phát triển.

- Mưa dầm có thể gọi là mưa hữu hiệu. Bởi mưa rất thuận lợi cho trồng trọt. Hầu như toàn bộ lượng nước mưa rơi xuống được đất hấp thụ và được cây sử dụng có hiệu quả nhất.

- Mưa rào là loại mưa chủ yếu cung cấp nước cho cây. Mưa cung cấp cho cây trồng một lượng đạm đáng kể. Song do tính chất mưa, mưa rào đã gây hiện tượng xói mòn mạnh, dễ gây úng lụt. Mưa lớn làm dập, rách lá, trôi phấn hoa. Mưa gây dí dẽ đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật đất và rễ cây trong đất. Mưa kéo dài trong thời kỳ thu hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm nông nghiệp.

Mưa nhỏ và phân bố đều cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mưa quá lớn, tập trung trong thời gian ngắn: gây rửa trơi, xói mòn,... có hại cho sản xuất nông nghiệp. Mưa quá nhỏ dễ gây hạn hán.


V. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI
VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN
VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.




Ngày soạn: ..../…/ 20...

Lớp dạy: …………...

Ngày giảng: ..../..../ 20...

Tiết dạy:…………...

GIÁO ÁN SỐ 7 ( tiết)



CHƯƠNG VI: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN VÀ GIÓ
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về áp suất khí quyển, gió và ảnh hưởng của gió đến sản xuất nông nghiệp.

- Kỹ năng: Sinh viên có khả năng phân biệt được các loại gió thường gặp, vận dụng được vào sản xuất nông nghiệp.

- Thái độ: có thái độ nghiêm túc nắm bắt kiến thức trên lớp và vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp thuyết trình, phát vấn

III. PHƯƠNG TIỆN HỌC LIỆU

1. Đối với giảng viên

- Chương trình giảng dạy: học sinh hệ 03 năm

- Giáo án; đề cương bài giảng; giáo trình.

- Phương tiện, đồ dung dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu, máy tính.

- Dự kiến hình thức đánh giá kiến thức: chuẩn bị câu hỏi, bài tập.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu học tập: Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.

- Dụng cụ học tập: bút, vở ghi chép.

IV. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Cơ sở vật chất đầy đủ, phương tiện học đáp ứng được nhu cầu cho công tác giảng dạy. Đáp ứng được môi trường học tập cho sinh viên.

V. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra bài cũ

- Ổn định tổ chức lớp

+ Kiểm tra sỹ số:

Học sinh vắng: Có phép: ……………………..

Không phép: …………………..

2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Nội dung bài giảng



  1. Áp suất khí quyển

  1. Đơn vị đo áp suất khí quyển

Độ lớn của áp suất khí quyển được đo bằng chiều cao của cột thuỷ ngân tính theo milimet (mm) hoặc miliba (mb); 1mb=0,75mm.

Khái niệm áp suất tiêu chuẩn: Áp suất tiêu chuẩn là áp suất khí quyển cân bằng với cột thuỷ ngân cao 760mm ở nhiệt độ 00C, tại vĩ độ 450 ở mực nước biển. Khi đó áp suất khí quyển sẽ bằng 760mmHg = 1013,25mb.



  1. Sự thay đổi của áp suất khí quyển theo độ cao

Theo độ cao: áp suất khí quyển giảm dần vì càng lên cao thì khối lượng khí quyển nằm bên trên càng giảm, do đó áp suất cũng phải giảm nhưng áp suất giảm nhanh hơn trong các lớp bên dưới và chậm hơn trong các lớp bên trên.

Theo nhiệt độ: nhiệt độ không khí giảm thì áp suất tăng. Trong cùng một nơi nếu nhiệt độ giảm thì áp suất tăng, do vậy mùa đông áp suất không khí lớn hơn mùa hè, ban đêm áp suất không khí cao hơn ban ngày.



  1. Những đại lượng đặc trưng cho áp suất khí quyển

- Đường đẳng áp: là đường nối những điểm có cùng áp suất với nhau.

- Địa hình khí áp: là sự phân bố áp suất biểu diễn bằng các đường đẳng áp.

- Vùng áp cao: là vùng càng vào tâm thì áp suất càng cao. Không khí di chuyển theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Hướng của gradient khí áp từ tâm ra ngoài.

- Vùng áp thấp: là vùng càng vào tâm thì áp suất càng thấp. Gradient khí áp đi từ ngoài vào trong.

- Rảnh áp thấp là vùng áp suất thấp nhô ra có trục (đường trung tâm) nằm xen giữa hai vùng có áp suất cao hơn.

- Lưỡi áp cao là vùng áp suất cao nhô ra có trục (đường trung tâm) nằm xen giữa hai vùng có áp suất thấp hơn.

- Yên là vùng khí áp nằm giữa 2 xoáy thuận và 2 xoáy nghịch


  1. Gió

  1. Khái niệm

Gió là sự chuyển động tương đối của không khí theo phương nằm ngang so với mặt đất.

  1. Nguyên nhân sinh ra gió

Do sự phân bố không gian của nhiệt độ không khí trên trái đất không giống nhau (phụ thuộc vào đặc điểm của bề mặt) nơi có nhiệt độ cao thì áp suất thấp, nơi có nhiệt độ thấp thì áp suất cao. Khi có sự chênh lệch áp suất theo phương nằm ngang sẽ có sự chuyển dịch của không khí từ vùng áp suất cao hơn đến vùng áp suất thấp hơn. Sự dịch chuyển đó chỉ dừng lại khi có sự san bằng áp suất theo phương nằm ngang.

  1. Các đại lượng đặc trưng cho gió

- Gió được đặc trưng bởi tốc độ (vận tốc) và hướng chuyển động của không khí. Hướng gió là hướng từ nơi gió thổi đến.

- Tốc độ gió được tính theo mét trong 1 giây (m/s) hoặc kilomét trong 1 giờ km/h. Hướng gió còn có thể biểu thị bằng góc giữa địa điểm đã cho và hướng gió. Các góc được tính ra độ từ điểm Bắc, theo chiều kim đồng hồ. Lấy hướng bắc là 00, hướng Đông là 900, hướng Nam là 1800, hướng Tây là 2700



  1. Những loại gió thường gặp

a. Gió mùa

Gió mùa là gió thổi ổn định theo mùa. Nguyên nhân sinh ra gió mùa là do sự chênh lệch nhiệt độ không khí dẫn tới sự chênh lệch khí áp trên đất liền và trên biển.

- Về mùa đông gió mùa hướng từ đất liền ra biển (gió mùa mùa đông).

- Về mùa hạ gió mùa hướng từ biển vào đất liền ( gió mùa mùa hạ).

Gió mùa là những luồng không khí có quy mô rất rộng lớn, gió mùa bao trùm những khu vực rộng lớn và phát triển tới độ cao 1km về mùa đông và 4-5km về mùa hạ.

Gió mùa mùa đông thổi từ áp cao Xibiri. Gió mùa mùa hạ thổi từ áp cao nam

Thái bình dương. Dưới tác dụng của lực Côriôlít, ở Bắc bán cầu gió mùa bị lệch về bên phải, và ở nam Bán cầu bị lệch về bên trái.

b. Gió địa phương

Gió địa phương là những gió xuất hiện dưới ảnh hưởng của các điều kiện vật lý, địa lý địa phương. Phần lớn gió địa phương là do kết quả của hoàn lưu nhiệt địa phương của không khí. Những gió này thổi trên những khu vực rộng lớn và nói chung không kéo dài.

- Gió đất-biển (gió Brizơ ven biển):

Gió đất, gió biển là gió quan sát thấy ở ven biển vào những ngày thời tiết tốt.

Gió thổi ban ngày từ biển vào đất liền gọi là gió biển, còn gió đất thổi vào ban đêm từ đất liền ra biển.

Nguyên nhân xuất hiện gió đất-biển là do sự nóng lên và lạnh đi không đều của đất liền và mặt nước trong quá trình một ngày.

- Gió biển: ban ngày mặt đất nóng lên mạnh hơn mặt nước làm cho không khí trên bề mặt đất có nhiệt độ cao hơn không khí trên bề mặt biến gây ra sự chênh lệch về áp suất giữa đất liền và biển, nơi có nhiệt độ cao thì áp suất thấp, nơi có nhiệt độ thấp thì áp suất cao. Kết quả là ở một dải gần bờ, xuất hiện một dòng hoàn lưu đóng kín của không khí.

+ Ban ngày trong lớp không khí ở gần mặt đất, không khí di chuyển từ biển vào đất liền. Trong các lớp trên cao, gió thổi từ đất liền ra biển.

+ Gió biển thổi bắt đầu từ 8-10 giờ sáng, mạnh lên và đạt cực đại vào buổi trưa (khoảng 13 giờ). Sau đó yếu dần và ngừng thổi sau khi mặt trời lặn.

+ Tốc độ gió biển trung bình khoảng 2,5m/s, đôi khi gió mạnh đến 6-7 m/s.

+ Phạm vi ảnh hưởng của gió biển vào sâu trong đất liền phụ thuộc vào điều kiện địa hình, trung bình khoảng 30-40 km và ảnh hưởng lên cao khoảng 3-4 km.

- Gió đất: ban đêm đất liền lạnh đi mạnh hơn mặt nước điều này cũng làm cho không khí trên đất liền có nhiệt độ thấp hơn không khí trên bề mặt biển, gây ra sự chênh lệch về áp suất giữa đất liền và biển, lúc này sẽ hình thành một hoàn lưu khí quyển ngược chiều: ở gần mặt đất gió thổi từ đất liền ra biển, trong các lớp trên cao gió thổi theo chiều ngược lại từ biển vào đất liền.

Gió đất bắt đầu thổi từ sau khi mặt trời lặn và kéo dài cho đến 8-9 giờ sáng ngày hôm sau.

Vận tốc trung bình của gió đất khoảng 1,5-2 m/s. Phạm vi ảnh hưởng của gió đất ra biển 8-10 km và ảnh hưởng lên cao khoảng 800 mét.

Gió biển thường mạnh hơn gió đất, vì ban ngày chênh lệch về nhiệt độ giữa mặt nước và mặt đất lớn hơn nhiều so với ban đêm. Ở vùng nhiệt đới vận tốc gió đất và gió biển lớn hơn ở vùng ôn đới.

Gió đất biển mạnh nhất ở gần bờ, càng xa bờ gió càng yếu dần rồi ngừng hẳn. Tại vùng nhiệt đới gió đất-biển thổi quanh năm, còn vùng ôn đới chỉ thổi trong thời kỳ mùa hạ.



- Gió núi-thung lũng.

Gió núi-thung lũng là thứ gió đổi chiều một cách tuần hoàn, chỉ xuất hiện ở vùng núi trong những ngày trời quang và ổn định, đặc biệt vào những ngày hè.

Ban ngày do trên núi nóng hơn thung lũng, nên từ dưới thung lũng gió thổi lên cao dọc theo sườn núi. Vào ban đêm, trên núi lại hình thành gió thổi về phía thung lũng dọc theo sườn núi.

c. Gió Phơn (Foehn)

Gió Phơn cũng là thứ gió địa phương, tuy nguyên nhân gây ra không phải là hoàn lưu nhiệt mà là hoàn lưu động lực, không có vòng tuần hoàn đóng kín của không khí.

- Khái niệm: gió Phơn là thứ gió khô và nóng thổi từ trên núi xuống.

- Điều kiện hình thành:

+ Có sự chênh lệch áp suất lớn ở hai khu vực.

+ Gió phải vượt qua nhữ ng dãy núi kế tiếp nhau.



  1. Gió và sản xuất nông nghiệp

Gió là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự thay đổi thời tiết, khí hậu. Gió mang hơi nước đi khắp trái đất, mang hơi nước đến những vùng khô không có nước, vận chuyển nhiệt từ vùng này đến vùng khác.

Gió đóng vai trò vô cùng quan khối trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Lợi ích của gió rất lớn song tác hại cũng nhiều.



a. Lợi ích của gió

- Giúp cho những loại cây thụ phấn nhờ gió truyền phấn được dễ dàng, tỉ lệ đậu quả cao.

- Gió phát tán hạt giống đi xa.

- Gió giúp cây điều hoà thân nhiệt trong thời kỳ nóng.

- Giúp cho sự trao đổi không khí từ nơi này đến nơi khác, có sự trao đổi không khí ở trên mặt đất và trong đất giúp hoạt động sống của sinh vật trên mặt đất và trong đất được dễ dàng.

- Gió là nguồn cung cấp năng lượng quan khối và là nguồn năng lượng không bao giờ cạn. Có thể sử dụng gió để sản xuất nông nghiệp như tưới, tiêu, xay,… sử dụng sức gió để sản xuất điện công nghiệp, điện dân dụng.



b. Tác hại của gió

- Gió là một trong các nguyên nhân gây xói mòn đất, cuốn đi những hạt đất nhỏ, màu mỡ để lại sỏi đá làm đất cằn cỗi, nhất là đối với những vùng cao.

- Gió đưa cát từ bờ biển vào vùng nội địa, dồn thành những đụn cát làm giảm diện tích trồng trọt. Đó là hiện tượng cát lấn ruộng ở vùng biển.

- Gió mang cát đi xa gây tác hại cho lá cây và chồi non.

- Gió mạnh có thể làm đổ cây, gãy cành, rụng lá, rách lá, rụng quả,… trong thời kỳ thụ phấn gió to làm cho cây không thụ phấn được. Gió cũng là nguyên nhân gây lẫn tạp giống. Gió mạnh kìm hãm quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất cây trồng.

V. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ CỦNG CỐ BÀI


VII. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC, TỰ RÈN LUYỆN
VIII. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình khí tượng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2005.



Bài giảng KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP Giảng viên: Nguyễn Hoàng Yến


tải về 0.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương