Tập sách được sự tài trợ của ubnd thành phố Đà Nẵng Để Đà Nẵng phát triển nhanh và bền vững



tải về 1.29 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích1.29 Mb.
#9078
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Gặp lại bên sông Hàn

Mùa xuân năm nay tiết thuận. Từ Bắc tới Nam, nơi nào cũng nghe nói Nông nghiệp, chăn nuôi…thuận lợi. Không khí làm ăn…đang dần trở lại bình thường sau những tháng ngày cả nước bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và khắp nơi, người người lại nô nức kéo nhau trẩy hội xuân. Tôi thấy trên ti vi quảng cáo khu vực Đà nẵng đưa tin về cáp treo khu du lịch Ba nà, và lại sắp có thi bắn pháo hoa…Mấy anh bạn thân đang ở Bên bờ sông Hàn, nheo nhéo trong máy “Zô đi zô đi…lâu lắm bạn chưa zô…bây giờ đổi thay nhiều lắm rồi he…”. Đoàn chúng tôi tám người, cùng học một trường phổ thông , già nửa cùng lớp, hai anh bạn có “tay lái lụa” thay nhau khiển cái KIA mới thửa, cùng nhau làm chuyến “Hành phương Nam…”


Tôi nhớ lắm, năm 1978, mùa thu, có đợt công tác biệt phái vào Đà nẵng. Chiếc IL19 từ Gia lâm, bay vèo cái, sân bay Đà nẵng đã đón chào! Tôi từng có thời gian 3 năm trong chiến trường thời ác liệt, nhưng gần tới Huế thì miền Nam hoàn toàn giải phóng; cho nên từ chân phía bắc đèo Hải vân trở vào, là cả một không gian bao la, tôi vẫn đang thèm khám phá. Những cuộc đi, ra… ngoài Hà nội. Là việc công hay việc tư…cứ được đi là lòng tôi đều dào dạt. Tôi luôn hau háu…nghe, nhìn… cảm nhận như chớp chụp từng cảnh sắc, khung trời mới lạ…Biết bao nhiêu, cái hay, cái chưa hay…đang chờ và gọi mời một chàng trai tuổi đời chưa tới 30.
Mùa thu năm đó, nắng tháng 8 đổ lửa xuống thành phố duyên hải miền trung. Những giọt nắng “thuỷ tinh” nhảy nhót hoa cả mắt trên đoạn cuốc bộ…Những bóng người da nâu, dáng hối hả, bươn bả …Thành phố bên sông Hàn êm đềm của thời thị trường chưa mở cửa, và hương vị biển khơi… ào vào mọi cảm quan. Những gì là ấn tượng đầu tiên, của vùng đất mới này đã giữ lại mãi trong tâm tưởng. Nó ngập tràn, choán ứ và…quá tải, ngoài sức tưởng tượng trong đầu một “thi sĩ đồng quê”. Tôi mệt mỏi, không cảm tình với những ngày đầu tiên sống trong thành phố này! Khoảng hơn 8 giờ tối, ngồi ở cổng nhà 172 Bạch Đằng, mưa gõ trên mái tôn đôm đốp, có tiếng rao lảnh lót “ ho vi lon a, ho vi lon a”…Anh trưởng phòng, trong đêm đầu tiên ấy, đã cười khoái trí đố tôi:

- Đố cậu họ đang rao gì đấy? Tôi là dân miền núi phía bắc, có vào Quảng trị, Thừa thiên…nhưng là vào thời đánh nhau; chưa hề được tiếp xúc với những người dân bên kia bờ chiến tuyến; chưa vượt được sông Bồ trong ngày 8/3/1975 đã bị pháo địch bắn phản, què cẳng phải “bán sới” quay về hậu tuyến rồi ra bắc.


Lắng tai, nghe đi nghe lại thêm mấy lần nữa! Chịu. Không thể đoán được họ rao gì, tôi đành cười trừ:

- Em chịu, như là tiếng tây anh à…Anh trưởng phòng ha hả cười, ra chiều sành sỏi…giải thích:

- Họ rao trứng vịt lộn đấy, trong này gọi “hột vịt lộn” , nghe là “ho vi lon” âm sắc giọng Quảng Đà…cậu không biết là phải thôi, ha ha...

Ngoài Hà nội, tôi đã nghe trong đây cá biển rẻ nhất Việt nam. Nhưng vào mấy ngày, ăn uống bếp tập thể, chẳng có rau gì, ngoài rau sống thập cẩm… Bữa ăn nào cũng cá biển, cá biến, thịt rất hiếm. Mà cá Hồng với cá Nục là chính. Bữa nào cũng món canh chua, cũng lại cá Hồng, cá Nục… nấu với mấy thứ rau linh tinh mà người miền bắc ít ăn. Dân Bắc kỳ có câu “cơm không rau, đánh nhau không chửi”. Đúng quá, thấy thiếu thiếu… khó chịu.


Công việc ở nhiệm sở của chi nhánh một Tổng công ty ngành ngoại thương lúc bấy giờ, phần kế toán chỉ báo sổ, mà anh trưởng phòng đưa tôi vào mươi ngày rồi quay ra, giao tôi tạm thời cái quyền “kế toán trưởng”, giải pháp và tình thế, ý chừng muốn tôi gắn bó với thành phố này. Tôi mới chỉ học hết cấp 3, vào lính, bị thương rồi chuyển ngành, may kế toán ở chi nhánh này chỉ là “kế toán đơn” nên tôi nhàn lắm, nhưng cũng …nghèo lắm…hơn anh lính một chút đỉnh nhưng lạ thì cứ vui cái đã! Có đi làm thêm cũng chỉ vào những chủ nhật, ngày lễ…ra cảng góp sức với công nhân bốc vác, cả cơ quan tham gia cải thiện bằng “bốc vác”, không hề có việc gì ngoài việc ấy …

Những lúc rảnh rỗi, tôi thường một mình lang thang bên sông Hàn, nơi duy nhất để tôi thả hồn ra mênh mông chiều tím… với những cánh Hải âu chao liệng, những con tàu ăn hàng thưa thớt, lừng lững bên cầu cảng…Hàng ghế đá chạy dài ngút mắt bên sông cũng vắng bóng người và cái “câu lạc bộ thuỷ thủ” thời ấy được coi là “thời thương ăn chơi nhất…” màu vôi trắng nhạt cũng thi thoảng mới có bóng người…để lòng tôi càng nhung nhớ Hà nội…May mắn, trước khi anh trưởng phòng ra Hà nội, anh “thửa” thêm một cô nhân viên. Tôi đã biết sơ sơ lý lịch cô này. So với tôi, thì trình độ và bằng cấp… không nên so. Cô ấy học xong đại học ngành kinh tế thời chính quyền cũ và thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, còn tôi chỉ mới hết phổ thông…Nhưng điều mà con tim trai trẻ chưa vợ như tôi bị hút ngợp, ấy là cái dong nhan bên ngoài! Tôi phải trấn tĩnh con tim bồng nột, từng nơi từng lúc…mà càng ngày, tôi càng bị hút vào chứ chẳng…hút ra…Cái anh chàng “kế toán trưởng” vô bằng cấp ấy cứ ngày ngày ngồi đối diện bàn trong cùng một phòng…đóng kín với một cô gái đẹp mà lạ, và… Cái đẹp, cái tươi, cái duyên cái dáng…chẳng dám tả làm chi cho bây giờ thêm “tiếc đứt…” Và có lẽ, cũng chính vì cái nhân tố mới này đã làm tôi lãng quên cái gay gắt nắng thiêu, cái oi nồng của miền biển lạ mỗi chiều, cuối Hè đầu Thu ấy…

Gần bốn tháng trời ngồi đối diện nhau trong một căn phòng 10 mét vuông chỉ có 2 người!

Gần bốn tháng trời, bốn mắt nhìn nhau, chỉ cách chưa đến một mét và hai đôi chân trần cũng “vô tình hay hữu ý” nhiều lúc cũng …lỡ chạm nhau rồi… rụt vội về…

Thỉnh thoảng ra chi nhánh ngân hàng Ngoại thương vay, gửi vốn lưu động…về, Võ Tuyết hay có câu:

- Anh T à, mấy cô ngoài ngân hàng cứ khen anh T đẹp trai mà hiền quá hà…Cô Dung gửi lời hỏi thăm anh đó…


Võ Tuyết có hôm do ít việc, nhàn quá, ngao ngán mà phát lên thành lời:

- Anh T à, Tuyết thích, tới công sở, cúi đầu làm việc mải miết, rồi khi ngẩng đầu lên là ra về! Như vậy mới khoẻ anh à. Tôi thì chưa nghĩ được thế, có lẽ vì tôi là “nhà thơ”…hay sao! Tôi chưa hình dung được cái thích ấy ngay. Sau này, dần dần ngộ ra nó. Nó hiển hiện, thực tế và ngày một như nhân văn hơn theo thời gian, trong cuộc đời của tôi sau này! -Tôi hiểu sâu hơn tại sao Tuyết nói câu ấy. Tuyết kể với tôi nhiều chuyện lắm, tất nhiên là những chuyện thời chưa giải phóng. Tuyết có một cái đồng hồ nữ hiệu Senco, một cặp kính cận khá dày, một bộ đồ sửa móng, toàn đồ sịn, mà theo như lời Tuyết thì chúng đã ở với cô 15 năm rồi, có nghĩa là Tuyết đã giữ nó từ năm học cấp 2, một con người biết trân trọng và giữ gìn những thứ mà do chính sức lao động của mình tạo nên... Tuyết có lần kể:

- Nhà Tuyết 10 người, bố mẹ và 8 anh chị em. Tuyết là chị cả, thời Nguỵ, chỉ có ba với Tuyết đi làm mà cuộc sống gia đình đàng hoàng lắm. Ba Tuyết làm chủ thầu xây dựng, còn Tuyết học xong đại học làm hành chính trong một công ty kinh doanh, tư nhân.

Một lần có việc, tới nhà Tuyết! Cả ba mẹ và mấy đứa em vui vẻ đón tôi như đón một khách quý, và tôi tự nhiên lại hãnh diện hơn với cái mẽ tưởng “đẹp trai” của mình, còn cái chức “kế tóan trưởng” thực tình tôi cũng đã cảnh giác từ trước, chưa bao giờ tự đưa mình vào những tình thế “tầm thường”, khó nói…ấy.


Mấy ngày, từ khi mới vào, tôi đã “mò” được một anh bạn thân, đang giảng dạy trong trường Đại học bách khoa Hoà Khánh, cũng chưa vợ. Cô bạn Tuyết tuy bằng tuổi nhưng cô ngồi bàn giấy trong nhà, da nâu sáng chứ không sạm đen như phụ nữ làm ngoài trời, dãi dầu miền biển. Nâu, hồng, sáng mà mịn tươi, sinh động. Khuôn mặt đẹp, ánh nhìn thông minh của người có học hành bài bản đã làm cả anh bạn của tôi cũng bị… hút hồn luôn. Hai thằng chúng tôi thường trổ những “tài vặt”. Những công việc đi đây đi đó do vị thế ưu đãi, kể cả việc dùng cái thẻ thương binh để được ưu tiên mua vé xem hát, xem kịch trong cái rạp hát duy nhất của thành phố, hoặc thi thoảng mua rau tươi Đà lạt chở lên ít ỏi hiếm hoi mà dân chúng nơi đây phải xếp hàng dài hàng cây số…nhiều khi cũng không đến lượt, rau đã hết.

Vào một chủ nhật đẹp trời, anh bạn Huy Phú (tên anh bạn thân của tôi từ thời còn để chỏm) mượn đâu được cái máy ảnh đen trắng tới “hành” chúng tôi, hết đứng lại ngồi, hết chụp chung lại chụp riêng…đủ kiểu. Bao nhiêu lần máy ảnh nháy lia lịa, nhưng mấy ngày sau, chỉ có vài tấm ảnh chụp chung của tôi với Tuyết được mang tới. Huy Phú cười trừ: “Phim bị hỏng gần hết, xin lỗi các bạn!” Thì ra, sau này tôi mới hiểu, chụp ảnh chỉ là cái cớ để một anh chàng nữa sắp “ế vợ” muốn ngắm kỹ một cô nàng xinh đẹp Sông Hàn.

Hồi đó cả thành phố Đà nẵng chỉ có 2 khách sạn cao tầng, đó là khách sạn Phương Đông và khách sạn Thái bình dương. Trên con sông Hàn thơ mộng có độc nhất cây cầu Nguyễn văn Trỗi sang quận 3. Dân Đà nẵng năng qua lại phải xếp hàng xuống phà sông Hàn. Cảng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu tít bên bán đảo Sơn trà, hoang vắng heo hút, tẻ ngắt, hình như ngày xưa là quân cảng… Những bãi tắm chưa nằm trong tâm tưởng tôi, chỉ nghe qua anh bạn nói có Thanh bình, Mỹ khê, nhưng do “quê”, hay do “nghèo”…cùng những bận rộn đời thường của số đông những viên chức đất nước vừa qua cuộc chiến trường kỳ…nên chưa một lần trong 4 tháng tôi xuống được biển Đà nẵng.

Ông Giám đốc Agrexsport chi nhánh Đà nẵng sau giờ làm và những ngày nghỉ, thấy khi nào cũng lững thững một mình xách cái túi cổ lỗ giả da sau lưng; thả bộ hết chợ Sắt, chợ Hàn và những cửa hàng đồ cũ để săn lùng…đồ cũ. Mỗi khi về mặt mũi vị ấy luôn sáng tươi vì khi thì mua được một cái bàn là sỉn, một cái quạt máy tróc sơn vẹo cánh hay một cái khung xe đạp nội địa…tất cả những thứ đó không có hoặc rẻ hơn ngoài Bắc…

Nhà tôi ở miền núi, vườn nhà tôi chẳng thiếu thứ gì; khi thấy bên chợ Hàn có rất nhiều chỗ bán chuối chín, quả rất to, màu vàng nhạt, vì rẻ, tôi mua thử. Về lôi ra ăn thì không ăn được vì nhạt quá… khó tả. Tôi đã quen ăn những quả chuối tiêu chín sậm vàng trứng quốc, ruột lấp lánh cát đường ngọt lịm , thơm phức…Nói chung Đà nẵng của chúng ta hồi đó hoa quả chẳng có gì, ngoài thứ quả cóc dầm đường, dầm muối… mà cũng vì cái vị chua ngon lạ lẫm của nó đã ấn tượng lấn át hết các loại hoa quả khác…

Như mọi thời, từ cổ tới kim, những chàng trai chưa vợ và những cô gái chưa chồng, trừ những lúc đang công việc, cái suy nghĩ thường nhật từ khi thức giấc cho tới khi lại lên giường cứ ngày qua ngày, suy nghĩ và hóng hớt một “bóng hồng”! Nhất là đối với những người “xa xứ”. Những đợt qua lại thăm nhau giữa những cô gái và những chàng trai đang độ tuổi cứ diễn ra sôi nổi nhưng tâm trí tôi đã bị cái cô cử nhân kinh tế hàng ngày ngồi ngay trước mặt choán hết…kể cả các cô con gái những gia đình từng tập kết ra bắc mới hồi cư…cho đến một hôm!

Một hôm, tôi, một chiến sĩ giải phóng năm xưa, như đảng viên phát biểu trong một cuộc họp “chi bộ”, tôi ướm hỏi Võ Tuyết:


  • Sao gần 30 tuổi Tuyết chưa xây dựng gia đình? Tuyết trả lời:

  • Ảnh đang bên Mỹ. Rồi cô lại nói: Có dịp là Tuyết sẽ sang bên ấy.

Tuyết nói, “tui có một nguyên tắc, có lẽ “hơi xưa”, là trong chuyện tình cảm, bao giờ cũng dứt khoát…đứt đuôi đâu đấy với đám này rồi mới sắn sàng chuyển sang đám khác” và cô còn nói:

- Với con trai, Tuyết thích phải là người từng trải! Vì những người đó đã chán cảnh dông dài chơi bời…Khi tính chuyện gia đình, người ấy sẽ toàn tâm toàn ý, toàn tình, tu trí hơn cho gia đình mình…



Tôi thấy, tuy bằng tuổi nhưng Tuyết chín chắn quá và cái đầu cũng đang hơn tôi! Còn nửa tháng nữa là tới tết nguyên đán, Tôi như chẳng còn lòng dạ gì nữa với nơi này hay sao mà lòng bỗng trở lại như một cậu bé! Nhớ mẹ, nhớ quê hương, nhớ Hà nội…tôi dứt khoát xin trở lại Bắc kỳ, là nguyên cớ hay nguyên nhân…hay là cái gì gì tôi không muốn biết nữa và cái sự đau khổ chẳng ra đau khổ, thất tình chẳng ra thất thình kia đã khoanh khoanh cho một “hạn độ” mà cũng lại như một giải pháp “thất tình âm ỉ”…phải “dứt áo” với sông Hàn…
Tôi với anh bạn thân hì hục ra gần chợ sắt mua một bao tải dừa già, về trút nước ra, nạo lấy cùi trắng, chẳng hề biết kỹ thuật làm mứt cũng cứ …làm. Nổi lửa hì hụi…cả đêm…khi mứt dừa đã thành “hàng”, mấy yến, nếm đi nếm lại, mùi xà phòng vẫn xông nồng nặc…hết trị.
Rồi, dẫu gì thì cũng phải cố gắng lịch sự với “phái yếu”! Tôi và Huy Phú làm một buổi chia tay khá ly kỳ với cô bạn Võ Tuyết…với những món ăn nửa Bắc kỳ nửa trung kỳ mà anh được nhiều cô thanh niên xung phong khen... Sau đó, hết đứng lại ngồi…đủ kiểu. Sáng hôm sau hai thằng lễ mễ khuân vác…ra sân bay…Vèo cái, lại trở về Hà nội, quà cáp trở lại miền Bắc chuyến ấy, ngoài thứ mứt dừa “tự tạo”, có thêm một loại duy nhất ấy là những túi moi biển khô.
Cái cô bạn có tên Võ Tuyết ấy, tôi chẳng hề e ngại khi đưa tên thật bạn mình lên đây, mà còn mong cô ấy “trời xui” mà đọc được thì càng hay. Còn bởi vì sau những ngày đó , ngoài Hà nội, tôi đều đều vẫn nhận được thư cô ấy gửi ra Hà nội, với cái mào đầu “ Tuyết cứ nhìn thấy những dòng chữ thân quen của anh T lưu lại trên hoá đơn chứng từ của chi nhánh mà nhớ anh T nên viết thư ni!” …Những câu chuyện tôi đã đưa trên đây đều là thật cả và tôi cũng đã nói từ đáy lòng mình điều mà ngày xưa tôi chẳng dám nói với ai. Rồi tôi biết Võ Tuyết không đi Mỹ, mà chính cái anh chàng thương nhân Việt nam cộng hoà khi xưa đã có mặt tại Đà nẵng, ngay từ ngày đất nước bắt đầu chuyển sang thời mở cửa, bây giờ đã về ở hẳn Việt nam rồi! Tình yêu của họ mới đáng trân trọng biết bao. Sau 8 năm từ khi tôi rời thành phố bên bờ sông Hàn, họ làm lễ thành hôn, đã có 2 con trai và tôi còn được nghe từ anh bạn Huy Phú rằng, vợ chồng Võ Tuyết năm 1990 mua một căn nhà mặt phố Trần Phú với cái giá hơn hai trăm cây vàng, bằng tiền vàng tích cóp của Tuyết cộng với vàng của anh chồng từ Mỹ mang về…
Bây giờ thì tôi đang cùng đám bạn bè cùng lớp, vừa rong ruổi trong một chuyến du chơi xuyên Việt bằng ô tô, mấy anh bạn thay nhau tự lái, trong đó có cả anh bạn Huy Phú (đã lấy vợ người gốc Đà nẵng và ở hẳn trong đây từ lâu) ngồi ở khách sạn Công đoàn, bên bãi biển Mỹ khê! Hai ngày du chơi thăm thú, là hai ngày tràn ngập những ấn tượng khám phá…Có tới 6 cây cầu bắc qua sông Hàn, con đường chạy dài mấy mươi cây số dọc cái bãi biển đã nổi tiếng thế giới…Biển Đà nẵng xanh trong, mênh mông ngút tầm…Những con đường rộng dài không tiền khoáng hậu, hiện đại… Bao nhiêu những khách sạn mới, không kể hết được; và những khu chợ, siêu thị khang trang ồn ã đông đúc, không thiếu thứ gì có trên thế giới chứ không như năm nào 4 tháng tôi đã ở đây.

Vợ chồng Võ Tuyết, tất nhiên là tôi phải tìm đến, mà chưa năm nào từ dạo ấy chúng tôi quên liên lạc với nhau qua điện thoại…Chồng Võ Tuyết, tôi hình dung lâu, giờ đúng như khi gặp mặt, không đẹp trai lắm nhưng lanh lợi, rắn rỏi chất miền Trung. Trong cái lịch lãm của một thương gia giàu có vẫn thấy cái chất phác của một người có học, từng trải mà không mất gốc, anh nhẹ nhàng, vẫn giữ nguyên giọng xứ Quảng:

- Anh T à, qua bên Mỹ tui mới thấy chẳng nơi nào tuyệt vời như quê hương mình. Tui về đây không phải riêng vì “bả” mà còn vì tui đã sinh ra và phương trưởng ở đây, dù là thời nào, mình là người làm ăn chân chính…cách chi làm mình thành người có tội hoặc đổ bể được!… Tôi tần ngần một dạo vì anh này nói đúng quá! Tôi cũng làm trong ngành ngoại thương nhưng doanh nghiệp nhà nước đang dần bị các doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước lấn lướt…nhất là những ngành nghề mà nhà nước bỏ độc quyền. Nhớ lại cái thời chưa xa mà cũng không gần ấy, hồi tôi với Tuyết suốt ngày ngồi trong một phòng, đối diện nhau chỉ có 2 người và thấy những sự đổi mới hôm nay là không tưởng! Có anh bạn trong đoàn bĩu môi:

- Tôi nghe đầy những điều ong tiếng ve về cái sự đổi mới bây giờ ông ơi! Tất tật, từ gọi vốn liên doanh, dùng vốn ODA, đến những việc như đền bù giải toả của Đà nẵng này đấy…

- Thì tôi cũng nghe thôi, nhưng ở Việt nam bây giờ, nơi nào mà không có những điều này điều nọ, hay hoặc không hay về kinh tế nói chung! ( Một anh bạn nữa chen vào). Nhưng tôi biết rõ gần đây Đà nẵng có nhiều cái mới lạ tầm cỡ. Nào là cáp treo Bà nà dài và cao nhất thế giới mới khánh thành hôm rồi, cầu Thuận Phước là cầu dây võng dài nhất Việt Nam vừa thông xe kỹ thuật hôm 25/3; năm nào cũng có thi bắn pháo hoa quốc tế trên sông Hàn và…một điều mà không phải nơi nào cũng được nghe, đó là tại Đà nẵng này, tốc độ đền bù và giải phóng mặt bằng cho các dự án kinh tế…nhanh nhất nhì cả nước đấy.

Bất giác tôi nhớ tới một câu nói của chủ tịch Hồ chí Minh, tôi thêm lời:

- Ngày xưa, Hồ chủ tịch có câu nói nổi tiếng: … “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp hơn mười ngày nay…” ! Câu ấy ngày xưa nghe xa vời, nhưng bây giờ đem so, thấy lãnh tụ của chúng ta vẫn khiêm nhường biết bao. Một anh bạn trong đoàn lên giọng:

- Ông chỉ thấy bề nổi thôi ông ơi…Bao nhiêu chuyện tham nhũng tầy đình đấy! Huy Phú bấy giờ mới lên tiếng:

- Ôi dao, đã là xã hội thì cái gì mà chẳng có. Mọi thứ phát triển đều phải tuân theo quy luật tự nhiên thôi. Cứ từ từ, dần dần những hiện tượng xa hội tự đến rồi sẽ tự tồn tại hoặc tự bị tiêu diệt thôi à. Là con người chân chính thì cái đầu tiên là cứ phải làm tròn trách nhiệm bổn phận mình rồi mới quan tâm sang lĩnh vực khác…tôi lại đỡ lời:

- Về số lượng, chất lượng cũng như tốc độ kiến thiết, phát triển nói chung không riêng gì ở thành phố Đà nắng này, mà ở trên khắp đất nước thống nhất! Nói chung thì đã thấy đất nước tiến lên gấp trăm hay gấp ngàn lần so với hồi mới giải phóng rồi? Những cái hay nhìn thấy, những cái dở cũng nhìn thấy nhưng thời nào cũng vậy, mà các ông xem Tây du ký rồi cũng biết mà, ngay cả như Đường tăng cùng các môn đệ đi lấy kinh bên Tây trúc, lúc tới gần chốn niết bàn, họ vẫn còn nhìn thấy cả những việc làm trái nghịch…của các thánh nhân kia mà! Thuyết nhân quả tồn tại mãi với đạo phật, và văn minh, khoa học…sự phát triển lên tầm cao nhân loại, những tinh hoa sẽ như quy luật tự nhiên tồn tại và những thứ rác rưởi cặn bã…ngang, ngược dòng chảy, cũng sẽ bị quy luật tự nhiên dào thải thôi, không sớm thì trầy.


Anh bạn Huy Phú cùng vợ lần nào chúng tôi vào chơi cũng bắt, mấy bữa đầu tiên phải dùng thực đơn biển Đà nẵng mà phải do vợ chồng anh ta tự ra chợ Liên Chiểu mua, chế biến rồi mang tới khách sạn. Rượu San lùng mang từ Bát sát Lao cai nhâm nhi với cua ghẹ tươi ngon cùng món sứa nộm độc đáo vô nhị của biển Đà nẵng càng làm các thực khách thêm khoái khẩu…Tất cả đều vui tươi yêu đời. Cuộc nhâu đang sôi nổi bỗng có tiếng đùng…đoàng…vang lên, rồi khoảng trời sau lưng chúng tôi sáng rực…Tất cả thực khách đều ngoái cổ lại. Những chùm pháo hoa xanh đỏ tím vàng toá lên, bung ra, muôn hình muôn vẻ.; tiếng lục bục trên không trung…Anh chàng Huy Phú chẳng còn trẻ trung gì nhưng vẫn muốn vui đùa như còn trai trẻ, anh ta lôi cái máy ảnh hiệu Canon ra nói to:

  • Nào, lại chụp ảnh đây, bây giờ máy xịn hơn mà phim cũng xịn hơn nha!

  • Đề nghị tất cả các bạn cùng cười tươi lên nào…

N.T.T


ĐINH VĂN DŨNG

Đêm Đà Nẵng

Nhiều người bạn đến thăm Đà Nẵng, trước khi chia tay nói với tôi rằng, Đà Nẵng chỉ thực sự đẹp về đêm, và rất đẹp và hoành tráng nữa là đằng khác! Tôi thầm nghĩ, thành phố nào mà chả thế, chẳng qua là khen cho vừa lòng nhau mà thôi. Nhưng thú thật, tôi cũng hơi giật mình. Bởi lẽ, bao nhiêu năm sống với thành phố bên bờ sông Hàn thơ mộng này mà tôi vẫn chưa cảm nhận hết cái vẻ đẹp của Đà Nẵng, chưa hiểu tới bờ tới bến cái thành phố gắn với tuổi thơ bất hạnh của tôi, tuổi trẻ nhọc nhằn cơm áo mưu sinh của tôi như định mệnh của số phận đời người.

Đà Nẵng về đêm lung linh huyền ảo đến lạ kỳ. Nếu bạn dừng lại ở bên lan can cầu sông Hàn hay cầu Thuận Phước lồng lộng gió từ biển thổi vào, để ngắm nhìn thành phố mỗi khi lên đèn thì không có gì thú vị bằng. Cả không gian rộng lớn của trung tâm đô thị phồn hoa này hút trong tầm mắt người bởi nhấp nhô ánh đèn điện như ngàn sao giăng giăng trên bầu trời, và sông Hàn như tấm dải lụa đào óng ánh vắt ngang qua lòng thành phố, làm lòng ta xao xuyến, nhắc ta nhớ lại, lục lại những ký ức của những ngày qua, những ngày chưa xa, hình bóng của những chuyến phà lặng lẽ với từng dòng người khắc khoải sớm chiều qua lại bến Hà Thân, những chuyến tròng trành ngược xuôi, tần tảo của mẹ ta, chị ta, của em ta bên bến Củi; những mái nhà chồ xiêu vẹo, hắt hiu những phận đời theo những cơn bấc cuối mùa ở Nại Hiên Đông, nhấp nhô, chập chờn bên sóng nước Vũng Thùng; để ta nhận ra ta, nhận ra sức mạnh kỳ diệu của nhân dân, của sự đồng thuận được tôn vinh, sẻ chia, ta nhận ra gương mặt mới mẽ, tươi nguyên của mình, của thành phố bên con sông Hàn thơ mộng, cái thành phố thân yêu, quyến rũ và năng động bậc nhất ở cái eo nhỏ xứ Quảng đầy trầm tích, dằng dặc khúc ruột miền Trung của dải đất hình chữ S diệu kỳ này. Mảnh đất mà bao năm tháng dãi dầu mưa nắng; mảnh đất mà một thời chiến tranh đầy đau thương nhưng anh dũng và cũng lắm bão giông, lũ lụt với bao bộn bề lo toan, tính toán, tảo tần như người mẹ nuôi ta lớn lên.

Đà Nẵng về đêm với biết bao điều kỳ ảo. Xa xa, Sơn Trà uy nghi giăng mờ trong sương đêm. Con đường du lịch men theo triền núi ra bãi Bụt, bãi Nam, bãi Bắc chập chùng, rực rỡ ánh đèn với những biệt thự, resort lộng lẫy như hẹn hò mời gọi. Chùa Linh Ứng Sơn Trà sừng sửng, uy nghi, trầm mặc trong sương đêm như bức bình phong che chở bão giông cho Đà Nẵng. Những ngọn hải đăng như những con mắt biển canh giữ bình yên cho thành phố. Những con tàu căng buồm lướt sóng ra khơi xa, những con tàu đang cập bến sông Hàn, khoan đầy cá mực, vẫn biết, biển bạc cá vàng, gieo neo bao phận người rong ruổi, nhưng bao phận người vẫn một lòng một dạ bám biển bám tàu để ra khơi vào lộng, như định mệnh của nghề nghiệp, của số phận, và những con tàu đang neo đậu bồng bềnh sóng nước con sông quê hương. Hai trụ dây văng cầu Thuận Phước vươn cao, lấp lánh ánh đèn như muốn chinh phục cả không gian biển cả; chiếc cầu được ví như là ngọ môn, là cửa ngõ của Đà Nẵng, hẹn hò chào đón bè bạn bốn phương đến thăm quan, du lịch, làm ăn buôn bán với thành phố cảng, để rồi nhộn nhịp những con tàu cập bến, mang theo những chuyến hàng vào ra Đà Nẵng, đem về không chỉ có đôla, mà cả niềm tin của bè bạn đối với ta. Con đường du lịch Sơn Trà - Điện Ngọc, con đường 5 sao, nói như những nhà làm du lịch, như vòng tay khổng lồ ôm lấy thành phố rực rỡ ánh đèn. Đà Nẵng đang vươn mình ra biển lớn. Nói đúng hơn, Đà Nẵng lưng đang tựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt tiền hướng ra biển Đông mà bao năm ta mãi mê ngủ quên, quay lưng lại với điều kỳ diệu của thiên nhiên ban tặng. Và, ta đã giật mình nhìn lại. Ta xin lỗi sự hờ hững tưởng chừng như vô lý nhưng ta cũng đành chấp nhận sự hờ hững này, một sự thật của Đà Nẵng, rất là Đà Nẵng. Ta không có ý định biện minh cho sự thiếu sót, cho khiếm khuyết của mình mà đó là sự thật, một sự thật không thể chối cãi. Bao nhiêu năm rồi, còn có biết bao điều trăn trở, giằn vặt trong lòng mỗi một cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Đà Nẵng. Bao năm rồi, đúng hơn là đã 34 năm sau ngày quê hương được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối, ta có bao nhiêu việc phải nghĩ suy, phải lo lắng, phải xốc vào để làm, bao nhiêu vấn đề phải bù đầu bù cổ để lo toan, tính toán, đâu dễ một sớm một chiều tất cả những điều ta nghĩ, những việc ta làm đều bỗng chốc hoá thành thiên đường. Ta chấp nhận bắt đầu, dẫu cái bắt đầu hơi muộn, nhưng hình như có ai đó đã bảo: bắt đầu từ đâu cũng không muộn, chỉ muộn khi ta biết mà không làm.

Biển Mỹ Khê bao mùa rồi vẫn vậy, nước vẫn trong xanh hiền hoà, nhấp nhô sóng xô bờ cát, sóng vẫn mãi bạc đầu, lấp lánh dưới ánh đèn neon, năm tháng mãi miết vỗ về như lòng mẹ, tình tự lời của sóng của gió như người bạn tri kỷ tri âm. Giờ này, những đôi tình nhân đang dìu nhau đi dưới những hàng dừa vừa toả cành lá mơn mởn trong công viên biển Phạm Văn Đồng, họ đang trao nhau những nụ hôn nồng nàn ở bãi cát trắng mịn của bãi biển Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước. Em nói gì mà bâng khâng, xao xuyến. Có phải tình yêu đất đai, cỏ cây, núi sông này, có phải tình yêu của mảnh đất và con người nơi đây đã cho em tất cả, đã làm nên tất cả những điều kỳ diệu, những kỳ tích có thực trên đời mà như ai đó từng trầm trồ, ngợi ca, từng đồ rằng những đổi thay của Đà Nẵng như Phù Đổng từ trong huyền thoại cổ tích bước ra?

Và, nếu bạn đang đứng ở độ cao của Bà Nà núi Chúa se se lạnh trong một đêm trời trong xanh nhìn về thành phố thì càng tuyệt diệu không có gì sánh được. Cả một không gian rộng lớn như một tấm dải lụa khổng lồ lấp lánh, chi chít ánh đèn như ngàn sao trên bầu trời, ngờm ngợp gió mây và đâu đây bao la lời ru của những thanh âm của đêm, của cỏ cây, đất trời, bàng bạc trong đêm trắng tịch liêu cùng sương khói mây ngàn lãng đãng.

Đà Nẵng của đêm, của nhịp sống thành phố trẻ. Bao công trình đang hối hả dựng xây để kịp tiến độ thi công, để kịp đưa vào sử dụng, những chiếc cần cẩu vươn cao, nhấp nháy ánh đèn, như muốn chinh phục cả không gian, báo hiệu và minh chứng hùng hồn cho sự vươn lên kỳ diệu của Đà Nẵng đổi thay. Những khách sạn, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng…ngày mọc lên càng nhiều; này là Hoàng Anh Gia Lai Group, Indochina Riverside Towers, Softech Towers, Vĩnh Trung Plaza, Đà Nẵng Plaza, kia là Nhà biểu diễn đa năng, Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế, Bệnh viện 600 giường, các khu resort, sân gol bên con đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc…, và biết bao con đường mới mở, bao góc phố, hàng cây sao đen bên vỉa hè mới trồng, những đôi tình nhân tình tự trên những chiếc ghế đá công viên bên bờ sông Hàn, ngôi nhà thân quen, xào xạc tiếng chổi khuya của chị lao công trên những con phố, những tiếng rao đêm thanh âm vọng lại…tất cả, tất cả như đang thở nhịp thở của những trái tim yêu thương, những khát vọng đổi đời cháy bỏng, và như những rung động đầu đời của bao đôi lứa yêu nhau, đâu dễ phôi phai. Từ một thành phố đô thị loại 3 thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, chỉ trong vòng hơn một thập kỷ, hơn 3.000 ngày miệt mài không ngừng nghỉ, Đà Nẵng như Phù Đổng vươn vai lớn dậy, thay da đổi thịt một cách không thể ngờ, làm kinh ngạc bao con mắt của bè bạn bốn phương mỗi khi có dịp đến thăm thành phố bên con sông thơ mộng này.

Đà Nẵng về đêm. Ta dạo bước đi thăm phố xá rực rỡ ánh đèn, ghé vào siêu thị Vĩnh Trung Plaza trên đường Hùng Vương, siêu thị Bài Thơ trên đường Điện Biên Phủ, xuống dưới Metro ở đường Cách mạng tháng 8 mua món một quà gì đó tặng cho người thân, bè bạn. Đưa vợ con ta đi dạo công viên 29.3 vừa được phá dỡ bờ rào để nâng cấp cải tạo, đồng nghĩa với việc phá dỡ những ràng buộc vô lý mà lẽ ta đã nhận ra từ khá lâu rồi, đưa con ta công viên nước để nô đùa, vui chơi thoả thích, mời bạn bè về với Mỹ Khê nhâm nhi cốc bia, ăn đặc sản biển tươi xanh giữa lồng lộng gió ngàn của biển khơi, nhấp nhô những con tàu ra khơi xa, những con tàu đang neo đậu nhấp nháy, rực rỡ ánh đèn, nhìn về Sơn Trà mây nước giăng giăng, lòng bỗng thương nhớ bao người thân, bạn bè giờ này còn lận đận với mưu sinh cơm áo cuộc đời...

Con sông Hàn bao mùa rồi vẫn thế, chở nặng bồi bãi phù sa, lặng lẽ âm thầm như lòng mẹ bao la, tình nghĩa. Đêm nay, gió nói gì thế, gió hát gì thế, mà xôn xao, lắng đọng, mà ngọt ngào yêu thương, có phải những lời tự tình, những điệp khúc của mùa Xuân, của tuổi trẻ với bao khát vọng và tràn đầy hạnh phúc, niềm tin và nhựa sống. Ta cảm ơn sông Hàn, cảm ơn ai đã xây những chiếc cầu, những Sông Hàn, Tuyên Sơn, Cẩm Lệ, Thuận Phước, và rồi mai đây cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, Hoà Xuân…và sẽ còn bao chiếc cầu khác nữa sẽ bắc qua sông Hàn, Cẩm Lệ, nối nhịp đôi bờ, cho thoả lòng mong đợi khát khao, những chiếc cầu của tình yêu và nỗi nhớ, của lòng chung thuỷ sắt son, của khát vọng đổi đời. Ta cảm ơn sông Hàn, con sông đã che chở ta trong lửa đạn của quân thù, nuôi nấng ta thành người, con sông tắm mát tuổi thơ ta, tắm mát và gội rửa bao số phận bọt bèo, lênh đênh sóng nước. Con sông ôm ấp, vỗ về bao góc phố, hàng cây, bao con đường, bao tấm lòng người Đà Nẵng, qua bao tháng năm, qua bao mùa rồi vẫn vậy, mãi mãi là như thế, ta tin, sông Hàn ơi!

Và đêm nay, ta thức cùng Đà Nẵng, thức cùng đêm Đà Nẵng. Đêm chuyển mùa, sang Xuân…

Đ.V.D
ĐINH THỊ NHƯ THÚY


Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương