TẬP ĐOÀN ĐIỆn lực việt nam trưỜng cao đẲng đIỆn lực miền trung khoa khoa học cơ BẢN



tải về 331.91 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích331.91 Kb.
#19323
  1   2   3

**********************************************************************







TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN





BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên Đề:




Mô Hình Triển Khai Mạng Cung Cấp Dịch Vụ FTTH – Theo Hình Thức ACTIVE ETHERNET


Công ty thực tập: Trung Tâm Viễn Thông

Điện Lực Miền Trung

Người hướng dẫn : Lê Tiến Dũng

Giảng viên hướng dẫn : Huỳnh Kim Tân

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tri Trung

Hội An, tháng 7 năm 2010

LỜI MỞ ĐẦU
FTTH  là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu internet xuống/lên (download/upload) ngang bằng với nhau, điều mà công nghệ ADSL chưa thực hiện được.

 

Và là một công nghệ kết nối viễn thông sử dụng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới địa điểm của khách hàng (văn phòng, nhà…). Công nghệ của đường truyền được thiết lập trên cơ sở dữ liệu được truyền qua tín hiệu quang (ánh sáng) trong sợi cáp quang đến thiết bị đầu cuối của khách hàng, tín hiệu được converter, biến đổi thành tín hiệu điện, qua cáp mạng đi vào Broadband router. Nhờ đó, khách hàng có thể truy cập internet bằng thiết bị này qua có dây hoặc không dây.




FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera…với ưu thế băng thông truyền tải dữ liệu cao, có thể nâng cấp lên băng thông lên tới 1Gbps, An toàn dữ liệu, Độ ổn định cao, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện, từ trường...

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 7 năm 2010

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Tri Trung


Phần I: Giới Thiệu

Phần I: Giới Thiệu

I> Giới Thiệu Chung:

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam, được thành lập theo quyết định số 380/NL/TCCBLĐ ngày 8/7/1995 của Bộ Năng Lượng.

Trụ sở đặt tại: 30A Phạm Hồng Thái - Ba Đình - Hà nội - Việt nam.

Điện thoại: + (84 4) 2100 526, Fax +(84 4) 228 68 68

Tên giao dịch Quốc tế: EVNTelecom
1. Các chức năng nhiệm vụ:

Quản lý vận hành và khai thác mạng Thông tin Viễn thông Điện lực. Đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng phục vụ cao cho công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện và kinh doanh của EVN

Kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và Quốc tế

Tư vấn, thiết kế lập dự án các công trình thông tin viễn thông

Lắp đặt các công trình thông tin viễn thông, các công trình điện 35kV trở xuống.

Sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin viễn thông, tủ bảng điện điều khiển và các thiết bị điện - điện tử chuyên dùng.




2. Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng:

Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước và quốc tế (E-Line)

Dịch vụ VoIP 179

Dịch vụ điện thoại cố định truyền thống (E-Tel)

Dịch vụ điện thoại cố định không dây (E-Com)

Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh (E-Phone)

Dịch vụ điện thoại di động (E-Mobile)

Dịch vụ Internet (E-NET)


Là một doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNTelecom được phép cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Dựa trên cơ sở hạ tầng vững mạnh, công nghệ tiên tiến, kênh phân phối rộng khắp, đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, EVNTelecom đang không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ tiện ích, chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh..., đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn mới.


Với phương châm “Gần gũi với khách hàng”, mục tiêu của EVNTelecom là đạt 20% thị phần viễn thông Việt Nam vào năm 2010.




3. Ban Giám đốc công ty:
- Ông Phạm Dương Minh: Giám đốc Công ty


4. Các Phó giám đốc:

- Ông Phan Sỹ Nghĩa - Phó GĐ phụ trách Kinh doanh


- Ông Võ Quang Lâm - Phó GĐ phụ trách Xây dựng Cơ bản


II> CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY THÔNG TIN VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC


1. Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực

Các đơn vị trực thuộc:


- Trung tâm Viễn thông Di động Điện lực


- Trung tâm Truyền dẫn Điện lực


- Trung tâm Internet Điện lực


- Trung tâm Tư vấn Thiết kế


- Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Bắc


- Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Trung


- Trung tâm Viễn thông Điện lực Tây Nguyên


- Trung tâm Viễn thông Điện lực miền Nam


- Ban Quản lý các Dự án Viễn thông Điện lực




2. Các đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông:

Với sự tham gia của các đơn vị Điện lực trải rộng khắp trên 64 tỉnh thành.

- Các Công ty Điện lực 1, Điện lực 2, Điện lực 3, ĐL T/p Hồ Chí Minh, ĐL Đồng Nai.

- Công ty TNHHMTV ĐL Ninh Bình, ĐL Hải Phòng, ĐL Hải Dương, ĐL Đà Nẵng.


- Công ty CP ĐL Khánh Hoà.

- Các Trung tâm viễn thông trực thuộc Điện lực tỉnh, thành phố tại 64 tỉnh.



III> CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

- Kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, công nghệ thông tin trong nước và quốc tế.

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin.
- Vận hành khai thác các hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện.
- Lắp đặt các công trình điện lực.
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp thiết bị, vật tư, sản phẩm hàng hoá.

- Các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật.




IV> NĂNG LỰC MẠNG LƯỚI


1. Mạng viễn thông quốc tế:

- EVNTelecom đã tham gia vào các mạng cáp quang lớn nhất thế giới và khu vực, kết nối Việt Nam với các nước trên thế giới qua 03 cổng truyền dẫn Quốc tế:

- Cổng Quốc tế Móng Cái, dung lượng 12,5 Gbps

- Cổng Quốc tế Lạng Sơn, dung lượng 10 Gbps

- Cổng Quốc tế Mộc Bài, dung lượng 2,5 Gbps

Về đường trục truyền dẫn phục vụ dung lượng quốc tế:

· Hướng HN – QN – LS: 10G

· Hướng HN-HCM: 10G (đang tiến hành nâng cấp lên 40 G)


Tuyến cáp biển liên Á – IA

Tuyến cáp biển Liên Á – IA có tổng dung lượng là 3.84Tbps (4x96x10), trong đó EVNTelecom sở hữu 50 Gbps (trong tương lai có thể nâng cấp lên 450Gbps). Từ tuyến cáp biển Liên Á, EVNTelecom có thể cung cấp kết nối đến các trung tâm chuyển tiếp lưu lương trong khu vực như HongKong, Singapore, Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu Âu. Với hệ thống cáp trên biển, EVNTelecom sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho sự bùng nổ băng thông rộng chất lượng cao, các dịch vụ viễn thông khác trong những năm tới và đảm bảo dự phòng an toàn toàn cho mạng lưới viễn thông quốc gia.


2. Mạng viễn thông trong nước:


a. Mạng truyền dẫn đường trục quốc gia gồm:

- Với trên 40.000 km cáp quang, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã có mặt tại 64 tỉnh và thành phố trên cả nước.

- EVNTelecom đang sử dụng hệ thống đường trục Bắc – Nam chạy song song đồng thời trên các tuyến dây tải điện 500kV, 220kV với công nghệ hiện đại và dung lượng thiết kế lên đến 400Gbps. Với dung lượng này, mạng truyền dẫn viễn thông điện lực sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực truyền dẫn quốc gia, chia sẻ tài nguyên, góp phần khai thác hiệu quả hệ thống thông tin và truyền thông trên cả nước.
- Hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt của EVNTelecom có độ an toàn, tin cậy cao do được thiết lập đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc mạch vòng bảo vệ.

- Đặc biệt, với việc sử dụng hệ thống cáp OPGW trên lưới điện cao thế 500kV, 220kV, 110kV và hệ thống cáp treo ADSS trên lưới điện trung thế 110kV, 35kV, 0,4kV, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã trở thành mạng truyền dẫn có độ an toàn cao nhất so với các giải pháp khác.


- Mạng truyền dẫn viễn thông điện lực được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận linh hoạt với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới.


b. Mạng CDMA 20001x-EVDO

- Hệ thống mạng mà EVNTelecom đang khai thác sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1x - EVDO phủ sóng trên 64/64 tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp không chỉ các dịch vụ thoại thông thường mà còn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng với chất lượng tốt nhất cho khách hàng, truy cập Internet không dây tốc độ cao.


- Bên cạnh những lợi thế về hạ tầng mạng, dịch vụ mạng CDMA 2000-1X của EVNTelecom thể hiện rõ những ưu thế rõ rệt khi so sánh với các dịch vụ hữu tuyến và vô tuyến truyền thống khi triển khai cho vùng sâu, vùng xa, cung cấp đa dịch vụ trên nền một hạ tầng mạng.
- Dịch vụ EV-DO hiện nay của EVNTelecom đã được cung cấp tại 03 thành phố lớn: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

c. Mạng NGN & Dịch vụ

- EVNTelecom đã xây dựng một mạng NGN trên quy mô toàn quốc dựa trên hạ tầng mạng truyền tải IP/MPLS với cấu trúc phân lớp (core, edge và access) bao phủ khắp 64 tỉnh/thành phố, bao gồm các thiết bị Softsswitch, Media Gateway, Router, hệ thống cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng... Mạng NGN hiện nay cũng là hạ tầng mạng cung cấp dịch vụ VoIP với 64 điểm kết nối (POP) trên toàn quốc. Ngoài các POP trong nước, EVNTelecom đã triển khai nhiều POP trên thế giới tạo thành một mạng kết nối toàn cầu.


- Song song với mạng NGN, EVNTelecom cũng đang triển khai mạng điện thoại cố định hữu tuyến. Hạ tầng mạng điện thoại cố định được triển khai sử dụng cả 2 công nghệ TDM truyền thống (mạng tổng đài TDM) và công nghệ IP (trong mạng NGN).


d. Mạng Internet

- EVNTelecom là một trong các nhà cung cấp có đầy đủ các giấy phép về dịch vụ Internet, sẵn sàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ như kết nối Internet quốc tế (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet (OSP).

- Hiện nay đang triển khai mạng phủ sóng Wifi trên các thành phố lớn.

V. CÁC DỊCH VỤ

1. Truyền dẫn

- Thuê kênh riêng (Leased Line), các dịch vụ MPLS, IPVPN.

- Thiết lập mạng tương tác: LAN, WAN

- Truyền dữ liệu (kết nối về hệ thống Server tập trung).

- Các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)


2. Các dịch vụ mạng CDMA

- Dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com

- Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh E-Phone

- Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-Mobile (096)

- Dịch vụ gọi thương mại miễn phí và mạng doanh nghiệp.


3. Các dịch vụ Internet:

- Dịch vụ kết nối Internet IXP.

- Dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp.

- Dịch vụ truy nhập Internet qua kênh thuê riêng.

- Dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng ADSL.

- Dịch vụ truy nhập Internet qua mạng cáp truyền hình.

- Dịch vụ truy nhập Internet qua mạng WLL/CDMA.

- Dịch vụ hội nghị truyền hình.

- Dịch vụ băng rộng không dây tốc độ cao

- Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, thiết kế web.

- Dịch vụ đăng ký và duy trì tên miền.


4. Các dịch vụ trên nền mạng NGN:

- Dịch vụ điện thoại cố định (POTS) và các dịch vụ bổ trợ

- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế VoIP (trả trước và trả sau).

- Dịch vụ miễn cước người gọi 1800

- Dịch vụ thông tin giải trí 1900

- Dịch vụ điện thoại cố định sử dụng IP phone và các dịch vụ gia tăng như: IP Centrex, multimedia call...

- Các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú dựa trên hạ tầng IP của mạng NGN như IPTV, Video on Demand, Game online...



Phần II: Chuyên Đề:

Mô Hình Triển Khai Mạng Cung Cấp Dịch Vụ FTTH – Theo Hình Thức ACTIVE ETHERNET


I> Giới Thiệu Dịch vụ Internet Bằng Cáp Quang - FTTH
FTTH là công nghệ truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang mới nhất trên thế giới, hiện chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực băng thông rộng đang sử dụng. FPT Telecom là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp loại hình dịch vụ này. Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây).
FTTH là viết tắt của "Fiber To The Home" : chữ fiber trong câu ngầm hiểu là fiber optic cable, và như vậy nguyên câu có nghĩa là: "Cáp quang đến tận nhà". Đây là dịch vụ truy cập Internet bằng cáp quang, thay cho cáp đồng tiêu chuẩn từ trước đến nay. Tiêu chuẩn này còn được gọi bằng tên khác là FTTB (Fiber To The Building), khác với FTTC (Fiber To The Curb) tức là chỉ tới lề đường thôi, dẫn vào nhà vẫn là tiêu chuẩn dây đồng như cũ.
Điểm khác biệt giữa truy cập FTTH và ADSL, là FTTH có tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần (khoảng 66 lần DSL tiêu chuẩn, 100 mbps so với 1,5 mbps) , và có tốc độ tải lên và tải xuống như nhau, trong khi ADSL có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống.

FTTH sử dụng tuyến cáp quang kết nối từ ISP đến nhà khách hàng do đó chất lượng sẽ tốt hơn và băng thông cao hơn cáp đồng (ADSL sử dụng cáp đồng).

Cáp quang không bị nhiễu do độ dài, điện từ, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết tác động, băng thông FTTH có thể lên tới 10 Gigabit/giây , , nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây).

II> Dịch Vụ FTTH/FTTB

1. Sơ Đồ Đấu Nối

1.1. Tại nhà khách hàng: cần đầu tư các thiết bị sau

- Converter FE/quang: biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện (FE).

- Modem/Router: thường là Modem có 4 cổng FE LAN kết nối tới mạng LAN máy tính khách hàng bằng cáp UTP Cat5, hổ trợ NAT hoặc Bridge, DHCP, DNS, DMZ.

01 cổng WAN hoặc 02 cổng WAN hổ trợ load balance. Modem/Router này phải có chức năng tự động thiết lập kết nối PPPoE qua cổng WAN để đến BRAS sử dụng Account (Username/Password) và được lưu trong cấu hình để tự động thiết lập kết nối PPPoE cho những lần truy nhập sau.


1.2. Tại điểm truy nhập

Có thể dùng Switch điện hoặc Switch quang. Nếu dùng Switch quang, Switch quang này nên sử dụng các cổng đến khác hàng bằng các SFP chuẩn 100FX, thu phát quang single-mode, bước song 1310, công suất quang 10Km, 15Km, 20Km tuy theo khoản cách khách hàng đến switch quang. Các cổng uplink nối các switch với nhau cổng 1Gbps hoặc 10Gbps bằng các SFP.

Từ điểm truy nhập thường là các trạm BTS nơi tập trung nhiều khách hàng, kéo cáp quang trục 48 sợi đến hộp sắt phân phối đặt ngoài trụ điện nơi có nhu cầu khách hàng nhiều. Kéo cáp quang 2 sợi từ các hộp phân phối quang đến khách hàng xung quang bán kính 2 đến 3 Km. Nếu dùng Switch điện, trước khi kéo cáp quang đến nhà khách hàng phải dùng cặp Converter quang đấu cáp 5 vào switch và lắp thêm 01 converter quang/fe tại khác hàng. Nếu dùng Switch quang, tùy theo khoảng cách tới nhà khách hàng, ta dùng module thu phát SFP tương ứng và chỉ lắp 01 converter quang/fe, 01 modem PPPOE. Hiện nay có nhiều thiết bị tích hợp PPPOE có uplink là cổng quang 100FX. Thông thường các modem quang/fe cổng quang 100FX của các hảng khác nhau, single mode 1310 kết nối tốt với cổng quang SFP 100FX singlemode 1310 của switch quang.

Các Access switch sẽ được gom lại về POP Điện lực hay điểm tập trung bằng Switch Aggregation qua các đường quang FE/GE, thường dùng giao diện GE. Do vậy Access Switch cần có 1 hay 2 cổng GE cấu hình combo có thể dung được ở chế độ cổng điện hoặc cổng quang SFP để đấu lên POP. Các Switch quang tại POP kết nối ge 1Gbps hay 10Gbps đến các Switch quang khác, ngoài ra các switch quang lắp tại POP có them các công quang 100Fx để cấp cho các khách hàng khu vựt gần Điện Lực.


1.3. Tại POP Điện lực hay điểm tập trung

Các Switch Aggregation sẽ gom lưu lượng FTTH toàn bộ tỉnh và thông qua truyền dẫn kết nối về mạng Core Internet tương ứng với từng miền bằng các đường FE/GE.

Switch Aggregation có thể dùng Switch điện hoặc Switch quang. Nếu là Switch điện, để đấu xuống Điểm truy nhập, ta phải dùng cặp converter.

Để kết nối các thiết bị bằng sợi quang, có thể dùng thêm các ODF và suy hao quang. Cáp quang kéo tới nhà khách hàng nên dùng loại 2 hoặc 4 sợi.


2. Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Thiết Bị

2.1, Access Switch

Các yêu cầu chung

  • Hỗ trợ 4096 VLAN, hổ trợ các tính năng SVLAN, PVLAN

  • Hổ trợ 802.1Q trunk, QOS 802.1P, traffic sharing,

  • Hổ trợ QinQ

  • Hổ trợ UDLD

  • Hổ trợ LACP

  • Hổ trợ 802.1x

  • Hổ trợ 1024K MAC

  • Hổ trợ ACL mac nguồn đích, ip address nguồn đích, port tcp nguồn đích

  • Hỗ trợ các tính năng bảo mật như lọc thông tin qua cổng, lọc địa chỉ MAC, Access list.

  • Hô trợ giao thức spanning tree: 802.1D STP, MSTP.

  • Hỗ trợ tính năng multicast.

  • Hổ trợ SSH v2, telnet

  • Có các giao thức quản lý như SNMP v1,2,3 MIB thông qua giao diện RJ 45 hoặc Cổng console.

  • Hổ trợ Routing L3: static, OSPF,BGP …

  • Managed Ethernet Switch.

  • Nguồn DC 48V

  • Kích thước lắp vừa tủ 19 in

Giao thức và giao diện

  • Giao diện quản lý: CLI, SNMP

  • Các giao thức Internet: ARP, RARP, ICMP, Telnet


Các giao diện vật lý

Switch điện:

  • Tương thích với các chuẩn Ethernet: IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.3ab, IEEE 802.1q,p

  • 24 cổng 10/100 Base-TX

  • 02 cổng GE 1000 Base-TX (RJ 45)

Switch quang:

  • Tương thích với các chuẩn Ethernet: IEEE 802.3u, IEEE 802.3z, IEEE 802.1q,p

  • 24 cổng 100 Base-FX SFP

  • 02 cổng GE 1000 Base-FX SFP.

Nguồn

  • 100-240 AC, 50-60 Hz

Môi trường làm việc

  • Nhiệt độ 0-50 độC,

  • Độ ẩm 10-90%


2.2. Aggregate Switch

Các yêu cầu chung

  • Hỗ trợ các tính năng liên quan đến VLAN

  • Hỗ trợ các tính năng bảo mật như lọc thông tin qua cổng, lọc địa chỉ MAC, Access list.

  • Hô trợ giao thức spanning tree.

  • Hỗ trợ tính năng multicast.

  • Có các giao thức quản lý như SNMP v1,2, MIB thông qua giao diện RJ 45 hoặc Cổng console.

  • Managed Ethernet Switch.

Giao thức và giao diện

  • Giao diện quản lý: CLI, SNMP

  • Các giao thức Internet: BOOTP, ARP, RARP, ICMP, Telnet.


Các giao diện vật lý

Switch điện:

  • Tương thích với các chuẩn Ethernet: IEEE 802.3, IEEE 802.3u, IEEE 802.3ab, IEEE 802.1q,p

  • 24 cổng 1000 Base-TX

Switch quang:

  • Tương thích với các chuẩn Ethernet: IEEE 802.3u, IEEE 802.3z, IEEE 802.1q,p

  • 24 cổng 1000 Base-FX SFP

Nguồn

  • 100-240 AC, 50-60 Hz

Môi trường làm việc

  • Nhiệt độ 0-50 độC,

  • Độ ẩm 10-90%

2.3. Module quang SFP

  • Module quang SFP Single-mode.

  • Chuẩn giao diện 100/1000 Base-FX.

  • Giao diện quang LC.

2.4. Converter quang điện/Modem quang

  • Sử dụng cáp quang Single mode.

  • Khoảng cách tùy theo khoảng cách từ nhà khách hàng đến switch, khoảng cách giữa các switch.

2.5. Modem/Router PPPoE

  • Có 01 cổng WAN kết nối tới converter quang điện, hoặc 02 cổng WAN chạy load balance với đường FTTH nhà cung cấp khác

  • Có tối 04 cổng LAN kết nối vào LAN khách hàng.

  • Modem phải có tính năng hỗ trợ quay PPPoE, NAT địa chỉ và cấp phát địa chỉ IP động DHCP, DNS, DMZ.

  • Ngoài ra, tùy theo nhu cầu khách hàng mà modem cần có thêm các tính năng khác như Wifi, routing (nếu khách hàng dùng IP tĩnh).

  • Nguồn điện: Có adaptor vào nguồn 220 V +/- 15%.

  • Có các giao diện quản lý WEB

  • Có hổ trợ SNMP (option)



3. Khuyến Nghị Cấu Hình Thiết Bị

3.1. Modem/Router PPPoE

Có rất nhiều chủng loại Modem/Router PPPoE. Về cơ bản để Modem kết nối Internet, cần cấu hình các thông số sau:



  • Internet Connection Type: chọn PPPOE

  • Keep alive: chọn 30s để giữ Modem luôn kết nối PPPoE tới BRAS.


Dưới đây là ví dụ cấu hình trên Modem WRT54GS: WRT54GS hỗ trợ một giải pháp tất cả trong một, chia sẻ kết nối Internet, 4 cổng chuyển mạch, hỗ trợ tính năng điểm truy nhập với tốc độ được tăng 35% so với chuẩn-G. Hỗ trợ các tính năng bảo mật cao cấp: mã hoá không dây WPA2, 802.11x, lọc địa chỉ MAC, tường lửa SPI...


Cài đặt WRT54GS như một thiết bị định tuyến

Để cài đặt WRT54GS như một thiết bị định tuyến ta có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thay đổi địa chỉ của máy tính theo dải địa chỉ của WRT54GS.
Bước 2: Truy nhập vào cấu hình thiết bị qua giao diện web, mở trình duyệt web và vào địa chỉ 192.168.1.1 (địa chỉ mặc định của thiết bị), ta sẽ được yêu cầu vào Uername và Password mặc định là admin và admin.

Bước 3: Sau khi vào Username và Password ta sẽ thấy một giao diện như hình phía dưới.

- Chọn chế độ PPPoE và vào Username và Password mặc định là admin và admin
- Nếu ta muốn WRT54GS cấp địa chỉ IP động cho các máy tính hãy kích chọn Enable tính năng DHCP Server


Cài đặt tính năng không dây


  • Lựa chọn mục Wireless trên giao diện cấu hình ta sẽ thấy một cửa sổ như hình dưới.

  • Tại mục Basic Wireless Settings ta có thể để mặc định như ban đầu mà không cần thay đổi.


- Để thiết lập bảo mật cho mạng không dây ta chọn Wireless Security và lựa chọn một công nghệ mã hoá phù hợp (trong phần này ta thiết lập bảo mật WEP, 64 bits 10hex digits). Ta có thể làm theo hình dưới.





3.2. Cấu hình Switch Aggregate

  • Hỗ trợ 4096 VLAN, hổ trợ các tính năng SVLAN, PVLAN

  • Hổ trợ 802.1Q trunk, QOS 802.1P, traffic sharing,

  • Hổ trợ QinQ

  • Hổ trợ UDLD

  • Hổ trợ LACP

  • Hổ trợ 802.1x

  • Hổ trợ 1024K MAC

  • Hổ trợ ACL mac nguồn đích, ip address nguồn đích, port tcp nguồn đích

  • Hỗ trợ các tính năng bảo mật như lọc thông tin qua cổng, lọc địa chỉ MAC, Access list.

  • Hô trợ giao thức spanning tree: 802.1D STP, MSTP.

  • Hỗ trợ tính năng multicast.

  • Hổ trợ SSH v2, telnet

  • Có các giao thức quản lý như SNMP v1,2,3 MIB thông qua giao diện RJ 45 hoặc Cổng console.

  • Hổ trợ Routing L3: static, OSPF,BGP …

  • Managed Ethernet Switch.

  • Nguồn DC 48V

  • Kích thước lắp vừa tủ 19 in

  • Có ít nhất 01cổng Ge 1Gpbs combo (vừa điện vừa quang) để đấu vào POP về BRAS

  • Có các cổng Ge 1Gpbs hoặc 10Gpbs để đấu xuống các switch quang Access

3.3. Cấu hình Switch acccess

  • Hỗ trợ 4096 VLAN, hổ trợ các tính năng SVLAN, PVLAN

  • Hổ trợ 802.1Q trunk, QOS 802.1P, traffic sharing,

  • Hổ trợ QinQ

  • Hổ trợ UDLD

  • Hổ trợ LACP

  • Hổ trợ 802.1x

  • Hổ trợ 1024K MAC

  • Hổ trợ ACL mac nguồn đích, ip address nguồn đích, port tcp nguồn đích

  • Hỗ trợ các tính năng bảo mật như lọc thông tin qua cổng, lọc địa chỉ MAC, Access list.

  • Hô trợ giao thức spanning tree: 802.1D STP, MSTP.

  • Hỗ trợ tính năng multicast.

  • Hổ trợ SSH v2, telnet

  • Có các giao thức quản lý như SNMP v1,2,3 MIB thông qua giao diện RJ 45 hoặc Cổng console.

  • Hổ trợ Routing L3: static, OSPF,BGP …

  • Managed Ethernet Switch.

  • Nguồn DC 48V

  • Kích thước lắp vừa tủ 19 in

  • Có cổng Ge 1Gpbs hoặc 10Gpbs để đấu về Switch quang tại POP


4. Các Mô Hình Triển Khai







III> Giới Thiệu Một Số Giao Thức, Thiết Bị, Linh Kiện Cần Dùng

  1. Sợi Cáp Quang Và Đầu Nối Quang

- Cáp Quang:

Sợi quang là những dây nhỏ và dẻo truyền các ánh sáng nhìn thấy được và các tia hồng ngoại. Chúng có 3 lớp: lõi (core), áo (cladding) và vỏ bọc (jacket). Để ánh sáng có thể phản xạ một cách hoàn toàn trong lõi thì chiết suất của lõi lớn hơn chiết suất của áo một chút. Vỏ bọc ở phía ngoài áo bảo vệ sợi quang khỏi bị ẩm và ăn mòn, đồng thời chống xuyên âm với các sợi đi bên cạnh. Lõi và áo được làm bằng thủy tinh hay chất dẻo (Silica), chất dẻo, kim loại, fluor, sợi quang kết tinh. Thành phần lõi và vỏ có chiết suất khác nhau. Chiết suất của những lớp này như thế này sẽ quyết định tính chất của sợi quang. Chúng được phân loại thành các loại sợi quang đơn mode (Single Mode - SM) và đa mode (Multi Mode -MM) tương ứng với số lượng mode của ánh sáng truyền qua sợi quang. Mode sóng là một trạng thái truyền ổn định của sóng ánh sáng (cũng có thể hiểu một mode là một tia).

Cáp quang thuê bao 4FO là cáp có 4 sợi quang kết nối đến tận phía khách hàng, thường được ứng dụng trong FTTH.

Cáp quang đường trục 24FO, 48FO là cáp có 24, 48 sợi quang, dùng để kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ đến các khu vực khách hàng.



- Các loại đầu nối:



  1. Mạng Vlan và cấu hình

VLAN là viết tắt của Virtual Local Area Network hay còn gọi là mạng LAN ảo. Một VLAN được định nghĩa là một nhóm logic các thiết bị mạng và được thiết lập dựa trên các yếu tố như chức năng, bộ phận, ứng dụng… của công ty.

Hiện nay, VLAN đóng một vai trò rất quan trọng trong công nghệ mạng LAN. Để thấy rõ được lợi ích của VLAN, chúng ta hãy xét trường hợp sau :

Giả sử một công ty có 3 bộ phận là: Engineering, Marketing, Accounting, mỗi bộ phận trên lại trải ra trên 3 tầng. Để kết nối các máy tính trong một bộ phận với nhau thì ta có thể lắp cho mỗi tầng một switch. Điều đó có nghĩa là mỗi tầng phải dùng 3 switch cho 3 bộ phận, nên để kết nối 3 tầng trong công ty cần phải dùng tới 9 switch. Rõ ràng cách làm trên là rất tốn kém mà lại không thể tận dụng được hết số cổng (port) vốn có của một switch. Chính vì lẽ đó, giải pháp VLAN ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên một cách đơn giản mà vẫn tiết kiệm được tài nguyên.

Như hình vẽ trên ta thấy mỗi tầng của công ty chỉ cần dùng một switch, và switch này được chia VLAN. Các máy tính ở bộ phận kỹ sư (Engineering) thì sẽ được gán vào VLAN Engineering, các PC ở các bộ phận khác cũng được gán vào các VLAN tương ứng là Marketing và kế toán (Accounting). Cách làm trên giúp ta có thể tiết kiệm tối đa số switch phải sử dụng đồng thời tận dụng được hết số cổng (port) sẵn có của switch.




* Phân loại VLAN


Gồm có 3 loại:

- Port - based VLAN: là cách cấu hình VLAN đơn giản và phổ biến. Mỗi cổng của Switch được gắn với một VLAN xác định (mặc định là VLAN 1), do vậy bất cứ thiết bị host nào gắn vào cổng đó đều thuộc một VLAN nào đó.


- MAC address based VLAN: Cách cấu hình này ít được sử dụng do có nhiều bất tiện trong việc quản lý. Mỗi địa chỉ MAC được đánh dấu với một VLAN xác định.




  • Protocol – based VLAN: Cách cấu hình này gần giống như MAC Address based, nhưng sử dụng một địa chỉ logic hay địa chỉ IP thay thế cho địa chỉ MAC. Cách cấu hình không còn thông dụng nhờ sử dụng giao thức DHCP.

    * Lợi ích của VLAN

- Tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng:

VLAN chia mạng LAN thành nhiều đoạn (segment) nhỏ, mỗi đoạn đó là một vùng quảng bá (broadcast domain). Khi có gói tin quảng bá (broadcast), nó sẽ được truyền duy nhất trong VLAN tương ứng. Do đó việc chia VLAN giúp tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng.

- Tăng khả năng bảo mật:

Do các thiết bị ở các VLAN khác nhau không thể truy nhập vào nhau (trừ khi ta sử dụng router nối giữa các VLAN). Như trong ví dụ trên, các máy tính trong VLAN kế toán (Accounting) chỉ có thể liên lạc được với nhau. Máy ở VLAN kế toán không thể kết nối được với máy tính ở VLAN kỹ sư (Engineering).
- Dễ dàng thêm hay bớt máy tính vào VLAN:

Việc thêm một máy tính vào VLAN rất đơn giản, chỉ cần cấu hình cổng cho máy đó vào VLAN mong muốn.


- Giúp mạng có tính linh động cao:

VLAN có thể dễ dàng di chuyển các thiết bị. Giả sử trong ví dụ trên, sau một thời gian sử dụng công ty quyết định để mỗi bộ phận ở một tầng riêng biệt. Với VLAN, ta chỉ cần cấu hình lại các cổng switch rồi đặt chúng vào các VLAN theo yêu cầu.

VLAN có thể được cấu hình tĩnh hay động. Trong cấu hình tĩnh, người quản trị mạng phải cấu hình cho từng cổng của mỗi switch. Sau đó, gán cho nó vào một VLAN nào đó. Trong cấu hình động mỗi cổng của switch có thể tự cấu hình VLAN cho mình dựa vào địa chỉ MAC của thiết bị được kết nối vào.

* Có nhiều kiểu VLAN khác nhau : VLAN 1 / Default VLAN / User VLAN / Native VLAN / Management VLAN. Mặc định, tất cả các giao diện Ethernet của Cisco switch nằm trong VLAN 1. Chính vì thế, việc phân biệt các kiểu VLAN trở lên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ mô tả các kiểu VLAN khác nhau.



- VLAN 1

Mặc định, các thiết bị lớp 2 sẽ sử dụng một VLAN mặc định để đưa tất cả các cổng của thiết bị đó vào. Thêm vào nữa là có rất nhiều giao thức lớp 2 như CDP, PAgP, và VTP cần phải được gửi tới một VLAN xác định trên các đường trunk. Chính vì các mục đích đó mà VLAN mặc định được chọn là VLAN 1.


CDP, PagP, VTP, và DTP luôn luôn được truyền qua VLAN 1 và mặc định này không thể thay đổi được. Các khuyến cáo của Cisco chỉ ra rằng VLAN 1 chỉ nên dành cho các giao thức kể trên.


- Default VLAN

VLAN 1 còn được gọi là default VLAN. Chính vì vậy, mặc định, native VLAN, management VLAN và user VLAN sẽ là thành viên của VLAN 1.

Tất cả các giao diện Ethernet trên switch Catalyst mặc định thuộc VLAN 1. Các thiết bị gắn với các giao diện đó sẽ là thành viên của VLAN 1, trừ khi các giao diện đó được cấu hình sang các VLAN khác.


- User VLANs

Hiểu đơn giản User VLAN là một VLAN được tạo ra nhằm tạo ra một nhóm người sử dụng mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay logic và tách biệt với phần còn lại của mạng ban đầu. Câu lệnh switchport access vlan được dùng để chỉ định các giao diện vào các VLAN khác nhau.




  • Native VLAN

Một chủ đề hay gây nhầm lẫn là Native VLAN. Native VLAN là một VLAN có các cổng được cấu hình trunk. Khi một cổng của switch được cấu hình trunk, trong phần tag của frame đi qua cổng đó sẽ được thêm một số hiệu VLAN thích hợp. Tất cả các frames thuộc các VLAN khi đi qua đường trunk sẽ được gắn thêm các tag của giao thức 802.1q và ISL, ngoại trừ các frame của VLAN 1. Như vậy, theo mặc định các frames của VLAN 1 khi đi qua đường trunk sẽ không được gắn tag.

Khả năng này cho phép các cổng hiểu 802.1Q giao tiếp được với các cổng cũ không hiểu 802.1Q bằng cách gửi và nhận trực tiếp các luồng dữ liệu không được gắn tag. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp khác, điều này lại gây bất lợi, bởi vì các gói tin liên quan đến native VLAN sẽ bị mất.


Native VLAN được chuyển thành VLAN khác bằng câu lệnh :

Switch(config-if)#switchport trunk native vlan vlan-id


Chú ý : native VLAN không nên sử dụng như là user VLAN hay management VLAN.

- Management VLAN

Hiện nay, đa số các thiết bị như router, switch có thể truy cập từ xa bằng cách telnet đến địa chỉ IP của thiết bị. Đối với các thiết bị mà cho phép truy cập từ xa thì chúng ta nên đặt vào trong một VLAN, được gọi là Management VLAN. VLAN này độc lập với các VLAN khác như user VLAN, native VLAN. Do đó khi mạng có vấn đề như : hội tụ với STP, broadcast storms, thì một Management VLAN cho phép nhà quản trị vẫn có thể truy cập được vào các thiết bị và giải quyết các vấn đề đó.Một yếu tố khác để tạo ra một Management VLAN độc lập với user VLAN là việc tách các thiết bị đáng tin cậy với các thiết bị không tin cậy. Do đó làm giảm đi khả năng các user khác đạt được quyền truy cập vào các thiết bị đó.





  • Configuring the router

Khi một giao diện của router được cấu hình ở mode trunk link, thì các frame nhận được từ native VLAN trên giao diện đó sẽ không được gắn tag. Và đối với các frame từ các VLAN khác sẽ có tag là ISL hoặc 802.1Q.

Để cấu hình một giao diện của router ở mode trunk link thì ta phải sử dụng subinterface. Mỗi một subinterface sẽ được cấu hình ứng với giao thức trunking trên mỗi switch là ISL hay 802.1Q.

Chúng ta dùng câu lệnh sau :

encapsulation [ dot1q | isl ] vlan.

Khi subinterface muốn nhận cả các frame của native VLAN thì phải được cấu hình thêm

encapsulation [ dot1q | isl ] vlan. native



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 331.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương