TRƯỜng cao đẲng du lịch hà NỘI



tải về 409.36 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu06.11.2017
Kích409.36 Kb.
#34104
1   2

KẾ TOÁN VẬT TƯ, HÀNG HOÁ



I. LÝ THUYẾT:
- Khái niệm: Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ
- Phân biệt NVL và CCDC

- Xác định giá vật tư, hàng hoá nhập kho:

- Xác định giá vật tư, hàng hoá xuất kho:

+ Tính theo giá nhập trước xuất trước
+ Tính theo giá nhập sau xuất trước
+ Ph­ương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 152, 153, 156.



II. BÀI TẬP:
1. Kế toán nguyên liệu, vật liệu

- Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để sử dụng

- Khi mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất, chế biến

- Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho phục vụ cho sản xuất chế biến

- Chi phí phát sinh khi mua (nh­ư: chi phí vận chuyển, bốc vác, môi giới)


2. Kế toán công cụ dụng cụ

- Khi mua công cụ, dụng cụ về nhập

- Khi xuất kho công cụ, dụng cụ đư­a vào sử dụng:

+ Nếu thuộc loại phân bổ một lần

+ Nếu thuộc loại phân bổ nhiều lần khi xuất kho đư­a vào sử dụng

+ Hàng kỳ kế toán tính phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Khi công cụ, đồ dùng báo hỏng nếu có phế liệu thu hồi, hoặc số bồi thường vật chất


3. Kế toán hàng hoá

- Khi mua hàng hóa về nhập kho

- Chi phí phát sinh khi mua (như­ :chi phí vận chuyển, bốc vác, môi giới)

- Khi bán hàng kế toán phản ánh: giá vốn hàng xuất bán, phản ánh doanh thu

4. Sổ sách kế toán sử dụng:


Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá(Bảng nhập-xuất-tồn).

CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN



I. LÝ THUYẾT:

- Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định

- Xác định giá tài sản cố định.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Ph­ương pháp khấu hao tuyến tính

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 211, 214.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán tài sản cố định hữu hình

a. Kế toán các trường hợp tăng TSCĐ hữu hình:

- Mua sắm TSCĐ

- Kết chuyển nguồn vốn

- Nếu TSCĐ mua về phải qua lắp đặt trong thời gian dài

- Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do được cấp phát

- Trường hợp doanh nghiệp du lịch được tài trợ, biếu tặng

- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất

- Trường hợp doanh nghiệp du lịch nhận lại TSCĐ hữu hình đem góp vốn liên doanh



b. Kế toán các trường hợp giảm TSCĐ hữu hình

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình

- Trường hợp TSCĐ hữu hình giảm do thanh lý.

- Trường hợp TSCĐ hữu hình giảm do góp vốn liên doanh.

- Trường hợp TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp bị mất phát hiện khi kiểm kê

- Khi xác định được nguyên nhân: bắt bồi thường, ghi giảm vốn kinh doanh.


2. Kế toán tài sản cố định vô hình: Tương tự TSCĐ HH
3. Kế toán khấu hao tài sản cố định

- Định kỳ căn cứ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
4. Kế toán sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định

- Trường hợp sửa chữa thường xuyên

- Đối với sửa chữa lớn theo phương thức tự làm

5. Sổ kế toán sử dụng:


Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định để theo dõi chi tiết TSCĐ

CHƯƠNG 4


KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
I. LÝ THUYẾT:

- Cách tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 334, 338.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán tiền lương và các khoản phải thanh toán với người lao động

- Trong kỳ, khi tạm ứng tiền l­ương cho người lao động

- Cuối kỳ, khi tính l­ương phải trả cho người lao động

- Khi thanh toán với người lao động, nếu phát sinh các khoản khấu trừ vào lương

- Khi trả tiền l­ương cho người lao động

- Đối với các khoản thanh toán khác: Trong kỳ, khi tính các khoản tiền thưởng, tiền phúc lợi, tiền trợ cấp mất việc làm, tiền BHXH... phải trả cho người lao động trong

2. Kế toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

- Cuối kỳ khi tính l­ương phải trả cho người lao động đồng thời tính trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN

- Khi tính sổ bảo hiểm, kinh phí phải thu từ người lao động

- Khi doanh nghiệp nộp BHXH, KPCĐ, BHYT , BHTN

- Khi nhận được tiền BHXH do đ­ươc cơ quan quản lý BHXH của nhà nước cấp

- Khi tính BHXH, KPCĐ phải trả người lao động

- Đối với các khoản chi trực tiếp từ BHXH, KPCĐ


3. Sổ kế toán sử dụng


- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH

CHƯƠNG 5


KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. LÝ THUYẾT:

- Khái niệm chi phí và giá thành sản phẩm

- Xác định chi phí và tính giá thành theo ph­ương pháp tính hệ số

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 621, 622, 627, 154.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a- Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

- Khi phát sinh chi phí vật liệu trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh

- Trường hợp mua vật liệu đưa thẳng vào sản xuất


- Kế toán phản ánh bút toán kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp
b- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng hoạt động để tính giá thành


c- Kế toán chi phí sản xuất chung

- Khi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất

- Trích chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN của công nhân viên phân xưởng.

- Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng

- Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng:

- Khi trích khấu hao TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất

- Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại và các dịch vụ khác.

- Chi phí bằng tiền khác.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành


d- Kế toán giá thành sản phẩm

- Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí 

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành theo từng đối tượng

- Cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ...)

- Kết chuyển giá thành dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong kỳ 


2. Kế toán chi phí bán hàng

- Khi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng

- Trích chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên bán hàng.

- Chi phí vật liệu dùng cho bán hàng

- Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng cho bán hàng

- Khi trích khấu hao TSCĐ dùng trong khâu bán hàng

- Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại và các dịch vụ khác.

- Chi phí bằng tiền khác.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh


3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

- Khi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý

- Trích chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của nhân viên quản lý.

- Chi phí vật liệu dùng cho công tác quản lý DN

- Khi xuất công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý DN

- Khi trích khấu hao TSCĐ dùng chung của doanh nghiệp

- Chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại và các dịch vụ khác.

- Chi phí bằng tiền khác.

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý DN vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh



4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính

- Khi phát sinh các khoản chi phí tài chính (Chi phí đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết, các khoản lỗ về đầu tư, chiết khấu thanh toán)

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh


5. Kế toán chi khác

- Khi phát sinh các khoản chi phí khác (Chi phí về tiền phạt vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy thu thuế,...)

- Khi thanh lý nhượng bán TSCĐ kế toán xoá sổ

- Nếu phát sinh các khoản chi phí khi nhượng bán kế toán

- Khi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, nếu giá trị vật tư, tài sản đem góp vốn có giá trị ghi sổ lớn hơn giá do hội đồng liên doanh đánh giá

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

6. Sổ kế toán sử dụng:


- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ


CHƯƠNG 6

KẾ TOÁN DOANH THU, THU NHẬP KHÁC

VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH



I. LÝ THUYẾT:

- Chiết khấu thương mại.

- Chiết khấu thanh toán.

- Phân biệt chiết khấu thương mại với chiết khấu thanh toán

- Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng

- Xác định doanh thu, thu nhập khác và kết quả kinh doanh

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 511, 711, 911.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách:

- Phản ánh giá vốn hàng bán

- Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


- Trường hợp khách hàng mua dịch vụ với khối lượng lớn hoặc dịch vụ cung cấp cho khách kém chất lượng, doanh nghiệp có thể bớt giá

- Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ để trừ doanh thu

- Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu , thuế GTGT theo tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp (nếu có)

- Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ đầu tư tài chính trong kỳ: Thu lãi liên doanh, liên kết, lãi chứng khoán, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay

- Thu tiền chiết khấu thanh toán khi mua hàng được hưởng

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh

3. Kế toán thu nhập khác

- Khi phát sinh các khoản thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ

- Khi góp vốn vào công ty liên kết hay vào một doanh nghiệp khác nhưng đơn vị chỉ nắm dưới 20% quyền kiểm soát, khoản chênh lệch giữa giá trị vốn góp được ghi nhận lớn hơn giá thực tế của vật tư, hàng hóa hay giá trị còn lại của TSCĐ được ghi tăng thu nhập khác

- Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, phát sinh khoản chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị thực tế của vật tư, hàng hóa hay TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác được ghi tăng thu nhập khác

- Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh


4. Kế toán kết quả kinh doanh

- Cuối tháng kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính thuần, thu nhập thuần khác để xác định kết quả kinh doanh

- Cuối kỳ, kết chuyển trị giá vốn thực tế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

- Tính và kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ

- Tính và kết chuyển lỗ sau thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ

CHƯƠNG 7

KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU



I. LÝ THUYẾT:

- Khái niệm các khoản nợ phải trả

- Khái niệm vốn chủ sở hữu

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 311, 331, 411, 421.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán vay ngắn hạn

*Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Vay ngắn hạn để mua vật tư, hàng hóa

- Vay ngắn hạn để nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản ở ngân hàng

- Vay ngắn hạn để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn đến hạn trả.

- Khi thanh toán các khoản tiền vay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam .

2. Kế toán nợ dài hạn đến hạn trả

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các cam kết vay, khế ước vay, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo

- Trả nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi Ngân hàng, bằng tiền thu hồi nợ của khách hàng hoặc tiền vay mới


3. Kế toán phải trả cho người bán

- Khi mua chịu vật tư, hàng hoá, tài sản của nhà cung cấp hoặc nhận dịch vụ cung cấp nhưng chưa trả tiền

- Khi trả tiền cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp

- Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không có hàng

- Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hóa... doanh nghiệp được hưởng ngoài hóa đơn mua hàng và tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán

- Trường hợp vật tư, hàng hóa mua vào đã nhập kho, phải trả lại do không đúng quy cách hoặc kém phẩm chất tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán; hoặc người bán chấp thuận giảm giá cho số vật tư, hàng hóa đã mua vì không đúng quy cách hoặc kém phẩm và hàng hóa vẫn còn ở trong kho

- Trường hợp các khoản nợ phải trả không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp


4. Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước

- Thuế GTGT

+ Phản ánh thuế GTGT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc khi phát sinh các khoản thu nhập của hoạt động tài chính và thu nhập khác

+ Kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng

+ Phản ánh số thuế GTGT thực nộp trong kỳ

+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp

- Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

- Thuế trước bạ phải nộp

- Khi nộp thuế, lệ phí, phí cho Nhà nước


5. Kế toán phải trả, phải nộp khác

- Khi phát hiện tài sản cố định thừa, chưa xác định được nguyên nhân phải chờ giải quyết

- Khi giải quyết TSCĐ thừa

- Khi thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác

6. Kế toán vay dài hạn

- Cuối niên độ kế toán xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo.

- Lãi vay dài hạn phải trả.


7. Kế toán nợ dài hạn

- Phản ánh số nợ thuê dài hạn TSCĐ bằng tiền Việt Nam.

- Kết chuyển nợ dài hạn đến hạn trả vào cuối niên độ

- Khi thanh toán các khoản nợ dài hạn

8. Kế toán các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

- Doanh nghiệp nhận tiền ký quỹ, ký cược của các đơn vị

- Hoàn trả lại tiền ký quỹ, ký cược dài hạn cho khách hàng

- Nếu khách hàng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền đã ký quỹ, ký cược

- Nếu khách hàng vi phạm những điều khoản trong hợp đồng kinh tế bị phạt trừ vào tiền ký quỹ, ký cược dài hạn


9. kế toán vốn chủ sở hữu


- Nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, kế toán ghi

- Khi nhận được quà biếu tặng, tài trợ kế toán ghi

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và từ các quỹ của doanh nghiệp.

10. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lợi nhuận sau thuế

- Hạch toán việc chi trả lợi tức, lợi nhuận cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, các cổ đông:

+ Khi có quyết định hoặc thông báo xác định cổ tức và lợi nhuận phải chi trả cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, các cổ đông

+ Khi chi tiền trả cổ tức và lợi nhuận phải chi trả cho các nhà đầu tư, các bên góp vốn, các cổ đông

- Trong năm, khi tạm trích các quỹ từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp)

- Cuối năm khi báo cáo quyết toán năm được duyệt kế toán tính và xác định số tiền các quỹ được trích thêm

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp)

11. Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Khi nhận được vốn đầu tư XDCB do ngân sách nhà nước hoặc cấp trên cấp

- Được phép bổ sung nguồn vốn ĐT XDCB từ lợi nhuận, từ quỹ đầu tư phát triển

- Khi công tác đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao bên cạnh việc ghi tăng tài sản còn phải thực hiện bút toán kết chuyển nguồn

- Khi trả vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Ngân sách hoặc cấp trên.



CHƯƠNG 8

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


I. LÝ THUYẾT:

- Khái niệm bảng cân đối kế toán.

- Kết cấu, nội dung của bảng cân đối kế toán (dạng rút gọn)

- Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Kết cấu, nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng rút gọn)


II. BÀI TẬP:

- Lập bảng cân đối kế toán (dạng rút gọn)

- Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng rút gọn)

(áp dụng từ 5/2011)



4.3. Thực hành sổ sách kế toán

BÀI 1


THỰC HÀNH KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
1.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Phiếu thu.

- Phiếu chi.

- Biên lai thu tiền.

- Giấy đề nghị tạm ứng và thanh toán tiền tạm ứng.

1.2. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết: Sổ quỹ, Sổ chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và chứng từ ghi sổ (Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Sổ cái TK 111,112,141,133,138 theo hình thức nhật ký chung, lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ các TK 111,112,141,133,138)
BÀI 2

THỰC HÀNH KẾ TOÁN VẬT TƯ, HÀNG HÓA
2.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Phiếu nhập kho.

- Phiếu xuất kho.

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.



2.2. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết: Thẻ (sổ) kho, sổ chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng tổng hợ chi tiết, bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ Theo hình thức nhật ký chung và chứng từ ghi sổ (Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Sổ cái TK 151,153,156 theo hình thức nhật ký chung, lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái theo hình thức chứng từ ghi sổ các TK 151,153,156)
BÀI 3

THỰC HÀNH KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
3.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Biên bản giao nhận tài sản cố định.

- Biên bản thanh lý tài sản cố định.

- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định.

- Biên bản kiểm kê tài sản cố định.

- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.

3.2. Thực hành ghi sổ kế toán.

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết.

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ
BÀI 4

THỰC HÀNH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
4.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng

- Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành

- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

4.2. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ
BÀI 5

THỰC HÀNH KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
5.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Phiếu xuất kho.

- Phiếu chi.

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.

- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.



5.2. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ151,153,156
BÀI 6

THỰC HÀNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
6.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Hóa đơn bán hàng thông thường.

- Hóa đơn giá trị gia tăng.

- Phiếu nhập kho.

- Phiếu xuất kho

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

- Thẻ quầy hàng



6.2. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ
BÀI 7

THỰC HÀNH KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
7.1. Thực hành lập chứng từ kế toán.

- Phiếu thu.

- Phiếu chi.

- Phiếu nhập kho.

- Phiếu xuất kho.

- Hóa đơn bán hàng thông thường.

- Hóa đơn giá trị gia tăng

- Biên bản kiểm kê và đánh giá lại tài sản



7.3. Thực hành ghi sổ kế toán

- Thực hành ghi sổ kế toán chi tiết

- Thực hành ghi sổ kế toán tổng hợp: Theo hình thức nhật ký chung và hình thức chứng từ ghi sổ
BÀI 8

THỰC HÀNH LẬP BAÓ CÁO TÀI CHÍNH
- Thực hành lập bảng cân đối kế toán

- Thực hành lập báo cáo kết quả kinh doanh






Каталог: UserFiles -> file -> 2015
file -> Số: 38/2009/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> BỘ VĂn hoá, thể thao và du lịch cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> KỲ HỌp thứ TÁM, quốc hội khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014)
file -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 -> Ubnd tỉnh khánh hòa sở giáo dục và ĐÀo tạO
2015 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2015 -> Ubnd tỉnh khánh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO Độc lập Tự do Hạnh phúc
2015 -> TRƯỜng cao đẲng du lịch hà NỘI

tải về 409.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương