Trên thị trường thế giới



tải về 1.65 Mb.
trang2/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.65 Mb.
#1627
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Theo Reuters, xuất khẩu cà phê của Nicaragua đạt 185.183 bao (bao = 60 kg), tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Lượng hàng xuống tàu trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2014/2015, được tính bắt đầu kể từ tháng 10, đạt tổng cộng 453.717 bao, tăng 34,6 % so với cùng kỳ niên vụ trước. Sản lượng cà phê của Nicaragua dự kiến sẽ tăng 7 % trong niên vụ 2014/2015 lên đạt 1,61 triệu bao do đã kiểm soát tốt hơn bệnh nấm Roya trên cây cà phê.


Niên vụ cà phê ở khối sản xuất Mexico và khu vực Trung Mỹ, chiếm khoảng 1/5 sản lượng cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao của thế giới, được tính bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau.

Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết xuất khẩu cà phê tháng 2/2015 chỉ đạt 290.475 bao, giảm 64.974 bao, tức giảm tới 18,28% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế xuất khẩu của Uganda trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2014/2015 đạt tổng cộng 1.275.493 bao, giảm 202.719 bao, tức giảm 13,71% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.

Nguyên nhân của việc xuất khẩu từ Uganda sụt giảm liên quan nhiều đến thời tiết bất lợi trong vụ mùa vừa qua cũng như sự kháng giá của nông dân khi giá tham chiếu ở thị trường London suy yếu.

Tính chung, giá trị xuất khẩu cà phê trong tháng 2/015 của Uganda đạt 1.391.944 USD, tăng 3,92 % so với cùng kỳ năm trước trong khi giá trị xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại đạt tổng cộng 166.544.027 USD,tăng 17.559.045 USD, tức tăng 11.79 % so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước.

Dự kiến thời tiết mùa khô ở miền trung và miền tây Uganda sẽ kết thúc trong tuần tới. Dự báo xuất khẩu cà phê tháng 3 của Uganda sẽ thấp hơn 25 % so với cùng tháng năm ngoái, chỉ đạt khoảng 260.000 bao. Do đó, dự báo xuất khẩu cà phê của Uganda sẽ đạt 3,2 triệu bao, giảm khoảng 8,6% trong niên vụ cà phê hiện tại 2014/2015. Uganda là quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất châu Phi.



Thị trường trong nước: Thị trường cà phê trong nước khá ổn định trong tuần qua. Hiện tại, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên dao động từ 37.800 – 38.300 đ/kg. Thị trường cà phê Việt Nam giao dịch chậm do giá trong nước cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu cà phê tháng 3/2015 của Việt Nam ước đạt 125 nghìn tấn với giá trị đạt 258 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2015 ước đạt 350 nghìn tấn và 734 triệu USD, giảm 41,4% về khối lượng và giảm 37,3% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2015 đạt 2.122 USD/tấn, tăng 12,12% so với năm 2014. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thịt trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015 với thị phần lần lượt là 17,95% và 11,70%.

Thời tiết khô và thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới một vài tỉnh miền trung và vành đai cà phê Tây Nguyên vào cuối tháng 3/2015. Cà phê Tây Nguyên đang trong tình trạng khô hạn kéo dài. Toàn tỉnh Gia Lai đã có 1.085 ha cây trồng bị hạn, mức độ khô hạn được đánh giá là nghiêm trọng hơn các năm. Thông thường, việc tưới nước đợt 2 cho cây cà phê đã hoàn tất từ đầu tháng 3. Tuy nhiên, với diễn biến khắc nghiệt của mùa khô 2014-2015, hiện tại, nông dân ở tỉnh Gia Lai vẫn đang phải tìm nguồn nước cứu hạn cho diện tích cà phê của mình.

Hạn hán khốc liệt và thời tiết bất thường đang khiến người trồng cà phê gặp nhiều khó khăn. Lâm Đồng, tỉnh trồng cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Đăk Lăk đã bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng của sương muối. Tình trạng sương muối kéo dài đã gây hại trên 1.600 ha cà phê kinh doanh và cà phê đang phát triển tại một số vùng trồng cà phê trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Hiện tượng sương muối đã làm lá cà phê bị cháy nâu đen, chồi non bị cháy, hoa bị thối khô, rụng. Dự báo hiện tượng sương muối có thể gây thiệt hại về sản lượng của cây cà phê (đối với cà phê đang kinh doanh trên 3 tuổi) giảm khoảng 70% trong niên vụ 2015.

Tại huyện Lâm Hà, vùng trồng cà phê lớn thứ hai của tỉnh Lâm Đồng, sương muối đã làm ảnh hưởng khoảng 840 ha cà phê. Trong đó, diện tích bị thiệt hại chủ yếu tập trung tại địa bàn các xã Gia Lâm (250 ha), Đông Thanh 300 ha, Phi Tô 100 ha và một số vùng trồng cà phê khác. Tình trạng sương muối cũng ảnh hưởng đến khoảng 790 ha cà phê tại huyện Lạc Dương, gần 30 ha cà phê ở Đà Lạt. Trong đó, diện tích cà phê nhiễm sương muối tại huyện Lạc Dương tập trung chủ yếu trong khu vực thị trấn Lạc Dương và các xã Lát, Đưng K’Nớ, Đạ Chais, Đạ Sar… Tình trạng này đã gây thiệt hại 100% đối với cây cà phê đang phát triển dưới 3 tuổi; làm tán cây cà phê trên 3 tuổi bị cháy lá, cành, quả non.

Trước tình trạng trên, ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành khảo sát, đánh giá lại mức độ thiệt hại của vườn cà phê ở từng vùng bị nhiễm sương muối, qua đó nhằm đề xuất lên UBND tỉnh có phương án hỗ trợ, khắc phục thiệt hại cho người dân. Trước mắt, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông các địa phương hướng dẫn nông dân phương pháp phục hồi diện tích cây cà phê bị sương muối gây hại. Trong đó chủ yếu là đốn bỏ thân, cành cây bị cháy, tưới nước, bón phân kịp thời đối với cà phê kinh doanh và đốn bỏ hoàn toàn đối với diện tích cà phê dưới 3 tuổi, cà phê kinh doanh bị hại nặng, khả năng phục hồi kém.

Hiện tại, Đắk Lắk, vùng trồng cà phê chính của Việt Nam đang trong tình trạng thiếu nước tưới cho cây cà phê. Huyện Krông Năng có trên 26.000 ha cà phê, nhưng các công trình thủy lợi chỉ đủ tưới khoảng 25% diện tích; 50% diện tích tưới bằng sông, suối tự nhiên; còn lại tưới bằng nước giếng khoan, giếng đào. Hiện con sông duy nhất (Krông Năng) chảy qua 7 xã đã khô kiệt, đồng nghĩa với việc một nửa diện tích cà phê của huyện lâm cảnh thiếu nước.

Theo Sở NN-PTNT Đắk Lắk, đến giữa tháng 3, hơn 4.300 ha cây trồng của tỉnh bị khô hạn nặng; trong đó có 3.200 ha cà phê. Nhận định đến cuối tháng, diện tích khô hạn tăng lên với 15.000 ha cà phê.



Hồ Như Nguyệt



Thị trường thế giới: Giá chè tại Bangladesh giảm mạnh tuần thứ 3 liên tiếp trong phiên đấu giá hàng tuần phiên hôm thứ ba (24/3), trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp từ các khách hàng nội địa mặc dù nguồn cung giảm và bối cảnh chính trị bất ổn.

Được biết, giao thông đình trệ bởi các cuộc biểu tình đã khiến cho nguồn cung chè giảm. Nhu cầu chè vẫn diễn ra ảm đạm do xu hướng kinh doanh bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị. Trong tuần qua, giá chè Bangladesh trung bình ở mức 134,65 taka/kg (tương đương 1,73 USD/kg), so với 142,06 taka/kg của mức giá của tuần trước.

Tại trung tâm đấu giá Chittagong, tuần qua có khoảng 419.543 kg chè được chào bán tại Bangladesh, trong đó gần 8% chưa được bán.

Thị trường trong nước: Trong tuần qua, giá chè tại 2 tỉnh cung cấp chè lớn nhất cả nước là Thái Nguyên và Lâm Đồng vẫn giữ nguyên ở mức ổn định so với tuần trước.

C
ụ thể tại Thái Nguyên, giá chè vẫn giữ ở mức thấp của tuần trước. Khí hậu ẩm ướt tuần qua tạo điều kiện thuận lợi cho búp chè phát triển, nguồn cung hứa hẹn trong thời gian tới. Hiên giá chè đạt 200.000đ/kg đối với chè cành chất lượng cao; 160.000đ/kg đối với chè xanh búp khô (loại I) và 130.000đ/kg đối với chè xanh búp khô (loại II).



Giá chè nguyên liệu sản xuất chè xanh tại Lâm Đồng vẫn tiếp tục duy trì ở mức giá của tuần trước sau khi tăng giá thêm 1.000đ/kg vào thời điểm sau Tết Nguyên đán. Đồng thời, nguyên liệu để sản xuất chè đen giá vẫn ổn định ở mức giá 5.500đ/kg.




Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khối lượng xuất khẩu chè tháng 3 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 12 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 3 tháng đầu năm ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị đạt 38 triệu USD, giảm 2,2% về khối lượng nhưng tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá chè xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2015 đạt 1.700 USD/tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 2 tháng đầu năm 2015, khối lượng chè xuất khẩu sang Pakistan – thị trường lớn nhất của Việt Nam tăng 92,92% về khối lượng và tăng gấp 2,03 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tuần qua, lượng chè xanh BPS là loại chè được xuất khẩu với khối lượng lớn nhất xuất sang Đức ở mức giá là 1,34 USD/kg (CRF) và xuất sang Canada ở mức giá là 1.02 USD/kg (FOB), xuất sang Mỹ với mức giá là 0.81 USD/kg (FOB).

Chu Diễm Hằng



Thị trường thế giới: Thị trường đường thế giới biến động giảm trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá đường trắng London kỳ hạn tháng 5 giảm 2 USD/tấn xuống 364,5 USD/tấn. Triển vọng của một vụ thu hoạch mía đường bội thu tại Brazil là một yếu tố tác động mạnh đến thị trường đường khiến giá giảm.

Sản lượng đường thô của Philippines, một nhà cung cấp quan trọng đối với Hoa Kỳ, khó có thể đạt mục tiêu của chính phủ là 2,5 triệu tấn  trong niên vụ hiện tại kết thúc vào tháng 8/2015, vì lí do thời tiết xấu. Sản lượng đường thô trong niên vụ hiện tại là 1,5 triệu tấn vào ngày 15/2, tương đương với 60% dự báo ban đầu.

Theo số liệu từ Bộ nông nghiệp Indonesia, sản lượng đường của Indonesia đạt tổng cộng 2,58 triệu tấn trong năm 2014, thấp hơn mục tiêu 2,7 triệu tấn. Với sản lượng đó nước này không thể đạt được mục tiêu tự cung cấp đủ đường. Vì thế nước này vẫn phụ thuộc mạnh vào nhập khẩu để bù đắp cho thiếu hụt nguồn cung trong nước.

Sản lượng đường của Indonesia ở mức thấp do sự hoạt động không hiệu quả của các nhà máy đường. Một số nhà máy đã lạc hậu từ thời kỳ thuộc địa của Hà Lan. Điều này khiến đường của Indonesia không cạnh tranh được với đường ngoại nhập.



Thị trường trong nước: Theo Cục Chế biến Nông Lâm Sản và Nghề muối, tính đến ngày 15/3/2015 các nhà máy đã ép được 10.361.300 tấn mía, sản xuất được 984.680 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 2.019.000 tấn, lượng đường giảm 185.600 tấn.

Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/3/15 là 410.180 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 178.520 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/2/15 đến 15/3/15 là 82.850 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 88.220 tấn. Như vậy, tháng trước lượng đường các nhà máy bán ra tăng do kiểm soát được buôn lậu, tháng này lượng bán lại giảm xuống. 

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại nhà máy giữ ổn định như tháng trước ở mức trên dưới 12.000 đ/kg, nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm do tiêu thụ chậm.

Giá mua mía 10 CCS tại ruộng vẫn ổn định: Nghệ An: 780.000 – 810.000 đ/T; Cao Bằng, Sơn La: 800.000 - 870.000đ/T; Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Tây Ninh: 900.000 đ/T; Đồng bằng sông Cửu Long: 750.000 đ/T; Phú Yên: 920.000 đ/T.



Hồ Như Nguyệt



Thị trường thế giới: Diễn biến mùa vụ thế giới vẫn bình thường và mùa mưa dường như đang đến sớm tại khu vực Tây Phi (IVC, Nigeria,…) khi liên tục mưa rào trong những ngày gần đây. Dù mưa nhưng nếu lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng mà còn góp phần giải khát cho cây điều, giúp cây điều có đủ độ ẩm cần thiết để sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên mưa lại làm cho những người mua điều thô lo lắng bởi vì chất lượng điều thô của các lô hàng giao hàng cuối tháng 3 và tháng 4 có thể không đạt vì người bán Tây Phi rất yếu trong việc xử lý nguyên liệu sau thu hoạch. Với diễn biến thời tiết như thế này thì chất lượng được dự báo sẽ giảm và giá cũng sẽ buộc phải giảm theo.

Thị trường trong nước: Giá thu mua hạt điều tươi ở Binh Phước trong tuần ổn định ở mức 23.000 đ/kg, giảm 500 đ/kg so với mức giá của đầu tuần trước. Hoạt động thu hoạch điều hiện đang ở mức thấp kết hợp với lượng mua vào chậm là nguyên nhân kéo giá giảm xuống. Một nguyên nhân khác khiến giá điều giảm là tại Bình Phước năm nay tái diễn nhiều hành vi gian lận thương mại trong mua bán điều mà chưa được xử lý triệt để (như ngâm, ủ, trộn tạp chất, bã trái) – điều này đã khiến giá thu mua liên tục giảm trong những ngày vừa qua và dự báo còn tiếp tục giảm trong những ngày tiếp theo khi mà thị trường điều nhân chưa có dấu hiệu khả quan hơn.


Về xuất khẩu, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 3 ước đạt 16 nghìn tấn với giá trị 117 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2015 đạt 51 nghìn tấn với 370 triệu USD, giảm 1,3% về khối lượng nhưng tăng 14,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.

Về giá xuất khẩu, tuần trước, giá xuất khẩu điều nhân loại WW240 sang Trung Quốc tăng 0,2 USD/kg, đạt 8,40 USD/kg; nhân điều đã qua chế biến loại WW320 xuất khẩu sang Úc duy trì mức 7,28 USD/kg.

Tham khảo giá xuất khẩu điều tuần từ 16-22/3/2015



Mặt hàng

ĐVT

Lượng

Đơn giá (USD)

Thị trường

Nhân hạt điều đã qua chế biến WW320

kg

15876

7,28

Úc

Nhân hạt điều đã qua sơ chế WW240

kg

5670

8,40

Trung Quốc

Hạt điều nhân W320

pound

35000

3,35

Đức

Hạt điều nhân WW450

kg

15876

6,83

Hungary

Nhân hạt điều LP

kg

15876

5,56

Indonesia

Nhân hạt điều Việt Nam WW240

pound

33000

3,67

Israel

Hạt điều nhân WW320

pound

17500

3,45

Hàn Quốc (Cộng hòa)

Nhân hạt điều WW320

kg

63504

7,32

Liechtenstein

Hạt điều nhân WW240

kg

6804

8,16

Lithuania

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WS

Tấn

15.24

6393,70

Hà Lan

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WS

kg

15240.96

6,35

Philippin

Nhân hạt điều WW450

kg

15876

6,55

Nga

Hạt điều nhân WW240

kg

15876

7,96

Tây Ban Nha

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến WW320

kg

15876

7,34

Thái Lan

Hạt điều nhân WW240

kg

15876

8,38

Anh

Hạt điều nhân sấy khô đã qua chế biến W320

Tấn

15.88

7317,38

Hoa Kỳ

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương Mại)

Năm 2015, mặc dù có những khó khăn nhất định như sự mất giá của đồng Euro, khủng hoảng dầu mỏ…, nhưng theo Vinacas, thị trường điều vẫn tương đối ổn định do nhu cầu ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu.



Trương Thị Thu Phương



Thị trường thế giới: Thị trường tiêu Ấn Độ biến động giảm trong tuần qua do áp lực bán ra từ khu vực Karnataka. Tổng số khoảng 80 tấn hạt tiêu được giao dịch trên thị trường, trong số đó có 60 tấn hạt tiêu của vùng Karnataka với giá giao dịch là 515 – 525 Rupi/kg. Giá hạt tiêu khu vực Kerala ở mức 570 Rupi/kg. Giá hạt tiêu giao ngay giảm 1.000 Rupi/tạ xuống còn 54.000 Rupi/tạ đối với tiêu xô và 57.000 Rupi/tạ đối với tiêu sơ chế. Trên sàn giao dịch của Hiệp hội Gia vị IPSTA, giá tiêu giao tháng 4 giảm 1.000 Rupi/tạ xuống 58.158 Rupi/tạ. Giá tiêu xuất khẩu giao tháng 4 là 9.600 USD/tấn đối với tiêu xuất sang châu Âu và 9.900 USD/tấn đối với tiêu xuất sang Mỹ.

Sản lượng tiêu thế giới niên vụ 2015 khoảng là 433.536 tấn, tăng 12.630 tấn so với năm 2014; nhu cầu khoảng 416.000 tấn. Như vậy, cung- cầu gần ngang nhau và giá cả dự đoán là vẫn ở mức cao.



Thị trường trong nước: Thị trường hạt tiêu trong nước khá ổn định trong tuần qua. Hiện, giá thu mua hạt tiêu đen tại Bình Phước ở mức 173.000 đ/kg.


Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tại các vùng trồng tiêu diện tích lớn (Đông Nam bộ và Tây Nguyên), niên vụ 2015, sản lượng tiêu giảm so với niên vụ 2014. Cụ thể: Gia Lai giảm trên dưới 35%, Đăk Lăk giảm 30%, Bình Phước, Đăk Nông giảm khoảng 15%...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3 năm 2015 ước đạt 15 nghìn tấn, với giá trị đạt 134 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2015 lên 38 nghìn tấn với giá trị 342 triệu USD, giảm 23,1% về khối lượng nhưng tăng 3% về giá trị. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2015 đạt 9.219 USD/tấn, tăng 35,06% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu tiêu sang thị trường Hòa Kỳ, Singapore và Ấn Độ - 3 thị trường lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2015 chiếm 49,79% thị phần.

Hồ Như Nguyệt



Thị trường thế giới: Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) tuần này giảm trở lại sau một tuần diễn biến tích cực. Nguyên nhân là do giá dầu thế giới giảm vào ngày 25/3 và đồng Yên tiếp tục mạnh lên so với đô la Mỹ. Hợp đồng cao su giao tháng 3/2015 đã đáo hạn vào ngày 25/3 ở mức 216,5 Yên/kg. Kỳ hạn giao tháng 4/2015 cuối ngày 25/3 đạt 213 Yên/kg, giảm 3,1 Yên so với 216,1 Yên/kg phiên cuối tuần trước (20/3). Giá dầu thô Brent giảm phiên thứ ba (24/3) do đồng đô la Mỹ tăng trở lại so với đồng Euro và lo ngại dư cung toàn cầu kéo dài, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng bởi số liệu kinh tế trong nước mạnh lên.



tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương