Tập sách được sự tài trợ của ubnd thành phố Đà Nẵng Để Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững



tải về 1.29 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.29 Mb.
#9078
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

4. Mê sự yên tĩnh của biển mùa Đông. Và đã uống chậm nỗi buồn thấm sự thanh vắng của biển đêm tháng Tám, gần 2 năm trước . Đêm ấy, tôi mới biết tin, thày tuyệt vời của tôi, nhà thơ Trần Hòa Bình, người lúc nào tim cũng đập nhịp yêu đã sang miền mây trắng sau cơn đau tim đột ngột. Lỗi và niềm ân hận của tôi là không thể kịp về tiễn biệt thày. Lúc ấy, tôi buông mình vào lặng yên. Lúc nào cũng thèm tĩnh lặng. Tĩnh lặng để tận cảm nỗi buồn cô độc. Nối buồn sáng lên trên đường Bạch Đằng, nghĩ về sự sống và cái chết, tốc độ và ngưng đọng khi đứng bên những bức tượng đá trắng(của các nghệ nhân làng đá Non Nước) dọc sông Hàn.

Không phải ciné, không ở Hollywood, em vẫn mường tượng, sẽ có lần anh ôm em chặt và hôn nhau ngạt thở trên cầu sông Hàn rực sáng lộng lẫy trong khi cầu đang quay, đang xoay chúng mình. ĐN, không gắn bó đến máu thịt, không mơ hồ xa lạ, mà là khát khao không cưỡng nổi. Mỗi lần tàu qua đây, chừng 15 phút, dù chiều đi hay về, tôi cũng xuống ga, ra ngoài để nhìn thành phố, dù chỉ trong một góc hẹp của đoạn đường trước cửa ga hay hẹn gặp bạn vài lúc ngắn ngủi.

Một kỷ niệm nhớ đời, khi ở SG ra HN năm 2006, lúc tàu dừng, tôi vào FaiFo, đi một vòng thăm lại KS, quay lại thì tàu vừa chạy. Đành phải thuê xe ôm chạy thẳng Huế; may tàu qua đèo chậm, xe ôm đến ga trước tàu 30 phút. Vấn vương với ĐN thế, thì lỡ tàu chỉ là một chuyện đáng nhớ trong chuỗi kỷ niệm dài. Sân ga tàu hoả hay sân bay đều là nơi đi - về, lên - xuống nỗi buồn, vì nó chia ly hay gặp rồi cũng phải xa nhau. Những câu thơ tôi đã viết từ kỷ niệm với ga ĐN: "Tàu chưa vào ga đến/ chưa gặp đã sợ ngày về", là niềm mong mãnh liệt, không muốn rời. ĐN nâng cấp sân bay quốc tế công suất 4 triệu lượt khách/năm, hàng triệu người đến rồi đi, đọng lại bao nhiêu nhớ? Chưa từng đi máy bay đến TP này, tôi luôn chủ ý dành những sự "đầu tiên" cho người mình yêu quý. Có một hẹn hò từ những ngày áp Tết, mùa Đông tới, chúng tôi sẽ cùng bay tới ĐN để cùng nhau hưởng biển vắng người, để môi nóng hôn liên miên vì nhớ nhau, khi người yêu ngay bên cạnh.

Hẹn trở lại mùa Đông 2010. Tôi chưa biết mùa Đông ĐN thế nào, ĐN có mùa Đông không? Những cặp tình nhân, những tình yêu đặc biệt luôn khao khát đến Paris, Venise... hãy thử một lần yêu bên biển Mỹ Khê - ĐN...

Em muốn ngồi bên Anh trước biển đêm, để biết mùa nồng nàn, để thấy biển mênh mông không ánh xanh như tranh Phái mà ánh trăng diễm lệ trong mắt nâu đắm đuối. Biển sâu như mắt. Vũ trụ có lỗ đen bí ẩn. Đôi mắt Anh và em là lỗ đen của vũ trụ người.

Sự bao la của biển đối lập Anh và em, em bỗng thấy mình lớn lao trong tình yêu của Anh, trong hơi thở ấm, trong nụ hôn có vị mặn biển. ĐN, quá nhiều gió thổi. Gió như nỗi nhớ mùa mùa.


28.3.2010

V.T.L


HẢI HỌC
Người nước ngoài tìm đến Đà Nẵng làm điêu khắc đá

Nếu làng đá mỹ nghệ Ngũ Hành Sơn thu hút khách du lịch nước ngoài đến tham quan, mua sắm thì Trung tâm điêu khắc đá thuộc Quỹ điêu khắc Đà Nẵng lại có sức cuốn hút nhiều nhà điêu khắc nước ngoài tìm đến chọn làm nơi sáng tác và chuyển phác thảo của mình sang chất liệu đá với nhiều kích cỡ khác nhau.

Trung tâm điêu khắc nằm khuất sâu trong con đường nhỏ thuộc phường Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn. Thưa thớt xe cộ, nên tiếng cưa đá, chạm đá suốt ngày nghe thật trong trẻo, tạo nên mớ âm thanh rộn ràng, náo nức. Những người thợ Đà Nẵng cùng người nước ngoài cắm cúi dán mắt vào từng nét chạm trỗ trên những tảng đá cao quá đầu người và cứng như đá. Không còn phân biệt tóc đen, tóc vàng, tất cả đều một màu trắng nhờ của bột đá. Một biểu hiện sinh động của thời buổi giao lưu, hội nhập văn hóa.

Từ nhiều năm nay đây đã trở thành điểm đến đáng tin cậy của nhiều nhà điêu khắc từ nhiều quốc gia. Đã có trên bảy mươi nhà điêu khắc nước ngoài đến tham quan tìm hiểu, trong đó có trên bốn mươi người từ Na- uy, Thụy- điển, Đức, Hà- lan, Áo, Itxraen, Mỹ, Úc, Xingapo v.v. đã ở lại đây nhiều ngày, nhiều tuần để sáng tác và hoàn thiện tác phẩm của mình. Có người mang phác thảo theo, có người lại tìm thấy cảm hứng sang tạo từ truyền thống văn hóa cũng như vẻ đẹp duyên dáng mà hung vĩ của thành phố bên bờ song Hàn thơ mộng. Có người nhờ đội ngũ thợ lành nghề của Trung tâm chuyển phác thảo tác phẩm của mình sang chất liệu đá, người khác lại tự tay xẻ đá, đục đá, xem đây là cơ hội để học hỏi, nâng cao tay nghề.

Những ngày đầu năm nay Trung tâm đón đoàn gồm bảy nhà điêu khắc đến từ đất nước Thụy- điển. Họ đến lao động nghệ thuật tại đây, người ở lâu nhất đến hơn một tháng. Đó cũng chính là thời gian họ đi thăm thú Đà Nẵng, tìm hiểu đời sống, văn hóa Việt Nam để như họ nói “làm phong phú thêm vốn văn hóa của mình và tìm cảm hứng sáng tác”. Tranh thủ lúc họ ngừng tay rời xa các tác phẩm đang dở dang để vây quanh, tò mò, xem những người thợ Việt Nam cúng Tất niên, chúng tôi có cuộc chuyện trò vui vẻ. Trả lời câu hỏi tại sao lại chọn nơi này, nhà nữ điêu khắc Thụy- điển giải bày:”Qua website của Trung tâm, chúng tôi thấy ở đây rất thuận lợi cho công việc của mình. Trang thiết bị kỹ thuật cho chế tác đá khá hiện đại. Đội ngũ thợ có trình độ cao, lại giao tiếp được bằng tiếng Anh khá tốt. Giá đá, giá nhân công rẻ hơn nhiều so với Châu Âu. Quả là như vậy. Chúng tôi lại còn có thể kết hợp làm một chuyến du lịch thú vị đến Đà Nẵng, Thật tuyệt vời!”. Còn người bạn của bà lại đến đây vì nghe theo lời khuyên của một nhà điêu khắc Na- uy từng gắn bó với nơi này. Ông ấy đã cho bà xem khá nhiều ảnh các bức tượng đá do những người thợ của Trung tâm thực hiện tại Na- uy theo yêu cầu rất khắt khe về nghệ thuật của phía bạn. Và bà bị cuốn hút thực sự trước tài năng của họ. Bà nói:”Qua gần một tháng ở đây, tôi đã hoàn thành tác phẩm của mình. Không có gì phải phàn nàn. Cảm ơn những người thợ Đà Nẵng tài hoa. Cảm ơn người đồng nghiệp Na- uy đã cho tôi một lời khuyên hết sức quý giá”.

Nhiều nhà điêu khắc nước ngoài đến rồi lại đi, nhưng có một người đã chọn Đà Nẵng làm quê hương thứ hai, chọn Trung tâm điêu khắc làm xưởng sáng tác của mình. Đó là nhà điêu khắc Na-uy Oyvin Storbeaken. Cũng chính từ nơi đây ông đã hoàn thành và tặng cho thành phố Đà Nẵng bức tượng lớn thể hiện ba thiếu nữ Việt Nam của ba miền đất nước thân ái sát cánh bên nhau. Bức tượng được đặt bên bờ đông sông Hàn. Giờ đây ngày ngày ông vẫn đến xưởng miệt mài với các tác phẩm mới của mình. Hiện ông là tình nguyện viên trực tiếp giúp đỡ, cộng tác với Quỹ điêu khắc Đà Nẵng và là mối dây liên lạc mời gọi nhiều nhà điêu khắc nước ngoài, nhất là các nước Bắc Âu đến với Đà Nẵng.

Oyvin rất tự hào với đội ngũ những người thợ trẻ Đà Nẵng mà ông góp phần không nhỏ đào tạo suốt năm năm qua để họ có được trình độ như hôm nay. Nhờ ông mà họ học được bao điều khi tận mắt nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế giới trong các bảo tang Châu Âu, được học cách làm tượng từ đá granit ở Na-uy, được trao đổi kinh nghiệm với những người chạm đá ở I-ta-li-a vv…Chính nhờ vậy, hôm nay có người không chỉ giỏi thể hiện chân xác bằng chất liệu đá những phác thảo rất phức tạp, nghệ thuật cao của các tác giả mà bản thân anh còn là một nghệ sĩ sáng tác có tượng được chọn trưng bày trong Triễn lãm mỹ thuật Toàn quốc Những nhà điêu khắc trong nước và nước ngoài đến dự Trại điêu khắc quốc tế đầu tiên được tổ chức ở Đà Nẵng năm 2006 đều cho rằng đây là đội ngũ thợ tốt nhất so với các trại sáng tác ở Việt Nam cũng như ở các nước mà họ đã từng tham gia.

Nhà điêu khắc Oyvin yêu thành phố này như chính Tonga quê hương ông. Mỗi lần gặp chúng tôi ông đều chia vui khi Đà Nẵng có thêm một con đường mới mở khang trang, một cao ốc uy nghi mọc lên, một cây cầu mới mạnh mẽ vươn qua dòng sông. Nhưng rồi ông lại tiếc rẻ giá như có thêm nhiều tượng nghệ thuật nữa thì thành phố sẽ đẹp lên biết bao. Nhiều nhà điêu khắc nước ngoài từng đến đây cũng có chung mong muốn như ông. Có người còn xuýt xoa:”Ở Đà Nẵng có quá nhiều không gian đặt tượng thật lý tưởng!” Chẳng bù cho một địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long nơi tỉnh hào phóng đầu tư tổ chức mấy trại điêu khắc quốc tế liền. Dễ có đến năm bảy chục tác phẩm đã được hoàn thành. Cách đây khá lâu, khi tôi đến thăm, khối lượng tác phẩm đồ sộ đó đặt dày trên một bãi đất trống được rào quanh bằng lưới B40. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, tiếc rẻ, đồng chí giám đốc Sở văn hóa giải bày:”Phải lo lần thôi ông ạ. Từ thị xã lên thành phố mấy hồi. Công trình nghệ thuật sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều. Làm sao chạy theo cho kịp. Làm cái tượng còn mệt hơn làm tòa nhà. Duyệt đi duyệt lại, đổ lên đổ xướng. Chừng ấy tượng, liệu sẽ chọn được bao nhiêu. Làm sao bì được với Đà Nẵng của các ông cho nên tụi mình phải lo xa vậy.”.Hình như cái thị xã của ông giám đốc bạn tôi theo năm tháng giờ đã là thành phố loại hai và chắc các bức tượng ấy đã tìm được chỗ đứng của mình. Ở Đà Nẵng cùng với việc mở rộng không gian đô thị, ngày càng có nhiều không gian đặt tượng thật lý tưởng chỉ tiếc là chẳng thấy bóng dáng tượng đâu ngoài mấy bức tượng cũ đã rêu phong theo thời gian. (Tất nhiên ở đây chưa tính đến số tượng Phật khá nhiều và đồ sộ) Bởi vậy để bù cho sự thiếu hụt đó, vào các dịp lễ hội lại phải huy động đủ các loại tượng đá mỹ nghệ bày la liệt bên bờ sông Hàn theo kiểu “lấy thịt đè người”, đến nỗi những tượng đồ sộ cũng chẳng có được một không gian của riêng mình. Vẫn biết rằng đó là các sản phẩm tinh xảo thể hiện tài năng của những nghệ nhân làng đá Ngũ Hành Sơn nổi tiếng mà chúng ta rất trân trọng, vẫn biết rằng những cuộc trưng bày như thế cũng đáp ứng phần nào nhu cầu của một bộ phận công chúng, nhưng đó chưa phải là diện mạo của nghệ thuật điêu khắc mà một thành phố du lịch ngày càng hiện đại như Đà Nẵng cần có…


Chắc chắn rồi đây Đà Nẵng – thành phố du lịch sẽ đầu tư để có nhiều tượng, tượng đài, nhiều công trình mỹ thuật ngoài trời tương xứng. Ngoài việc đầu tư từ ngân sách nên chăng Thành phố có chủ trương vận động các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức…tặng tuộng và họ sẽ được ghi danh trên tác phẩm ấy cùng với tên tuổi của các tác giả. Muốn vậy, ngay từ bây giờ ngành văn hóa phải sớm chỉ ra cho được nơi nào sẽ đặt tượng, tượng gì, kích cỡ bao nhiêu, đồng thời phải phối hợp với các đơn vị liên quan như Hội mỹ thuật thành phố, Quỹ điêu khắc Đà Nẵng vv…bằng nhiều hình thức như tổ chức các trại sáng tác, các triển lãm điêu khắc, vận động các nhà điêu khắc trong và ngoài Thành phố, kể cả các nhà điêu khác nước ngoài đến làm việc tai Trung tâm điêu khắc tặng các phác thảo tác phẩm của mình cho Đà Nẵng. Chỉ có như vậy chúng ta mới có vồn phác thảo tác phẩm điêu khắc phong phú về đề tai, đa dạng về phong cách sang tác cũng như chất liệu, dễ dàng để cho chúng ta chọn lựa.

Đà Nẵng đã có sức thu hút các nhà điêu khắc nước ngoài, chắc chắn sẽ mời gọi được các nhà điêu khắc trong nước, nhất là những tác giả đã từng gắn bó và yêu mến Đà Nẵng chung tay góp sức cùng chúng ta phát triển nghệ thuật điêu khắc, làm cho Thành phố càng thêm duyên dáng, hiện đại và đầy sức quyến rũ.

H.H

DÂN HÙNG


Quê hương - qua cái nhìn của một người xa xứ
Đà Nẵng quê tôi lớn mạnh, thay da đổi thịt từng ngày là điều không ai phủ nhận. Những ai là người Đà Nẵng, hàng ngày chứng kiến thành phố quê hương qua những con đường, hàng cây, góc phố, bãi biển…cũng không mấy ai thờ ơ được sự chuyển mình hiện hữu qua từng ngày của mảnh đất này. Còn đối với ai không phải là người Đà Nẵng, trong nước, hay là những du khách nước ngoài, có thể sự cảm nhận của họ về thành phố thể hiện có khác nhau. Nhưng người viết bài này đoan chắc rằng, không mấy ai có cái nhìn tiêu cực về Đà Nẵng, ít ra cũng về diện mạo bên ngoài, về con người, môi trường, phong cảnh núi sông, rừng biển v.v…

Một đối tượng du khách đến Đà Nẵng tăng theo từng năm là những người Việt xa xứ mà phần lớn trong đó là Việt kiều từ các nước, nhiều nhất là từ Mỹ… Họ có thể đã từng biết Đà Nẵng từ trước giải phóng 1975, cũng có thể một đôi lần, nhất là vào giai đoạn đất nước đổi mới đã từng đến Đà Nẵng. Sự nhận xét, cảm nhận của họ về Đà Nẵng, theo tôi là rất chính xác và khách quan.

Vừa qua, tôi có một người cậu từ Mỹ về thăm quê. Tiếng là Việt kiều Mỹ nhưng cậu tôi rất giản dị, vì bản thân trước và sau khi qua bên ấy, cậu vẫn là một người lao động đúng nghĩa, nay về hưu, tích cóp tiền hưu trí, vài năm lại về thăm Việt Nam một lần. Thực hiện lời hứa với cậu, tôi đã đảm nhiệm vai trò của một “guide tour” (hướng dẫn viên du lịch) bất đắc dĩ cho một vị khách duy nhất này. Tôi cảm thấy thích thú vì được dịp hướng dẫn, giới thiệu về thành phố quê hương cho người cậu của mình và cũng muốn thông quá cậu để những ai còn chưa biết, hoặc vì một lý do nào đó, đã lâu chưa về thăm lại Đà Nẵng, biết hơn về diện mạo đổi thay của quê hương, đất nước. Do cậu là người cậu ruột rất thân thiết của tôi, không bị chi phối bởi ai, cũng không cần tranh thủ và lấy lòng ai, nên tôi mừng thầm trong bụng, vì đã có đối tượng để mình làm “tư liệu sống” cho bài viết nói về sự đổi thay của thành phố quê hương một cách sinh động, thông qua một “kênh thông tin” khách quan và đáng tin cậy.

Phút gặp nhau tay bắt mặt mừng, câu tôi đã mở màn bằng câu: “ Đà Nẵng đẹp quá, thay đổi nhiều quá!” Tôi hỏi, nếu so với trước đây cậu thấy thay đổi bao nhiêu phần trăm, cậu tôi nói ngay: 100%. Cũng cần biết rằng, lần về Đà Nẵng gần đây nhất của cậu tôi cũng chỉ mới hơn 3 năm, chỉ với khoảng thời gian như vậy, sự thay đổi mà theo cậu tôi là “không thể tưởng tượng nổi” thì quả là Đà Nẵng mình “thay da đổi thịt” đến mức nào. Theo yêu cầu của cậu, tôi chở cậu đi một vòng bằng xe máy quanh thành phố từ đường Bạch Đằng đến đường 2 tháng 9 rồi Nguyễn Tất Thành, quay về đường Sơn Trà - Điện Ngọc... Trên đường đi, tôi vừa tranh thủ “phỏng vấn” cậu và cũng vừa trả lời phỏng vấn khi cậu hỏi về các vấn đề liên quan đến thành phố. Đi trên đường Bạch Đằng, cậu tôi cứ tấm tắc khen: “ con đường ven sông này đẹp quá! Ở nước ngoài cũng ít có được những con đường ven sông nào được thiết kế, bài trí đẹp như vậy”. Cậu cũng nói, không giống như những năm trước và sau giải phóng, khu vực này, nhất là phía bờ Đông sông Hàn, còn tiêu điều xơ xác lắm, đi dọc con đường Bạch Đằng khi ấy còn phải bịt mũi, vì mùi hôi ‘thường trực” từ các cống trong thành phố đổ ra. Nhân chuyện cậu hỏi đi mãi mà không thấy bóng dáng một người lang thang xin ăn nào, tôi cũng tranh thủ giới thiệu, quảng bá về Đà Nẵng một cách say sưa. Khi nghe tôi kể về chuyện Đà Nẵng vừa tổng kết 5 năm chương trình “thành phố 5 không” ( không có hộ đói, không có người mù chữ trong độ tuổi, không có giết người để cướp của và không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng) và đang bắt đầu triển khai “thành phố 3 có” ( có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị). Cậu tôi cứ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và luôn miệng: “hay quá, hay quá”. Cậu nói rằng, một thành phố, một quốc gia mà chính quyền biết chăm lo, quan tâm đến đời sống của tầng lớp bình dân nhất, thì đất nước đó, thành phố đó sẽ còn đi lên, còn phát triển và sẽ sớm ấm no, giàu mạnh.

Nhìn dòng người nườm nượp trên phố phường toàn xe máy, cậu bảo rằng: “Khác xưa quá. Đời sống nâng lên cũng phần nào thể hiện ở qua phương tiện đi lại, nhất là đối một đất nước thoát ra từ cuộc chiến lâu dài với muôn vàn khó khăn như Việt Nam”. Cậu tôi cũng cho rằng, thành phố Đà Nẵng sạch và nhiều cây xanh, không khí dễ chịu lắm

Trên đường Nguyễn Tất Thành nhìn con đường ven biển chạy dài gần đến đèo Hải Vân, cậu tôi luôn trầm trồ và lại thốt lên: Quá đẹp! Cậu nhớ rằng, vùng này trước đây là một khu vực làng chài nhếch nhác và lộn xộn, thế mà bây giờ không ngờ lại hiện đại, đẹp và nên thơ đến như vậy. Thấy một vài khu vực đất còn bỏ trống chưa xây dựng gì cả, cậu hỏi tôi sao lại bỏ hoang như vậy ? Tôi nói, thành phố rao bán nhiều lần mà chưa có ai mua, cậu tỏ ra rất ngạc nhiên, vì theo cậu, ở nước ngoài, cụ thể là ở bên Mỹ, những khu vực ven biển như thế này rất có giá, dân Âu Mỹ có sở thích được gần biển, ngắm biển. Cậu đánh cuộc với tôi rằng, vài ba năm nữa đất ở chỗ này sẽ có giá cao hơn các khu vực khác trong thành phố, nhất là khi các nhà đầu tư về du lịch của nước ngoài đổ bộ vào, các dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng, tắm biển sẽ mọc lên và khi ấy e rằng không còn đất nữa. Qua đến phía đường ven biển Sơn Trà-Điện Ngọc, nhìn thấy một số công trình nhà hàng, khách sạn đang xây dựng dọc tuyến đường, cậu lấy máy ra chụp lia lịa và nói rằng, thành phố đi rất đúng hướng trong việc tận dụng lợi thế của một bờ biển đẹp.

Đi gần hết một buổi, chỉ đến được một vài điểm chính mang tính đại diện, chưa về được vùng bán đảo Sơn Trà, Tây Bắc thành phố và khu vực ngoại thành... Tôi cũng nói với cậu rằng, vùng nông thôn bây giờ khác xưa lắm rồi, điện sinh hoạt, điện thoại đã đến vùng hẻo lánh nhất, nhiều nơi đã nối mạng internet, người dân tộc thiểu số đã biết đếnTivi, xe máy, đường xe hơi chạy đến tất cả các xã v… Nghe tôi kể, cậu rất ngạc nhiên. Được đi thực tế, được nghe đứa cháu ruột giới thiệu thêm về quê nhà, cậu rất tin tưởng và phấn khởi, lạc quan về tương lai của Đà Nẵng và đất nước.

Không như một số đối tượng người Việt chống đối, luôn tìm cách nói xấu, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, luôn miệng rêu rao đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam. Cậu tôi có tư tưởng rất tiến bộ, cậu nói rằng mấy phần tử chống đối, trương biểu ngữ biểu tình, làm rùm beng ở bên đó như vậy chứ cũng chẳng được mấy ai ủng hộ, đa số kiều bào cho rằng: những kẻ đi chống lại đất nước mình thì hay ho gì, chỉ là những “kẻ ngu ngốc”, chẳng làm nên “cơm cháo” gì. Cậu nói thêm, những kẻ bên ngoài không biết gì về đất nước, đứng ra chống đối, nói xấu này nọ đã đành. Đằng này là một vài phần tử trong nước lại ra nước ngoài hay qua mạng internet nói xấu đất nước, đổi trắng thay đen, tìm kẽ hở, những tồn tại khuyết điểm để bới móc, chọc ngoáy thật là đáng lên án, và cũng chẳng được mấy ai hoan nghênh…

Cuối chuyến tham quan, tôi hỏi cậu thấy còn cái gì chưa được, cậu nói là, từ bên đó đã nghe nói công chức bên này ăn nhậu dữ lắm, về chứng kiến quả là không sai. Không bình luận gì về đề tài này nhưng trước khi chia tay cậu khuyên đứa cháu phải làm việc có trách nhiệm luôn phân đấu vươn lên và …không nên uống nhiều bia rượu. Cậu cũng cho biết rằng, lần về này, đã thấy có những nụ cười trên môi, những ánh mắt thiện cảm của các nhân viên hải quan cửa khẩu sân bay và cũng không thấy ai “gợi ý” bồi dưỡng, điều mà những năm trước đây vẫn thường xảy ra. Qua thái độ và nét mặt hân hoan của cậu, tôi biết rằng, chuyến về thăm quê đợt này của ông là rất bổ ích, bà con thân thích đều khoẻ mạnh, lại chứng kiến những đổi thay đến không ngờ của quê hương. Cậu nói rằng: “rồi cậu sẽ để dành lương hưu để về thăm bà con và thành phố nhiều lần nữa, đến khi nào không đi được nữa thì mới thôi”.

Với riêng tôi, đã có một mùa xuân thật vui, tiễn cậu lên máy bay rồi trong lòng rộn lên một tình cảm tự hào xen lẫn yêu thương quê hương Đà Nẵng và đất nước mình. Xin kể ra đây câu chuyện có thật này nhân dịp quê hương tròn 31 mùa xuân sau ngày thống nhất để thấy rằng, đất nước mình còn tiến xa, tiến mạnh hơn nữa trên con đường vươn tới ấm no hạnh phúc.

D.H

MAI HỮU PHƯỚC



Chuyện người đống hương ở Cali

Mặc dù là đồng hương của nhau nhưng tôi chỉ biết anh trong thế giới ảo, để rồi gặp anh bằng xương bằng thịt trong cuộc đời thật khi đi nửa vòng trái đất gõ cửa nhà anh tại thành phố Berkeley, bang California, Hoa Kỳ. Là một thạc sĩ y học được mời đi tham quan học tập tại Trung tâm Y khoa Saint Mary, thành phố Kobart, bang Indiana, nhưng tôi lại tranh thủ bay đến nơi anh sống vì tình bạn, vì tình đồng hương và không tránh khỏi máu văn chương nghệ thuật đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc: Một thiếu niên nhà quê chưa đầy 16 tuổi mang trên người đầy thương tích chiến tranh và tật nguyền làm sao có thể sống một mình và thành danh trên xứ người trong suốt hơn 40 năm qua.

Khi bước vào nhà anh, tôi thấy ở tầng trên trong một chiếc tủ cạnh tường có món quà chạm cảnh Lầu Vọng Nguyệt, biểu tượng của Thăng Long văn hiến. Bên góc của món quà có cài tấm danh thiếp ghi dòng chữ: Trương Vĩnh Trọng, phó thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Ở một góc khác trong nhà anh tôi thấy có tấm hình chụp cảnh vợ chồng anh đang đón tiếp người khách đặc biệt này. Anh tên là Phạm Văn Tịch, sinh năm 1952, quê nội ở xã Đại Bình, quê ngoại ở xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

***

Ba anh mất năm anh lên 3 tuổi. Chừng 1-2 năm sau anh phải rời quê nội ở xã Đại Bình, về sống bên quê ngoại ở xã Đại Thạnh cùng với bà ngoại và dì để mẹ anh bước thêm bước nữa. Tuổi thơ anh gắn liền với lũy tre làng hiền hoà và con sông quê mỗi chiều đi học về anh ra tắm mát.

Sự yêu thương của những người thân bên ngoại bù đắp phần nào cho những thiệt thòi mà một đứa trẻ không cha, xa mẹ như anh phải gánh chịu và nếm trải. Tuổi thơ hồn nhiên của anh lúc đó cũng chưa hiểu hết được những mất mát và thiệt thòi của mình. Anh lớn lên như lau sậy bên sông với một sức sống mãnh liệt. Rồi anh cắp sách đến trường hăng say học tập, vui chơi cùng bè bạn, cho dù vùng quê anh ở nằm trong tầm đạn chiến tranh của cả hai bên.

Một buổi chiều đầu năm 1967, với anh đó là một buổi chiều định mệnh. Anh trầm ngâm hồi tưởng lại buổi chiều đã xô đẩy anh trôi dạt cho đến tận bây giờ. Chiều hôm đó sau khi đi học về, đang loay hoay làm việc vặt trong nhà thì nghe tiếng cô bạn gái đứng bên rào “réo” ra sông tắm. Chạy đuổi theo bạn vừa tới cạnh dòng sông, chưa kịp ngụp lặn thỏa thuê thì đột nhiên nghe những tiếng rít trên đầu. Bầy pháo canh nông từ đâu bay đến nổ ầm ầm trong xóm và ven sông. Khói bụi bốc lên nghi ngút. Đất đá và mảnh đạn bay ào ào và sàn sạt trên đầu. Như một phản xạ sinh tồn tự nhiên cả hai lao xuống dòng sông giấu mình dưới nước. Khi anh vừa ngoi lên mặt nước lấy hơi và quan sát tìm bạn thì một quả canh nông nữa lại nổ. Lần này tiếng nổ nghe như bên tai. Tất cả diễn ra nhanh bằng khoảng thời gian của cái chớp mắt. Một mảnh đạn đã chém ngang lưng anh. Tai anh ù đặc, hụt hẫng và chới với. Anh gắng bơi vào bờ, nhưng đôi tay đập nước không điều khiển được thân mình, phần chân như đã rời khỏi cơ thể. Anh ngoi lên trong tuyệt vọng, đớn đau và đuối sức. Nước cuốn anh đi trong dòng chảy đỏ ngầu màu máu từ người anh tuôn ra.

Rất may, người bạn của anh không bị tổn thương gì, cô ấy hét to cho những nhà cạnh sông biết và lao ra dìu anh. Hai người nông dân mình trần nghe thấy đã băng đi dưới làn đạn. Canh nông vẫn nổ dập dồn. Ngớt tiếng canh nông thì trời bắt đầu tối. Họ đưa anh vào xóm và băng bó tạm thời. Mờ sáng hôm sau anh được cáng lên vùng B Đại Lộc để chữa trị. Về nhà, trong điều kiện vệ sinh kém, lại thiếu kháng sinh nên vết thương đã bị nhiễm trùng và bắt đầu hoại tử. Mọi người lại tìm cách “gửi” anh ra bệnh viện Giải phẫu Đà Nẵng (nay gọi là bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng). Khi ấy vết thương trên thân thể của anh đã nồng nặc mùi hôi thối và giòi bò lúc nhúc.

Thời điểm năm 1968 là thời điểm chiến tranh đang diễn ra ác liệt, người bị thương rất đông, các trường hợp nặng từ khắp nơi trong tỉnh và các địa phương lân cận đều tập trung về đây, kẻ ngồi người nằm la liệt, trên giừơng, dưới đất đầy khắp các bệnh phòng, tràn ra ngoài các dãy hành lang. Tiếng rên, tiếng la vì đau đớn không khi nào ngớt. Thỉnh thoảng có người chết. Xác được chuyển lên xe phủ ra trắng đẩy đi dọc hành lang về phía nhà xác. Giữa cơn quằn quại, anh không nghĩ rằng mình có thể sống sót được qua thời điểm đó.

Trong khi nằm chờ… chết, có chương trình nhân đạo của một nhóm bác sĩ và những người yêu chuộng hoà bình đưa khoảng 100 trẻ bị thương do chiến tranh ở miền Nam sang Mỹ để cứu chữa. Điều kiện được chọn đi là phải dưới 12 tuổi. Lúc này anh đã 16, nhưng do nhỏ con và thương tích nhiều ngày, thân hình anh chỉ còn nắm da bọc xương, trông không lớn hơn một trẻ lên 10. Một cô y tá phúc hậu, từ tâm, thương tình anh lạc mất thân nhân nên giúp anh khai lại giấy tờ, nhờ vậy mà anh có mặt trong chuyến bay đưa 100 trẻ dưới 12 tuổi bị thương sang chính đất nước đã gây ra thảm cảnh này để cứu chữa.

Anh nói với tôi, bây chừ anh ao ước tìm lại người y tá năm xưa để trả ơn, nhưng anh không thể nào nhớ được tên họ của người y tá ấy, vì thời gian đã trôi qua quá lâu và cuộc sống đã có biết bao nhiêu sự biến động, đổi thay.



* * *

Sau một năm điều trị tại Mỹ, qua nhiều lần phẫu thuật, đóng đinh và nẹp vít. Các vết thương trên thân thể anh đã lành. Nhưng các di chứng và nỗi đau thì vĩnh viễn còn đó. Từ đây anh phải sống với nạng nhôm, nẹp sắt. Đôi chân anh tuy còn, nhưng mang tính hình thức hơn là hiệu quả. Nhiều hoạt động của đôi chân anh phải nhờ đôi tay làm thế, điển hình như là chuyện lái ô tô. Với một người bình thường thì chân ga, chân phanh, nhưng với anh là tay ga, tay phanh. Tôi sẽ không tin khi nghe kể có một người chỉ lái ô tô bằng tay. Nhưng tôi rất thú vị khi ngồi trên xe, bên cạnh anh để xem anh điều khiển ô tô khéo léo như thế nào. Một người tật nguyền đã đưa một người lành lặn như tôi đi chơi khắp các thành phố Berkeley, Oakland , San Francisco và San Jose. Trong lúc đi đường tôi tranh thủ đặt vài câu hỏi để nghe anh kể về từng đoạn đời anh.

Những đứa trẻ bị thương trong chiến tranh cùng đi trong đoàn 100 người lần lượt được đưa về nước sau khi đã chữa trị lành lặn. Riêng trường hợp của anh là nặng nề nhất. Nhiều lúc anh lịm đi vì đau đớn và rơi vào những cơn mộng mị về một miền quê đang ngập tràn khói lửa chiến tranh. Làm sao một người với đôi chân tật nguyền trên đôi nạn gỗ có thể chạy tránh đạm bom. Sự trở về của anh chắc chắn sẽ là một gánh nặng cho người thân. Anh quyết định ở lại xứ người cho dù những ngày trước mắt mù mịt hướng đi. Và thật là may mắn, một gia đình Mỹ đã nhận bảo trợ cho anh. Họ đã xem anh như là con cái trong gia đình. Anh bắt đầu cắp sách đến trường làm quen với ngôn ngữ của quê hương thứ hai này. Năm đầu tiên quả thật là quá khó khăn cho một cậu học trò vừa tật nguyền, vừa quê kiểng. Tuy nhiên bằng một nghị lực mà chính anh cũng không hiểu từ đâu có đựơc đã giúp anh vượt qua giai đoạn khó khăn này và dần đần hội nhập được với bạn bè trong lớp, cũng như đời sống xã hội chung quanh. Học trò ở đâu cũng luôn hồn nhiên và sẵn sàng giúp đỡ nhau nên anh cảm thấy rất vui khi đến trường, đến lớp.

Ở xã hội Mỹ, con cái của các gia đình khi lên 18 tuổi đã có thể vừa học, vừa làm kiếm sống. Gia đình luôn động viên tinh thần tự lập để phát huy sự tự tin, lòng tự trọng và tinh thần độc lập, sống không dựa dẫm. Làm sao để kiếm tiền và làm sao để sống trong tương lai luôn luôn là câu hỏi thôi thúc anh phải tìm cách trả lời. Thế là anh chọn cái nghề đầu tiên mà anh cho rằng phù hợp với khả năng của mình là đi giao báo và các tờ quảng cáo đến cho các gia đình. Ban ngày anh lê gót trên đôi nạng đi nhiều bao nhiêu thì ban đêm về cả hai chân tụ máu và cả hai nách, hai tay đau nhức bấy nhiêu. Không phải gia đình nào cũng hoan nghênh một người tật nguyền như anh gõ cửa nhà họ. Điều tủi thân nhất mà anh nhớ mãi là có lần anh gõ cửa nhà một “gã” dân bản xứ, nằm trên tầng 4 của một khu chung cư để thu tiền giao báo tháng. Không hiểu vì sao hắn ta xô cửa xông ra trong vẻ mặt giận dữ, vừa văng tục, vừa nhất bổng anh lên bằng thân hình hộ pháp và đôi tay gọng kèm ném anh xuống đất. Anh nhắm mắt, thấy mình rơi nhẹ. Thật hú vía, gã ta không ném mà xô nhẹ xuống thềm, rồi sầm sập đóng cửa lại. (Luật pháp Mỹ phạt rất nặng những ai xâm phạm thân thể của người khác, nhất là những người tật nguyền). Lòng anh nghẹn ngào, tê điếng, nước mắt anh chảy trên xứ người trong sự dọ dẫm của những bước chân đầu tiên vào đời trong một hoàn cảnh như vậy. Ứơc mơ về một ngày mai sáng sủa hơn và đẹp tươi hơn đã giúp anh vượt qua các nghịch cảnh trớ trêu của số phận, tiếp tục học hành. tiếp tục tiến về phía trước.

Trong lúc chuyện trò ban đầu, anh không nói rõ anh đã học tốt nghiệp bằng cấp ra sao. Vì tế nhị nên tôi chưa tiện hỏi. Anh đã thật là khiêm tốn cho đến ngày hôm sau, khi bước vào căn phòng mà anh bố trí cho tôi ngủ, tôi đã phát hiện ra bằng cấp của anh treo ở chỗ khuất của góc phòng, mà khi mở cửa vào phòng nó bị che sau cánh cửa. Anh đã tốt nghiệp cử nhân khoa học (Bachelor of Science), ngành máy tính (Computer Science) tại trường đại học Hayward, bang California. Sau khi tốt nghiệp, anh đã làm việc phù hợp với ngành học và bằng cấp của mình. Nhờ đó mà cuộc sống của anh dần ổn định. Trong suốt những năm độc thân, anh thuê nhà ở một mình và tự làm lấy tất cả những việc cần thiết. Khi đã nói chuyện thân mật, anh “tiết lộ” cho tôi hay có vài trường Đại học trong nước đang gởi anh lời mời cộng tác.

12 năm gần đây anh, có một cô gái Việt dịu dàng như một Nàng Tiên, đã rất dũng cảm khi về làm bạn với anh sau một lễ cưới trang trọng trong sự chúc mừng của bạn bè “liên hiệp quốc”. Tên chị tên Thu Hương, người Sài Gòn, sang Mỹ định cư cùng gia đình. Khi ở Việt Nam, chị là một y tá, qua Mỹ chị học ngành sư phạm và đi dạy.



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương