Trên thị trường thế giới


TPP và tác động đối với xuất khẩu (XK) cá ngừ Việt Nam



tải về 1.65 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.65 Mb.
#1627
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

TPP và tác động đối với xuất khẩu (XK) cá ngừ Việt Nam

Thực trạng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam

Năm 2014, XK cá ngừ của Việt Nam tiếp tục giảm hơn 8% so với năm 2013, đạt hơn 484 triệu USD. Các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam được xuất sang 99 thị trường, thu hẹp hơn so với năm 2013. XK sang 2 thị trường chủ lực chiếm 41% tổng cá ngừ XK của Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản đều giảm mạnh trong năm 2014.


Năm 2014, XK cá ngừ vẫn giảm do những khó khăn thị trường ngày càng tăng. DN chế biến và XK làm ăn khó khăn dẫn đến thiếu vốn. Các thị trường NK ngày càng khắt khe hơn đối với nguồn gốc của các sản phẩm. Cạnh tranh tại các thị trường ngày càng tăng. Trong khi các nước đối thủ như Ecuador và Philippines đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đàm phán thương mại với thị trường lớn như EU, thì tiến trình đàm phán của Việt Nam vẫn còn tiếp tục.

Tháng 1/2015, XK cá ngừ Việt Nam đạt 33,2 triệu USD, giảm 21,8% trong đó XK cá ngừ sang Mỹ và Nhật Bản tiếp tục giảm mạnh hơn và tỷ trọng XK cá ngừ sang 2 thị trường này giảm xuống còn 29%. Trong tháng 1/2015, XK cá ngừ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,5 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ 2014 và chiếm 4,5% tổng XK cá ngừ Việt Nam trong khi XK sang Mỹ đạt 8,2 triệu USD, giảm 53,3% và chiếm 24,7%.



T
rong bối cảnh XK khó khăn, các thỏa thuận đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do với các nước như Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi như một tín hiệu đáng mừng đối với các DNXK cá ngừ của Việt Nam. Lý do chủ yếu là vì trong TPP có Hoa Kỳ và Nhật Bản – các thị trường NK quan trọng của cá ngừ Việt Nam.



Cơ hội

Hiện đang có 12 nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Nếu TPP được đàm phán thành công, thuế XK sang Nhật Bản sẽ giảm. Hiện nay, thuế NK đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4-7,2% trong khi đó Thái Lan và Philippines XK sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản có mức thuế 0%. Sự mất lợi thế này sẽ kéo theo các DNXK cá ngừ Việt Nam khó có lãi, giá thu mua nguyên liệu của ngư dân không thể cao hơn.

TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các DNXK cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0%, mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, nơi có trên 1.800 tàu câu cá ngừ đại dương.

TPP có hiệu lực còn tháo gỡ một nút thắt khác đó là thuế suất NK nguyên liệu để chế biến. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 10.000 tấn cá ngừ đại dương được NK. Thuế suất NK giảm bằng 0% là một lợi thế đối với các DN.

Đối với thị trường Mỹ, khi tham gia TPP, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường này, cũng như thị trường của các nước thành viên khác.



Phần lớn các dòng thuế quan hiện đang áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản NK đã tương đối thấp (thuế quan trung bình là 0,3% đối với các loại thủy sản sống; 4,7% đối với thủy sản chế biến), tuy vậy TPP sẽ giúp giảm thuế xuống mức 0% cũng sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ Việt Nam trên thị trường này.



Thách thức

Bên cạnh nhiều cơ hội, TPP cũng tạo không ít thách thức cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. DNXK cá ngừ của Việt Nam sẽ phải vất vả hơn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm SPS, các hàng rào kỹ thuật TBT (yêu cầu về bao bì đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển….) hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp…).

Tham gia TPP, DNXK được hưởng lợi thế với thuế suất 0% tuy nhiên, khi các rào cản thuế quan được loại bỏ nhờ TPP, rất có khả năng các biện pháp bảo hộ trá hình sẽ xuất hiện nhiều hơn với mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước.

Do vậy, các DNXK cá ngừ cần có sự hội nhập, sự chuẩn bị sâu hơn nữa trong sản xuất, chất lượng (bao bì, vệ sinh an toàn thực phẩm), sản lượng ổn định để có thể tận dụng ưu thế sau khi đàm phán TPP thành công. DNXK cá ngừ cần phải chuẩn bị năng lực cạnh tranh để đáp ứng được các yêu cầu XK, thực thi nghiêm túc các cam kết khi đàm phán thành công Hiệp định nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ.



Hồ Như Nguyệt

Tài liệu tham khảo:

- Thông tấn xã Việt Nam

- VASEP

- Báo Nông thôn Ngày nay



- tintucnongnghiep.com, vinanet.com.vn



THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VIỆC THU MUA TẠM TRỮ LÚA, GẠO

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014-2015.

Theo kế hoạch, từ ngày 29/3 đến 9/4, đoàn thanh tra liên ngành sẽ lần lượt kiểm tra, giám sát việc mua tạm trữ lúa, gạo của các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp.

Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào việc thực hiện mua tạm trữ của các doanh nghiệp cũng như làm rõ hiệu quả từ chính sách mua tạm trữ lúa, gạo; kiểm tra việc thực hiện vai trò giám sát, chỉ đạo của ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt cấp huyện, xã trong việc thu mua tạm trữ lúa, gạo.

(Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam)

PHÂN GIAO HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU MUỐI NĂM 2015 CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

Bộ Công Thương vừa phân giao hạn ngạch nhập khẩu muối năm 2015 cho một số doanh nghiệp.

Theo đó Công ty TNHH Rohto – Mentholatum được nhập khẩu 2.200 kg muối tinh khiết (HS 2501) để phục vụ sản xuất thuốc, Công ty TNHH B.Braun được nhập khẩu 1.400 tấn muối tinh khiết (HS 2501) để phục vụ sản xuất dịch truyền, Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar được nhập khẩu 100 tấn muối tinh khiết (HS 2501) để sản xuất dịch tiêm truyền, Công ty Otsuka OPV được nhập khẩu 40 tấn muối tinh khiết (HS 2501) để sản xuất dịch truyền.

Các doanh nghiệp không được trao đổi hàng hóa, kinh doanh thương mại và phải sử dụng đúng mục đích nhập khẩu, đồng thời báo cáo Bộ Công thương theo định kỳ háng tháng.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã có công văn gửi Bộ Công Thương về việc điều hành nhập khẩu hạn ngạch thuế quan năm 2015 mặt hàng đường và muối.

Bộ NN&PTNT đề xuất, lượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2015 cho các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực y tế là 2.000 tấn; các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực hóa chất là 40.000 tấn. Về thời điểm phân giao, các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực y tế thực hiện phân giao hạn ngạch thuế quan ngay sau khi công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối năm 2015, còn các doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan sẽ do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT thống nhất tại thời điểm thích hợp để phù hợp với tình hình sản xuất muối trong nước và không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ muối của diêm dân.





MỸ ÁP ĐẶT QUY ĐỊNH KHẮT KHE HƠN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CÁ DA TRƠN


tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương