Trên thị trường thế giới



tải về 1.65 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.65 Mb.
#1627
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu dự đoán tiếp tục ảm đạm đến năm 2016 khi tăng trưởng tiêu thụ của Trung Quốc giảm, gia tăng áp lực lên giá. Dự đoán nhu cầu cao su năm 2016 tăng trưởng 3,5% so với 3,9% năm 2015 và 4,1% năm 2014. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc ước tính năm 2016 tăng 4,8% so với 6% năm 2015 và 7,1% năm 2014.


G
iá cao su kỳ hạn đã giảm 75% từ mức kỷ lục năm 2011 khi sản lượng mủ latex tại châu Á tăng mạnh trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ thấp nhất kể từ 1990. Giá cao su tuột dốc giúp kéo giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất lốp xe như Goodyear Tire & Rubber Co. trong khi buộc Thái Lan, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia phải tăng cường nỗ lực hạn chế nguồn cung bằng cách giảm xuất khẩu và chặt bỏ cây cao su.

IRSG dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm trong những năm tới. Do diện tích cao su tăng mạnh giai đoạn 2005-2011 sẽ khiến nguồn cung tăng theo, song tiêu thụ sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.





Thị trường trong nước: So với tuần trước, giá cao su trong nước tuần này diễn biến tăng. Giá cao su tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương tăng 700 – 900 đồng/kg tùy loại, cụ thể như sau: cao su RSS3 ngày 25/3 đạt 29.100 đ/kg, tăng so với 28.200 đ/kg ngày 18/3; cao su SVR 3L tăng từ 28.000 đ/kg lên 28.900 đ/kg; cao su SVR10 tăng từ 23.100 đ/kg lên 23.800 đ/kg.


Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 3/2015 đạt 59 nghìn tấn với giá trị 85 triệu USD, với ước tính này 3 tháng đầu năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 196 nghìn tấn, giá trị đạt 279 triệu USD, tăng 31,9% về khối lượng nhưng giảm 6,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2015 đạt 1.420 USD/tấn, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc, Ma-lai-xia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015, chiếm 69,65% thị phần.

Khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 3/2015 ước đạt 32 nghìn tấn với giá trị đạt 54 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2015 đạt 86 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 150 triệu USD, tăng 15,2% về khối lượng nhưng giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu bao gồm Hàn Quốc (chiếm 19,9%), Nhật Bản (16,4%) và Campuchia (12,4%).

Nguyễn Lan Anh



T
hị trường thế giới:
Giá gỗ xẻ giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Chicago, Mỹ diễn biến theo xu hướng tăng trong tuần này. Theo đó, giá gỗ xẻ giao kỳ hạn tháng 3/2015 cuối phiên 25/3 đạt 287,6 USD/tbf, tăng 6,8 USD so với giá đóng cửa phiên cuối tuần trước (20/3). Cuối phiên giao dịch đầu tuần (23/3), giá gỗ có giảm nhẹ nhưng đã tăng trở lại ngay trong phiên giao dịch tiếp theo.

Theo Cục Lâm nghiệp Trung Quốc (SFA), nước này sẽ bắt đầu tiến hành việc thành lập chiến lược về khu bảo tồn rừng trong năm 2015. Mục đích của chiến lược này là mở rộng thêm 14 triệu hecta rừng quốc gia vào năm 2020.

Chiến lược về khu bảo tồn rừng được triển khai thí điểm tại 15 tỉnh và sẽ dần mở rộng trên toàn quốc. Chính quyền Trung ương sẽ hỗ trợ 300 Nhân dân tệ/mu đối với “rừng thông dụng” và 500 Nhân dân tệ/mu đối với “rừng quý hiếm” (10 mu = 0,7 hecta). “Rừng thông dụng” bao gồm các loài cây phát triển nhanh như cây dương, bạch đàn. “Rừng quý hiêm” gồm các loài cây có giá trị cao như cây gỗ đỏ (red wood).

Nhu cầu lớn về gỗ tròn có đường kính lớn tại Trung Quốc hiện tại đang được đáp ứng từ rừng tự nhiên trong nước hoặc nhập khẩu. Trung Quốc hạn chế khai thác gỗ từ rừng tự nhiên và thị trường nước ngoài cũng giảm sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu tại thị trường Trung Quốc đối với gỗ và các nguồn cung cấp. Theo SFA, có 86 quốc gia đã ban hành chính sách hạn chế hoặc cấm xuất khẩu các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao và đang có nhu cầu lớn tại Trung Quốc và đây chính là nguyên nhân khiến SFA xem xét để thành lập các khu rừng chiến lược.



Tổng nguồn cung gỗ dán trong năm 2014 bao gồm cả nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản đạt 6,3 triệu m3, giảm 2,3% so với năm 2013. Đây là năm thứ 4 liên tiếp nguồn cung gỗ dán của Nhật Bản đạt trên 6 triệu m3. Trong đó, sản xuất gỗ dán trong nước đạt 2,8 triệu m3, giảm 0,4% so với năm 2013. Gỗ dán mềm là loại gỗ dán được sản xuất chính trong nước với khối lượng đạt 2,6 triệu m3, giảm 0,4%. Khối lượng sản xuất bình quân hàng tháng đạt 218 nghìn m3.

N
hập khẩu gỗ dán của Nhật Bản trong năm 2014 đạt 3,5 triệu m3, giảm 4,2% so với năm 2013, nhập khẩu bình quân hàng tháng đạt 292 nghìn m3, giảm 12,8 nghìn m3. Các lô hàng nhập khẩu gỗ dán mềm đạt 2,5 triệu m3, giảm 5,6%, bình quân hàng tháng đạt 212 nghìn m3, giảm 12,4 nghìn m3 so với năm 2013. Các nhà cung cấp chính mặt hàng gỗ dán cho thị trường Nhật Bản như: Ma-lai-xia đạt 1,5 triệu m3 so với năm 2013, bình quân hàng tháng đạt 121,8 nghìn m3, giảm 11,8 nghìn m3. In-đô-nê-xia đạt 1 triệu m3, giảm 2,8%; Trung Quốc đạt 778,2 nghìn m3, giảm 1% so với năm 2013. Nhật Bản nhập khẩu gỗ dán bảng 12mm chủ yếu từ Ma-lai-xia với khối lượng giảm mạnh, trong khi nhập khẩu ván sàn và gỗ dán tiêu chuẩn từ In-đô-nê-xia giảm nhẹ.



Thị trường trong nước: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tuần từ 10/3 đến ngày 18/3/2015 đạt 129 triệu USD, tăng 16% so với kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất bằng gỗ tăng trưởng mạnh, với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Mỹ là thị trường chính nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất bằng gỗ với kim ngạch tăng trưởng mạnh trong kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng ngủ dẫn đầu đạt 30,2 triệu USD, tăng 16,7% so với kỳ trước. Mặt hàng này xuất khẩu chủ yếu tới các thị trường chính như Mỹ đạt 15,8 triệu USD (tăng 24,5%), Đài Loan đạt 4,9 triệu USD (tăng 26,2%), Nhật Bản đạt 2,7 triệu USD (giảm 7,1%), Hồng Công đạt 1,3 triệu USD (giảm 10,8%) so với kỳ trước.

Tiếp theo là mặt hàng đồ gỗ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu trong kỳ đạt kim ngạch 25,3 triệu USD, tăng 26,2% so với kỳ trước. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường Mỹ đạt 9,1 triệu USD

Liên tiếp trong 2 tuần qua, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu về Việt Nam tăng. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại về Việt Nam trong tuần từ 10/3 đến 17/3/2015 đạt 51 triệu USD, tăng 15,9% so với tuần trước đó. Trong đó, nhập khẩu từ tất cả các thị trường chính đều tăng.

Trong tháng 2/2015, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 116,9 triệu USD, giảm 36,7% so với tháng trước. Tuy nhiên, sự giảm sút này là do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trong 2 tháng đầu năm 2015, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 301,1 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 76,6 triệu USD.

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 3 năm 2015 đạt 446 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,43 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ và Trung Quốc – 2 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015 – chiếm 50,79% tổng giá trị xuất khẩu.

Giá trị nhập khẩu tháng 3/2015 ước đạt 195 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 496 triệu USD, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm tỷ trọng 20,6%, tiếp đến là Campuchia và Trung Quốc lần lượt chiếm 13,4% và 12,1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Nguyễn Lan Anh



Thị trường thế giới: tại thị trường giao kỳ hạn Chicago, Mỹ, giá lợn hơi giao kỳ hạn tháng 4/2015 mặc dù giảm nhẹ so với tuần trước nhưng hiện giá đang có dấu hiệu phục hồi. Chốt phiên giao dịch ngày 25/3, giá lợn hơi đạt 59,825 Uscent/lb, tăng 0,575 Uscent/lb so với mức giá đạt được hồi đầu tuần mặc dù so với thời điểm đầu tuần trước, giá đã giảm 2,375 Uscent/lb (ngày 16/3). Giá phục hồi bởi nguồn cung bị thắt chặt do trọng lượng lợn hơi giảm.

Thị trường trong nước: Giá thu mua lợn hơi tại Đồng Nai đang diễn biến theo xu hướng giảm nhẹ, giảm khoảng 2.000 đ/kg so với tuần trước, hiện giá dao động trong khoảng từ 42.000 – 43.000 đ/kg. Giá giảm do nguồn cung vẫn dồi dào và dự báo giá lợn hơi sẽ khó biến động mạnh trong thời gian tới.

Về giá gia cầm, tại Đồng Nai, hiện giá gà công nghiệp lông trắng giảm 4000 đồng/kg so với tuần trước xuống còn 22.000 -24.000 đ/kg do nhu cầu tiêu thụ giảm.

Trong khi giá gà công nghiệp lông trắng giảm giá thì gà ta hơi lại đang diễn biến theo xu hướng tăng nhẹ nhờ nhu cầu tiêu thụ đối với mặt hàng này tăng. Cụ thể là, tại Đồng Nai, giá thu mua gà ta hơi hiện đang duy trì ở mức giá là 80.000 – 85.000 đ/kg, tăng khoảng 5.000 đ/kg so với tuần trước. Tại chợ Hà Vĩ, Hà Nội, giá bán buôn gà trống ta hơi cũng đã tăng khoảng 3.000 đ/kg so với tuần trước, hiện đạt 98.000 đ/kg.

Trương Thị Thu Phương



Thị trường thế giới: Tại Ấn Độ, giá tôm thẻ chân trắng tuần này tăng do nhu cầu từ Trung Quốc và Việt Nam và do nguồn cung hạn chế. Mức độ tăng giá có sự khác biệt theo kích cỡ của từng loại tôm.

Có rất nhiều đơn đặt hàng đến từ Việt Nam và Trung Quốc đã cho thấy sự tăng giá trên diện rộng. Nhu cầu đối với tôm Ấn Độ tăng tại Việt Nam năm ngoái để phục vụ chế biến lại. Cho đến tháng 9 năm ngoái, tôm Ấn Độ chỉ thực sự được vận chuyển đến Hải Phòng, Việt Nam, vận chuyển quá cảnh vào Trung Quốc. Từ tháng 9, hàng hóa đã đến thẳng Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ hoạt động chế biến lại. Nhu cầu phục vụ chế biến lại được cho là sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2015.




Một số nhà chế biến ở Ấn Độ đang rất lạc quan về nhu cầu từ phía Trung Quốc và Việt Nam trong những tuần tới.

Các nhà chế biến chủ yếu là mua loại tôm vỏ, bỏ đầu nguyên liệu (HLSO) 26/30 và nhỏ hơn do đó giá của loại 30 con/kg tăng cao nhất để đáp ứng nhu cầu đó.

Tại Na Uy, giá cá hồi Đại Tây Dương giao ngay tại Na Uy sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ. Hiện tại, ở miền nam Na Uy, giá cá ở mức 40-41 NOK/kg đối với loại 3-6kg và 39 NOK/kg cho lợi trên 6 kg, giảm nhẹ so với tuần trước. Ở miền bắc, cá có giá 39-40 NOK/kg. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể bán với giá 43 NOK/kg ở phía bắc, do đó, giá sẽ tăng lên. Giá sẽ còn ở mức cao. Giá trị đồng euro tăng giảm không ổn định và đồng USD tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến giá cá. 





Thị trường trong nước: Giá thu mua cá tra tại ruộng ở An Giang hiện đang ổn định ở mức 23.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg so với tuần trước.


Về giá tôm, giá tôm sú ướp đá và tôm thẻ chân trắng đang diễn biến theo xu hướng giảm do sản lượng tăng. Hiện giá bán buôn tôm sú ướp đá loại 30 con/kg tại Bạc Liêu là 200.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg; loại 40 con/kg có mức giảm cao nhất là 13.000 đ/kg, hiện còn 134.000 đ/kg. Tại Cà Mau, tôm sú ướp đá loại 40 con/kg cũng đã giảm khoảng 5.000 đ/kg, hiện đạt 160.000 – 170.000 đ/kg.

Tham khảo giá tôm sú nguyên liệu ở Cà Mau


STT

Cỡ

(Con/Kg)

Sú bắt tại đầm

(đ/kg)

Sú ướp đá (đ/kg)

11/3

25/3

11/3

25/3

1

20

285.000

280.000

275.000 – 280.000

270.000 – 275.000

2

30

210.000

210.000

205.000 – 210.000

200.000 – 210.000

3

40

175.000

175.000

165.000 – 175.000

160.000 – 170.000



















(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Cà Mau)

Ngoài tôm sú ướp đá, hiện giá thu mua tôm thẻ tại đầm ở Cà Mau cũng đang diễn biến theo xu hướng giảm ở mọi kích cỡ. Mức giảm cao nhất là 10.000 đ/kg và 15.000 đ/kg đối với loại 50 con/kg và loại 40 con/kg tương ứng, các loại còn lại có mức giảm trung bình từ 3.000 - 9.000 đ/kg.



Tham khảo giá tôm thẻ nguyên liệu mua tại đầm ở Cà Mau

ĐVT: đồng/kg


STT

Cỡ

(Con/Kg)

11/3

25/3

1

130

78.000

75.000

2

120

82.000

76.000

3

110

84.000

78.000

4

100

90.000

81.000

5

90

95.000

93.000

6

80

105.000

97.000

7

70

110.000

105.000

8

60

120.000

115.000

9

50

135.000

125.000

10

40

160.000

145.000

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Cà Mau)

Về xuất khẩu, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3/2015 ước đạt 417 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1,27 triệu USD, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 18,62% tổng giá trị xuất khẩu.

Mặc dù việc đồng EUR mất giá được đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu thủy sản, song, giá xuất khẩu cũng phải giảm để duy trì sức cạnh tranh.

Tham khảo giá xuất khẩu thủy sản tuần từ 16-22/3/2015



Mặt hàng

ĐVT

Lượng

Đơn giá (USD)

Thị trường

Tôm thẻ chân trắng tươi PD đông lạnh kích cỡ 16/20

kg

4240

10,23

Úc

Ghẹ mảnh đông lạnh

kg

4800

6,20

Úc

Cá hộp ba cô gái – cá nục sốt cà

thùng

750

41,30

Campuchia

Mực nút nguyên con làm sạch đông lạnh

kg

5001.6

4,14

Pháp

Tôm sú Easy Peel tươi đông lạnh, kích cỡ 21/30

kg

7160

19,40

Đức

Tôm càng nguyên con đông lạnh, kích cỡ 6/8

kg

100

7,48

HongKong

Cá ngừ bò đóng hộp ngâm nước muối

thùng

306

30,75

Hungary

Cá tra phi lê đông lạnh IQF

kg

1500

1,73

Ấn Độ

Cá ngừ đại dương (ALBACORE) LOIN

kg

9990

5,00

Israel

Cá trích khô

kg

4023

3,47

Hàn Quốc (Cộng hòa)

Chả cá đông lạnh có sử dụng đường tinh luyện

kg

19000

1,64

Lithuania

Cá ngừ saku đông lạnh

kg

2000

9,99

Malaysia

Chả cá đông lạnh có sử dụng đường tinh luyện

kg

28000

1,64

Nga

Cá rô phi lê đông lạnh

kg

6275

3,04

Tây Ban Nha

Cá ngừ đóng hộp ngâm dầu

thùng

9900

20,82

Đài Loan

Cá nục sốt cà đóng hộp nhãn hiệu "Geisha"

thùng

3860

14,65

Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

Tôm thẻ thịt luộc đông lạnh kích cỡ 61/80

kg

20400

16,15

Anh

Cá trích sốt cà với ớt đóng hộp nhãn hiệu "LA SIRENA"

thùng

2000

28,75

Hoa Kỳ

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại)

Trương Thị Thu Phương



Thị trường thế giới: Theo báo cáo gần đây, trong niên vụ 2013/14 xuất khẩu trái cây có múi của Moroco chỉ đạt 440.000 tấn, giảm 20% so với mức 478.000 tấn của niên vụ trước. Đây là mức xuất khẩu thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đầu năm 2015, quốc gia này đã xuất khẩu được 30.000 tấn, cao hơn so với mức dự kiến. Điều này cho thấy nhu cầu trái cây có múi còn rất lớn. Hiên tại doanh số bán hàng trên thị trường nội địa đang tiến triển tốt, với mức giá trung bùng là 0.14-0.18 euro/kg cam.

Thị trường trong nước: Khoảng một tháng nay, tại một số tỉnh thuộc ĐBSCL, chuối già và chuối xiêm được thu mua tại vườn chỉ với giá 30.000 – 40.000 đ/chục nải, giảm 40.000 – 60.000đ/chục nải so với cùng kỳ năm trước. Hàng năm, cứ vào thời điểm từ tháng 1 – 5 (âm lịch) là mùa cao điểm để thương lái đi gom hàng chuẩn bị xuất khẩu, nên vào thời điểm này chuối tăng giá mạnh. Tuy nhiên, hiện đang vào vụ nhưng các hộ dân trồng chuối chỉ bán được với giá rẻ như cho.

Bởi trước đây, vào vụ thì nguồn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, giá chuối được mua với mức cao, còn hiện tại thị trường này không xuất được nhiều nên chỉ cung ứng cho Campuchia và trong nước dẫn đến giá thấp. Ngoài ra, theo một số chủ vựa thu mua chuối khác cho biết, trong những tháng vừa qua chuối luôn đứng ở mức giá thấp, còn do các đầu mối trong nước khó ký được hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài khác.






Tại Cần Thơ, gần đây giống nhãn Idor đã bắt đầu trở nên khá phổ biến tại nhiều khu vực. Hiện loại nhãn này đang đem lại lợi nhuận cao cho nhiều hộ dân. Hiện giá bán tại ruộng từ 33.000 – 35.000đ/kg. Chất lượng nhãn Idor không thua kém nhãn da bò. Giống nhãn Idor hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa nên thị trường tiêu thụ mạnh. Bình quân 1 cây trưởng thành cho từ 200 - 300 kg trái, chùm sai có thể cân nặng từ 2 - 3 kg.

T
rong tuần qua, mặc dù độ ẩm đã giảm nhưng mưa vẫn kéo dài, khiến cho nhiều ruộng rau cung ứng cho Hà Nội bị hỏng và dập nát nhiều, làm giá tăng mạnh. Tại chợ Long Biên, nhìn chung các mặt hàng rau đều tăng từ 1000-2000đ/kg mỗi loại. Hơn nữa, nhu cầu vẫn tăng cao bởi rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu được tại mỗi gia đình, trong khi đó nguồn cung hạn chế do hỏng và đôi khi do người bán ngại mưa gió đem hàng ra chợ bán.

Theo số liệu thống kê, tính trong 2 tháng đầu năm tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 205 triệu USD. Ước con số này trong tháng 3/2015 sẽ đạt 95 USD, nâng tổng giá trị trong 3 tháng đầu năm lên 299 USD, tăng 2.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tuần qua, mặt hàng xuất khẩu trái cây chính vẫn là thanh long tươi xuất sang Canada, Ấn Độ và Indonesia với mức giá là 0.6-0.8 USD/kg, tăng nhẹ so với mức giá của tuần trước là 0.5 USD/kg.

Chu Diễm Hằng



Thị trường thế giới: Tại thị trường kỳ hạn Chicago, Mỹ, giá ngô trong tuần qua diễn biến tăng so với tuần trước. Nếu mức giá bình quân của tuần trước là 376 Uscent/bushel, thì tuần này con số này là 392 Uscent/bushel. Tương tự tuần này giá bình quân của mặt hàng đậu tương cũng tăng 2% đạt 979 UScent/bushel so với tuần trước. Nguyên nhân tăng giá là do nhu cầu đang có dấu hiệu tăng mặc dù nguồn cung dự báo vẫn ở mức dồi dào. Tuy vậy, nếu so với tháng trước, mức giá của cả 2 mặt hàng này vẫn ở mức thấp.

T

hị trường trong nước:
Với xu hướng giá nguyên liệu thức ăn gia súc trên thế giới giảm, giá một số loại thức ăn hỗn hợp dành cho lợn tuần qua tại một số tỉnh khu vực phía Bắc đã giảm nhẹ. Cụ thể tại Hưng Yên, giá cám viên dành cho heo giảm 200đ/kg xuống còn 10.300đ/kg. Đây là một dấu hiệu tốt cho nhiều hộ chăn nuôi lợn tại một số tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi thủy sản tại một số tỉnh ĐBSCL lại tăng giá khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đang trở nên lo lắng. Trong khi đó giá bán cá nguyên liệu lại tăng giảm thất thường.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2015 cả nước đã xuất khẩu được 335,7 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 99,7 triệu USD, giảm 24,8% về lượng và giảm 32,3% về trị giá so với tháng 1/2015 trong đó xuất khẩu sắn cũng giảm cả lượng và trị giá giảm lần lượt 2,9% và giảm 7,8%, tương đương với 193,2 nghìn tấn, trị giá 42,6 triệu USD. Tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, cả nước đã xuất khẩu 777,1 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 245,2 triệu USD, tăng 10,96% về lượng và tăng 11,86% về trị giá so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu sắn là 392,1 nghìn tấn, trị giá 88,9 triệu USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 15,2%. Ước khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2015 sẽ đạt 599 nghìn tấn, với giá trị đạt 175 triệu USD đưa tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1,37 nghìn tấn với giá trị 420 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 22,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Thị trường nhập khẩu sắn của Việt Nam mới chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Philippin và Malaixia. Nhìn chung, tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương, duy chỉ có xuất khẩu thị trường Philippin là giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 52,5% và 53,56%, tương đương với 6,2 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD. Trong số những thị trường nhập sắn của Việt Nam thì Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 90,9% thị phần, đạt 706,9 nghìn tấn, trị giá 217,9 triệu USD, tăng 6,59% về lượng và tăng 6,70% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp đến là Hàn Quốc và Nhật Bản với khối lượng nhập khẩu tương ứng là 14,4 nghìn tấn và 7,4 nghìn tấn với giá trị là 3,9 triệu USD và 3 triệu USD.

Đối với nguyên liệu thức ăn gia súc, giá trị nhập khẩu trong tháng 3/2015 ước đạt 272 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 834 triệu USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 33,8% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (27,8%) và Trung Quốc (7,9%).

Chu Diễm Hằng


Thị trường thế giới: Thị trường Ure thế giới tiếp tục xu hướng đi xuống trong tuần qua. Mức giá Ure hạt đục tại New Orleans, Mỹ đã giảm xuống dưới mức 290 đô/tấn (FOB) tại New Orleans. Tại Trung Quốc, giá Ure tại nhà máy cũng đã giảm nhẹ trong tuần này. Giá Ure tại Sơn Đông là 1.630 NDT/tấn.

Thị trường phân DAP thế giới biến động tăng trong tuần. Giá DAP Nola tăng nhẹ 2 USD/tấn lên mức khoảng 430 USD/tấn. Nhà nhập khẩu Ấn Độ tiếp tục mua DAP trong tuần trước. Giá DAP Saudi được nhà nhập khẩu mua trong tuần trước ở mức 480 USD/tấn.

Thị trường trong nước: Thị trường phân bón trong nước tuần này khá trầm lắng, giá các chủng loại vẫn ổn định trong khi nhu cầu có xu hướng giảm tại một số khu vực. Tại một số tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang…nhu cầu phân bón cho vụ Đông Xuân thấp trong khi đó tại Kiên Giang, Hậu Giang, nhu cầu đang có dấu hiệu tăng nhẹ. Nhu cầu phân bón tại Cần Thơ ổn định do vụ Hè Thu đã xuống giống được khoảng 30% tuy nhiên giá cũng không có biến động. Khu vực miền Trung đã vào cuối vụ Đông Xuân nên nhu cầu tiêu thụ phân bón đã xuống thấp. Trong khi đó, nhu cầu phân bón tại khu vực Tây Nguyên cũng thấp do ảnh hưởng của thời tiết hạn hán nên người dân chưa chăm bón. Giá các chủng loại phân bón vẫn khá ổn định trong tuần này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 3 năm 2015 đạt 269 nghìn tấn với giá trị 77 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2015 đạt 835 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 254 triệu USD, tăng 7,1% về khối lượng và tăng 1,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 8 nghìn tấn với giá trị đạt 2 triệu USD, giảm 63,8% về khối lượng và giảm 67,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; phân SA ước đạt 241 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 33 triệu USD, tăng 8,6% về khối lượng và tăng 6,9% về giá trị so với năm 2014. Hai tháng đầu năm 2015, nhập khẩu phân bón chủ yếu từ Trung Quốc chiếm 37,5 % tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.



Hồ Như Nguyệt

Tính đến 20/3/2015, khu vực Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã vào chính vụ sản xuất muối và thời tiết trong tháng ở hai khu vực này thuận lợi nên diện tích và sản lượng muối sản xuất tăng. Diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.802 ha, tăng 294 ha so với cùng kỳ 2014, trong đó: diện tích muối thủ công đạt 10.890 ha; diện tích muối công nghiệp đạt 3.912 ha. Sản lượng muối đạt khoảng 275.428 tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ 2014, trong đó: muối sản xuất thủ công đạt 171.755 tấn, giảm 4% so với cùng kỳ 2014; muối sản xuất công nghiệp đạt 103.673 tấn, tăng 51 % so với cùng kỳ 2014.

Lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 167.324 tấn, trong đó: miền Bắc tồn 15.300 tấn; miền Trung tồn 67.805 tấn; Đồng bằng sông Cửu Long tồn 84.219 tấn.

Diêm dân tại Bạc Liêu bước vào vụ muối mới với tâm trạng thấp thỏm, giá muối đang có xu hướng giảm mạnh. Bạc Liêu là tỉnh làm muối chủ chốt ở khu vực ĐBSCL, tuy vậy những năm gần đây đời sống diêm dân rất bấp bênh, điệp khúc được mùa mất giá diễn ra liên tục. Tình hình vụ muối năm nay dường như tệ hơn khi giá muối đầu mùa giảm hơn mọi năm. Thời tiết bất ổn, mùa khô đến muộn khiến diêm dân vào vụ không mấy phấn khởi. Diện tích muối của huyện gần như toàn bộ đang làm theo cách truyền thống. Vụ muối 2014 -2015, toàn tỉnh Bạc Liêu sản xuất 2.587 ha muối, đạt 97,62% kế hoạch, sản lượng muối đã thu hoạch ước gần 30.000 tấn.

Giá muối ổn định ở khu vực Miền Bắc, riêng khu vực Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long giá muối giảm nhẹ, cụ thể: Miền Bắc từ 1.600 - 2.500 đ/kg; Nam Trung Bộ: muối thủ công từ 400 – 1.200 đ/kg, muối công nghiệp từ 700 – 1.100 đ/kg; Đồng bằng sông Cửu Long từ 600 – 1.100 đ/kg.

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá muối tuần này biến động như sau: tại huyện Đông Hải, Bạc Liêu, giá muối đen giữ ở mức 800 – 900 đ/kg sau khi giảm từ 1.000 – 1.100 đ/kg tuần trước, muối trắng ở mức 1.000 – 1.100 đ/kg. Giá muối bán buôn của Công ty Cổ phần Muối và Thương mại Bạc Liêu giảm từ 1.300 đ/kg xuống 1.200 đ/kg đối với muối đen, từ 1.600 đồng/kg xuống 1.400 đ/kg đối với muối trắng. Giá muối thường tại Nam Định ổn định ở mức 1.750 đồng/kg.



Nguyễn Lan Anh



TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐẾN XUẤT KHẨU CÁ NGỪ CỦA VIỆT NAM

Tác động chung của TPP

TPP đang ở những vòng đàm phán cuối cùng với kỳ vọng sẽ sớm ký kết trong năm nay, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường lớn.

Hiệp định TPP đang được kỳ vọng sẽ tạo làn gió mới cho tất cả các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, kể cả DN xuất khẩu hay đầu tư, kinh doanh. TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cụ thể cho DN. Trước hết, các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với phản hồi của người tiêu dùng. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với người kinh doanh. Mặc dù các sản phẩm may mặc, thủy sản, da giày, đồ gỗ… của Việt Nam đã hiện diện rất nhiều tại các thị trường nhưng hầu như DN Việt không có nhiều cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng. Với TPP, DN Việt có thể đưa hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng nhờ các công ty phân phối riêng của người Việt. Qua đó, các nhà sản xuất Việt Nam có thể biết khách hàng phản hồi như thế nào về hàng hóa, sản phẩm của mình, từ đó cải tiến chất lượng, mẫu mã, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trường lớn.

TPP đi vào thực tế sẽ giúp các DN xây dựng chuỗi cung ứng dễ dàng hơn, bởi ngoài tiếp cận với người tiêu dùng, DN sẽ có danh sách các đối tác để lựa chọn. Thông thường, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải qua bên thứ 3 là các nhà buôn từ nước khác, nên hay xảy ra tình trạng bị ép giá. Nhưng với TPP, DN Việt có thể chủ động chọn lựa nhiều đối tác. Việc xây dựng chuỗi cung ứng của Việt Nam sẽ trở nên thuận lợi hơn nhờ chủ động được đối tác và tiếp cận trực tiếp với khách hàng.




tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương