Trên thị trường thế giới



tải về 1.65 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.65 Mb.
#1627
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17





Tuần qua, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động từ một số thông tin kinh tế mới: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 của Mỹ tăng 0,2% cho thấy người tiêu dùng nước này chi nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ; USD giảm so với đồng euro sau khi chỉ số niềm tin kinh doanh tại Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - trong tháng 3 tăng tháng thứ 5 liên tiếp, lên cao nhất kể từ tháng 7/2014, trong khi niềm tin kinh doanh tại Pháp lên cao nhất gần 3 năm.



Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5 thị trường London tăng do lo ngại thời tiết khô hạn ở Việt Nam và dự báo sản lượng cà phê Brazil năm 2015 giảm.

Giá gạo xuất khẩu tại thị trường châu Á biến động trái chiều trong tuần này, giá gạo Việt Nam tăng nhẹ nhờ hoạt động bốc xếp gạo để xuất sang Phi-lip-pin và các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã trở lại mua gạo, trong khi đó giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm do nguồn cung tăng và nhu cầu yếu.

Giá tôm thẻ chân trắng tại Ấn Độ tuần này tăng do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu từ các nước như Trung Quốc tăng mạnh.

Giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) tuần này giảm do giá dầu thế giới giảm và đồng Yên tiếp tục mạnh lên so với đô la Mỹ. Giá chè tại Bangladesh giảm mạnh tuần thứ 3 liên tiếp do nhu cầu yếu.

Triển vọng của một vụ thu hoạch mía đường bội thu tại Brazil là một yếu tố tác động mạnh đến thị trường đường thế giới khiến giá giảm. Thị trường tiêu Ấn Độ biến động giảm trong tuần qua do áp lực bán ra từ khu vực Karnataka.

Tại thị trường trong nước, giá lúa Đông Xuân đang thu hoạch tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tuần này diễn biến tăng giảm không đồng nhất, với giá lúa có xu hướng chững lại tại An Giang, tăng nhẹ tại Bạc Liêu và giảm khá mạnh tại Vĩnh Long.

Giá rau tại Hà Nội tăng mạnh do mưa kéo dài khiến cho nhiều ruộng rau cung ứng cho Hà Nội bị hỏng và dập nát nhiều.

Giá thu mua chuối tại một số tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giảm do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm và các đầu mối trong nước khó ký được hợp đồng xuất khẩu với các đối tác nước ngoài khác.




Thị trường thế giới: Giá gạo xuất khẩu tại thị trường châu Á biến động trái chiều trong tuần này, giá gạo Việt Nam tăng nhẹ nhờ hoạt động bốc xếp gạo để xuất sang Phi-lip-pin và các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã trở lại mua gạo, trong khi đó giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tiếp tục giảm do nguồn cung tăng và nhu cầu yếu.

Giá gạo tại Thái Lan không biến động trong tuần này do nguồn cung dồi dào làm cho khách hàng chần chừ mua vào có ý chờ giá giảm hơn nữa. Thị trường gạo Thái Lan trầm lắng một cách bất thường. Khách hàng nhìn chung mua ít gạo hơn do luôn luôn có sẵn hàng để đáp ứng nhu cầu. Gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan tuần này giữ ở mức 385 – 397 USD/tấn (FOB Băng Cốc), chỉ cao hơn mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay 396 USD/tấn.

Gạo giá rẻ từ Pa-kis-tan và Ấn Độ đã thu hút khách hàng châu Phi, làm giảm sức mua từ thị trường Việt Nam. Ấn Độ là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới Việt Nam đã xuất khẩu 750.000 tấn gạo trong giai đoạn từ 1/1 đến 15/3/2015, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chính phủ Thái Lan sẽ trì hoãn cuộc đấu thầu bán gạo dự trữ tháng tiếp theo do giá gạo, cả nội địa và quốc tế, đang giảm mạnh do nguồn cung tăng và nhu cầu xuất khẩu yếu, và cũng để tránh ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân thu hoạch lúa trái vụ. Hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để tiến hành các phiên bán đấu giá gạo lưu kho do nguồn cung từ vụ lúa 2 sẽ tăng nhưng nhu cầu toàn cầu đối với gạo Thái Lan vẫn rất ảm đạm. Việc xả bán gạo lưu kho vào thời điểm hiện tại sẽ làm tăng áp lực và tác động tâm lý đến giá gạo. Các nhà xay xát gạo Thái Lan cũng ủng hộ quan điểm của các nhà xuất khẩu, đề xuất hoãn mở phiên đấu giá gạo thứ 3 trong năm nay cho đến khi giá gạo hồi phục. Giá gạo 5% tấm trên thị trường nội địa Thái Lan đã giảm xuống 11.600 Baht (363 USD)/tấn so với 12.300 Baht (379 USD)/tấn trong tháng 2. Chính phủ quân sự Thái Lan đã bán 1,18 triệu tấn gạo lưu kho trong 5 phiên đấu giá, thu về 17,21 tỷ Baht (528 triệu USD) kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5/2014.

Chính phủ Thái Lan vẫn chưa công bố kết quả cuộc đấu thầu tháng 3/2015 với khối lượng trúng thầu 780.000 tấn trong tổng số 1 triệu tấn gạo chào bán.



Thị trường trong nước: Giá lúa Đông Xuân đang thu hoạch tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tuần này diễn biến tăng giảm không đồng nhất, với giá lúa có xu hướng chững lại tại An Giang, tăng nhẹ tại Bạc Liêu và giảm khá mạnh tại Vĩnh Long. Nông dân các tỉnh ĐBSCL đã thu hoạch hơn 50% diện tích lúa Đông Xuân 2014-2015. Các doanh nghiệp xuất khẩu đang tiến hành xếp 300.000 tấn gạo giao sang Phi-lip-pin theo hợp đồng đã ký, thời hạn giao đến ngày 30/4/2015. Diễn biến giá lúa, gạo tại một số tỉnh ĐBSCL tuần này như sau: tại An Giang, lúa IR50404 giữ ở mức 4.350 đ/kg; lúa OM 2514 ở mức 4.450 đ/kg; trong khi lúa đặc sản jasmine tăng giá từ 5.600 đ/kg lên 5.800 đ/kg (lúa khô). Tại Bạc Liêu, giá lúa chất lượng cao tăng từ 4.700 – 5.200 đ/kg lên 4.800 – 5.300 đ/kg đối với lúa tươi, từ 5.600 – 5.800 đ/kg lên 5.700 – 5.900 đ/kg đối với lúa khô. Tại Vĩnh Long, lượng tiêu thụ lúa chậm, nông dân bị thương lái ép giá nên giá lúa tuần này giảm 300 đ/kg so với tuần trước, lúa IR50404 giảm từ 4.400 đ/kg còn 4.100 đ/kg.

Trung Quốc, khách mua gạo lớn nhất của Việt Nam đã mua gạo thơm và gạo trắng giúp hạn chế giá giảm trên thị trường nội địa khi thu hoạch lúa Đông Xuân đạt đỉnh, cùng với sự nâng đỡ từ chương trình thu mua tạm trữ của Chính phủ.

G
iá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này đứng ở mức 360 – 370 USD/tấn (FOB Cảng Sài Gòn), tăng nhẹ so với 355 – 365 USD/tấn tuần trước. Gạo 25% tấm được chào bán ở mức 345 – 355 USD/tấn, tăng nhẹ từ mức 340 – 350 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), đến thời điểm này, công tác thu mua lúa gạo tạm trữ đã đạt trên 71,02% chỉ tiêu tạm trữ. Số lượng gạo mà các doanh nghiệp mua tạm trữ đã đạt xấp xỉ 710.191 tấn trong tổng số 1 triệu tấn quy gạo. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay theo chương trình này từ các ngân hàng thương mại. Trong số 128 doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu tạm trữ có hai doanh nghiệp đã không thể thực hiện và trả lại chỉ tiêu; 10 đơn vị được phân bổ mua 37.000 tấn gạo nhưng chưa được ngân hàng giải ngân.



Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2015 ước đạt 517 nghìn tấn với giá trị đạt 214 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,01 triệu tấn và 440 triệu USD, giảm 28,1% về khối lượng và giảm 32% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2015 đạt 458,6 USD/tấn, giảm 2,07% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2015-với 20,9% thị phần-có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 42,23% về khối lượng và giảm 46,03% về giá trị). Đáng chú ý nhất là hai thị trường Gana và Bờ Biển Ngà có sự tăng trưởng đột biến trong 2 tháng đầu năm 2015, vươn lên vị trí thứ 2 và thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 23,16% thị phần.






Nguyễn Lan Anh



T
hị trường thế giới
: Thị trường cà phê thế giới biến động tăng nhẹ trong tuần qua. So với cuối tuần trước, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 5/2015 thị trường London tăng 1 USD/tấn lên 1.816 USD/tấn. Giá cà phê tăng do lo ngại thời tiết khô hạn ở Việt Nam, đồng real Brazil tăng giá so với USD và tổ chức FCStone hạ dự báo sản lượng cà phê Brazil năm 2015. Theo tổ chức FCStone, sản lượng cà phê Brazil sẽ giảm xuống 44-45,5 triệu bao từ 48-49 triệu bao dự báo trước đó do sản lượng cà phê Robusta tại bang Espirito Santo giảm. Theo dự báo của FCStone, sản lượng cà phê Arabica năm 2015 của Brazil đạt 32,5-33,5 triệu bao và Robusta đạt 11,5-12 triệu bao.

Hiệp hội Ngành hàng và Xuất khẩu Cà phê Indonesia (AEKI) dự báo sản lượng cà phê 2015 của Indonesia - nước sản xuất cà phê lớn thứ 4 thế giới - giảm 1,62-8,65% xuống 10.8-11.7 triệu bao, chủ yếu do thiếu mưa tại nhiều vùng trồng cà phê chủ chốt. Do sản lượng giảm, xuất khẩu cà phê năm nay dự báo cũng giảm xuống 350.000 tấn từ 382.774 tấn năm 2014.




tải về 1.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương