Tập sách được sự tài trợ của ubnd thành phố Đà Nẵng Để Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững



tải về 1.29 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.29 Mb.
#9078
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Gió ngoại ô

Khi thu đã vàng, bước chân mùa đông khe khẽ qua phố, khe khẽ bấc đầu mùa. Xao xác những chiếc lá bàng sau vài đợt áp thấp, và những cành phượng lại trơ gầy. Ngang qua tòa thị chính xưa, ngang qua góc đường Lê Thánh Tông đối diện với trường Lê Quý Đôn cũ, rảo về cuối Cổ Viện Chàm, dọc theo những hành lang ký ức, phảng phất nét xưa thảng thốt. Và chợt nghe những cơn gió ngoại ô tràn về trong lòng thành phố. Phố mang tên DaNak - Tourane - Cửa Hàn - Đà Nẵng...


Aáy cũng là lúc ngoại ô mang vào thành phố hương vị bánh xèo. Nghe đâu hồi 150 năm trước, Ông Ích Khiêm về lập phòng tuyến đánh Tây ở Liên Trì dọc dài hàng mấy cây số, bánh xèo đã là thứ khoái khẩu. Và, có phải sau đó bánh xèo tiến dần về phương Nam rồi mang tên bánh khoái ? Một thứ bánh mới nghe tiếng phi hành mỡ xèo xèo, tráng qua lớp bột vàng rộm đã phưng phức“nghe đà quá đã”. Những nghĩa sỹ xưa có còn hưởng vị thơm của bánh xèo phả vào trong gió se kỳ tế thu ? Thật mơ hồ, chỉ hiện hữu là bánh xèo đã trở thành hàng hiệu hẳn hoi ở đường Hoàng Diệu, người chen chân vào đây. Bánh xèo cũng rong ruổi qua các thành phố, thị xã, thị trấn của miền Trung này. Chút run rẩy trong mong manh lạnh, chút bồi hồi với chiếc bánh dân dã của làng xưa như vọng về, long tong cùng mùa lũ lụt...
Ngoại ô còn mang vào thành phố các vật phẩm khác. Từ những thứ ăn liền như chuối chiên, bánh ú, bánh chưng, bắp luộc...cho đến thực phẩm cá, thịt, rau xanh, mỗi tinh sương lên đường vào phố. Gió ngoại ô mang theo hơi người, mang theo vị quê, mang theo ngất ngây đồng bãi những biền phù sa trồng bắp ở Cẩm Kim (Hội An), đến bắp chuối nguồn sông Bung, Vu Gia. Chị Hương, chủ quán cơm Hương Giang ở dưới ngã năm đường qua cầu sông Hàn còn cho tôi hay, con cá chiên- một loại cá chỉ có ở nguồn, thịt vàng như nghệ- từ Thành Mỹ, cũng xuôi đường xuyên Á về Đà Nẵng.
Gió bên ngoài tràn vào thành phố, bao bọc cho Đà Nẵng mỗi một ngày sống trong nhịp thở của gió biển, gió đồng, gió sông, gió núi, cùng những mạch máu li ti rì rầm chảy, lặng lẽ trong những ngõ ngách dân lao động đa phần vốn có gốc gác từ Quảng Nam. Len lỏi Thọ Quang, Mân Thái, rảo về Nại Hiên, An Hải... đâu cũng gặp những mảnh đời từ quê xứ ra đây, hồn cốt y chang như đất đồng rơm rạ. Nhưng phố đã dạy họ bán buôn, chạy chợ, từng bước trở thành thị dân dù cách đây không lâu, ở bên bờ đông sông Hàn, bên Sơn Trà qua chợ Cồn, chợ Hàn còn nói là đi Đà Nẵng. Chuyện đùa tiếu với những vần vè câu ca: Gái quận Ba bằng bà già quận Nhứt, hẳn để nói sự quê mùa bởi cách trở đò giang. Nhưng nay thì đã khác xa rồi, khác từ khi có cầu sông Hàn, rồi sẽ khác nữa khi thông cầu Thuận Phước...

Nhưng ngoại ô không chỉ là từ ngoài vào, ngoại ô chính ở tâm hồn mỗi chiều gió chướng. Aáy là khi dân ở phố rủ nhau ra mũi Sư Tử, hay ghềnh đá nhô từ Sơn Trà ra sông để câu cá đối. Câu loại cá này đơn giản nhưng kỳ thú. Chỉ cần chiếc bình nước cắt ngang eo cổ, bỏ mồi thơm thả xuống, cá đối chun vào, giây lát thấy nằng nặng thì giật lên. Cá đối nướng chấm muối ớt xanh, thơm ngọt lạ lùng, thêm chút cay cay còn gì thú vị bằng. Cũng ở Sơn Trà, thú vui dân dã là kéo xuống bãi Bụt bắt hàu, những con hàu nấu cháo đậu xanh thêm vài cộng hành thơm điếc mũi.

Là cũng nói người ở phố, đã quen dần đi siêu thị, Metro...để sắm sửa, nhưng đôi hồi tí tắc cũng nhớ những ngày trước ngang qua chợ Mới, chợ Đò Xu để mua bó rau, mẹt cá. Vậy nên, nhiều người ngập ngừng lúc qua Metro, đoạn gần lên Trung tâm triển lãm lại thấy các bà, các chị ngồi bán bên kia vệ đường, nào cá tràu, cá rô, cá chép, lươn, ếch... từ sông, đồng ở trên Quá Giáng chuyển về. Ngoại ô chưa thôi nỗi nhớ trước những siêu thị sầm uất, dù chắc mai kia hình ảnh ấy sẽ phôi pha.

Trên thế gian này, có thành phố nào sống thiếu ngoại ô? Thật khó tường, nhưng chắc đa phần ngoại ô mang hơi thở của những gì hôm qua phố đã có. Còn hôm nay và tương lai, khi mà cả nhân loại bắt đầu nóng lên với hiệu ứng nhà kính, với bụi đường, ô tô, khí thải...thì những thành phố càng cần có vành đai ngoại ô xanh, càng cồn cào nỗi nhớ ngoại ô...

Gió ngoại ô góp cho phố, cho Đà Nẵng chút nhớ nhung nhẹ nhàng trên đường trở thành đô thị hiện đại...

N.H.Đ


NGUYỄN NHÃ TIÊN
Pháo hoa & kí ức sông Hàn
Nếu cái đẹp là phẩm chất thẩm mĩ góp cho đời sống những phút giây thăng hoa,réo gọi mọi cảm xúc, hoặc giả gợi mở vô vàn những giấc mơ, thì những đêm tưng bừng cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng đã gieo cấy được vào tâm hồn của người thưởng ngoạn những hiệu quả thẩm mĩ như thế. Tôi gọi những đêm pháo hoa rực rỡ trên bầu trời thành phố sông Hàn là đêm mưa ánh sáng và sắc màu, dìu dặt theo từng giai điệu âm nhạc quyến rũ đã làm xao xuyến hàng nghìn, hàng vạn trái tim của người thưởng ngoạn.

 

 



Khúc dạo

Từ vài năm nay,giới chức lãnh đạo và ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đưa ra một sáng kiến độc đáo : Tổ chức thi bắn pháo hoa Quốc tế tại Đà Nẵng. Vào những ngày tháng 3 năm 2009 này, Đà Nẵng đầy ắp những lễ hội và sự kiện lịch sử : Lễ hội Quán Thế Âm tại quận Ngũ Hành Sơn, Lễ hội Đình làng tại quận Hải Châu, Lễ khánh thành tôn tạo di tích lịch sử (nhà thờ) Thoại Ngọc Hầu tại quận Sơn Trà, Kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng Đà Nẵng. Và dường như đỉnh của những âm vang ấy là “Âm vang sông Hàn” - chủ đề của cuộc thi bắn pháo hoa được tổ chức ngay trên khu vực cảng sông Hàn vào các đêm 27 và 28 tháng 3. Đông đủ những anh tài quốc tế góp mặt theo đúng kịch bản dàn dựng: Đội Pirotecnia Zamorano Caballer S.A đến từ Tây Ban Nha, Đội Dragon Fireworks Incorporated đến từ Philippines, Đội Liuyang Dancing đến từ Trung Quốc, Đội Howarrd & Sons Pyrotechnicss Displays đến từ Australia và đội chủ nhà Đà Nẵng (Việt Nam). Đây mới là lần thứ hai Đà Nẵng tổ chức sự kiện nổi bật tầm cỡ quốc tế - Một Festival pháo hoa vừa lạ lẫm vừa qui mô, tưởng như còn chưa quen tay, còn bỡ ngỡ, vậy mà từ kịch bản đến tổ chức thực hiện hầu như tròn trịa kín kẽ, dẫu rằng đâu đó ý kiến từ Ban tổ chức vẫn khiêm tốn cho rằng: còn nằm trong vòng thử nghiệm, trước khi định vị sáng danh một thương hiệu.



 

Mới là những bước đi thử nghiệm, thế nhưng con số tạm thống kê, theo sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có trên 5 vạn lượt khách du lịch ở khắp nơi trong nước cùng với độ 2000 du khách quốc tế đổ về Đà Nẵng thưởng thức pháo hoa. Đó là chưa tính đến số người đông đến ngẹt thở ở các vùng lân cận thuộc hàng xóm láng giềng của Đà Nẵng như: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, chờ sắp đến đêm khai mạc mới điệp trùng mô tô xe máy nối đuôi nhau kéo về Đà Nẵng. Những người khách láng giềng này cùng với người dân địa phương tại Đà Nẵng, trở thành đội quân diễu hành huyên náo nhất trên các đường phố kề cận bên hai bờ công viên ven sông Hàn. Đông đúc là vậy, nhưng từ an ninh trật tự đến an toàn giao thông đã được đảm bảo một cách tuyệt đối suốt quá trình diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa. Có thể nói, công tác giữ gìn an ninh trật tự và cả vệ sinh môi trường nữa, đã gieo được niềm tin và thiện cảm trong lòng du khách đến với Đà Nẵng. Đây cũng là tiếng nói có sức thuyết phục mời gọi du khách, góp phần vào sự thành công có tính bền vững trong việc quãng bá thương hiệu pháo hoa Đà Nẵng.



 

Nốt thăng

Tuyệt vời! Hay là còn trên cả tuyệt vời! Đấy là những thanh âm vỡ ra từ cao trào của mỗi nguồn cảm xúc. Hoặc là ai đó bỗng ngẫu hứng véo von ý thơ của Chế Lan Viên bằng cách gọi tên thành phố thân yêu của mình:- Đà Nẵng “có bao giờ đẹp như thế này chăng”. Dường như cái trạng huống tâm thế ấy không của riêng ai. Nó trở thành một cộng hưởng hoan lạc của tất cả vạn con người say sưa thưởng thức những màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục suốt cả hai đêm liền. Cho dù đêm thứ hai, trước giờ biểu diễn của Đội pháo hoa Trung Quốc, khán giả phải mặc áo mưa, đội dù ngồi chờ mưa tạnh suốt cả hàng tiếng đồng hồ. Tôi đã không chọn lựa cho mình một vị trí nào khá tốt để được quan sát trọn vẹn hết những vẻ đẹp của từng đội bắn pháo hoa biểu diễn. Hình như những lúc thơ mơ giữa cái triều biển người trẫy hội ấy, tôi đã bắt gặp cả những thứ pháo hoa sinh thành từ những con mắt đẹp ngước lên bầu trời tung bay những giấc mơ và khát vọng. Có thể đấy là màu sắc của sự hồn nhiên trong con mắt trẻ thơ nhưng cũng có thể là màu sắc nồng cháy đam mê và tình yêu trong từng ánh mắt. Hình như tắm táp dưới cơn mưa pháo hoa trên dòng sông Hàn ảo hoá, trí tưởng con người trở nên giàu có hơn, lung linh hơn! Những chùm ánh sáng nhuộm đủ các màu sắc lấp lánh réo gọi sức tưởng tượng lãng du cùng với những vì sao. Những chùm pháo hoa toả ra các hình dáng thác đổ, chim bay, liễu rũ... Hoặc siêu hình hơn, còn có những thiên thần xõa tóc thành những giang hà, những sông Ngân huyền hoặc cám dỗ con mắt lứa đôi hướng ánh nhìn về vô tận. Không có chỗ cho bất cứ ai tùy hứng thả bàn chân lang thang theo tiếng guitar cổ điển đầy sức quyến rũ của những nghệ sĩ xứ bò tót, hay rộn rả réo rắt, âm hưởng mê hoặc sắc màu truyền thuyết bất tử “Tự do cho tình yêu” của những người bạn Trung Quốc láng giềng. Có thể vì thế mà tiếng reo hò như xổ tung từ những lồng ngực cho tâm hồn của tất cả thỏa sức tung bay giữa bầu trời cao rộng. Diễn dịch ra như thế để thấy ý nghĩa nhân văn mới là cái đẹp lung linh tiềm ẩn gìn giữ trong tâm thức con người, từ đấy mà sinh thành tình yêu, thành khát vọng ươm mầm cho các sinh hoạt lễ hội. Hay nói một cách khác, hội hè hay những Festival được mở ra, không chỉ đơn giản là quãng bá thương hiệu cho đất, mà còn là sự bồi bổ thực đơn văn hóa, những món ăn tinh thần giàu chất dinh dưỡng, để từ đó lên xanh bát ngát cây đời. Như là diệu lực của một phóng nhiệm, tôi đi tìm cái đẹp của âm thanh hòa tan vào màu sắc pháo hoa, hòa tan vào hàng trăm hàng nghìn con mắt đẹp, hòa tan vào con sông Hàn siêu thực bồng bềnh những linh hồn nhỏ hồng hào ánh hoa đăng. “Cái đẹp sẽ cứu rỗi nhân loại” ! Câu nói có sức vang vọng xuyên thủng mọi vách tường thời gian của Dostoievsky, không chỉ là một ý niệm hướng tới siêu việt, mà trong chừng mực nào đó, ta có thể hiểu một cách gần gũi hơn, rằng từ cái đẹp đó, có thể mang những thông điệp vui tươi thanh bình vỗ yên mọi tâm hồn, mang đến cho chúng ta sự sẻ chia thanh thản, vun đắp những tình yêu và mở cửa mọi lồng ngực cho những giấc mơ tự do tung cánh. Một ý nghĩa như vậy, liệu có ấp ủ trong những đêm hội pháo hoa như thế này chăng. Trả lời tôi hay là gió đưa âm nhạc Đình Thậm - bạn tôi, từ phía bờ Tây - sông Hàn mênh mang theo nhịp sóng như tiếng ru hời “Có qua bao lận đận mới biết đâu biển cạn, đâu là dòng sông sâu. Có hiểu được lòng nhau mới tới bờ tới bến. Có hiểu được lòng nhau mới thấu hết nghĩa tình”…

 

Quãng lặng

Các giải thưởng cuộc thi pháo hoa quốc tế rồi đến lúc được công bố. Đội Liuyang Dancing của Trung Quốc đã đoạt giải nhất một cách thuyết phục. Giải nhì thuộc về đội của Tây Ban Nha, giải ba thuộc về đội của Australia, đồng giải khuyến khích là hai đội của Philippines và Đà Nẵng(Việt Nam). Quả đúng như lời hứa hẹn của đội Trung Quốc trước cuộc thi: “- Pháo hoa dự thi của đội Trung Quốc sẽ đẹp lộng lẫy không kém sự biểu diễn pháo hoa như ở Olympic Bắc Kinh 2008”. Vâng, mỗi người mỗi hoa, mỗi hương sắc, suy cho cùng bất cứ sự thành công nào, hiểu theo nghĩa thường nghiệm là tập hợp được tất thảy mọi cung bậc. Và vì thế phần thưởng cao nhất hơn mọi phần thưởng, ấy là tình yêu công chúng trao cho các đội tham dự giải, cho cả những người thai nghén và tổ chức ra sự kiện. Không sao chép mòn nhẵn, không rập khuôn theo những cung cách cũ càng của các lễ hội, thậm chí có nơi còn đồng bóng vẽ vời tạo nên sự phản cảm, Đà Nẵng đã xây dựng được hình ảnh độc đáo của mình trong mắt người muôn phương. Nghĩa là một nét rất riêng, một cái đẹp hoàn toàn mới mà người ta không thể tìm thấy ở những nơi khác. Không biết có phải vì sự lạ hóa này đã tạo ra những cảm xúc mới mẻ, mà ông Rusty Johnson (đội pháo hoa của Australia) đã bày tỏ tình cảm của mình cùng cánh phóng viên rằng: ông sẽ sớm trở lại viếng thăm và rong chơi với Đà Nẵng. Hy vọng lời của Rusty Johnson còn là lời của nhiều người bạn khác. Còn tôi, tôi không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần, sau bế mạc cuộc hội pháo hoa, chạy xe chầm chậm lang thang dọc theo các con đường bờ Đông rồi vòng qua bờ Tây sông Hàn. Cho mãi đến đêm hôm sau tôi vẫn còn chở một bạn từ quê ra Đà Nẵng đi lòng vòng một cách không địa chỉ như thế. Hình như cái quãng lặng sau những náo động hội hè đã cám dỗ, đã lên tiếng gọi câm thúc giục những bước đi vô thức như thế. Có nhiều lúc ngừng xe lại, ra ngồi trên ghế đá công viên ngắm sông khuya. Ngớ ngẩn, nuối tiếc hay là gì tôi không rõ, nhưng có một điều tôi chắc rằng, con sông Hàn kể từ sau những đêm hội pháo hoa ấy, đã ấp ủ trong lòng nó thêm một ký ức. Hễ nhắm mắt lại nhìn, là tôi có thể thấy vô vàn màu sắc pháo hoa xếp hình thác đổ, từ bầu trời xối xả tuôn như trút từng cơn mưa hoa xuống sông Hàn!

 

N.N.T


VI THUỲ LINH



Đà Nẵng, chờ môi nóng mùa đông...

Đây là lần đầu tôi viết riêng cho ĐN (ĐN). Ba bốn lần dừng chân, chục lần đi qua, chưa thoả đắm say. Khi tâm trí chỉ dành để nghĩ về ĐN, tôi chợt nhận ra, hình như mình đã yêu rồi. Hình dung ĐN để đếm ngày trở lại...

1. Đà Nẵng, làm sao không nhớ! Từ Hà Nội vào Sài Gòn, qua đèo Hải Vân, nghe loa tàu phát bài hát rộn ràng: "Đà Nẵng quê em Đà Nẵng quê anh", là biết đã chạm vào ĐN. Tàu qua Thanh Khê, huyện ngoại ô lên quận, nơi "chôn rau" của Mỹ Tâm, con út của gia đình bán bột mì, đã thành sao, thay đổi từ giọng nói đến dung nhan, không còn "Đà Nẵng" nữa. ở đây, ta gặp Mẹ Nhu - tượng phù điêu nhà điêu khắc (NĐK) Phạm Văn Hạng. Mẹ Nhu, người mẹ anh hùng thời chống Mỹ, được tạo bằng những vỏ đạn đồng, chỉ tay ra biển. Vùng quê cách mạng luôn hướng ra biển, sẵn sàng đương đầu, vươn tới.

Ấn tượng đầu tiên của lần "gặp" đầu tiên, là đầu máy xe lửa để ở sân ga ĐN. Sống động và thúc giục. Như thường trực khởi hành.

ĐN - "vùng eo" gợi cảm khoáng đạt, không phải "thắt lưng buộc bụng". Khổ sở, ngặt nghèo của thiên nhiên, thiên tai đều tác động hình thành tính cách con người. Bão từng vào ĐN. Nhưng TP hệt một tráng niên dồi dào sinh lực, vượt hết, với tốc độ "vượt bão". Thành phố lớn nhất này là thủ phủ miền Trung về kinh tế và sức mạnh tổng hợp. ĐN hấp dẫn người tứ xứ đến làm ăn, định cư và cũng biết giữ chân người tài để "quần anh hội".

Đến ĐN, là phải tìm Đà Linh, một nhà văn, dịch giả cấp tiến, đã có công cho ra đời nhiều cuốn sách giá trị. Quê cha ĐN, sinh sống và tuổi trẻ ở thủ đô, Đà Linh - Nguyễn Đức Hùng nói tiếng Hà Nội nhỏ nhẹ, lịch lãm. Giờ đến ĐN, khó gặp Đà Linh, khó có thể ngồi bên ông trong hoàng hôn dịu dàng sông Hàn, vì ông đã có thêm nhà và công tác tại Hà Nội. Chỉ còn Trần Tuấn, vẫn Cầm gió (tập thơ đầu tay 1998) ở đất này, gắn với địa chỉ thuộc lòng - 19 Ngô Gia Tự - VP đại diện báo TP tại miền Trung. Trần Tuấn, người yêu và làm thơ với quyết tâm đổi mới, đã thực sự là một nhà thơ đương đại đáng kể, với đột phá vượt chính mình bằng Ma thuật ngón (giải thưởng Bách Việt 2008). Quê cha Quảng Ngãi, nói giọng Bắc pha Trung tình cảm, Trần Tuấn đã găm vào ĐN một tên thơ.

ĐN có tốc độ xây dựng phát triển hạ tầng bậc nhất, diện mạo phố, những con đường mới đổi thay mỗi lần gặp lại trong kiến trúc quy hoạch đồng bộ, luôn gây ngạc nhiên. Dấu vết của người Pháp, văn hóa Pháp trên TP này vẫn còn qua thất thoát lịch sử. 35 năm sau ngày giải phóng 29/3/1975, tôi cố tìm lại những góc kí ức của mình. Như gặp hình ảnh thu nhỏ của thư viện quốc gia Pháp Franois Mitterand bên sông Seine, khi thấy toà nhà NXB ĐN 19 Quang Trung lần đầu, 8 năm về trước. Tòa nhà 5 tầng hình cuốn sách mở ra sông Hàn, đón gió tri thức, là công trình của những người có công lập và tạo nên thương hiệu NXB ĐN (từ 1984), do KTS Ba Lan Kazimierz Kwiat Kowski (1944-1997) hoàn thành năm 1987, khi ông tròn 40 tuổi, sau 3 năm thiết kế, xây dựng. Kazik đã có giới thiệu di sản Hội An, Mỹ Sơn với thế giới, đến VN từ 1980, đổ bao công sức cho việc trùng tu Mỹ Sơn, Huế. Mỹ Sơn, có tượng bán thân của ông; Hội An, cũng có một công viên xinh xắn cùng tượng Kazik. Giờ đây, NXB ĐN đã phải chuyển sang một chỗ thuê khác, và "cuốn sách mở" kia thành khách sạn. Nhưng, Kazik với những công trình cuộc đời, với "cuốn sách mở" và NXB ĐN vẫn còn mở trong ký ức đẹp của một thời đáng nhớ.

Đã có Nhà hát Trưng Vương nằm trên đường Hùng Vương chuyên diễn tuồng, kịch; lại có nhà biểu diễn đa năng ở phía Cẩm Lệ, Hoà Cường. Chợ Hàn (từ thời Pháp) bên sông Hàn thành Trung tâm thương mại, chợ Cồn (từ thời Mỹ)... những chợ lớn lâu năm của ĐN đã nhường ưu thế cạnh tranh cho các siêu thị. Có một siêu thị của ông chủ Hải Phòng mở gần công viên 29/3 mang tên Bài thơ. Siêu thị Bài thơ, siêu thị có tên hay nhất Việt Nam, thuộc về ĐN.

ĐN phát triển nhanh, xong không quá ồn ào; vẫn còn nhiều nét cổ kính, thoáng đãng, lãng mạn. Đặc biệt, thành phố biển này thật nhiều gió thổi.

Hè 2002 lần đầu tiên đến đây, tôi ở khách sạn 3 sao Fai Fo ngay cửa ga, của ngành đường sắt - do một kỹ sư tàu lửa du học Rumani làm giám đốc - nhà văn Hoàng Trọng Dũng (em ruột nhà thơ ý Nhi). Một KS văn minh với tranh của Lưu Công Nhân (1931 - 2007). Sinh tại Phú Thọ, quê gốc Nam Định, gắn bó với Hà Nội, Sài Gòn, yên nghỉ tại Đà Lạt, ông vẽ biển và nhiều bức khoả thân đầy xúc cảm. Ông đã lưu trú Fai Fo và ngồi trong khu vườn yên tĩnh này, cùng tôi, tôi đã hình dung thế. Một hoạ sĩ ngoài thất thập vẫn xuyên Việt bằng ô tô do con trai Lưu Quốc Bình lái, lên tận Hà Giang để sáng tạo, vẽ nude với người mẫu thật và để cho Fai Fo, ĐN nhiều tác phẩm quý giá khi ghé qua. Ghé nữa, để biết đây là quê hương của bao tài danh, trong đó có Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), gắn bó và thành danh ở Hà Nội, mà quê gốc không quên. ĐN dành một con đường mang tên nhà thơ, nhà viết kịch kiệt xuất này.

Ở ĐN, tôi có thể "gặp" nhiều thành phố, vùng miền do những con người tha hương đến đây sinh tụ với tính cách, tiếng nói lưu thổ âm quê cũ. Tôi bất ngờ khi "gặp" Bùi Xuân Phái (1920 - 1988) ở ĐN. Cả đời danh hoạ sống tại nhà 87 phố Thuốc Bắc quận Hoàn Kiếm, dành tình yêu lớn cho Hà Nội. Mảng tranh phố cổ là một đỉnh cao quan trọng trong sự nghiệp hội hoạ của ông. Hà Nội ba sáu phố phường vào tranh Phái đẹp, nên thơ, vắng người và thanh bình quá đỗi. Ông làm cho phố cổ có sức sống lâu hơn thực tại. Nhìn những ngôi nhà cổ mất dần, biến dạng, người ta chỉ còn biết tìm lại Hà Nội xưa, níu giữ bằng hoài niệm và tranh Phái. Đã có triển lãm tranh Bùi Xuân Phái "Phố thứ 37 - phố Phái", làm những người Hà Nội, người xa xứ, người nước ngoài yêu Hà Nội hơn. Sao đến giờ, năm thứ 22 sau khi danh hoạ qua đời, năm Thăng Long tròn 1000 tuổi, Hà Nội vẫn chưa có sự tôn vinh xứng đáng cho Phái bằng một con đường? Bảo tàng, giải thưởng mang tên Bùi Xuân Phái đều do gia đình ông thành lập. Hà Nội "khó tính" hay bỏ quên, thủ cựu hay kênh kiệu? ĐN đặt tên đường Bùi Xuân Phái từ mấy năm nay. Tôi đã ngắm 70 bức tranh Phái tại tư gia do con trai danh hoạ, HS Bùi Thanh Phương giới thiệu. Trong số đó, những bức tranh về biển ĐN rất quyến rũ. Lần đầu xem các bức tranh này trong cuốn sách " Bùi Xuân Phái - Cuộc đời và tác phẩm", tôi chưa cảm nhận hết vẻ đẹp của biển ĐN. Phải sau 2 lần đến Paris, tới tận nhà danh họa Claude Monet ở Giverny, đến ĐN thêm ba lần nữa, tôi mới nhận thấy Phái vẽ ĐN, biển Mỹ Khê thật tài tình. Đó là các tác phẩm năm 1981, 1982, 1984. Táo bạo không kém bức Mùa xuân Hà Nội (1988), vẽ một thiếu nữ đầu gối lên tay phải, thảnh thơi khoả thân nằm trên những mái nhà; Phái để ba nàng nude bên biển Mỹ Khê xanh màu trời. Màu xanh của biển nổi vân sóng, kỹ thuật sơn dầu bậc thày với bút pháp ấn tượng, tạo ra vẻ đẹp lạ kỳ, đặc biệt.

2. Đặc biệt, như hoa sữa ngạt hương dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh sau cơn mưa chiều rửa con đường bớt bụi và hơi nóng còn bốc lên, rủ ta ra biển. Biển ôm ĐN một vòng xanh miết. Những con đường mới rộng thênh và vắng. Hoàng hôn kéo mặt trời xuống gọi em. Cát Mỹ Khê vàng mịn, rộng dài như tấm đệm khổng lồ mà những cặp uyên ương chỉ muốn nằm, tắm nắng, nô đùa, yêu nhau đến tối... Gợi cảm đường cong căng nở thân thể đàn bà bằng đá trắng (tác phẩm của NĐK Lê Công Thành) phơi mở ngã ba Phạm Văn Đồng đâm thẳng ra biển. Đường ven biển Sơn Trà - Diện Ngọc từ gần đỉnh núi xuống tận Hội An, cho em đêm trắng.

ĐN, những chuyến tàu biển đưa khách nước ngoài cập cảng ngày càng nhiều. Từ ĐN, người ta có thể đi tiếp Hội An, Mỹ Sơn, Huế - ba di sản thế giới mà ĐN là nơi đón tiếp, trung chuyển đầy duyên dáng. Nó là bước đệm của hành trình khám phá, nghỉ ngơi; là chốn gọi mời hấp dẫn. Không thuộc hết đường, cứ đi, mọi con đường đều tới thành Rome, tôi thích phóng xe dọc đường ven biển, đầu trần để tóc đan gió . Không quên được, đêm cùng ba người bạn Hà Nội vút trên "xa lộ resort", qua sân bay Nước Mặn để đến Hội An, ngắm phố cổ sông Hoài lúc mọi ngôi nhà đóng, cửa hàng đã ngủ. Tôi đã cùng cô ruột Vi Bạch Yến thăm Ngũ Hành Sơn bằng xích lô. Người nói một giờ, người quả quyết hai giờ sáng, làm tôi phải thức đêm mấy kỳ để xem bằng được cầu quay nhấc mình lìa hai, cho tàu qua lại. Có kẻ đến già vẫn thích tụ tập ồn ào, tôi chỉ thích từ trên cao, góc khuất và tĩnh, quan sát tất cả. Để chiêm ngắm và thưởng lãm, để lắng nghe, có độ sâu cảm nhận, ở bất cứ đâu, cũng không thể ngập chìm vào ô hợp ồn ào.

Từ trên cao, có thể ngắm ĐN từ 7 cây cầu. Cầu cũ Trần Thị Lý (cầu đường sắt bắc qua cảng Tiên Sa) sắp bị phá đi cùng cầu Nguyễn Văn Trỗi, để xây cầu mới. Nhoáng cái mà như hiện lại thời mà chiều dài gần chục cây số của sông Hàn chỉ có độc cầu Nguyễn Văn Trỗi, giờ thì có Tuyên Sơn, Hòa Xuân.

Cuộc thi pháo hoa quốc tế (DIFC) lần 3, 27-28/3 vừa qua, người ta đã tràn lên Thuận Phước để ngắm cảnh bầu trời kỳ diệu lộng lẫy, khi ĐN đã thành điểm hẹn duy nhất VN có lễ hội này. Bắc từ đường biển Nguyễn Tất Thành qua đảo Sơn Trà, xây dựng từ 2003 đến 2009, Thuận Phước là cây cầu dây võng dài nhất VN, 1856m, phá thế độc quyền của sông Hàn trong lựa chọn vị trí ngắm Đà thành.

Thăng Long - TP rồng bay lại chưa có cầu nào thiết kế hình ảnh con rồng, trừ cầu Long Biên căng vai nhịp võng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh con vật đứng đầu tứ linh. Nhưng ĐN đang làm cầu Rồng, xây phía bảo tàng Chăm cắt đường Trần Phú, con đường có rạp chiếu bóng Lê Độ đối diện nhà 71, căn phòng trên gác nơi của tác giả Ba người trở lại trung đoàn mấy năm nay đi liên miên, đến nỗi gắn với ĐN mà "thoắt ẩn thoắt hiện", Thái Bá Lợi như thích "trở lại trốn tìm".

Cầu sông Hàn tạo hấp lực đặc biệt với mọi người dân ĐN và du khách, nó là trung tâm của hình ảnh, tâm điểm sự chú ý, bởi hiệu ứng thị giác được nhấn mạnh, đến mức thành biểu tượng.

Hễ thấy lịch treo, lịch để bàn, phim, ảnh về ĐN, là thấy hình ảnh cầu sông Hàn, cầu quay nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Hình ảnh cây cầu với những sợi thép to rực sáng trong đêm, toát lên sức sống của TP biển cởi mở trẻ trung, hứa hẹn. "Quảng trường nhậu" dưới chân cầu dọc sông Hàn là nơi chẳng khi nào vắng. Cầu tấp nập người xe. Sân khấu ngoài trời, các sự kiện lớn, hát, múa, bắn pháo hoa, đều diễn ra bên chiếc cầu "tải trọng" đặc biệt này. Cầu nối hai bờ, làm nơi hò hẹn, bối cảnh của những bức ảnh, phim nghệ thuật và kỷ niệm, nơi phô diễn những vẻ đẹp thường trực và bất ngờ. "Tải trọng" nhiều như thế, nó cũng góp phần đưa ĐN thành TP lớn thứ ba cả nước, vị trí vốn trước thuộc về Hải Phòng.

3. Hải Phòng, quê mẹ tôi, có đường ĐN, hai TP kết nghĩa với nhau (như Hà Nội - Huế, Nha Trang - Thái Nguyên), có đường và trường mang tên nhau. ĐN có đường Hải Phòng với ga tàu và Fai Fo hotel sát nhau. Đường ĐN ở HP không lớn bằng đường HP ở ĐN, dù HP được mặc định với tên gọi "TP cảng", "TP hoa phượng đỏ", song cảng sầm uất HP xưa đã bị tụt hậu soán ngôi rồi.

Đường ĐN ở HP có toà soạn báo HP, dẫn thẳng ra ngã 6 Điện Biên Phủ. Cảng nào cũng có những con tàu lớn trực nhổ neo, đem theo tham vọng. Chưa lên đỉnh Ngũ Hành Sơn, tôi đã tới đỉnh Bà Nà để phóng mắt ra khơi mà nghĩ về lịch sử nước Việt và biển ĐN - nơi thực dân Pháp chọn làm điểm đầu để xâm chiếm nước ta, năm 1858. Bản thân lịch sử ấy đã chứa bao dấu vết, còn lưu lại trên thành Tourane. Trong bảo tàng Chăm, tôi nghe thấy các triều đại của vương quốc Chăm Pa thức trong từng thớ đá, trong dáng hình vũ nữ, trong "chuyển động" của mọi hiện vật trưng bày. Tôi gặp lại cảm giác đó khi đến bảo tàng Phương Đông Guimet, quận 16, Paris. Dòng sông lớn chảy qua thủ đô Seoul, Hàn Quốc, cũng mang tên sông Hàn, nơi ấy có tuyết. ĐN không bao giờ có tuyết, cũng có sông Hàn. Hàn là lạnh hay là hàn gắn, còn bao bí ẩn làm sao biết hết trong dòng nước chảy trôi?



Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương