Trên thị trường thế giới



tải về 1.65 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.65 Mb.
#1627
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng theo đó sẽ áp đặt các quy định mới nghiêm ngặt hơn đối với mặt hàng cá da trơn (catfish).


Quy định mới này được các chuyên gia nhìn nhận không chỉ gây khó khăn cho các mặt hàng cá basa hay cá da trơn của các nước, trong đó có Việt Nam, nhập khẩu vào Mỹ mà còn tác động tới cả các nhà sản xuất mặt hàng thủy sản này của Mỹ.

Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Mỹ dẫn phát biểu của ông John Sackton, chuyên gia phân tích trong ngành công nghiệp thủy sản, cho biết, với các quy định sắp áp đặt, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên hơn, thậm chí hàng ngày, trực tiếp tại các nhà máy chế biến thịt và hải sản, so với các cuộc giám sát, kiểm tra ngẫu nhiên mà hiện nay do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) tiến hành.

Quy định này khi được áp đặt, trước hết các nhà sản xuất cá da trơn ở Mỹ có thể cũng sẽ gặp khó khăn vì phải chi thêm hàng triệu USD để tuân thủ những quy định mới. Ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ chủ yếu tập trung ở các bang miền nam như Alabama, Arkansas, Mississippi và Texas.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong vài năm qua, vì nhiều lý do, diện tích nuôi trồng cá da trơn của Mỹ đã bị thu hẹp, từ khoảng 65.000 ha năm 2008 xuống chỉ còn một nửa, khoảng 23.000 ha.

Các nhà sản xuất Mỹ nói rằng họ phải giảm diện tích nuôi trồng vì giá ngô, nguồn thực phẩm chính để nuôi cá, trong vài năm qua tăng giá khá cao. Năm 2008, để bảo vệ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, Mỹ đã áp đặt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, áp thuế “bán phá giá” đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu từ một số nước, trong đó có cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Một số nhà lập pháp Mỹ, trong đó có Thượng nghị sỹ John McCain và Thượng nghị sỹ Jeanne Shaheen, từng mô tả kế hoạch chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ FDA sang Bộ Nông nghiệp Mỹ là “lãng phí và chỉ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất cá da trơn nội địa”.

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)



MỸ GIẢM MẠNH THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VỚI TÔM VIỆT NAM

Ngày 25/3, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ra thông báo rằng: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm NK từ Ấn Độ và Việt Nam vào Mỹ giai đoạn từ 1/2/2013 tới 31/1/2014. Theo đó, mức thuế đối với tôm Việt Nam giảm so với lần xem xét trước (POR8) trong khi thuế đối với tôm Ấn Độ lại tăng cao.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có mức thuế 1,5%, Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sao Ta (FIMEX VN) là 0% và Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước là 1,06%.

Mức thuế cho các công ty khác tham gia trong kỳ xem xét lần này là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% kỳ POR8.

Trong khi đó, đối với Ấn Độ, mức thuế CBPG cho Devi Fisheries là 3,28%, Falcon Marine là 2,63% và mức chung cho toàn quốc là 2,96%, áp dụng cho khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Ấn Độ.

Mức thuế được điều chỉnh trong POR9 lần này đối với Devi và mức toàn quốc cao hơn so với kỳ POR8 trước đó với mức tương ứng 1,97% và 2,49%.

Falcon Marine là công ty duy nhất của Ấn Độ có mức thuế giảm xuống so với mức 3,01% trong kỳ POR8.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ. Mức thuế sẽ được áp dụng chính thức sau khi công bố kết quả cuối cùng.

(Nguồn: VASEP)



ĐÁNH GIÁ RỦI RO THỦY SẢN SỐNG NHẬP KHẨU LÀM THỰC PHẨM

Thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm phải được đánh giá rủi ro về khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại và khả năng cạnh tranh thức ăn đối với các loài thủy sản bản địa; nguy cơ phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Đây là nội dung tại Thông tư 11/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy định đánh giá rủi ro đối với thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm.

Thông tư quy định về đánh giá rủi ro và quản lý đối với thủy sản sống nhập khẩu vào Việt Nam làm thực phẩm bao gồm các loài thủy sản chưa có tên trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm; Danh mục loài ngoại lai xâm hại; Danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Nội dung đánh giá rủi ro gồm: Khả năng tồn tại trong môi trường, vùng sinh thái tại Việt Nam; khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại và khả năng cạnh tranh thức ăn đối với các loài thủy sản bản địa; khả năng lai tạp của thủy sản nhập khẩu với các loài thủy sản bản địa; nguy cơ phát tán mầm bệnh cho thủy sản bản địa, con người.

Thông tư cũng nêu rõ, có 2 phương pháp đánh giá rủi ro. Thứ nhất, đánh giá theo phương pháp chuyên gia, là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia. Qua đó, đưa ra những kết luận khách quan về đối tượng thủy sản sống nhập khẩu làm thực phẩm.

Phương pháp thứ hai là đánh giá dựa vào hồ sơ do tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá rủi ro cung cấp về đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tập tính sống, tính ăn và bệnh thường gặp trên đối tượng được đánh giá so với các tài liệu về đặc điểm sinh học của đối tượng đánh giá rủi ro đã được công bố rộng rãi.

Thông tư cũng quy định rõ về quản lý thủy sản sống được cấp phép nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Theo đó, các hoạt động nhập khẩu, kinh doanh thủy sản sống dùng làm thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục rủi ro trong Kế hoạch giám sát hàng nhập khẩu được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.

Trường hợp xảy ra rủi ro trong các hoạt động nhập khẩu, kinh doanh thủy sản sống, dẫn tới loài thủy sản của lô hàng nhập khẩu có khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại thì cơ sở nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ lô hàng phải kịp thời báo cáo cho cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương và Tổng cục Thủy sản để có biện pháp xử lý.

Thông  tư có hiệu lực thi hành từ 11/5/2015.

(Nguồn: baodientu.chinhphu.vn)

BẢNG GIÁ NÔNG SẢN TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, THẾ GIỚI



CÀ PHÊ

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

16/03

17/03

18/03

19/03

20/03

23/03

24/03

25/03__Trong_nước'>25/03

Trong nước

Cà phê nhân xô vối

Đắc lắc- TP Buôn Mê Thuột

đ/kg

36000

37000

37200

38400

38300

 

38800

38400

Cà phê nhân xô vối

Đà Lạt - Lâm Đồng

đ/kg

35500

 

37000

38000

38000

38000

 

38000

Thế giới

Cà phê Robusta (3/15)

London -Anh

USD /tấn

1751

1686

1739

1815

1820

1838

1818

1816



CAO SU

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

16/03

17/03

18/03

19/03

20/03

23/03

24/03

25/03

Thế giới

cao su RSS3 (4/15)

TOCOM- Nhật Bản

Yên/kg

216.5

218.5

218.5

216.6

216.1

214.4

215.1

213

RSS3 C1 BKK (Giao ngay)

Bangkok - Thái Lan

TLB /kg

59.55

59.8

59.8

59.8

59.3

59.3

59.3

59.1

SIR20 BELAWAN NN (3/15)

Indonesia

Uscent /kg

164.5

165

164.5

164.5

164

163.5

 

165



PHÂN BÓN

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

16/03

17/03

18/03

19/03

20/03

23/03

24/03

25/03

Trong nước

Phân Đầu trâu L1

Hưng Yên- Yên Mỹ- Trung Hưng

đ/kg

12500

 

12500

 

12500

12500

 

12500

NPK cò pháp (20-20-15)

Lâm Đồng - Đà Lạt

đ/kg

15000

15000

15000

15000

15000

15000

15000

15000

NPK 20-20-15

Vĩnh Long- Bình Minh

đ/bao 50kg

640000

 

630000

 

630000

630000

 

630000

Thế giới

Urea Yuzhny (Giao ngay)

Nga

USD /tấn

 

 

 

272.5

267.5

 

 

 



CHĂN NUÔI

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

16/03

17/03

18/03

19/03

20/03

23/03

24/03

25/03

Trong nước

Gà trống ta hơi

Hà Nội - Thường Tín - Chợ Hà Vĩ

đ/kg

120000

120000

120000

125000

130000

130000

130000

130000

Gà Công nghiệp hơi

Hà Nội - Thường Tín - Chợ Hà Vĩ

đ/kg

40000

40000

40000

40000

40000

40000

40000

40000

Gà trống ta hơi

An Giang-Thoại Sơn

đ/kg

90000

90000

90000

90000

90000

90000

90000

90000

Lợn hơi

Vĩnh Long-Chợ Vũng Liêm

đ/kg

46000

 

46000

 

46000

46000

 

46000

Lợn hơi

An Giang-Thoại Sơn

đ/kg

48000

48000

48000

47000

47000

50000

50000

50000

Thế giới

Lợn hơi (4/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /lb

62.2

61.775

60.7

58.125

58.45

59.25

58.6

59.825



THỨC ĂN CHĂN NUÔI

MẶT HÀNG

THỊ TRƯỜNG

ĐƠN VỊ

NGÀY

16/03

17/03

18/03

19/03

20/03

23/03

24/03

25/03

Trong nước

Cám viên heo từ 40 - 70 kg mã số 1041H

Hưng Yên-Yên Mỹ

đ/kg

10500

 

10500

 

10500

10300

 

10300

Cám đậm đặc loại từ 10 kg - Xuất chuồng mã số 9020HS

Hưng Yên-Yên Mỹ

đ/kg

15000

 

15000

 

15000

15000

 

15000

Thế giới

Ngô (5/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /Bushel

379

371

374.75

373.5

385

390.25

393.25

395

Đậu tương (5/15)

Chicago - Mỹ

Uscent /Bushel

969.25

954.5

965

961.75

973.75

983.5

981.75

978.75


tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương