Tập sách được sự tài trợ của ubnd thành phố Đà Nẵng Để Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững



tải về 1.29 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.29 Mb.
#9078
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

Linh hồn đá
Từ giữa thế kỷ 17, đá Non Nước đã được dùng để làm đồ mỹ nghệ. Đến nay sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Đã bao lần lên Ngũ Hành Sơn là bấy nhiêu lần tôi mặc sức lang thang với... đá. Ai mà chẳng thế, hang động Ngũ Hành Sơn nơi nào chẳng đá, đá chênh vênh ngóc ngách sâu hun hút đường đi xuống hang âm phủ, đá cheo leo ngoằn ngoèo bò, rúc, rồi chui lên đùa với mây bay trên tận đỉnh trời, đưa tay vịn vào Vọng Hải đài, đá một bên và... vô tận một bên. Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn, Hỏa Sơn bốn bề đá núi. "Em ru gì lời ru cho đá, đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian...", hát vi vu cùng gió biển thổi bạt vào vách đá nghe âm âm u u tiếng của nghìn trùng dội lại...


Làng đá Non Nước

Nhưng lần này tôi đã không trèo lên hơn một trăm năm mươi bậc đường lên núi để lãng mạn với đá Ngũ Hành Sơn mà hát ca theo gió. Có một làng nghề đá mỹ nghệ nằm ngay dưới chân Ngũ Hành Sơn đang sôi động âm vang tiếng đục, đẽo, chạm, mài bền bỉ như muốn thi thố cùng tiếng sóng biển, ì ầm khắc vào vách thời gian một thứ ẩn ngữ của lòng kiên trì. Cũng không phải đến bây giờ cái làng đá mỹ nghệ Non Nước mới xuất hiện để tô vẽ thêm một nét son làm đẹp cho danh lam thắng cảnh nơi đây, mà đã lâu lắm, kể từ khi cái địa danh làng Quán Khái xuất hiện trên bản đồ đất Quảng. 

Tôi và Vô Biên - người bạn làm thơ cùng đi với mình - lòng vòng xe trên những đường Lê Văn Hiến, Huyền Trân Công Chúa và nhiều con đường nhỏ khác, san sát liền ở hai bên đường là những cơ sở sản xuất và cửa hàng buôn bán đồ đá mỹ nghệ. Cứ chạy xe lên xuống mãi ngoài đường thế này mà gọi là đi tìm hiểu, đi thực tế làng đá thì biết gì ngoài cái nhìn kiểu cưỡi ngựa xem hoa. Phải tìm cho ra nhà Trần Quốc Bảo, một người bạn trẻ mà chúng tôi mới có dịp làm quen cách đây mấy hôm đang làm nghề đá dưới chân ngọn Thủy Sơn. Vườn tượng nổi tiếng ở Non Nước ai cũng biết đến là của anh Nguyễn Long Bửu, cơ sở sản xuất của gia đình anh xếp vào loại hàng đầu của hơn 300 cơ sở sản xuất và buôn bán đồ đá mỹ nghệ ở nơi này. Nhưng chúng tôi lại muốn gặp gỡ những người thợ trẻ trước, chính họ là thế hệ gần bốn thế kỷ tiếp tục khai sáng nghề nghiệp của làng đá, kể từ khi các bậc tiền nhân xa xưa từ Thanh Hóa, trên đường lập nghiệp phương Nam đã mang theo nghề đá cổ truyền vào làng Quán Khái - Hòa Vang tạo dựng cơ nghiệp. Thuở đầu khai phá, mở mang lập nên làng, nghề đá chưa phải là nghề chính đủ sức nuôi dân làng mà chính là cuốc cày như bao nhiêu làng quê nông nghiệp khác. Những lúc nông nhàn rỗi rảnh, người dân làng Quán Khái mới lấy nguyên liệu từ đá Ngũ Hành Sơn về mài giũa, đục đẽo làm nên những dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, như: cối xay, cối giã, chày đá,... cũng có nhiều địa phương khác ở khắp nơi nghe tiếng thợ đá Quán Khái tạc bia mộ, chạm khắc chữ đẹp, đã mời về làm bia mộ, hoặc chạm trổ đình chùa miếu mạo cho làng mình. Dựa vào những năm dựng bia mộ cho các bậc tiền hiền họ Lê và họ Huỳnh nơi đây, ta hiểu được bề dày lịch sử của làng Quán Khái và sự phát triển của nghề đá vào những năm giữa của thế kỷ 17. Văn bia ‘'Ngũ Uẩn Sơn Cổ Tích Phật Diệt Lạc" được khắc vào vách đá động Vân Thông năm Tân Tỵ (1641), trên hòn Thủy Sơn và bia ‘'Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật'' được khắc vào vách đá động Hoa Nghiêm năm Canh Thìn (1640), có thể xem đây là những dấu tích khởi nghiệp của bàn tay tài hoa người thợ đá làng Quán Khái. Theo các nhà nghiên cứu, về sau này, do sự sắp xếp tự nhiên, những người làng nghề ở liền với nhau để tiện sinh hoạt, nối truyền nghề nghiệp của cha ông, từ đó làng tách ra làm hai: Quán Khái Tây và Quán Khái Đông. Chuyên về nghề đá, dân làng Quán Khái Đông khai thác các loại đá cẩm thạch, hoa cương tại Ngũ Hành Sơn để sản xuất, chế tác làm nên những sản phẩm buôn bán giao lưu với nhiều nơi khác. Kinh thành Huế do các vua triều Nguyễn xây dựng cũng có nhiều đóng góp của những người thợ Quán Khái Đông.

Những người thợ đá trẻ

Người thợ trẻ Trần Quốc Bảo mà chúng tôi tìm gặp không những thạo tay nghề mà còn khá am tường lịch sử làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Cơ sở sản xuất của Bảo ở cuối đường Huyền Trân Công chúa, nằm sát vách chân ngọn Thủy Sơn và biển Non Nước. Nhà cửa Bảo hãy còn xuềnh xoàng so với nhiều cơ ngơi đồ sộ khác, dù vậy những phương tiện máy móc dùng cho sản xuất như máy cắt đá, máy liên hợp dùng để mài và nhiều dụng cụ khác, anh cũng đã chắt chiu gầy dựng cơ sở buổi đầu tương đối bề thế. Nghe người thợ trẻ tuổi mới hai lăm, hai sáu ngồi say sưa chuyện trò về nghề, trông dáng dấp Bảo đầy bản lĩnh của một nghệ sĩ điêu khắc. Thực ra Trần Quốc Bảo không phải là dân gốc ở đây, quê anh ở Điện Bàn, ra Non Nước học nghề và rồi trở thành công dân của làng đá. Những học trò của Bảo có tuổi đời cũng chỉ mười lăm, mười sáu, hầu hết đều là dân mười phương, Nghệ An, Lâm Đồng và nhiều nơi khác đến. Điều đó chứng tỏ nghề đá mỹ nghệ Non Nước có một hấp lực thu hút những người thợ trẻ học hỏi say sưa với nghề. Lẽ đương nhiên, một làng nghề nằm sát vách một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước như Ngũ Hành Sơn, ưu thế đó được xem như nguồn vốn quý giúp làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước sánh vai không kém gì những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng ở Đà Nẵng. Con số trên 1.500 nhân công thợ thường xuyên làm việc hằng ngày tại các cơ sở làng đá Non Nước, trong đó người vững tay nghề điêu khắc có đến hàng trăm. Lương thợ bậc cao bình quân thu nhập mỗi tháng 3 triệu đồng và thợ bậc trung hơn l triệu đồng mỗi tháng, đã minh họa sự ổn định đời sống của những người thợ làng đá, đó là chưa nói đến những cửa hàng to lớn, phát đạt ra mỗi ngày nhờ kinh doanh vào mặt hàng này. Mùa xuân hàng đá mỹ nghệ Non Nước cũng sôi nổi không khác gì những loại hàng hóa khác, bởi sau tết là bắt đầu mùa du lịch. Lượng khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng rất đông và Ngũ Hành Sơn thường là địa chỉ đầu tiên du khách đặt chân tới. Khách hàng nhiều thì tiêu thụ sản phẩm nhiều và vì thế mùa xuân cũng là mùa làm ăn của dân làng đá.

Ngày nay, sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Người mua sắm làm kỷ niệm một lần đến Đà Nẵng cũng có, xuất khẩu sang các thị trường Pháp, Úc, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Mỹ,... cũng có. Mặt hàng phong phú đa dạng, sản phẩm được sản xuất qua những quy trình và thiết bị máy móc hiện đại, không như ngày xưa hoàn toàn thủ công đơn giản, thô sơ. Đặc biệt còn có tranh khắc đá và tượng nghệ thuật có giá trị mỹ thuật cao. Cầm một tượng Chăm vũ điệu Ap-sa-ra nhỏ nhắn trong bàn tay, tôi hỏi giá thành. Trần Quốc Bảo vừa cười vừa trả lời: "Cũng còn tùy theo khách. Một lần có một vị khách nước ngoài hỏi mua một tượng như thế này, người bán hàng vì không biết tiếng nước ngoài đã ra dấu trên bàn tay con số 300, ý là 300.000 đồng, vị khách nước ngoài đã móc ví trả cho người bán hàng đến những 300 đô-la. Bởi vậy, nói đến giá thành là vô giá, nghĩa là thấy thuận là bán". Bảo còn cho chúng tôi biết, cơ sở sản xuất của làng đá Non Nước hiện nay khá đông đảo. Nổi bật nhất là các cơ sở Nguyễn Hùng, Xuất Ánh, Tiến Hiếu, Phan Chi Lăng và cơ sở Nguyễn Sáng. Cứ tưởng nghề đá ở đây chỉ tựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ, tôi hỏi Bảo: "Lấy đá mãi thế này có ngày mất núi còn gì thắng cảnh?". Bảo đưa tay chỉ vào những tảng đá vuông vức nói với tôi rằng, từ nhiều năm nay nguyên liệu sản xuất đều mua từ các nơi khác đưa về, không ai được phép khai thác phá vỡ cảnh quan Ngũ Hành Sơn. Tùy vào từng loại sản phẩm mà mua nguyên liệu. Đá trắng mua ở Nghệ An, đá vân gỗ, đá hường, đá đỏ hoa, đá firo mua ở Hà Tây, đá cẩm đen mua ở Ninh Bình. Đặc biệt điêu khắc tượng Chăm phải dùng sa thạch ở Quảng Nam. Đơn giá cũng tùy từng loại, loại đắt nhất khoảng 10 triệu đồng một khối vuông và thấp nhất khoảng 3 - 4 triệu đồng một khối.


"Nghề cho con ấm mát cuộc đời"

Chúng tôi nhờ Bảo hướng dẫn tìm thăm một nghệ nhân cao niên trong làng nghề, Trần Quốc Bảo vui vẻ đưa tôi và Biên đi gặp cụ Lê Bền, một tay nghề bậc thầy chuyên làm tượng nghệ thuật Chăm. Mặc dù đang giữa trưa, cụ Lê Bền vẫn niềm nở tiếp chúng tôi với cơ man những câu chuyện thăng trầm buồn vui nghề điêu khắc. Đến đời cụ là đời thứ sáu của dòng họ Lê làm nghề điêu khắc đá cổ truyền ở làng đá này. Nụ cười phúc hậu luôn nở trên môi, thỉnh thoảng đan xen vào câu chuyện kể, cụ hào hứng hò khoan mấy câu: "Quê tôi Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Quán Khái Đông - Hòa Hải sinh thành. Nho phong nền nếp gia đình. Thạch nghệ điêu khắc, nghệ tinh cổ truyền...''. Hoặc có khi là: "Tạc tượng Phật, chạm rồng lân. Chuyên điêu khắc chạm đồ Hời Chàm cổ xưa. Mặc dãi dầu chiều mưa sớm nắng. Vẫn cuộc đời thầm lặng yêu thương...". Hóa ra cụ Lê Bền còn soạn cả một bài biền ngẫu ngót mấy trăm câu có tên Bài hạnh thuật cuộc đời.

Cụ Lê Bền từng là giáo viên dạy điêu khắc thực hành tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong các công trình phục chế các tượng cổ ở Huế và nhiều nơi khác, nơi đâu cũng thường mời cụ tham gia. Tác phẩm lớn nhất của cụ Lê Bền là tạc tượng chí sĩ Nguyễn Duy Hiệu dựng tại đài tưởng niệm Hội An, tượng có chiều cao 5 m, đứng trên bục cao 10 m, bằng chất liệu sa thạch. Cụ cho chúng tôi biết, lớp nghệ nhân vào tuổi quá thất thập như cụ ở làng nghề Non Nước hiện nay còn có cụ Nguyễn Sang. Vui nhất là khi nghe cụ kể chuyện đóng phim. Những đoàn làm phim đến quay cảnh sinh hoạt làng nghề, đã nhờ cụ diễn lại vai người thầy đang truyền dạy nghề cho lớp con cháu. "Ở trần trùng trục dạy học trò tạc tượng, lấy đâu ra mồ hôi cho thấy sự cực khổ gian nan của nghề thợ đá, thế là phải lấy nước đổ lên mình cho nó kiểu sức mồ hôi...". Tôi nói đùa: "Vậy là ngoài một nghệ nhân điêu khắc, cụ còn có thêm nghề diễn viên điện ảnh". Vẫn nụ cười phúc hậu hết sức độ lượng, khoan dung, dù tuổi đã cao lại vừa trải qua một cơn bệnh tai biến hiểm nghèo, cụ Lê Bền vẫn thường bên đàn con cháu truyền dạy những tinh hoa cao quý của nghề nghiệp như những vần thơ biền ngẫu của cụ: "Đức để đời quý hơn vàng bạc. Nghề cho con ấm mát cuộc đời. Trăm năm một cuộc đầy vơi ...".

Ký thác vào đá

Tạm biệt nghệ nhân Lê Bền, tạm biệt làng đá mỹ nghệ Non Nước, Trần Quốc Bảo mời chúng tôi ghé vào một quán cà phê vườn dưới chân núi Kim Sơn. Cách nhau một con đường nhựa, ngọn Kim Sơn sừng sững đối diện với dòng sông Cổ Cò. Người Đà Nẵng ít ai biết đến dòng sông này bởi vì sông... lấp. Chỉ còn vài khúc loanh quanh đứt quãng gợi nhớ lại một thời xa xưa xuôi ngược thuyền ghe Đà Nẵng - Hội An. Hình như cách đây mấy năm, những nhà khảo cổ đã khai quật đâu đây Thổ Sơn, Kim Sơn, những đồ trang sức có niên đại những nghìn năm tuổi bằng vỏ ốc và bằng đá. Lại là đá, đá biết làm đẹp cho người, đá biết gìn giữ những thông điệp của nghìn xưa gởi lại. Vô Biên ngả người trên ghế dựa, thơ mơ con mắt, gió núi Ngũ Hành mách bảo điều gì mà bộ dạng cứ ngây ra. Bảo thì lan man nói với tôi những giấc mơ về đá của mình, về bức tượng có tên "Dáng xưa" anh tạc còn đang dang dở. Có lẽ vào quán cà phê chỉ là thứ lý do để chúng tôi ngồi nán lại dùng dằng không muốn chia tay. Đá gọi hay người gọi tôi không biết nữa. Hình như Bertolt Brecht có viết những câu thơ như thế này: "Nếu viên sỏi nói nó sẽ rơi trở lại. Lúc anh ném nó lên không. Anh có thể tin vào hòn sỏi...". Vâng, giá như tôi là viên sỏi, tôi sẽ nói với Bảo về cái quy luật vĩnh cửu kia. Hãy ký thác hết vào đá sức vóc và tâm hồn của anh, đá sẽ ở lại với đời. Thiên nhiên đấy, hãy tin vào đá. Nó vừa là xác, vừa là hồn, biết chăm sóc và gìn giữ thì ... non bốn thế kỷ rồi làng đá Non Nước vẫn kiêu hãnh đẹp mê hồn một góc trời Đà Nẵng!


N.N

LÊ THÀNH VĂN


Vít nhành lau trắng
Chiều hôm ấy, với lỉnh kỉnh máy móc trên vai, chúng tôi leo lên chiếc xe của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng, làm một cuộc “đăng sơn” ngoạn mục lên đỉnh Sơn Trà. Vẻ ồn ã của đô thành lùi xa phía sau lưng, còn lại trước mặt là sự háo hức của mọi người, bởi chiều xuống dần và ai cũng mong ước được lên tới đỉnh núi khi còn chút nắng để có thể ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời trên đó.

 

Ở độ cao hơn 600 mét

Con đường lên núi lắm lúc ngoằn ngoèo hình chữ chi. Thỉnh thoảng, một vài chú sóc, chú chồn phóng vút qua trên mặt đường, tiếng động cơ thời hiện đại đã phá vỡ sự bình yên hoang dã của các chú. Chúng tôi giết thời gian bằng những câu chuyện về Sơn Trà, xưa nay đủ cả. Nghe nói Sơn Trà có trên 100 loài động vật với hàng chục loài quí hiếm, trong đó có loài voọc chà và đã được ghi vào “sách đỏ” Việt Nam. Hèn chi, các nhà nghiên cứu nước ngoài gọi cái nơi mà một thời chỉ cần bước tới bìa rừng là đã nhìn thấy khỉ này là Monkey Mountain- đảo Khỉ. Tài liệu nghiên cứu cũng cho thấy nơi đây có gần 300 loài thực vật, thuộc 217 chi, 90 họ; 64 loại gỗ lớn, 107 cây thuốc quí và rất nhiều giống lan rừng.

Bán đảo Sơn Trà có độ cao 696m so với mực nước biển, nhưng chúng tôi chỉ lên đến mức hơn 600m, nơi đặt Trạm Ra-đa 29-E290 canh giữ biển trời. Trạm ra-đa này do quân đội Mỹ xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, được thiết kế thành hai quả cầu lớn rất độc đáo. Trời quang, từ xa hàng chục cây số vẫn có thể nhìn thấy chúng như hai cái nấm trắng trên nền trời xanh. Hai quả cầu như hai con mắt, một canh trời, một canh biển, nên trạm ra-đa này từng được mệnh danh là “Mắt thần Đông Dương”.

Xuống xe, chúng tôi vội vã bắt tay chào hỏi các cán bộ, chiến sĩ ở Trạm rồi nhanh chóng tản ra, chỉ vừa kịp bấm mấy pô ảnh thì sương mù đã ập tới. Quả không ngoa, khi các chiến sĩ ở độ cao hơn 600m này đã thi vị hóa nơi mình đóng quân là “chót vót trên đỉnh núi bốn mùa mây trắng”. Sương giăng mờ mịt. Đứng cách vài mét đã thấy hình ảnh nhòe đi, mịt mù như kỹ xảo trong các cuốn phim. Lồng lộng gió trên đỉnh núi, mát đến tê người. Đối với các “cư dân” ở đây, chuyện “đi mây về gió” của trời đất diễn ra như cơm bữa. Có khi mới vừa nắng lóa phút trước, phút sau đã thấy mây vần vũ kéo về.

Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm. Đứng trên đỉnh Sơn Trà, nhẩm lại câu ca xưa, chợt nhớ đến một “tai nạn nghề nghiệp” của một phóng viên “nhà đài” nọ khi ghi lại phát âm của các cụ người Quảng. Lần đó, một nhóm phóng viên VTV từ Hà Nội vào làm một phóng sự về bán đảo Sơn Trà. Khi phỏng vấn một cụ cao niên, có lẽ do không nắm rõ cách phát âm của người Quảng nên phóng viên đã ghi lại và sau đó cho chạy trên truyền hình câu Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt già lộn cơm. Rất tiếc, từ “và” rất đắt, cực kỳ đắt, đã bị chép sai thành “già”, vô hình trung làm hẫng đi ý nghĩa của câu ca thấm đẫm tự tình dân gian.

 

Ba núi chụm lại

“Bốn mùa mây trắng” là một cách nói, thực ra cũng có những ngày nắng đẹp trên đỉnh Sơn Trà, để những chiến sĩ xa nhà có thể dõi tầm mắt khắp đất liền, khắp biển khơi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời cho vơi nỗi nhớ quê hương bản quán. Khi ấy, nơi đằng Đông, màu xanh của biển và trời hòa nhau không phân định trong một đường chân trời xa hút mắt. Ở phía ngược lại, những mảng màu tối sáng chan hòa trong nắng với những tòa cao ốc làm thành điểm nhấn cho toàn cảnh bức tranh đô thị. Ai lên Sơn Trà lần đầu cũng đều không khỏi ngỡ ngàng khi Đà Nẵng hiện ra trong tầm mắt, thanh xuân, tươi mát như cô gái đang độ xuân thì.

Thoáng chốc, sương tan, mây tạnh. Mặt trời mùa đông lại hiện ra, lưng chừng phía trời tây, trên rặng núi mờ xa. Thoai thoải phía đồi dưới chân chúng tôi, những ngọn lau trắng ửng sáng, thỉnh thoảng lại rạp mình vì ngọn gió khơi ùa về. Chúng tôi rủ nhau từng tốp một leo lên trên chòi quan sát, lần lượt nhìn ngắm đất trời qua ống kính viễn vọng theo sự hướng dẫn của anh bộ đội trẻ.

Nghe nói tiền thân của bán đảo Sơn Trà là một hòn đảo có ba ngọn núi nhô cao ra biển. Hòn Nghê ở phía Đông Nam, trông như hình con nghê chồm mình ra biển. Mỏ Diều ở phía Tây, hình dạng như cái mỏ con diều hâu. Cổ Ngựa ở phía Bắc, như cái cổ ngựa vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển. Qua quá trình bồi tích hàng trăm triệu năm, những con nước lớn, nước ròng đã hình thành một bãi cát trắng chạy dài từ đất liền ra đảo và biến đảo thành bán đảo như ngày nay. Có lẽ do đặc điểm tự nhiên đó mà vùng ba núi chụm lại thành bán đảo này đã trở thành nơi lưu giữ một quần thể động - thực vật đặc trưng cho sự giao lưu giữa khí hậu miền Nam và miền Bắc, được bảo tồn khá nguyên vẹn trên diện tích 4.370 héc ta.

Giờ đây, dù đứng ở một điểm cao thích hợp cũng thật khó mường tượng ra những hình thể đã làm nên tên gọi của các ngọn núi - nghê, mỏ diều, cổ ngựa-nhưng có thể nhận ra một điều rằng, bán đảo phía Đông Nam này đã cùng với hệ thống núi non của núi Hải Vân phía Tây Bắc vây thành một vũng biển hình cánh cung tuyệt đẹp. Những tên gọi như vũng Sơn Trà, vũng Tiên Sa, vũng Thùng, vũng Hàn, vũng Đà Nẵng... đã mang vẻ đẹp được thiên nhiên hào phóng ban tặng đi vào văn chương bình dân lẫn nghiên cứu bác học.

 

Thành Ông Quýnh

Từ trên cao Sơn Trà nhìn xuống, ngọn núi Mỏ Diều trông bé nhỏ như một vạt cỏ trong vườn và những con tàu neo bên cảng Tiên Sa gần đó thì như đồ chơi trẻ con bằng nhựa. Nhìn ngọn sóng trắng xóa vỗ vào bờ, bất giác nhớ một đoạn trong bài “Văn tế Nghĩa sĩ”. Nước sông Hàn hai ba phen cuồn cuộn, tàu Tây Dương bắn phá lũy An Đồn. Mây Sơn Trà năm bảy lớp ùn ùn, súng Nghĩa sĩ vang rền thành Điện Hải… 150 năm trước, súng đã rền vang trên sông nước Đà Nẵng. Nghĩa sĩ vì nước quên thân được quy tập vào hai Nghĩa trủng Hòa Vang và Phước Ninh, còn kẻ xâm lăng thì bỏ lại nắm xương tàn trên “Đồi Hài Cốt”, còn gọi là khu nghĩa địa Pháp - Tây Ban Nha, dưới chân núi Mỏ Diều.

Trước ngày kỷ niệm 150 năm trận đầu người Đà Nẵng chống Pháp, tôi đã có lần cùng một “già làng” - ông Thái Văn Phễu, người Mân Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà - quay lại nơi đó. Là người cùng họ tộc với Chí sĩ Thái Phiên, ông Phễu từng tham gia tự vệ chiến đấu đi cướp chính quyền hồi tháng 8-1945, là cơ sở cốt cán trong kháng chiến chống Pháp, rồi thoát ly tham gia Biệt động thành Khu Đông, mấy lần vào tù ra tội. Ông còn lạ gì với vùng đất bán đảo này, phần do ông trực tiếp tìm hiểu để đánh địch, phần do chuyện kể từ các thế hệ trước ông.

Ông nghe nói, khi quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng vào Đà Nẵng, quân dân ta đã xây dựng nhiều phòng tuyến chống giặc ở bán đảo như thành Ông Quýnh trên núi Sơn Trà, đồn Nhì ở mom Bốn (nay là Hải đội Vùng 3 Hải quân), đồn Ba tại vườn Xoài (trước Xưởng X50 - Cục Kỹ thuật Hải quân hiện nay)... Ông Phễu không hiểu vì sao gọi là “thành Ông Quýnh”, chỉ nghe kể rằng đây là một đài hỏa hiệu, luôn túc trực một đội quân sẵn sàng đốt lửa báo hiệu cho quan quân các nơi, nhất là bên kia sông Hàn, biết tình hình quân địch. Lúc còn sức, ông có lên thăm lại thành xưa, nó nằm trên đường lên Trạm phát sóng Sơn Trà của Đài Phát thanh - truyền hình Đà Nẵng, cách đường Yết Kiêu dẫn ra cảng Tiên Sa khoảng 2km đường chim bay.

Một thế kỷ rưỡi đã đi qua nơi đầu sóng ngọn gió này. Đứng trên cao Sơn Trà nghe gió thoảng, cảm nhận tiếng sóng nghìn xưa còn xô vào bờ ký ức thời gian mãi đến nghìn sau.

 

Tặng vật của biển trời

Giữa bóng chiều đang tan dần, tôi có ý đi tìm bãi cát trải dài dưới chân một ngọn núi nhoài mình ra biển trong hệ thống núi Hải Vân. Tôi đã mấy lần vượt biển bằng thuyền máy từ Hòa Hiệp Bắc ra thăm thôn Hòa Vân, còn gọi là làng Vân, ở cái nơi có tên là Bãi Sứng này. Ấn tượng nhất, có lẽ là lần ra đó cùng với Đội chiếu bóng lưu động huyện Hòa Vang. Đêm ấy, sau khi kết thúc buổi chiếu phim phục vụ bà con trong làng, chúng tôi theo chân trưởng thôn Trần Hữu Đức kéo nhau về nhà một anh ngư dân bên bãi biển. Cô gái con anh ấy vồn vã chào khách rồi cầm chiếc đèn pin huơ mấy vòng ra phía biển. Một lát, một chiếc thúng chai cập bờ, anh ngư dân mang vào một rổ hải sản tươi rói. Dưới ánh đèn pin, một con cá nhói mình to bằng nắm tay cuộn mình bên những chú tôm, chú mực, các loại cá bé xíu khác.

Đêm đó, gió khuya từng đợt mang hơi lạnh biển khơi vào bờ. Chúng tôi quây quần bên nhau, vừa thưởng thức nồi cháo cá nóng hổi ngon tuyệt của chủ nhà, vừa chuyện phiếm trên trời, dưới biển. Lần đó, tôi mới biết thế nào là hương vị tươi rói của “cá nhói xanh xương”. Đúng như tên gọi, xương nó có màu xanh nhạt và thịt nó thì thơm ngọt đến... phát thèm, ăn qua một lần là nhớ mãi. Hèn chi, như lời trưởng thôn, du khách từ đất liền ra không quên thuê thuyền của ngư dân để tự mình làm một chuyến câu cá, câu mực, khám phá cái hùng vĩ giữa một bên núi, một bên biển và thưởng thức ngay giữa lồng lộng biển trời những quà tặng của thiên nhiên.

Đêm lên dần. Từ trên cao Sơn Trà, tôi dõi mắt về phía xa xa, cố hình dung ra ngọn lửa bập bùng trong căn nhà nhỏ của anh ngư dân hôm nào bên Bãi Sứng. Giờ này, hẳn anh đã cùng chiếc thúng chai chòng chành cuộc mưu sinh trên biển đêm, còn tôi thì mải nghĩ đến một ngày gần nhất tìm lại hương vị cá nhói xanh xương đêm ấy.

Nắng hồng đỉnh núi

Sao trời chấp chới phía Tây, nơi không bị những áng mây là đà che khuất. Gió đêm lành lạnh, cái lạnh se người ở độ cao một bề đất ba bề biển này không phải ai cũng cảm nhận được. Trong thoáng chốc, khi những đám mây trĩu nặng hơi nước khiến ta rùng mình bị gió kéo phăng ra phía biển, sao trời hiện ra gần đến nỗi đưa tay ra là có thể với tới được. Đây không phải là Ngũ Hành Sơn, không có những hang động lưu dấu ấn con người từ nghìn xưa để lại. Và ta cũng chẳng phải là Phạm Hầu, nhưng sao vẫn cứ xao lòng đi tìm một vần thơ như họ Phạm thuở trước: Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận. Chẳng biết xa lòng có những ai?

Thoảng trong tiếng gió có tiếng ghi-ta nhặt khoan từng hợp âm vọng tới. Rời khúc lan can bên sườn núi với cái đưa tay vẫy ngoài vô tận, vẫy đến tận căn-nhà-có-cháo-cá-nhói xa xa, tôi lần theo câu hát “đời mình là một khúc quân hành” quay vào với mọi người. Cán bộ, chiến sĩ cùng quây quần với anh em trong đoàn chúng tôi, mời nhau một chút rượu và trao nhau đôi chuyện tâm tình cho ấm lòng giữa đêm đông trên “đỉnh ngàn năm mây bay”. Lính trên độ cao hơn 600m này quanh năm sống chung với sương mù; quần áo, chăn màn lúc nào cũng ẩm ướt. Thiếu thốn, nhưng không ai muốn nhắc đến điều đó, bởi nói như các anh, “bộ đội thì quản gì khó khăn”. Bữa cơm tối hôm ấy thắm đượm tình quân dân, đó là kết quả của những công trình tăng gia, sản xuất tại chỗ của anh em chiến sĩ để cải thiện đời sống.

Mặc cho gió rít từng cơn ngoài trời, đã thấy ấm lòng khi tiếng hát, lời thơ rộn rã. Những gương mặt lính trẻ hồng lên trong khúc quân hành. Phần lớn các bạn đến từ các tỉnh xa, đón Sơn Trà, đón Đà Nẵng vào lòng bằng tình cảm của người lính canh trời, canh biển cộng với niềm đam mê khám phá của người đi du lịch. Còn nhớ, có lần lang thang trên Internet, đã đọc được mấy dòng tâm sự của một bạn tên là Dương Phượng Toai (ở Cẩm La, Yên Hưng, Quảng Ninh) sau khi được xem tiết mục du lịch “Bán đảo Sơn Trà” phát trên chương trình Sức Sống Mới hồi cuối tháng 6-2008: “Đà Nẵng đẹp hơn nhiều qua ống kính người du lịch. Những hình ảnh như thế này rất quý đối với những người chưa có dịp đến Đà Nẵng. Tôi muốn sẽ có một dịp nào đó trở lại với Đà Nẵng thân yêu với bao kỷ niệm khó quên”.

Ngày đông, mùa biển động đang cạn dần. Tết, mùa xuân, đối với những người lính khách du lịch trên độ cao hơn 600m núi Sơn Trà, là mùa của nắng ửng hồng trên đỉnh núi. Sóng nhấp nhô dưới chân núi và hoa lau thì thào điệp khúc muôn đời của núi cao và gió biển. Tết, những nồi bánh chưng, bánh tét đỏ rực suốt đêm, bập bùng nỗi nhớ nhà trong lòng lính trẻ.

Chia tay Sơn Trà, mang về phố tiếng đàn, giọng hát và nụ cười của người lính trẻ. Mang về chút khói sương và nhành lau trắng trong câu thơ của nhà thơ nhà báo quân đội Lê Anh Dũng: Sơn Trà mù mịt khói sương. Ai hay người lính lần đường tuần tra. Quê nhà ải Bắc mờ xa. Vít nhành lau trắng mây là đà bay…

 

V.T.L

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO



Một lần đến Hòa Vân….
Ðã nhiều lần qua đèo Hải Vân, cũng đã nhiều lần nghe nhắc tới làng Vân hay thôn Hòa Vân nhưng tôi chưa từng đến đó. Trong hình dung của tôi, đó là một ngôi làng bình yên giữa bao la trời biển - một ốc đảo cách xa đất liền. Một ngày nắng hiếm hoi trong mùa mưa miền trung, tôi đến Hòa Vân bằng đường biển. Mọi thứ như còn sơ khai, đẹp bình yên và dung dị. Nơi đó, có những con người với những trái tim dũng cảm, đã cố gắng hết mình để chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo giành lại sự sống. Mùa này ở Hòa Vân, những cơn mưa như tưới đều lên cát bao nỗi  trầm tư...
Anh Hồ Văn Tư, người dẫn đường hỏi tôi:                       

- Hình như chị ra đây lần đầu phải không, cẩn thận kẻo say sóng, từ đây ra tới đó là 4 hải lý chị ạ.

Anh im lặng hồi lâu, hình như để cảm nhận những ký ức từ ngày xưa vọng về.

Trước khi ra Hòa Vân, tôi đã tìm hiểu đôi điều về mảnh đất này, nhưng qua một số tài liệu, báo chí, tôi chỉ thấy thiếu vắng một điều gì đó sâu lắng. Hoặc chưa ai viết trọn vẹn về những con người nơi đây. Lên bờ, anh Tư dẫn tôi đến thăm nhà cụ Nguyễn Hà. Năm nay cụ 77 tuổi, là một trong những hộ gia đình sống lâu năm ở đây. Cụ ngần ngại đón lấy cái bắt tay của tôi:

- Sống gần trọn cuộc đời trên mảnh đất này, bao nhiêu năm qua, thiên nhiên đã ưu đãi nơi này nhiều thứ nhưng cũng lấy đi nhiều thứ, chỉ mỗi khó khăn là quá biệt lập với đất liền. Mai này mà rời khỏi thôn Hòa Vân, tôi chỉ muốn một điều đó là mọi người hãy bình đẳng với thôn Hòa Vân, nhớ tới Hòa Vân với những hình ảnh đẹp nhất.

Tôi hiểu cụ Nguyễn Hà muốn nói đến tương lai gần của nơi này. Rồi đây sẽ có nhiều đổi thay, vì sự phát triển chung của thành phố Ðà Nẵng. Một ngày không xa, thôn Hòa Vân sẽ trở thành một khu du lịch cao cấp bậc nhất thế giới với một hệ thống khách sạn, dịch vụ biển, sân gôn, khu vui chơi có thưởng, bến du thuyền, du lịch sinh thái vùng núi... trên diện tích nghiên cứu hơn 500 ha và đầu tư hơn 5 tỷ USD. Người dân đang sinh sống nơi đây sẽ được tái định cư trên đất liền.

Với vị trí hiện tại, thôn Hòa Vân là một eo biển đẹp trông ra vịnh Ðà Nẵng, một bên dựa vào đèo Hải Vân, một bên là biển cả. Có thể đến đây bằng đường bộ và đường thủy. Không bị cuộc sống đô thị đổi mầu, hiện tại Hòa Vân vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, chân chất, và rất bình yên. Nếu không để ý, nhiều người không biết dưới chân đèo Hải Vân, nơi mỗi chuyến tàu, xe vào nam ra bắc, có những con người ngày ngày vẫn ngóng mặt trời lên. Thôn Hòa Vân là làng "Bốn không": làng không có Sổ đỏ, không xe gắn máy, không có thanh niên, không có đám cưới... Muốn vào đất liền, bà con đi bằng thuyền, hoặc đi bộ băng qua núi. Mỗi ngày, có một người bán hàng rong gánh thức ăn, rau củ, những đồ dùng cần thiết xuống bán cho bà con. Mùa biển lặng, UBND phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu bố trí thuyền chở bà con đi chợ vào ngày thứ 5 hằng tuần.

Tôi gặp ở Hòa Vân một người con gái miền Cần Thơ gạo trắng nước trong, chị Phạm Thị Thủy, quen và yêu chàng trai thôn Hòa Vân, quyết định về quê chồng sinh sống. Ðã tám năm nay sống ở nơi này,  lúa tự trồng, cá tự lưới, nuôi gà, nuôi lợn... và lo cho hai con vào đất liền ăn học, để kiếm cái chữ, cái nghề. Tôi hỏi, vì sao chị gắn bó với nơi này đến thế, chị không buồn? Quệt những giọt mồ hôi rịn trên trán, chị cười: "Nếu so với cuộc sống làm lụng cật lực ở Sài Gòn hồi tôi còn ở đó, thì quê chồng tôi (thôn Hòa Vân) sướng gấp vạn lần. Ở đây, tôi hít thở được không khí trong lành của biển, các con lớn lên mạnh khỏe". Khi tôi hỏi mỗi lần vào đất liền bán cá, chị gặp khó khăn gì không, chị Thủy rơm rớm: "Mang tiếng con làng Phong, bán buôn cũng khó, xã hội vẫn còn có người miệt thị con cháu thôn Hòa Vân...". Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi miền quê đều có những nỗi riêng - chung. Nghĩ thế, tôi thấy mắt mình cay cay. Ðiều chị Thủy vừa nói cũng là tâm tư của người thôn Hòa Vân hôm nay khi đã không còn ai mang bệnh, đã không còn ai lay lắt những cơn đau.

Những ngày này, tôi nghe trong tiếng gió và sóng biển rì rào kể những chuyện xa xưa. Ngày trước, đây là vùng đất biệt lập. Năm 1968, có người đến đây lập trại để nuôi dưỡng người bị bệnh phong. Ban đầu làng được gọi là "làng cùi", "làng hủi" vì chỉ có những người bị bệnh phong sinh sống. Có lúc số người mắc bệnh khắp các nơi đổ về lên đến ba, bốn trăm người.

Ngày chiến tranh kết thúc, mối tình giữa những người mắc bệnh phong nên duyên vợ chồng nên dân làng ngày thêm đông. Mãi đến năm 1998, Hòa Vân mới được công nhận là một đơn vị hành chính mang tên thôn Hòa Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Ðà Nẵng. Thôn Hòa Vân hiện có 131 hộ, 307 khẩu, với diện tích đất nông nghiệp hơn 8 ha. Có 20 hộ làm nghề biển đánh bắt gần bờ, còn lại chủ yếu sống bằng nông nghiệp, chăn nuôi, tự cung tự cấp. Cả thôn có 57 người được Nhà nước cấp gạo thường xuyên (240 nghìn/người/tháng), có 31 gia đình được cứu tế thường xuyên theo Nghị định 107 của Chính phủ.

Hiện tại ở Hòa Vân còn năm hộ nghèo theo chuẩn cũ, nhưng lại có tới 100% hộ nghèo theo chuẩn mới (thu nhập 800 nghìn đồng/ hộ/năm); có bốn hộ chính sách (thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng), tám hộ có thân nhân là liệt sĩ. Ở Hòa Vân có Trường tiểu học Hòa Vân 2 và một cô giáo dạy ba lớp ghép.

Toàn thôn có 90 học sinh từ cấp tiểu học tới đại học. Ðặc biệt là tám năm qua, Hòa Vân liên tục được công nhận là Thôn văn hóa. Ðược sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Hòa Vân đã được hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi mới nên năng suất lúa đã tăng lên 39 tạ/ha. Bà con chăn nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện đời sống. Nhờ sự gắn kết giữa tình quân - dân, Ðồn Biên phòng 244 đã có nhiều đóng góp rất lớn cho thôn trong việc phối hợp xây dựng thôn văn hóa. Qua đó, thôn Hòa Vân đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thiết chế văn hóa như: nhà sinh hoạt thôn, thiết bị âm thanh phục vụ hội họp, hệ thống loa thu phát sóng, khu vui chơi văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao...

Trò chuyện với bà con nghe nhắc nhiều tới những cái tên như bác sĩ Dụng, cô giáo Oanh, cô giáo Tâm... càng nghe càng thấm thía tình cảm của họ dành cho bà con. Họ là những người tình nguyện vì những người bệnh, vì sự học hành của trẻ em vùng này.

Trong nhiều năm gần đây, đẩy khỏi cái nghèo, cái biệt lập, và tự ái phiến diện vì con em làng phong, nhiều em cố gắng học tập thành đạt và vào đất liền công tác: dạy học, công nhân, kế toán... Vào dịp cuối năm, thôn Hòa Vân đông vui nhộn nhịp hơn vì nhiều thế hệ con em thôn Hòa Vân đi làm ăn xa trở về, trong ánh mắt người già thôn Hòa Vân, Tết năm nay dịp họ vui vầy và đoàn tụ nhất. Vì đây có lẽ là cái Tết cuối cùng trên ốc đảo này. Dù khó khăn vất vả đến mấy nhưng mỗi nhà vẫn dành dụm, chuẩn bị cho Tết với đủ đầy bánh trái, chúc tụng thăm hỏi nhau ngày đầu năm. Có một điều tôi rất xúc động, đã thành nếp cứ mỗi sáng mồng Một Tết, bà con áo quần tươm tất ra trước nhà văn hóa cộng đồng của thôn để chào cờ. Ðây là giây phút thiêng liêng nhất, bình dị đối với những người sống ở nơi đây. Cụ Nguyễn Hà nói với tôi thế. Cái

Nói rồi anh đưa tay chỉ bao quát cho tôi một chấm xanh nhỏ nhoi giữa mênh mông nước:

- Ðó là làng Vân, nay gọi là thôn Hòa Vân đó chị. Lớn lên ở Hòa Vân, cha mẹ tôi sinh được 15 người con, tôi là con thứ 14, là một trong những gia đình đầu tiên đi làm kinh tế mới ở đó sau Ngày giải phóng. Những năm tháng khó khăn cực nhọc mà cha mẹ tôi phải gồng gánh bươn trải qua ngày ở thôn Hòa Vân - xưa đây là làng Phong, nơi để chữa trị cho những người bị bệnh phong. Hồi đó, y học chưa tìm thấy những biện pháp trị liệu tốt như bây giờ. Tuổi thơ tôi lớn lên mang trong mình sự miệt thị là con làng hủi. Buồn lắm, chị biết đấy, nó dai dẳng và không bao giờ phai nhạt trong tôi. Khi lớn lên, tự mình tìm đến cái chữ, tự mình đi bộ một ngày hơn hai mươi cây số vào đất liền để học chữ.

Những ngày tháng đó, tôi chỉ mong mau mau lên được đất liền và ở hẳn trong đó. Vì tôi sợ những ánh mắt lảng tránh của bạn bè cùng trang lứa. Nhưng đến bây giờ, mỗi tuần tôi lại ra làng một lần, không ra là nhớ chịu không nổi. Tôi còn hơn ba mẫu ruộng ở đây. Các anh chị tôi đều đang ở đó. Có nhiều đoàn nhà báo, nhà từ thiện đã về làng. Họ đến rồi đi, như con nước mỗi độ thủy triều lên xuống. Nhưng bây giờ  thăm bà con làng tôi, chị sẽ cảm nhận được nhiều điều quý giá mà không phải bất cứ nơi nào cũng có.

Tết đơn sơ, giản dị mà ấm áp tình làng nghĩa xóm, con cháu vui vầy. Cái Tết không có hoa đào mà chỉ có một vài nhành mai núi.

40 năm hình thành và phát triển, Hòa Vân có biết bao thăng trầm, dâu bể. Tôi ghi lại đôi câu thơ của một người từng sống ở đây, rằng "Bạn đừng ngại đến Hòa Vân - Chỉ cần nhánh hoa dại ven rừng" và cả câu hát tiễn tôi về của anh Trà - người chở tôi về đất liền bằng thuyền thúng: "Yêu biết bao Hòa Vân thương nhớ - Mãi trong ta tình thương dạt dào". Tôi đứng lặng trước biển. Sau lưng tôi, hoàng hôn đang buông dần xuống núi. 
N.T.A.Đ

TRẦN TRUNG SÁNG



Một thoáng phù hoa
Khó có thể hình dung được mối quan hệ gần gũi nào giữa nghề thợ mộc chân chất vốn được hình thành, truyền bá rộng rãi từ những làng mạc Quảng Nam với cái nghề điện tử được xem là hiện đại và khá mới mẻ ở chốn thị thành. Vậy mà điều kỳ diệu ấy đã xảy ra, kể từ đầu thập niên 60, khi ba tôi đến chọn một chỗ cắm dùi lập lán trại tìm kế sinh nhai ở mãnh đất thuộc Khu giải trí hãy còn đang thưa thớt vài ba kiốt hầu như bỏ không tại Đà Nẵng.

Cái lán trại đi vào lịch sử ấy, làm thay đổi cả gia đình tôi, đầu tiên cũng chẳng hề khác với cái xưởng thợ mộc nhỏ nhoi với dăm ba người thợ cùng ván, gỗ, bào, cưa, dùi, đục… mà ba tôi đã trầy trụa chuyển dời hết nơi này sang nơi khác suốt thời trai trẻ. Chỉ có một điều thay đổi nhỏ : lần này, ngoài việc đóng giường, tủ, bàn, ghế…, ba tôi tập trung nhiều hơn vào mặt hàng buýp - phê, thùng ô-pạt-lơ ( loại tủ gỗ dành để máy đĩa hát và radio ). Lần đầu tiên, cơ sở làm ăn đặt giữa phố đông người qua lại, ba tôi phấn khích nổ lực tạo sự chú ý bằng cách mở hết cở âm thanh các đĩa nhạc phát ra từ thùng loa gỗ làm rộn rã cả khúc đường. Công việc ngày một phát đạt thuận lợi. Cái lán trại tuyềnh toàng dần dần biến thành một cửa hiệu ngăn nắp. Một ngày kia, một người bạn cũ của ba tôi – ông Tường Quang, một chủ hiệu Radio ở Hội An ghé thăm, bàn ba tôi nên chuyển việc kinh doanh sang hẳn nghề điện tử. Rồi cũng chính ông dẫn ba tôi vào Sài Gòn tìm hiểu công việc kinh doanh các mặt hàng này và cho mượn vốn để mạnh dạn đổi nghề.

Vài năm sau, hầu hết những người thợ mộc còn gắn bó với gia đình tôi đều trở thành những người thợ vô tuyến điện. Kế đến, cửa hiệu Radio mang tên Aùnh Sáng của ba tôi trở thành đại lý bảo hành đầu tiên của hãng National ( Nhật ) tại Đà Nẵng. Gia đình tôi sở hữu một chiếc xe hơi có nhiều hình chữ rực rỡ, chói chang nhằm mục đích chính tuyên truyền cho các sản phẩm điện tử của hãng National. Bởi lúc này cũng là thời điểm vô tuyến truyền hình đang bắt đầu có mặt. Ngoài chương trình phát hình của quân đội Mỹ, cũng đã bắt đầu bắt hình thành các chương trình của Đài truyền hình Huế, Đà Nẵng. Nhà nhà đổ xô mua sắm Tivi, bắt các trụ cột ăngten… Nhịp sống của Đà Nẵng càng trở nên hối hả, sôi động, nhất là khi cuộc chiến đang ngày một đang lan rộng, dân cư tấp nập dồn về đô thị.

Cái xóm nhỏ tôi được biết với tên gọi Khu giải trí, nghe nói xa xưa hơn nữa còn được gọi là Bến xe, hoặc Khu Hội chợ...mà dấu vết để lại là một ngôi nhà bát giác nằm giữa khoảng đất trống– có lúc được làm Sở vệ sinh, có lúc bỏ phế hoang tàn cho bọn trẻ đánh giày và những kẻ lang thang trú ngụ.

Nhớ những đêm đầu tiên, tôi cùng ba tôi đến nằm ngủ ở một chiếc ghế xếp dưới tấm bạt che của lán trại, tôi rất thích thú khi mỗi đêm khuya lắng nghe văng vẳng những điệu ca vọng cổ ngân dài cùng tiếng vỗ tay giục giã từng hồi từ rạp hát, làm những giấc mơ cũng chừng lấp lánh ánh sáng phồn hoa. Nhưng thời gian ấy cũng kéo dài không lâu. Sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm 1963, người ta giải toả rạp hát trong Khu giải trí, dành toàn bộ khu đất trống để thành lập công trường Quách thị Trang – tên của người nữ sinh đã bỏ mình trong cuộc biểu tình chống đối triều đại họ Ngô.

Một đài phun nước nằm giữa khuôn viên. Rãi rác những chiếc ghế đá nằm dọc theo các lối đi nhỏ trải đanh bê tông. Aáy vậy mà tuổi thọ công trường này cũng chẳng dài lâu. Sau vài lần được dành làm lễ đài cho ngày Phật đản và vài cuộc mitting thì hầu như những đài phun nước, ghế đá, cây xanh ...đều bỏ mặc chỏng chơ, chẳng ai còn ngó ngàng. Không lâu sau, môt đơn vị quân đội thuộc tiểu đoàn mãnh hổ Đại Hàn được điều đến, giăng rào cổng ngõ, thép gai bốn phía. Thế là một công trình mang dấu ấn Hàn quốc đầu tiên ra đời tại Đà Nẵng : Đình Hoà Bình.

Mảnh đất ba tôi đến cắm dùi ngày nào bấy giờ không còn là dãy phố vắng vẻ với vài kiốt quạnh hiu, mà trở thành một tụ điểm thương mại sầm uất, góp phần cho hoạt động kinh doanh của trung tâm Đà Nẵng thêm phong phú.

Nếu muốn nhắc đến những cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp đầu tiên của Kim Dung đã có mặt tại Đà Nẵng như thế nào, thì người ta không thể quên được Bình Dân thư quán – cái kiôt của một gia đình người Hoa nằm ngay góc đường Hùng Vương- Nguyễn thị Giang ( nay là đường Nguyễn thị Minh Khai ). Thật lạ lùng, chẳng biết vì sao Kim Dung và những nhân vật của ông ra đời và gần gũi với bối cảnh của cuộc chiến Việt Nam đúng lúc như vậy? Người ta say sưa theo dõi hành tung của những cao thủ võ lâm ở chốn giang hồ chẳng khác những kiểu biến hoá khôn lường của các chính khách trên chính trường miền Nam lúc này. Thế nhưng, cửa hiệu Bình Dân thư quán không phải là một điển hình thành công. Có một đêm tôi nhìn thấy một trong những người đàn ông rường cột của gia đình gốc Hoa này, say rượu vừa đi nghiêng ngã, vừa chửi rủa : “ Đả đảo Nguyễn văn Thiệu. Chính quyền Nguyễn văn Thiệu làm cho dân đen chết đói !... “ Một thời gian sau, cả gia đình này âm thầm bán nhà, lặng lẽ dọn đi trong đêm tối. Nghe nói họ vỡ nợ, vào lập nghiệp mới ở Sài Gòn.

Trái ngược với Bình Dân thư quán, ở phía đầu xóm, sát kề với lối vào công viên Đình Hoà Bình là gia đình của một người thợ hớt tóc được biết với cái tên chỏi tai : Hoa mùa xuân. Có lẽ đây là một hiệu hớt tóc nổi tiếng nhất Đà Nẵng, song người ta không hẳn biết nó vì chuyện hớt tóc, mà vì tại đây có bầy con trai 5 đứa là những người đầu tiên đem lại một nghề mới trên vỉa hè Đà Nẵng : Nghề làm chìa khoá và mở ổ khoá. Hùng “ chìa khoá “- người con cả trong gia đình vốn nằm trong một đơn vị kỹ thuật của không quân, có lần tình cờ học lỏm được nghề ổ khoá dùng để phục vụ trong quân đội Mỹ, đã đem nghề này về gia đình, rồi về sau truyền bá tràn ngập trên các ngả tư đường phố. Từ bàn tay trắng của một gia đình lao động, những người con của gia đình Hoa Mùa Xuân chẳng những làm thay đổi cho chính cuộc đời mình mà còn “ xoá đói, giảm nghèo “ cho nhiều cuộc đời khác. Về sau 1975, Hùng còn phất lên với nhà cửa, xe hơi, khiến nhiều người đồn đại là anh ta đã lấy được tiền trong một két sắt của chế độ cũ để lại.

Dãy phố của chúng tôi lại còn xô bồ và tấp nập hơn bởi sự có mặt của hai quán càphê có tên Thanh Hải và Thuỷ Liên. Nó xô bồ đến mức chính quyền phải để mắt tới và ngay phía trước lề đường nơi đây được cắm một biển to tương tự biển hiệu giao thông: Cấm quân nhân (!). Sở dĩ có cái trường hợp cấm kỵ là vì suốt nhiều năm liền, khu vực này thường xuyên diễn ra các cuộc gây gỗ, xung đột, bắn phá của nhiều binh chủng thuộc quân đội Sài Gòn. Và do vậy, cái biển cấm ấy chỉ thực sự được áp dụng mỗi khi có các đội tuần tiểu Quân cảnh thường xuyên ghé qua. Bình thường, mỗi ngày tình cờ hoặc cố ý hẹn trước, nhiều tốp lính vẫn xô xát, rượt đuổi...rồi giải tán rất nhanh. Có cả những lần các đơn vị lùng sục nhau, huy động những chiếc xe jeep cài đặt súng ống đạn dược chạy trên đường phố. Vậy mà ấn tượng mạnh nhất với tôi lại là một sự kiện nho nhỏ. Đó là một lần tôi nhìn thấy phía sau xóm, ở khu nhà bát giác bỏ hoang, có tiếng đánh đấm sầm sập. Tôi tò mò chạy theo một nhóm lính quần áo rằn ri về hướng đó để theo dõi. Ở sát bờ tường, một gã đàn ông mặc đồ lính lôi hổ đang cầm một thanh gỗ đập vào một thiếu niên đứng dang thẳng hai tay. Gã vừa đánh vừa hét : “ Mày có nghe tao không? Tao là Tony Hải (*)– đệ tam du đảng miền Nam. Dân bụi đời thì phải biết tên tao. Bây giờ tao ra lệnh mày phải về nhà, bỏ hút sách nghe chưa?”. Đám lính tráng từ hai quán cà phê dồn đến đông hơn. Bỗng nhiên, gã lôi hổ xưng danh Tony Hải quay lại, chỉ tay vào đám đông gầm lên : “ Còn tụi mày nữa, cút hết ! “ Thật bất ngờ, cái đám đông tưởng hổn tạp hung dữ mọi ngày, chẳng những không can thiệp mà lại giải tán thật nhanh.

Dù vậy, Tony Hải chỉ là kẻ ghé qua thoáng chốc, không phải cư dân thường trực tại đây. Có một nhân vật khác, một mình một ngựa, tưởng chừng như được sinh ra và lớn lên từ bãi cát trắng trước ngôi nhà bát giác. Nhân vật này có tên L. U.. Hồi ba tôi mới đến cắm dùi, tôi đã trông thấy gã đàn ông này thường quần áo bảnh bao, thắt cà vạt cầm những bộ đồ nghề ảo thuật, đứng trước ngôi nhà bát giác thu hút đám đông bằng những bài hát lô - tô và những trò xiếc rẽ tiền. Người ta xầm xì, gã kiếm sống bằng nghề “hai ngón”, nhưng hầu như ở xóm tôi không ai quan tâm đến việc riêng của gã. Thỉnh thoảng gã đi biền biệt vài ba tháng, rồi về lại nương náu với đám thợ thầy trong hiệu bán giày da Hợp Lực. Những lúc gã có mặt, bọn trẻ con thường thích thú chào đón những trò ảo thuật mới lạ, nhưng người lớn đôi lúc dè dặt bởi điều đó có thể dự báo những cuộc bố ráp, mà nhà nào cũng chứa chấp dăm ba thanh niên trốn quân dịch.

Vào thời điểm này, công việc làm ăn của ba tôi càng phát triển thì nhu cầu hoạt động lại càng đòi hỏi phải đa dạng hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh doanh sửa chữa Radio, Tivi mà còn bước sang lĩnh vực băng đĩa nhạc, cassette, xe gắn máy...; song đồng thời cũng phải chịu đựng sự cạnh tranh và nhiều thử thách rủi ro, nguy hiểm. Đôi lần tôi thấy ba tôi đã phải đối phó cả với những vụ điều tra vì bị tình nghi có mối quan hệ hàng hoá các vùng do mặt trận giải phóng kiểm soát, phải chạy chọt tốn rất nhiều tiền mới thoát nạn.

Thế nhưng, cũng như những gia đình khác cùng xóm, sự khó khăn vì việc làm ăn thường qua rất nhanh, không đe doạ bằng một dạo mỗi nhà nhận được cái thông tư do Đại tá Thị trưởng nguỵ quyền Nguyễn Ngọc Khôi ban hành : Giải toả dãy kiốt Hùng Vương.

Dường như cái thông tư đó lặp đi lặp lại khoảng 3 lần. Lần thứ nhất, cả xóm xầm xì với nhau, rồi phớt lờ, mặc kệ (!). Lần thứ hai, sau khi phổ biến chủ trương bằng văn bản, có một đoàn xe cảnh sát cầm súng ống, rào kẽm gai đến vây quanh xóm, lúc ấy ba tôi cùng toàn bộ những người đàn ông trong xóm phanh ngực áo đến trước mũi xe GMC thách bắn, chứ không chịu đi đâu hết (!)... Lần thứ ba, mọi việc trở thành êm xuôi lặng lẽ, mà đến giờ này tôi vẫn không hiểu được đó là do sự mệt mỏi của một chính quyền sắp tan rã, hay là kết quả của một sự việc tâm linh (?)

Hồi đó, sau khi giải toả rạp hát ở Khu giải trí, người ta vẫn giữ nguyên lại một cây cổ thụ ở trước khuôn viên. Cây cổ thụ này thường xuyên được dân người Hoa ở các khu vực lân cận đến thắp hương thờ cúng. Dù vậy ở xóm tôi, mọi người chỉ bắt đầu chú ý và thần thánh hoá miếu thờ nơi này khi xảy ra sự kiện “ Đám cưới ma “ của gia đình hiệu thuốc bắc Vạn Sanh Đường (một ngôi nhà ở đối diện xóm ). Nguyên gia đình Vạn Sanh Đường có lần nằm mộng thấy người con chết non của họ đòi làm lễ cưới với một vương hồn là con của một gia đình khác cũng nằm trên địa bàn thành phố. Hai gia đình bị thế giới vô hình thúc đẩy tìm đến gặp nhau, và xác định cả hai bên đều nằm mộng giống nhau. Họ đến trước gốc cây cổ thụ khấn vái và được chấp nhận ngày giờ tiến hành lễ cưới chính thức. Lễ cưới đó được xem là một cái “ đám cưới ma” trong thế giới có thật vô cùng đình đám tại Đà Nẵng, được báo chí miền Nam làm rùm beng một thời. Từ việc này, ở xóm tôi, gặp những lúc rắc rối khó khăn cũng thường đến cây cổ thụ cầu khấn. Và sự việc khu kiốt bị thông báo giải toả lần thứ ba đã được cúng kiếng xin xỏ nơi đây. Không rõ thần linh có thật và chứng giám ra sao, nhưng chính xác sau lần đó đến ngày hoà bình, không còn nghe ai nhắc đến việc dời nhà.
Ít nhất, gần nửa năm trời kể từ 29.3.1975 ngày Đà Nẵng được giải phóng, gia đình nhà tôi hầu như chẳng chú tâm đến việc làm ăn, buôn bán. Ba tôi cứ mãi sống trong tinh thần phấn khởi, hồ hởi cứ y như là chính ông đã góp phần to lớn trong công cuộc giành được độc lập cho đất nước. Thỉnh thoảng, mỗi ngày một anh bộ đội chính quy miền Bắc nào đó vô tình lạc bước đến cửa hiệu nhà tôi ngắm nghía các loại máy móc điện tử trong tủ kính, lập tức sẽ được ba tôi mời một bữa cơm thân mật và tặng ngay một “ chiếc đài “ bọc vỏ da mới toanh. Những lần như vậy, tôi thường nghe ba tôi khoe với khách rằng suốt nhiều năm qua, ông đã thường xuyên chuyển lương thực, tiền tài về các vùng du kích ở miền quê Hội An và cưu mang con em những người đi tập kết làm nghề trong nhà, từng bị chính quyền nguỵ theo dõi, gây khó khăn rất nhiều. Sau thời gian các hoạt động của thành phố đã khá ổn định nề nếp, ba tôi sắp xếp giao hết việc nhà cho má tôi và thợ thầy quán xuyến, còn ông tập trung theo đuổi xây dựng các Hợp tác xã thảm len, áo mưa… của phường , quận giao trách nhiệm.

Tinh thần nhiệt tình cách mạng ba tôi không chỉ dừng lại ở đó. Ông còn quán triệt tất cả anh chị em chúng tôi : “ Gia đình mình là gia đình cơ bản, phải đi đầu làm gương trong mọi chủ trương của chính quyền cách mạng. Do đó, ba muốn các con phải tham gia nhận mọi công tác mà nhà nước đang cần “. Chẳng bao lâu sau, trong gia đình tôi, những đứa con gái lớn đều nhận công tác trong ngành y tế tại các vùng miền núi. Bản thân tôi cũng thi hành nghĩa vụ quân sự trong đợt đầu tiên, và rời xa thành phố suốt một thời gian dài…


Năm 1983, má tôi qua đời. Mọi thứ chung quanh dường như vẫn không nhiều thay đổi. Nếu có khác, là bây giờ dãy phố lại mọc ra thêm vài cửa hiệu điện tử tương tự, mà nguy hại hơn cả, có một người thợ sang băng nhạc đã sáng tạo ra một hệ thống thủ công rọc sợi băng nhạc 3600 feet ( đây là loại băng cối có ruột mỏng, thời gian dài nhất ) biến chế thành ruột băng casette, gây khó cho những cửa hiệu buôn hàng chính thống. Từ đây, song hành với nghề “ độ “ mới vỏ các loại máy móc, băng cassette “ dõm “ đổ bộ ra chợ trời và tràn ngập thị trường miền Trung. Ngay cả gã L.U. cũng đã ổn định gia đình, xoá bỏ quá khứ lầm than, gia nhập vào đội quân bán hàng “ Hồng Kông bên hông Chợ Lớn “. Khác hơn chút nữa, là các loại hàng điện tử phần lớn đã thay thế các linh kiện transistor bằng IC. Những người thợ sửa chữa ở nhà tôi vốn không trang bị cao về văn hoá, giờ không theo nghề nổi đều về quê qúan làm nông, hoặc chuyển sang nghề khác. Công việc quản lý cửa hiệu thuộc về những đứa em út của tôi – môït thế hệ mới kế thừa, đủ học vấn và sự lém lỉnh để đổi phó với cảnh làm ăn chợ búa hiện thời.

Tuy nhiên, ở phía khuôn viên đất trống của Khu giải trí ngày nào thì liên tiếp có nhiều dơn vị nhà nước đổi nhau quản lý, nhưng không thấy một mô hình ổn định dứt khoát. Vì lý do đó, phía cổng sau của xóm có lúc được mở ra , có lúc bị bịt chặt. Rồi dăm ba năm một lần, phong phanh có tin: khuôn viên này sẽ bị giải toả quy hoạch để xây dựng thành một trung tâm thương mại quan trọng của thành phố. Cả xóm xầm xì bàn bạc. Nhưng ba tôi bảo: “ Phải chấp hành thôi. Đây là chính quyền của dân, không như chính quyền của địch truớc kia. Chỉ mong sao mấy ổng đền bù tương xứng “. Cũng không thấy ai đặt hy vọng vào thần linh, vì sau nhiều thập niên xáo trộn, cây cổ thụ ngày nào trong sân Khu giải trí đã không còn. Mọi người vừa tiếp tục kinh doanh mua bán, vừa thấp thỏm đợi chờ …


Sau nhiều lần các bộ phận có trách nhiệm của thành phố đến đo đạc và họp hành phổ biến chủ trương, vào một ngày giữa năm 2005, dãy phố của chúng tôi nhận được quyết định chính thức về việc bàn giao mặt bằng cho nhà nước trước tháng 11 cùng năm. Đúng thời hạn, trong vòng một ngày, ba tôi là người đầu tiên cho tháo gỡ gần hết toàn bộ phần nội thất của ngôi nhà. Vậy mà điều này làm cả xóm rúng động, thất sắc. Thậm chí, có người đến trách cứ ông, tại sao cứ răm rắp chấp hành chính sách nhà nước, không để thư thả chờ, may ra…

Và họ vẫn cứ chờ. Một tháng. Hai tháng. Ba tháng... Có lời đồn đãi, chủ trương quy hoạch đã dừng lại. Ba tôi dỡ khóc, dỡ cười. Đi chẳng được, mà dọn về lại thì thật quá ê chềâ (!)

Nhưng rồi cuối cùng, chủ trương quy hoạch cũng được triển khai thực hiện. Hầu hết toàn bộ các hộ dân tại xóm tôi được chuyển đổi đền bù tại một khu đất mới trên tuyến đường Điện Biên Phủ vừa mới khai mở. Trong ngày nhận bốc thăm lô đất mới, vị Chủ tịch Quận vốn là chiến hữu cùng thi hành NVQS đợt đầu tiên với tôi giới thiệu ba tôi cùng vị lãnh đạo thành phố : “ Hộ này thuộc diện gia đình cơ bản. Từ xưa đến nay luôn đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương của nhà nước, việc bàn giao đất ở dãy kiốt Hùng Vương, hộ này cũng là gia đình tháo gỡ đầu tiên… “. Chỉ có chừng ấy câu nói thôi mà ba tôi vui vẻ đến mấy ngày liền. Cho đến một lần, tôi đưa ông đi thăm nền gạch còn lại của ngôi nhà cũ chơ vơ giữa bãi đất đá ngổn ngang hiu quạnh, tôi mới thấy nét mặt ông thoáng buồn, nói vu vơ : “ Tất cả rồi cũng là phù hoa. Mọi thứ đi qua hết. Có vậy, cuộc sống mới không ngừng biến chuyển “.

Mai này, một cao ốc của Trung tâm thương mại hoành tráng sẽ mọc lên, thay chỗ cho cái xóm nhỏ một thời của tôi. Rồi sẽ có bao nhiêu trang đời mới, buồn vui mới...

Thoáng nhìn lại, mùa xuân đã vừa qua và ba tôi đã ngoài tuổi tám mươi.
T.T.S

GC: Tony Hải là một trong ba nhân vật hàng đầu của băng du đảng Đại Cathay khét tiếng miền Nam thập niên 60, từng được Duyên Anh thần tượng hoá trong tiểu thuyết Điệu ru nước mắt.

NGHI THẢO



Bên dòng sông Cu Đê
Tạm xa phố phường, xa con sông Hàn thơ mộng, xa không khí sôi nổi của những ngày cuối năm giữa lòng thành phố; tôi đến với đồng bào Katu tại hai thôn Giàn Bí và Tà Lang thuộc xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang. Tôi đi tìm chút xuân giữa núi đồi. Chút xuân bên dòng sông Cu Đê.
TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY

Tôi có nghe bạn bè kể nhiều về cái nơi mà tôi sắp đến. Họ kể về con đường đầy bụi và dốc; về dòng sông Cu Đê; về những đổi thay từng ngày trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Katu… Và cuối cùng tôi đã quyết định vượt gần 40 km để đến với những con người mà trong cảm thức của tôi vừa có cái gì đó rất gần gũi mà cũng thật xa xôi.

Chạy xe qua một con suối nhỏ, tôi đặt chân đến thôn Giàn Bí. Tôi ngạc nhiên đứng nhìn những dãy nhà được xây và lợp tôn giống nhau nằm cạnh chân núi. Không phải là những nhà lá, nhà tranh như trong tưởng tượng của tôi. Tôi thú vị với những ý nghĩ vẩn vơ của mình. Một người phụ nữ đang cuốc đất, ngước lên nhìn tôi và cười. Đi theo chị, tôi tìm đến nhà ông Alăng Xiên – Bí thư Chi bộ thôn Giàn Bí. Theo lời người phụ nữ kể thì ông Alăng Xiên chính là người đầu tiên đặt chân đến mảnh đất này và sinh sống. Ông đã chứng minh cho cả dân làng biết là nơi đây không hề có ma quỷ như trong tiềm thức họ.

Trầm tư bên tách trà, ông kể cho tôi nghe về sự tích cái tên Giàn Bí “Vào những năm 1945, tiểu đoàn 19 đóng quân tại đây, họ trồng trọt, sản xuất rất nhiều và chủ yếu là trồng bí, nên thôn này có tên Giàn Bí từ đó đến giờ”. Rồi ông cười, giọng đầy phấn khởi giải thích cho tôi biết tại sao có những dãy nhà xây cạnh chân núi. Ông bảo “Nhà của Đảng, của nhà nước, của Ông Nguyễn Bá Thanh cấp cho dân làng trong chính sách xoá nhà tạm. Bà con ở đây họ mừng lắm. Không sợ cái gió, cái mưa nữa rồi. Bây giờ chỉ lo làm ăn qua ngày thôi.” Nhìn ông cười, tôi đã hiểu phần nào về sự thay da đổi thịt của mảnh đất giữa núi đồi này. Và tôi cũng đã thấy được sự quan tâm cụ thể, thiết thực của Nhà nước, của các cấp lãnh đạo Thành phố dành cho đồng bào Katu.

Thôn Giàn Bí có 73 hộ gồm 325 người, họ sống chủ yếu bằng nghề nông, chăn nuôi và trồng trọt. Cả thôn chỉ có 14 hộ dân làm nghề trồng lúa nước với diện tích 2,8 ha. Còn lại cây lương thực chính vẫn là sắn, bắp. Ngoài ra họ còn trồng thêm mía, đậu xanh, và các loại rau quả trong vườn. Dân trong làng dùng nước Khe Sô vừa uống, vừa tắm giặt, vừa tưới tiêu. Vào những ngày cuối năm như thế này, bà con dân làng đang tất bật chuẩn bị gieo trồng bắp, đậu trong vườn và trên rẫy cho kịp vụ tháng ba. Không khí làm việc rất sôi nổi. Đàn ông, đàn bà, người cuốc đất, kẻ gieo hạt. Đời sống của bà con không còn đói khổ nữa. Họ đã có cái ăn cái mặc. Đất cằn cỗi không trồng lúa được thì chuyển sang trồng hoa màu, chăn nuôi để đổi lấy gạo. Cả hai thôn Tà Lang và Giàn Bí luôn đoàn kết động viên nhau tham gia sản xuất, lấy sức người vượt sức thiên nhiên. Về đây, tôi lại được nghe bà con nhắc đến tên người phụ nữ làm sản xuất giỏi, là người mà bà con luôn lấy làm gương đó là chị Alăng Thảo. Tôi đến gặp chị trong lúc chị đang cùng chồng khuân đá ngăn nước ngang con suối chảy về hai ao cá nhà chị. Người phụ nữ với vóc dáng nhỏ bé, làn da đen sẫm nhìn tôi tươi cười. “Tôi phải ngăn nước lại chứ không mai mốt nước tràn xuống thì cá trôi về trời hết” – chị giải thích như vậy. Hằng ngày công việc của chị là chăm lo cho hai ao cá, đàn bò và mấy sào ruộng. Không có cái chữ trong đầu, nhưng sống lâu ngày với núi rừng, với mảnh đất cằn cỗi này đâm ra quen dần, rồi vừa tự làm vừa tự rút kinh nghiệm.

Cuộc sống của đồng bào Katu tại thôn Giàn Bí cứ bình lặng như thế mỗi ngày. Buổi sáng bà con lên rẫy, lên rừng chăm lo từng cây sắn, cây đậu. Tối về lại quây quần bên nhà rông xem ti vi. Đời sống đã dần đi vào ổn định.


BÔNG RÙ RÌ BÁO HIỆU MÙA XUÂN

Tín hiệu mùa xuân của đồng bào Katu tại Hoà Bắc đó là những bông rù rì dọc sông Cu Đê. Bông rù rì chỉ nở vào mùa xuân, hoa màu đỏ,nở từng chùm. Cứ mỗi năm đến khoảng 27,28 ÂL bà con lại đi hái về nhà để chưng ba ngày Tết. Cũng vào khoảng thời gian này là lúc cả thôn làng tập trung lại làm heo cúng đất đai, cầu cho năm mới mùa màng phát đạt. Tục lệ của người Katu bây giờ đã khác xưa. Họ không còn hăng say với công việc giết trâu, lấy máu tế thần như thời tổ tiên của họ vẫn làm. Họ đã nhận thức rõ được “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Mùa xuân đối với họ là cả một mùa vui. Đây là dịp để cho con cháu đi học xa hay những thanh niên đi làm xa trở về vui Tết. Cho nên, nhà nào cũng mua sắm bánh trái, cũng có thịt cá và có gạo do nhà nước cấp, đủ đầy trong ba ngày Tết.

Mùa xuân là dịp để con cháu dâu rể đáp trả ơn nghĩa cha mẹ. Người Katu tại thôn Hoà Bắc có tục lệ vào ngày đầu năm mới (tức mồng 1 Tết ÂL), thường mang chén gạo với con cá, hoặc khổ thịt đến tạ ơn cha mẹ. Bà con hàng xóm cũng chúc mừng nhau như vậy. Đó cũng là cách họ cầu nguyện cho nhau sang năm mới được mùa. Mùa xuân còn là dịp để bà con dân làng tập trung tại nhà rông đón giao thừa, nghe Chủ tịch nước đọc thư chúc Tết, vui chơi, hát lí, đối đáp. Bằng điệu lí, bằng những câu đối đáp, họ động viên nhau đoàn kết xây dựng làng xóm, phát triển kinh tế, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ.

Ông Bí thư Chi bộ thôn say sưa kể cho tôi nghe về ngày Tết nơi đây. Phía ngoài kia con sông Cu Đê vẫn đang hiền hoà chảy. Bông rù rì dọc bờ sông cũng sắp bắt đầu đánh thức mùa xuân. Bà con trong thôn Giàn Bí vẫn miệt mài trên rẫy, họ nói cười, họ say sưa công việc và họ đang chờ đợi những bông rù rì nở thắm, chờ đợi mùa xuân về. Còn tôi, tôi cũng đang chờ đợi một ngày được quay trở lại nơi đây vào ngày đầu xuân.

Tôi rời Hoà Bắc quay về thành phố, bỏ lại sau lưng con đường lọt thỏm giữa núi đồi, bỏ lại chút gió tạt vào mặt se lạnh. Tự nhiên thấy lòng ấm áp lạ. Hồ như trong tôi đang hiện rõ từng nụ cười, từng ánh mắt, từng dấu chân người đang vội vã đi lấy đá ngăn không cho con cá trôi về trời. Và những bông rù rì dọc triền sông Cu Đê đang chuyển mình vào xuân.

N.T



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương