TRƯỜng cao đẲng du lịch hà NỘI



tải về 410.36 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích410.36 Kb.
#38648
  1   2

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

––––––––––






CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

––––––––––––––




NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP

HỆ CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA E4
1. CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

1.1. Chính trị

Câu 1:

Anh (chị) hãy phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và cho biết ý nghĩa của định nghĩa vật chất đó.



Câu 2:

Anh (chị) hãy trình bày vai trò và nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.



Câu 3:

Anh (chị) hãy trình bày khái niệm phương thức sản xuất và nội dung quy luật về sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.



Câu 4:

Anh (chị) hãy phân tích khái niệm thực tiễn. Làm rõ vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức.



Câu 5:

Anh (chị) hãy trình bày hai giai đoạn của quá trình nhận thức và mối quan hệ giữa hai giai đoạn đó.



Câu 6:

Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.



Câu 7:

Anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản?



Câu 8:

Anh (chị) hãy trình bày những phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.



Câu 9:

Anh (chị) hãy trình bày tính tất yếu và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.



Câu 10:

Anh (chị) hãy trình bày những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.



Câu 11:

Anh (chị) hãy cho biết tại sao nói vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất?



Câu 12:

Anh (chị) hãy cho biết tại sao nói quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá?



Câu 13:

Anh (chị) hãy phân tích vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.



Câu 14:

Anh (chị) hãy trình bày nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh.



Câu 15:

Anh (chị) hãy phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.



Câu 16:

Theo anh (chị) vì sao quá trình đổi mới nước ta phải lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm?



Câu 17:

Anh (chị) hãy phân tích các nguyên tắc và nhiệm vụ công tác đối ngoại của Đảng.



Câu 18:

Anh (chị) hãy phân tích cơ sở hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.



Câu 19:

Theo anh (chị) vì sao phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?



Câu 20:

Anh (chị) hãy phân tích tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết dân tộc với cách mạng Việt Nam.



Câu 21:

Anh (chị) hãy trình bày sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trong quá trình đổi mới của Đảng ta.



Câu 22:

Anh (chị) hãy trình bày sự vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kỳ đổi mới của Đảng ta.



Câu 23:

Anh (chị) hãy phân tích những biểu hiện cụ thể của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.



Câu 24:

Anh (chị) hãy trình bày các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản và vai trò của nó đối với xã hội loài người.



Câu 25:

Anh (chị) hãy cho biết nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là gì?



Câu 26:

Anh (chị) hãy phân tích những đặc điểm của gia đình xã hội chủ nghĩa.



Câu 27:

Anh (chị) hãy phân tích những quan điểm cơ bản của chính sách xã hội vì con người.



Câu 28:

Theo anh (chị) để học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mỗi người cần tập trung vào những nội dung gì?



Câu 29:

Anh (chị) hãy phân tích đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Câu 30:

Anh (chị) hãy phân tích những truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam.


1.2. Ngoại ngữ chuyên ngành khách sạn

I. Introduction

Introduce yourself as a Hotel staff (your name, hobbies, daily activities at your working place, etc).



II. Topics or role-playings

A. Topics

  • Types of hotel

  • Hotel services

  • Jobs and departments of a hotel

  • Room types

  • Function rooms

  • Meals and food plans

  • Hotel reservation

  • The main rules for handling complaints

  • The steps of checking into a hotel

  • The steps of checking out a hotel

  • The methods of payment

  • The form of a letter or of a telex

  • A reservation chart

  • The bedroom book

B. Role-playings

  • Hotel reservation

  • Giving information about hotels

  • Checking in

  • Checking out

  • Room service

  • Booking tour

  • Giving a message

III: What will you say to the guests?

  1. Is it possible to keep some valuables in a secure place?

  2. How can I make a long distance telephone call from my room?

  3. Why is it so long to make our bill up?

  4. There is a mistake in the bill. We didn’t have dinner here last night.

  5. Can I get something to eat late at night?

  6. Do you accept credit card/ traveller’s cheques?

  7. Is it possible to get a taxi from the hotel to the airport after midnight?

  8. The sheets on my bed are stained and dirty!

  9. Can I speak to Mr. George in room 301 please?

  10. We’ve been waiting half an hour for our breakfast!

  11. Can someone help me with the heavy luggage?

  12. Would it be possible for the hotel to get us tickets for a show tomorrow night?

  13. Can you send someone up to help me clear up the mess in my room?

  14. I’ve got an important meeting tomorrow, and I’ll have to wear this suit. It needs pressing. Is there anyone here who can do that?

  15. The air conditioning is making a terrible noise. Can you send someone up here quickly?

  16. Can you send someone up, please? The bulb in my bedside lamp is broken.

  17. Can you send someone to room 217? The bed sheets haven’t been changed.

  18. I’m not satisfied with this room. The carpet is very dusty.

  19. Have you finished this room, yet? The ashtray needs emptying.

  20. Can you help me, please? I’d like to make some telephone calls, but there’s no telephone directory in this room.

  21. Do I have to fill in the registration form?

  22. Do you have a double room for tomorrow night, please?

  23. Can I pay by credit card?

  24. I don’t sleep very well, so I’d like a quiet room, please.

  25. Can you give me a room with a view of the lake?

  26. Can you send us a hotel brochure?

  27. Can you put in an extra bed in the room for a child of ten?

  28. Is it the same price for a twin room and a double room?

Note: Student will be a Hotel Employee and Examiner will be a Guest. Make a conversation between the Guest and the Employee.
1.3. Thực hành nghiệp vụ

NỘI DUNG 1:

Hãy tiếp nhận yêu cầu đặt buồng của đối tượng khách lẻ qua điện thoại. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng thẻ tín dụng (Khách sạn đáp ứng được yêu cầu đặt buồng của khách).

Xử lý tình huống: Khách yêu cầu giảm 10% giá buồng khách sạn đang áp dụng.

NỘI DUNG 2:

Hãy tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đặt buồng của đối tượng khách lẻ qua điện thoại. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng tiền mặt (Khách sạn đáp ứng được yêu cầu đặt buồng của khách).

Xử lý tình huống: Khách từ chối đặt cọc cho khách sạn.

NỘI DUNG 3:

Hãy tiếp nhận yêu cầu đặt buồng của đối tượng khách lẻ qua điện thoại. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng séc du lịch (Khách sạn đáp ứng được yêu cầu đặt buồng của khách).

Xử lý tình huống: Khách chỉ muốn đặt loại buồng với mức giá rẻ nhất tại khách sạn.

NỘI DUNG 4:

Hãy tiếp nhận yêu cầu đặt buồng của khách cá nhân qua điện thoại. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng thẻ tín dụng (Khách sạn đáp ứng được yêu cầu đặt buồng của khách).

Xử lý tình huống: Khách chỉ muốn đặt loại buồng tiêu chuẩn, nhưng vào thời gian khách đến, khách sạn đã hết loại buồng mà khách yêu cầu.

NỘI DUNG 5:

Hãy tiếp nhận và xử lý yêu cầu sửa đổi thông tin đặt buồng của khách qua điện thoại.

Xử lý tình huống: Khách muốn thay đổi thời gian đặt buồng sớm hơn một ngày so với thời gian dự kiến nhưng vào thời điểm đó khách sạn đã hết loại buồng khách yêu cầu.

NỘI DUNG 6:

Hãy tiếp nhận và xử lý yêu cầu sửa đổi thông tin đặt buồng của khách cá nhân qua điện thoại.

Xử lý tình huống: Khách yêu cầu sửa đổi loại buồng và trách nhiệm thanh toán, nhưng vào thời điểm đó khách sạn đã hết loại buồng khách yêu cầu.

NỘI DUNG 7:

Hãy tiếp nhận và xử lý yêu cầu huỷ đặt buồng của khách qua điện thoại.

Xử lý tình huống: Khách muốn huỷ đặt buồng vì thay đổi kế hoạch công tác. Yêu cầu đặt buồng của khách là đặt buồng đảm bảo.

NỘI DUNG 8:

Hãy tiếp nhận và xử lý yêu cầu huỷ đặt buồng của khách công ty qua điện thoại.

Xử lý tình huống: Khách của công ty đã có giá buồng thoả thuận với khách sạn phàn nàn giá buồng của khách sạn cao và muốn huỷ đặt buồng (đặt buồng của khách là đặt buồng đảm bảo).

NỘI DUNG 9:

Hãy hoàn thành thủ tục đăng ký khách sạn cho đoàn khách của công ty đã đặt buồng tại khách sạn. Công ty của khách bảo đảm thanh toán tiền buồng và bữa sáng cho khách bằng hình thức chuyển khoản.

Xử lý tình huống: Công ty đã đặt loại buồng tiêu chuẩn nhưng chưa có văn bản xác nhận về trách nhiệm thanh toán cho khách.

NỘI DUNG 10:

Hãy thực hiện thủ tục đăng ký khách sạn cho đối tượng khách lẻ đã đặt buồng trước tại khách sạn. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng tiền mặt.

Xử lý tình huống: Khách không muốn đặt cọc khi nhân viên đề nghị. Yêu cầu đặt buồng của khách là không đảm bảo.

NỘI DUNG 11:

Hãy làm thủ tục đăng ký khách sạn cho đối tượng khách lẻ đã đặt buồng trước tại khách sạn. Khách chịu trách nhiệm thanh toán bằng séc du lịch.

Xử lý tình huống: Khách đã đặt buồng tiêu chuẩn, nhưng không muốn thay đổi loại buồng khác khi nhân viên lễ tân thông báo loại buồng đó có chất lượng thấp nhất tại khách sạn.

NỘI DUNG 12:

Hãy đăng ký khách sạn cho đối tượng khách lẻ chưa đặt buồng tại khách sạn. Khách tự thanh toán cho khách sạn mọi chi phí bằng thẻ tín dụng.

Xử lý tình huống: Thẻ tín dụng của khách không hợp lệ (đã hết hạn thanh toán)

NỘI DUNG 13:

Hãy hoàn thành thủ tục đăng ký khách sạn cho đoàn khách đã đặt buồng tại khách sạn. Công ty du lịch chịu trách nhiệm thanh toán tiền buồng và tiền ăn của đoàn bằng hình thức chuyển khoản.

Xử lý tình huống: Trưởng đoàn muốn thay đổi thời gian ăn tối của đoàn nhưng khách sạn không đáp ứng được yêu cầu của đoàn.

NỘI DUNG 14:

Hãy làm thủ tục đăng ký khách sạn cho đoàn khách Mekong đã đặt buồng tại khách sạn. Công ty du lịch Mekong chịu trách nhiệm thanh toán tiền buồng và tiền ăn của cả đoàn bằng hình thức chuyển khoản.

Xử lý tình huống: Đoàn Mekong tăng thêm 01 khách nhưng chưa thông báo với khách sạn. Công ty du lịch Mekong chịu trách nhiệm thanh toán cho vị khách tăng thêm này.

NỘI DUNG 15:

Tiếp nhận và xử lý phàn nàn của khách về việc điều hoà trong buồng ngủ kêu to, khó điều khiển và không có nước nóng trong phòng tắm.

Chú ý: Bộ phận bảo dưỡng chưa xử lý được điều hoà trong buồng của khách.

NỘI DUNG 16:

Khách đang lưu trú tại khách sạn phàn nàn với nhân viên lễ tân buồng của mình quá bẩn, có mùi hôi và đặc biệt là có nhiều tiếng ồn. Hãy tiếp nhận và giải quyết phàn nàn trên của khách.



NỘI DUNG 17:

Hãy thực hiện thủ tục thanh toán cho đối tượng khách lẻ tự thanh toán mọi chi phí với khách sạn bằng tiền mặt.

Xử lý tình huống: Khách sử dụng thêm 01 chai nước khoáng trong mini bar nhưng chưa thanh toán.

Yêu cầu: Viết hóa đơn VAT có tính phí phục vụ.



NỘI DUNG 18:

Hãy làm thủ tục thanh toán cho một khách. Công ty của khách thanh toán tiền buồng và ăn sáng cho khách bằng hình thức chuyển khoản, khách tự thanh toán các chi phí khác bằng tiền mặt.

Xử lý tình huống: Khách phàn nàn một hóa đơn dịch vụ ăn của khách bị nhầm lẫn nhưng thực tế hóa đơn dịch vụ ăn đó của khách không bị nhầm (khách có sử dụng dịch vụ ăn đó).

Yêu cầu: Viết hóa đơn VAT có tính phí phục vụ. Mã số thuế của công ty là: 0110668911-003-1



NỘI DUNG 19:

Hãy thực hiện thủ tục thanh toán cho đối tượng khách lẻ tại khách sạn. Khách tự thanh toán mọi chi phí bằng thẻ tín dụng (phí thanh toán thẻ tín dụng là 3%).

Xử lý tình huống: Khách phàn nàn một khoản mục đồ uống của khách bị nhầm lẫn và thực tế khoản mục đồ uống đó khách không sử dụng.

NỘI DUNG 20:

Hãy thực hiện thanh toán cho đoàn khách Mekong. Công ty du lịch Mekong thanh toán tiền buồng, tiền ăn và tiền uống bằng hình thức chuyển khoản.

Xử lý tình huống: Trưởng đoàn không thanh toán các khoản phụ trội cho đoàn khách.

Yêu cầu: Viết hóa đơn VAT không tách phí phục vụ.


2. CHUYÊN NGÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH

2.1. Chính trị (giống phần 1.1)
2.2. Ngoại ngữ chuyên ngành hướng dẫn

Bài thi vấn đáp tập trung vào giáo trình chuyên ngành giảng dạy cho cao đẳng nghề:

• First class

• Tourism and catering

• English for Tour guide

Bài thi vấn đáp bao gồm 03 phần:

Phần 1 - Introduction: Giới thiệu bản thân với khách du lịch khi thực hiện công việc của một hướng dẫn viên bao gồm: Chào hỏi, giới thiệu tên, tên công ty, tên lái xe và lời chúc với khách du lịch.

Phần 2 - Make a presentation: Thực hiện bài thuyết minh về tuyến điểm theo yêu cầu. Giám thị sẽ là khách du lịch và sinh viên sẽ là hướng dẫn viên.

Phần 3 - Situation: Sinh viên trả lời với tư cách là hướng dẫn viên để giải quyết các tình huống của khách du lịch theo yêu cầu.



I. Introduction

Imagine you are a tour guide. Introduce yourself to the tourists

1. Greeting.

2. Your full name.

3. Your company.

4. Your driver’s name.

5. Your wishes to the tour group.

II. Make a presentation

1. History of Vietnam.

2. Geography of Vietnam.

3. Hanoi – The ancient streets

4. Customs and habits of Vietnam

5. The West Lake

6. The Temple of Literature

7. Halong Bay

8. Hung King Temple.

9. Lim Festival.

10. Dong Ho Painting.

11. Thua Thien - Hue.

12. Hoa Lu- An ancient capital of Dai Co Viet.

13. One of traditional handicraft villages.

14. Nghe An

15. Hoi An

16. Ho Chi Minh City.

17. The Museum of Ethnology



III. Situation

1. Oh, my goodness! I can’t find my boarding pass.

2. I want to make a local call. Can you tell me how to make it?

3. It’s about service. It’s very slow. You see, last night I asked a cup of coffee and some biscuits but I had to wait for 20 minutes

4. It’s the air-conditioning. It made terrible noise and I couldn’t sleep at all.

5. I didn’t sleep well last night. I had a bad cold and I felt a little dizzy I called a doctor but he was not in his office.

6. It’s the guests next door. They made terrible noise and I couldn’t sleep at all.

7. I think services in this hotel are quite good, except for laundry service.

8. We are free today. We like going shopping. Can you recommend us somewhere to go?

9. Can we go to the cinema this afternoon?

10. I feel cold today.

11. It’s about the telephone charge. I made a phone call to the USA yesterday. I received the bill for it this morning and I was very surprised at the price. It was much higher than I had expected.

12. Most of us would like to see a musical while we are here. What is on at the Opera House?

13. We’re really tired of the food at the Chinese Restaurant here. Can we have a meal in the local restaurant for a change?

14. I don’t feel very well.

15. I’ve just arrived at the hotel you booked in advance. I want to use the bathroom and take a rest. But there is no toilet soap in the bathroom.

16. The steak is not cooked.

17. I’ve just come back my room and find out that the toilet is dirty. Nobody has cleaned it while I was away. What do you say in this situation as a tour guide?

18. I used room service in this hotel, exactly laundry service. I asked them to iron some clothes, but they gave me back wrinkled clothes.

19. I think the performance is quite good. There is a variety of activities and the quality of the sound is excellent. But I don’t like the music. It is too loud.

20. I think I like staying in the hotel and visiting some places but I’m not pleased with the travel agent who I met when I booked a tour.

21. I’d like to go around the city alone this evening. Would you please tell me some interesting places nearby?

22. I’d like to have a morning call tomorrow morning. I want to have a look at sunrise.

23. I’m afraid, Mr. and Mrs. Brown, the elderly couple sitting in front of me, are not here. They may get lost

24. Oh, my goodness! What should I do? My passport is lost
2.3. Thực hành nghiệp vụ hướng dẫn

I. Phần thuyết minh, giới thiệu.

1. Thuyết minh tại điểm

Trong phần này các em thuyết minh về các đối tượng đã học trong chương trình. Bài thuyết minh bao gồm:

- Phần mở đầu: ca ngợi tính chất và chức năng của đối tượng tham quan để tạo sự hứng thú hay tò mò của khách với đối tượng);

- Nội dung: các thông tin về đối tượng được trình bày đầy đủ với bố cục lôgíc, hấp dẫn; chia thông tin ra các phần chính và phụ trợ (phải có, cần có, nên có); các câu chuyển ý hợp lý; lồng một số dẫn chứng v,v.

- Kết thúc: Đánh giá về đối tượng tạo cho khách có ấn tượng đọng lại sau bài thuyết minh và biết được rằng bài thuyết minh đã kết thúc; tuyệt đối tránh nói: “hết rồi ạ”.

2. Câu hỏi:

Câu 1:

Anh (chị) hãy thuyết minh khái quát về đền Ngọc Sơn (Hà Nội).



Câu 2:

Anh (chị) hãy thuyết minh về công trình kiến trúc tháp Bút và đài Nghiên trong di tích đền Ngọc Sơn (Hà Nội).



Câu 3:

Anh (chị) hãy thuyết minh cho đoàn khách du lịch về hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).



Câu 4:

Anh (chị) hãy thuyết minh giới thiệu cho du khách về cầu Thê Húc và lầu Đắc Nguyệt tại đền Ngọc Sơn (Hà Nội).



Câu 5:

Anh (chị) hãy thuyết minh tổng quan về Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) khi đoàn khách đi tàu thăm vịnh.



Câu 6:

Anh (chị) hãy thuyết minh khái quát về di tích lịch sử văn hóa Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 7:

Anh (chị) hãy thuyết minh cho đoàn khách về công trình kiến trúc Khuê Văn Các tại khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 8:

Anh (chị) hãy thuyết minh khu vực nhà bia Tiến sĩ tại di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 9:

Anh (chị) hãy thuyết minh về chế độ học tập và thi cử thời phong kiến khi đưa đoàn khách tới thăm quan khu vực tầng 1 của nhà Thái Học tại di tích lịch sử văn hóa Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 10:

Anh (chị) hãy thuyết minh về ải Chi Lăng (Lạng Sơn) khi xe ô tô của đoàn khách di chuyển qua khu vực này.



Câu 11:

Anh (chị) hãy thuyết minh về động Tam Thanh (Lạng Sơn).



Câu 12:

Anh (chị) hãy thuyết minh khái quát về di tích lịch sử văn hóa chùa Trấn Quốc (Hà Nội).

Câu 13:

Anh (chị) hãy thuyết minh tổng quan về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.



Câu 14:

Anh (chị) hãy thuyết minh cho đoàn khách về ngôi nhà Dài của người Ê Đê được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.



Câu 15:

Anh (chị) hãy thuyết minh về lễ Cấp sắc của người Dao đỏ tại gian trưng bày ngữ hệ Mông - Dao trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.



Câu 16:

Anh (chị) hãy thuyết minh về tòa bảo tháp “ Liên Hoa Lục Độ Đài Sen” tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội).



Câu 17:

Anh (chị) hãy thuyết minh về Bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình)



Câu 18:

Anh (chị) hãy thuyết minh về ngôi nhà sàn của người Thái tại Mai Châu trong khoảng thời gian 5 phút.



Câu 19:

Anh (chị) hãy thuyết minh về trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái tại Mai Châu (Hòa Bình).



Câu 20:

Anh (chị) hãy thuyết minh tổng quát về khu di tích đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (Hoa Lư - Ninh Bình).



Câu 21:

Anh (chị) hãy thuyết minh tổng quan về di tích cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).



Câu 22:

Anh (chị) hãy thuyết minh cho đoàn khách về phố Tây Sơn (Hà Nội) khi xe ô tô của đoàn di chuyển qua tuyến phố này.



Câu 23:

Anh (chị) hãy thuyết minh cho đoàn khách về phố Kim Mã (Hà Nội) khi xe ô tô của đoàn di chuyển qua tuyến phố này.



Câu 24:

Anh (chị) hãy thuyết minh giới thiệu những nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà Rông của người dân tộc Bana.


II. Câu hỏi tình huống.

Đây là các tình huống cụ thể thường phát sinh hoặc xảy ra trong quá trình thực hiện hướng dẫn tham quan du lịch được đưa ra trong đề. Các em có thời gian chuẩn bị và đưa ra hướng giải quyết của mình. Điểm của phần này dựa vào tính khả thi và kết quả đạt được:



  1. Giải quyết đem lại hậu quả tai hại hơn là không giải quyết

  2. Không giải quyết được

  3. Giảm nhẹ thiệt hại

  4. Giải quyết triệt để không gây thiệt hại

  5. Kêt quả tốt đẹp hơn là không có tình huống


Câu 1:

Sau khi kết thúc buổi tham quan tại đền Ngọc Sơn, một du khách trong đoàn bị mất ví tiền. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 2:

Khi đón đoàn khách quốc tế tại sân bay Nội Bài, anh (chị) kiểm tra lại số khách thực tế thấy thiếu một người so với danh sách đoàn. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 3:

Trong khi đang hướng dẫn tham quan cho đoàn khách tại bảo tàng Mỹ thuật (Hà Nội), hướng dẫn viên tình cờ phát hiện một du khách trong đoàn đang lấy trộm một hiện vật nhỏ được trưng bày tại đây. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 4:

Khi hướng dẫn viên đang thuyết minh tại một điểm tham quan, có nhiều người bán hàng rong mời chào khách du lịch mua hàng lưu niệm, ảnh hướng tới việc thuyết minh. Là hướng dẫn viên anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 5:

Khi tới sân bay đón đoàn khách, hướng dẫn viên nhận được thông báo chuyến bay của đoàn đến muộn so với kế hoạch là 5 giờ. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 6:

Trên đường ra sân bay đón khách, không may xe ôtô bị hỏng. Theo chương trình, chuyến bay của khách sẽ hạ cánh sau 40 phút nữa và từ chỗ xe hỏng tới sân bay mất khoảng 15 phút. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 7:

Sau khi tham quan thành phố Hồ Chí Minh, có 1 du khách Mỹ trong đoàn đặt câu hỏi với hướng dẫn viên như sau: “Tại sao Việt Nam lại đổi tên thành phố Sài Gòn thành thành phố Hồ Chí Minh?”. Là hướng dẫn viên, anh (chị) trả lời câu hỏi trên như thế nào?



Câu 8:

Trong khi đang thực hiện chương trình tham quan Phố cổ Hà Nội, anh (chị) đưa khách vào thăm quan một ngôi nhà cổ, nhưng người dân trong ngôi nhà đó tỏ thái độ khó chịu, không đồng ý cho khách vào thăm. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 9:

Sau bữa ăn trưa tại một nhà hàng có trong chương trình du lịch. Một số du khách có biểu hiện bị ngộ độc thức ăn, gây nên tình trạng hoang mang cho đoàn khách. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 10:

Trong một buổi tối tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho đoàn khách, có một du khách nữ (nam) mời anh (chị) khiêu vũ cùng cô ấy (anh ấy) nhưng anh (chị) không biết khiêu vũ. Anh (chị) sẽ xử lý tình huống đó như thế nào?



Câu 11:

Sau khi đón đoàn khách tại sân bay Nội Bài, có một du khách trong đoàn thông báo bị mất hành lý. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 12:

Đoàn khách du lịch tới khách sạn sớm hơn so với thời gian làm thủ tục nhận buồng theo quy định của khách sạn là 2 giờ. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 13:

Trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch, hướng dẫn viên tình cờ phát hiện trong đoàn có khách du lịch tiêm chích ma túy. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 14:

Theo chương trình du lịch, đoàn khách ăn tại khách sạn nơi đoàn lưu trú 4 bữa. Điều đó làm cho du khách cảm thấy bị nhàm chán và yêu cầu hướng dẫn viên đặt ăn cho đoàn 1 bữa tại nhà hàng ở ngoài khách sạn. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 15:

Sau buổi tham quan Vịnh Hạ Long, một số du khách muốn xin lại vé tham quan làm kỉ niệm. Là hướng dẫn viên, anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 16:

Trong khi đang thuyết minh tại một điểm tham quan, hướng dẫn viên phát hiện nhóm khách du lịch đứng phía sau đoàn rất mất trật tự, thậm chí họ còn cười đùa gây ảnh hưởng tới các thành viên khác trong đoàn. Là hướng dẫn viên, anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 17:

Trong chương trình du lịch Hải Phòng của đoàn khách có tham quan chùa Dư Hàng. Tuy nhiên, đại đa số thành viên trong đoàn đề nghị hướng dẫn viên hủy bỏ điểm tham quan trên và đi thẳng đến Đồ Sơn để có nhiều thời gian tắm biển và vui chơi tại đây. Là hướng dẫn viên, anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 18:

Lái xe của đoàn thường xuyên đến muộn so với giờ hẹn của hướng dẫn viên, khiến cho đoàn khách không hài lòng về chất lượng phục vụ. Là hướng dẫn viên, anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?



Câu 19:

Trong quá trình thuyết minh tại điểm tham quan, có một số khách du lịch luôn cắt ngang lời thuyết minh của hướng dẫn viên và đặt ra nhiều câu hỏi với mục đích trêu chọc hướng dẫn viên. Trong trường hợp này, hướng dẫn viên nên ứng xử như thế nào?



Câu 20:

Trong quá trình tham quan, có 1 du khách trong đoàn gặp tai nạn và bị tử vong. Là hướng dẫn viên, anh (chị) xử lý tình huống trên như thế nào?


III. Phần kiến thức bổ sung trong câu hỏi bổ sung.

Đây là phần giám khảo sẽ hỏi thêm các em để tăng điểm. Đây là những câu hỏi kiến thức chuyên sâu có liên quan tới các điểm mà các em đã thực hành tại học kỳ này. Ngoài ra có thể là các câu hỏi nội dung nằm trong bài thuyết minh. Mỗi thí sinh được hỏi 2 câu (mỗi câu trả lời đúng tối đa 1 điểm)



Câu 1:

Anh (chị) hãy cho biết ai là người đã cho xây dựng trấn Ba Đình và ý nghĩa của trấn Ba Đình là gì?



Câu 2:

Anh (chị) hãy cho biết nội dung của bài Minh được khắc phía dưới Đài Nghiên trong di tích đền Ngọc Sơn (Hà Nội).



Câu 3:

Anh (chị) hãy giới thiệu về thân thế của Nguyễn Văn Siêu người đã cho xây dựng đền Ngọc Sơn (Hà Nội).



Câu 4:

Anh (chị) hãy kể tên những đối tượng tham quan nổi tiếng nằm xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).



Câu 5:

Anh (chị) hãy giới thiệu 3 thông tin nổi bật nhất về bãi tắm Titop nổi tiếng của Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).



Câu 6:

Anh (chị) hãy giới thiệu một số thông tin về di sản văn hóa phi vật thể thế giới của Bắc Ninh được UNESCO công nhận năm 2010.



Câu 7:

Anh (chị) hãy cho biết tỉnh Lạng Sơn có vị trí địa lý giáp với những tỉnh nào?



Câu 8:

Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa về mặt phong thủy của hồ Văn đối với tổng thể công trình Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 9:

Anh (chị) hãy cho biết chức năng của Văn Miếu và Quốc Tử Giám (Hà Nội) khi mới được xây dựng.



Câu 10:

Anh( chị) hãy cho biết tại sao ngôi sao Khuê được dùng để đặt tên cho gác Khuê Văn (Văn miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội)?

Câu 11:

Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa phong thủy giữa hai công trình kiến trúc Khuê Văn Các và giếng Thiên Quang của khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Câu 12:

Anh (chị) hãy cho biết khoa thi đầu tiên và khoa thi cuối cùng được dựng bia trong khu nhà bia Tiến sỹ tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 13:

Anh (chị) hãy cho biết câu nói “ .....Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.....” được khắc trên tấm bia của khoa thi năm 1442 là của ai?



Câu 14:

Anh (chị) hãy cho biết ba thông tin cơ bản về thầy giáo Chu Văn An - người được đặt tượng thờ tại khu nhà Thái Học của khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 15:

Anh (chị) cho biết nội dung bài minh được khắc trên chiếc chuông đặt tại khu vực nhà Thái Học của khu di tích Văn miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 16:

Anh (chị) cho biết ai là người đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho biết xuất xứ tên gọi Động Nhị Thanh (Lạng Sơn).



Câu 17:

Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa của tên gọi Ngõ Thề và Quỷ Môn Quan tại di tích Ải Chi Lăng (Lạng Sơn).



Câu 18:

Anh(chị) hãy kể tên các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia của tỉnh Lạng Sơn.



Câu 19:

Anh (chị) hãy giới thiệu về xuất xứ của cây bồ đề được trồng ở chùa Trấn Quốc (Hà Nội).



Câu 20:

Anh (chị) hãy giới thiệu 03 thông tin nổi bật về tòa tháp cao nhất tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội).



Câu 21:

Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa và chức năng của đôi bầu vú được chạm khắc trên chiếc cầu thang Cái của ngôi nhà Dài của dân tộc Ê Đê.



Câu 22:

Anh (chị) hãy liệt kê những công trình kiến trúc phục dựng đang được trưng bày tại khu vực ngoài trời tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam năm 2012.



Câu 23:

Anh (chị) hãy cho biết tộc người Ê đê thuộc nhóm ngữ hệ nào và cư trú chủ yếu ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam?



Câu 24:

Anh (chị) hãy giới thiệu đôi nét về chế độ hôn nhân truyền thống của người Ê Đê.



Câu 25:

Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của lễ cấp sắc của người Dao là gì?



Câu 26:

Anh (chị) hãy cho biết người Dao Đỏ thuộc nhóm ngữ hệ nào, cư trú chủ yếu ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam?



Câu 27:

Anh (chị) hãy kể tên 4 bản làng kinh doanh du lịch ở Mai Châu (Hòa Bình).



Câu 28:

Anh (chị) hãy cho biết 4 chức năng cơ bản của nhà máy thủy điện Hòa Bình.



Câu 29:

Anh (chị) hãy kể tên 1 lễ hội nổi tiếng của người Thái và 1 lễ hội nổi tiếng người Mông tại Mai Châu (Hòa Bình) và nêu ý nghĩa của các lễ hội đó.



Câu 30:

Anh (chị) hãy cho biết chức năng của nhà Rông của đồng bào các dân tộc Tây nguyên?



Câu 31:

Anh (chị) hãy phân biệt trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái đen và Thái Trắng.



Câu 32:

Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của Long Sàng bằng đá được đặt trước đền thờ vua Đinh (Hoa Lư - Ninh Bình).



Câu 33:

Anh (chị) hãy kể tên những điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Ninh Bình.



Câu 34:

Anh (chị) hãy kể tên và mốc thời gian các triều đại đã từng định đô tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).



Câu 35:

Anh (chị) hãy cho biết những khó khăn thường gặp khi hướng dẫn tham quan trên ô tô.



Câu 36:

Anh (chị) hãy kể tên 4 di tích được coi là Thăng Long tứ trấn.



Câu 37:

Anh (chị) hãy cho biết Hoàng thành Thăng Long được UNESO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày tháng năm nào?



Câu 38:

Anh (chị) hãy kể tên 4 nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam được khắc tên trên bia tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).



Câu 39:

Anh (chị) hãy cho biết, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được công nhận di sản thế giới mấy lần? Dựa trên những tiêu chí nào và vào năm nào?



Câu 40:

Anh (chị) hãy cho biết 82 tấm bia Tiến sỹ trong di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được UNESCO công nhận là loại di sản gì và vào thời gian nào?


IV. Tiêu chí tính điểm:

  1. Phần thuyết minh:

  1. Nội dung:

  • Phong phú đầy đủ: nội dung chứa đầy đủ các thông tin mà hướng dẫn viên cần cung cấp cho khách về đối tượng tham quan đó.

  • Chất lượng thông tin dựa vào 2 yếu tố

+ Bố cục thông tin mang tính logíc, dễ hiểu, và hấp dẫn

+ Tính chính xác của thông tin



  1. Tư thế, tác phong thuyết minh dựa vào các yếu tố sau:

  • Tư thế: dáng đứng trong khi thuyết minh, vị trí tay và các bộ phận trên cơ thể hướng dẫn viên cử động trong quá trình thuyết minh.

  • Tác phong thuyết minh : Giọng nói, ngữ điệu, phát âm, ánh mắt, nét mặt, thái độ tự nhiên, tự tin tạo ra sự thu hút, hấp dẫn trong khi thuyết minh.

  1. Giải quyết tình huống :

  1. Tính hợp lý : được thể hiện qua sự khả thi, đúng nguyên tắc và ít hậu quả xấu sau khi giải quyết.

  2. Phong cách và phản ứng: tương tự như phong cách trả lời.

  1. Hình thức và trang phục: Mặc đồng phục, sạch sẽ, không nhàu, khuy áo cài cẩn thận, ngay ngắn, nam giới cho áo vào trong quần. Đầu tóc chải gọn gàng. Các đồ trang sức đơn giản, không kỳ dị. Không sử dụng nước hoa quá nhiều.

  2. Câu hỏi phụ:

  1. Chất lượng thông tin: Tính chính xác của câu trả lời

  2. Phong cách trả lời: Thái độ chăm chú lắng nghe khi được hỏi, cảm ơn, trả lời từ tốn, kịp thời, tự tin không ấp úng.

Trong thời gian hỏi thi, giám khảo sẽ không tỏ thái độ hoặc phán xét về phần trình bày và trả lời của thí sinh. Giám khảo chỉ yêu cầu, nêu câu hỏi và chấm điểm. Do vậy, thí sinh sẽ không biết kết quả, chất lượng thi của mình từ giám khảo trong thời gian thi.

* Để thi tốt các em nên chú ý những điều sau:



  • Không nên làm bài thuyết minh quá dài: Điều này làm các em khó nhớ và dễ dẫn tới nhầm lẫn. Tham thông tin gây cho chính bản thân quá chú trọng vào thông tin mà quên đi các yếu tố khác.

  • Không nên câu nệ đưa ra các con số số liệu thật chính xác trừ khi bị hỏi tránh nói nhầm và vì phải cố nhớ mà mất phong cách thuyết minh

  • Nên chuẩn bị đề cương dàn của các câu thuyết minh. Tập nói trước gương mỗi ngày khoảng 30 phút

  • Khi thi hãy coi giám khảo là những người đang được các em tâm sự và học hỏi. Các em hãy cảm giác như họ đang cần các em truyền đạt.

  • Luôn tỏ ra chững chạc, tay nên cử động và nên di chuyển một chút trong lúc trình bày để tạo phong cách tự nhiên.

  • Cần điềm tĩnh khi nghe các câu hỏi phụ, lắng nghe thật kỹ, cảm ơn giám khảo.

  • Câu hỏi tình huống, tuyệt đối tuân thủ các qui tắc đã học để giải quyết. Sau khi có phương án giải quyết rồi nên cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra nếu theo cách giải quyết đó.

  • Mặc đồng phục.

3. CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN



3.1. Chính trị (giống phần 1.1)
3.2. Quản trị tác nghiệp chế biến món ăn

Câu 1:

Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của sản phẩm món ăn.



Câu 2:

Anh (chị) hãy trình bày các đặc điểm của nhà hàng độc lập.



Câu 3:

Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của loại hình kinh doanh chế biến và phục vụ ăn uống di động.



Câu 4:

Anh (chị) hãy trình bày khái niệm thị trường kinh doanh, chế biến món ăn. Nêu đặc điểm của nhu cầu về món ăn.



Câu 5:

Anh (chị) hãy trình bày chức năng, nhiệm vụ của bếp trưởng.



Câu 6:

Anh (chị) hãy trình chức năng, nhiệm vụ của thợ nấu chính .



Câu 7:

Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm của chi phí nguyên liệu thực phẩm và chi phí năng lượng chế biến.



Câu 8:

Theo Anh (chị), kế hoạch là gì? Kế hoạch có thể được phân loại như thế nào?



Câu 9:

Anh (chị) hãy trình bày nội dung công tác kế hoạch trong các cơ sở kinh doanh chế biến các sản phẩm ăn uống.



Câu 10:

Anh (chị) hãy trình bày mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí kinh doanh ăn uống.



Câu 11:

Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc, yêu cầu của bố trí mặt bằng sản xuất chế biến món ăn.



Câu 12:

Các nguyên tắc cơ bản của hệ thống HACCP?



Câu 13:

Lượng nguyên liệu thực phẩm cần dự trữ là gì? Anh (chị) hãy trình bày cách tính lượng nguyên liệu thực phẩm cần dự trữ.



Câu 14:

Anh (chị) hãy nêu các căn cứ và trình bày cách tính lượng nguyên liệu thực phẩm cần mua.



Câu 15:

Anh (chị) hãy trình bày các nhiệm vụ và nội dung của công tác tổ chức, quản lý kho trong bộ phận chế biến món ăn.



Câu 16:

Anh (chị) hãy trình bày những yêu cầu chung đối với các khu vực sản xuất chế biến món ăn.



Câu 17:

Anh (chị) hãy trình bày những yêu cầu cụ thể đối với khu vực sơ chế cắt thái.



Câu 18:

Anh (chị) hãy trình bày những yêu cầu cụ thể đối với khu vực chế biến.



Câu 19:

Anh (chị) hãy cho biết vai trò của quản trị nhân sự bộ phận chế biến món ăn.



Câu 20:

Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc quản trị nhân sự bộ phận chế biến món ăn.



Câu 21:

Anh (chị) hãy phân tích các yếu tố tác động đến kế hoạch chế biến và kinh doanh các sản phẩm ăn uống.



Câu 22:

Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau về quản trị khu vực sơ chế cắt thái với khu vực chế biến.



Câu 23:

Anh (chị) hãy so sánh sự khác nhau về quản trị khu vực chia, xuất thức ăn với khu vực chế biến.



Câu 24:

Anh (chị) hãy phân tích những yếu tố gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị điện trong khu vực chế biến.



Câu 25:

Anh (chị) hãy phân tích những yếu tố gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị gas trong khu vực chế biến.



Câu 26:

Anh (chị) hãy phân tích những yếu tố gây mất an toàn khi sử dụng dụng cụ sắc nhọn trong hoạt động sơ chế, cắt thái trong khu vực chế biến.



Câu 27:

Anh (chị) hãy nêu mục tiêu, yêu cầu bố trí sản xuất chế biến món ăn; nhà bếp có thể bố trí mặt bằng chế biến thành những khu vực nào?



Câu 28:

Chất lượng là gì? Anh (chị) hãy trình bày các tính chất đặc trưng của chất lượng sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ăn uống.



Câu 29:

Anh (chị) hãy nêu các biện pháp kiểm soát chủ yếu của hệ thống quản lý chất lượng HACCP; liên hệ thực tế hiện nay tại các cơ sở kinh doanh ăn uống.



Câu 30:

Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức cấp phát nguyên liệu; liên hệ thực tế hiện nay tại các cơ sở kinh doanh ăn uống.



Câu 31:

Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp cần thiết khi sử dụng các dụng cụ chứa đựng và dao thớt để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.



Câu 32:

Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lao động khi sử dụng lò nướng điện và các thiết bị cơ.



Câu 33:

Anh (chị) hãy cho biết cách sắp đặt và sử dụng tủ lạnh như thế nào để có hiệu quả nhất?



Câu 34:

Anh (chị) hãy trình bày xu hướng chọn vị trí kinh doanh ăn uống trên thế giới và Việt Nam hiện nay.



Câu 35:

Anh (chị) hãy cho biết chất lượng món ăn là gì? Chất lượng món ăn trong thực tế bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào ?



Câu 36:

Anh (chị) hãy trình bày yêu cầu và cách kiểm tra chất lượng sản phẩm ăn uống bằng phương pháp cảm quan. Liên hệ thực tế hiện nay tại các cơ sở kinh doanh ăn uống.



Câu 37:

Anh (chị) hãy cho biết cách lắp đặt hệ thống bếp gas và sử dụng bếp gas như thế nào để có hiệu quả và an toàn trong khu vực chế biến món ăn?



Câu 38:

Anh (chị) hãy trình bày và phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai hình thức thu mua nguyên liệu thực phẩm phục vụ cho chế biến món ăn.



Câu 39:

Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ và yêu cầu của công tác tiếp nhận nguyên liệu thực phẩm. Liên hệ thực tế.



Câu 40:

Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ của tổ chức và quản lý kho. Liên hệ thực tế.


3.3. Thực hành nghiệp vụ chế biến món ăn

STT

TÊN MÓN ĂN

GHI CHÚ

1.

Nộm thập cẩm




2.

Xúp gà ngô hạt




3.

Cá xốt chua ngọt




4.

Nộm hoa chuối




5.

Cá xốt ngũ liễu




6.

Dùng gà cua bể




7.

Nem hải sản




8.

Bò bóp thấu




9.

Tôm bao mía




10.

Nem rán dưa góp




11.

Cá bọc giấy bạc nướng




12.

Tôm viên tuyết hoa




13.

Nem cuốn




14.

Nộm xoài tôm thịt




15.

Bê tái chanh




16.

Bò xốt tiêu đen




17.

Gà gói giấy




18.

Lươn om riềng mẻ




19.

Cá kho tộ




20.

Mực nhồi trứng muối




21.

Chim câu quay




22.

Gà tần sen nấm




23.

Thỏ rang muối




24.

Cánh gà rang muối




25.

Gà quay




26.

Ốc hấp lá gừng




27.

Mực rán giòn




28.

Ếch xốt chua ngọt




29.

Cơm rang thập cẩm




30.

Lẩu hải sản




31.

Mỳ xào giòn




32.

Vịt nấu cam




33.

Cua rang me




34.

Xúp hải sản chua cay




35.

Tôm tẩm bột




36.

Cá cuộn rán




37.

Tôm rán vừng dừa




38.

Ốc nấu đậu phụ chuối xanh




39.

Lươn bọc mỡ chài nướng




40.

Cơm cuốn thập cẩm




41.

Nộm miến Hàn quốc




42.

Cơm rang Indonesia




43.

Salad pommes de tere




44.

Goulache de boeuf




45.

Poulet à la marengo




46.

Potage parmentier




47.

Crème de voilaile




48.

Salade à la russe




49.

Filet de lotte à la vapeur




50.

Poisson meunier




51.

Escalopes de porc panne




52.

Hambuger




53.

Spaghetty bolognaise sautée




54.

Crevettes grillées avec la sauce Hollandaise




55.

Filet de poulet farci de fromage




56.

Salade grecque




57.

Boeuf grille’ aux poivre vert




58.

Filetd’ agneau en crepinette




59.

Cocktail crevettes




60.

Porc mignon




61.

Ham and cheese sandwiches




62.

Salade de legume’




63.

Canard a l’ orange



4. CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP



4.1. Chính trị (giống phần 1.1)
4.2. Kế toán tài chính

CHƯƠNG 1


KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN, ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
I. LÝ THUYẾT:

- Khái niệm, nhiệm vụ kế toán tài sản bằng tiền

- Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng, tạm ứng, ký cược ký quỹ ngắn hạn

- Công dụng, nội dung, kết cấu tài khoản: 111, 112, 131, 138.


II. BÀI TẬP:
1. Kế toán tiền mặt

a. Kế toán tình hình biến động tiền Việt Nam

- Với các nghiệp vụ tăng tiền mặt:

+ Tăng do thu tiền bán hàng nhập quỹ

+ Tăng do thu tiền từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác nhập quỹ

+ Tăng do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ

+ Tăng do thu từ người mua (kể cả tiền đặt trước)

+ Thu tiền tạm ứng thừa.

+ Các khoản phải thu đã thu được.

+ Thu hồi các khoản ký cư­ợc, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn.

+ Các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản nhận ký quỹ, ký cư­ợc ngắn hạn...

+ Thu hồi từ đầu tư tài chính.

+ Số thiếu chư­a rõ nguyên nhân.

- Với các nghiệp vụ giảm:

+ Mua vật tư­ hàng hoá.

+ Chi phí XDCB, mua sắm TSCĐ.

+ Chi tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng

+ Đặt trước hoặc trả nợ cho nhà cung cấp

+ Xuất ký cư­ợc, ký quỹ ngắn hạn

+ Các khoản cho vay cho mư­ợn tạm thời các khoản tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.

+ Tạm ứng cho công nhân viên

+ Thanh toán tiền nợ, vay đến hạn

+ Nộp thuế và các khoản khác.

+ Thanh toán cho người lao động.

b. Kế toán tình hình biến động ngoại tệ

+ Các nghiệp vụ phát sinh tăng ngoại tệ:



  • Tăng do thu hồi nợ có gốc ngoại tệ

  • Doanh nghiệp bán hàng cung cấp lao vụ, dịch vụ

  • Thu tiền đặt trước của người mua
2. Kế toán tiền gửi ngân hàng: tương tự như các nghiệp vụ về tiền mặt

3. Kế toán các nghiệp vụ đầu tư tài chính ngắn hạn


- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn

- Nếu doanh nghiệp đầu tư các loại trái phiếu hưởng lãi trước

- Định kỳ thu lãi chứng khoán có kỳ hạn đầu tư

+ Nếu nhận ngay trong kỳ

+ Nếu doanh nghiệp nhận lãi sau

- Khi chuyển nhượng chứng khoán trong hạn có thể phát sinh lãi hoặc lỗ do bán chuyển nhượng


4. Kế toán các khoản phải thu

4.1. Kế toán phải thu của khách hàng

- Khi bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, người mua đã chấp nhận mua nhưng chưa thu tiền

- Nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng theo hợp đồng, kế toán ghi:


4.2. Kế toán phải thu khác

- Vật tư, hàng hóa và tiền mặt tồn quỹ... phát hiện bị mất mát, thiếu hụt khi kiểm kê chưa rõ nguyên nhân phải chờ cấp trên có thẩm quyền xử lý

- Khi phát hiện vật tư, hàng hóa bị thiếu trong quá trình mua hàng chưa rõ nguyên nhân phải chờ cấp trên có thẩm quyền xử lý

- Trường hợp tài sản cố định hữu hình phát hiện thiếu, mất mát chưa rõ nguyên nhân phải chờ cấp trên có thẩm quyền xử lý

- Khi có quyết định xử lý tài sản thiếu:

+ Phần cá nhân, tổ chức phải bồi thường.

+ Tính vào giá vốn.

- Các khoản phải thu về tiền phạt, tiền bồi thường trong kỳ nhưng chưa thu được

- Khi thu hồi các khoản phải thu khác


4.3. Kế toán các khoản tạm ứng

- Khi tạm ứng cho công nhân viên chức

- Khi thanh toán tạm ứng:

+ Chi mua vật tư, hàng hoá.

+ Chi mua TSCĐ.

+ Chi khác.

- Số chi tiêu về khoản tạm ứng còn thừa phải nhập quỹ hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng

- Trường hợp số chi tiêu thực tế lớn hơn số tạm ứng , người nhận tạm ứng sẽ được thanh toán bổ sung

CHƯƠNG 2


Каталог: userfiles
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
userfiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
userfiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
userfiles -> BỘ XÂy dựNG
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
userfiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
userfiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
userfiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
userfiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin

tải về 410.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương