TẬP ĐOÀN ĐIỆn lực việt nam công ty tnhh mtv thủY ĐIỆn trung sơN


Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực xây dựng dự án



tải về 2.94 Mb.
trang4/27
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích2.94 Mb.
#8804
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

3.2. Bối cảnh kinh tế xã hội khu vực xây dựng dự án


3.2.1. Địa bàn dự án

Trạm biến áp 110kV và đường dây truyền tải 35kV được xây dựng trên địa bàn của huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình và một xã của huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa. Khu vực xây dựng dự án bao gồm các địa bàn sau:

Bảng 3. Danh sách các xã trong địa bàn dự án

Stt

Tỉnh

Huyện



Hợp phần xây dựng

Diện tích đất bị thu hồi vĩnh viễn

I

Hòa Bình

Mai Châu










1







Tòng Đậu

Trạm 110kV

8.336,0m2

2







Thị trấn Mai Châu

Đường dây

3.513,41m2

3







Vạn Mai

Đường dây

4







Mai Hịch

Đường dây

5







Mai Hạ

Đường dây

6







Chiềng Châu

Đường dây

II

Thanh Hóa

Quan Hóa







7







Phú Thanh

Đường dây

Nguồn: Thiết kế chi tiết đường dây 35kV và trạm biến áp 110kV Mai Châu – PECC4.

Việc xây dựng tiểu dự án sẽ có tác động đến thu hồi đất vĩnh viễn và tạm thời. Với diện tích thu hồi đất vĩnh viễn là 11.849,41m2 cho cả trạm biến áp 110kV và đường dây 35kV, các tác động đến đất nhìn chung, được đánh giá là không đáng kể.

Diện tích đất bị ảnh hưởng tạm thời với chiều rộng hành lang tuyến là 3m sẽ ảnh hưởng tới khoảng trên 58ha đất trong thời gian kéo cột, rải dây. Tuy nhiên thời gian bị ảnh hưởng ngắn nên các tác động này đến sinh kế là không lớn.

Tuyến đường dây và trạm biến áp sẽ được xây dựng trên địa bàn của 7 xã thuộc hai huyện của hai tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình.Khu vực này là nơi sinh sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số với nhóm người bị ảnh hưởng chính là Dân tộc Thái. Số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng gồm có 249 hộ gia đình. Số lượng hộ này phân chia theo xã và theo dân tộc như sau:



Bảng 4. Hộ BAH phân theo nhóm dân tộc

TT

Tỉnh/Huyện/Xã

Thái

Mường

Tổng hộ dân tộc thiểu số BAH

Hộ

%

Hộ

%

Hộ

%

1

Hòa Bình

242

85,2%

3

1,1%

245

86,3%

1.1

Huyện Mai Châu

242

85,2%

3

1,1%

245

86,3%

1.1.1

Tòng Đậu

59

100%

-

-

59

100%

1.1.2

Thị trấn Mai Châu

22

100%

-

-

22

100%

1.1.3

Chiềng Châu

44

100%

-

-

44

100%

1.1.4

Mai Hạ

29

100%

-

-

29

100%

1.1.5

Vạn Mai

87

79,8%

3

2,8%

90

82,6%

1.1.6

Mai Hịch

1

4,8%

-

-

1

4,8%

2

Thanh Hóa

4




-

-

4

100%

2.1

Quan Hóa

4




-

-

4

100%

2.1.1

Phú Thanh

4

100%

-

-

4

100%

Cộng

246

85,42%

3

1,04%

249

86,46%

Nguồn: Số liệu điều tra

Trong số 7 xã bị ảnh hưởng có 5 xã có 100% các hộ bị ảnh hưởng là hộ dân tộc thiểu số. Bối cảnh về kinh tế xã hội của các xã bị ảnh hưởng và nhóm dân tộc bị ảnh hưởng sẽ được trình bày trong phần chi tiết dưới đây.

3.2.2. Dân số - Dân tộc

Dân số thuộc 6 xã của huyện Mai Châu gồm 20.975 nhân khẩu của 5.210 hộ gia đình. Tổng dân số nam và nữ tương đối cân bằng. Dân tộc của 6 xã thuộc dự án hầu hết là nhóm dân tộc Thái với số lượng lên đến 16.076 nhân khẩu, chiếm 76,64% tổng nhân khẩu của 6 xã. Dân tộc Kinh là nhóm dân tộc có nhiều nhân khẩu thứ hai của khu vực với 3.776 người (chiếm 18% tổng nhân khẩu của địa bàn). Nhóm dân tộc Mường đứng thứ 3 với 1.056 khẩu và cuối cùng có một số nhỏ 62 người thuộc các nhóm dân tộc khác như Tày, Hoa, Dao và Mông.



Bảng 5.Dân số và dân tộc các xã địa bàn dự án.



Tổng số người

Tổng số khẩu

Dân tộc

Nam

Nữ

Thái

Mường

Kinh

Khác

TT Mai Châu

5129

2499

2630

3077

116

1881

55

Tòng Đậu

2789

1355

1434

2450

49

297

5

Vạn Mai

3020

1529

1491

2050

124

846

-

Mai Hịch

3818

1909

1909

3282

536

-

-

Mai Hạ

2764

1400

1364

2120

231

394

2

Chiềng Châu

3455

1700

1755

3097

-

358

-

Tổng

20975

10392

10583

16076

1056

3776

62

Nguồn: Số liệu thống kê do UBND các xã cung cấp.

3.2.3. Mức sống

Các xã thuộc địa bàn dự án có mức bình quân thu nhập tính theo đầu người đều ở mức thấp hơn so với chuẩn nghèo quốc gia (400.000 đồng/người/tháng) trong giai đoạn 2011 - 2015. Theo số liệu cung cấp từ UBND các xã, cho thấy mức sống của các xã như sau:

Bảng 6. Mức sống của các xã



Thu nhập bình quân/người/

Tháng

Tỷ lệ hộ giàu

Tỷ lệ hộ khá

Tỷ lệ hộ trung bình

Tỷ lệ hộ đói nghèo

TT Mai Châu

318.000

14,9

35,1

46,0

3,7

Tòng Đậu

253.846

15,4

29,8

45,9

8,7

Vạn Mai

229.167

6,8




68,0

24,6

Mai Hịch

330.000

2,9

55,3

23,5

18,0

Mai Hạ

300.000

0

20,8

47,6

31,4

Chiềng Châu

325.000




73,8

13,9

12,1

Nguồn: Số liệu thống kê do UBND các xã cung cấp.

Trừ thị trấn Mai Châu có tỷ lệ hộ nghèo là 3,7%, các xã còn lại đều có tỷ lệ hộ nghèo ở mức trung bình (xã Tòng Đậu) và mức cao với xã thấp nhất là Chiềng Châu có tỷ lệ hộ nghèo 12,1% và cao nhất là xã Mai Hạ với tỷ lệ 31,4% số hộ nghèo.

Điều đáng lưu ý tại đây là các xã đều có một tỷ lệ các hộ có mức sống trung bình khá cao, xấp xỉ 50% số hộ của xã. Do việc chuẩn nghèo quốc gia được xây dựng với nguyên tắc đảm bảo năng lượng tối thiểu do vậy, các hộ gia đình có mức sống trung bình, nghĩa là xấp xỉ xung quanh ngưỡng nghèo cũng chính là những hộ có nguy cơ tái nghèo cao nếu như họ phải chịu bất kỳ một tác động bất lợi nào trong cuộc sống.

3.2.4. Hoạt động sản xuất

Các xã có tỷ trong cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính (trừ thị trấn Mai Châu có tỷ trọng dịch vụ lên tới 60%).



Bảng 7. Cơ cấu kinh tế



Nông lâm nghư nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Tỷ trọng

Số hộ

Tỷ trọng

Số hộ

Tỷ trọng

Số hộ

TT Mai Châu

21

276

19

252

60

791

Tòng Đậu

52,5

604

31,9

14

7,4

81

Vạn Mai

62,5

585




50

37,5

95

Mai Hịch

85

831




36

15

40

Mai Hạ

80

683

10




10

11

Chiềng Châu

48

837

27

4

25

30

Nguồn: Số liệu thống kê do UBND các xã cung cấp.

Bảng trên có thể cho thấy số lượng các hộ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của các xã chiếm một số lượng lớn, tuy nhiên không tương ứng với tỷ trọng kinh tế của các xã. Điều này cho thấy rằng, sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa không thực sự lớn. Các cây trồng chủ yếu được người dân canh tác trong nông nghiệp là lúa nước, ngô. Lĩnh vực lâm nghiệp có sự hiện diện của 2 loại cây chủ yếu là luồng và xoan. Các hoạt động công nghiệp nhỏ, lẻ phục vụ cho đời sống dân sinh. Ngoài ra, còn có các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp như hàng thổ cẩm, mây tre đan phục vụ cho du lịch. Các hoạt động dịch vụ ít phát triển. Trung tâm dịch vụ tập trung chính tại thị trấn Mai Châu, nơi có hoạt động du lịch nổi tiếng. Một số các cửa hàng buôn bán kinh doanh nhỏ tại các xã nhằm phục vụ người dân trong bản.



3.2.5. Dịch vụ y tế, giáo dục và năng lượng

Các xã đều có trạm y tế xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Nhân viên y tế của các xã khá đầy đủ với 4 xã Tòng Đậu, Mai Hịch, Mai Hà và Chiềng Châu có bác sỹ. Trường học cấp I và II đều có tại tất cả các xã và thị trấn và không có xã nào có trường cấp III. Tất cả các xã đã được tiếp cận với điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề nước sạch thì vẫn còn là một trở ngại đối với người dân.

Bảng 8. Tình trạng cơ sở hạ tầng y tế, giáo dục và nước sạch của người dân khu vực dự án



Trạm y tế

Trường học

Điện

Nước sạch

Cấp I và II

Cấp III

TT Mai Châu

Kiên cố



Không

100%

Giếng đào, giếng khoan, sông, suối, ao hồ

Tòng Đậu

Kiên cố



Không

100%

Vạn Mai

Bán kiên cố



Không

100%

Mai Hịch

Kiên cố



Không

100%

Mai Hạ

Kiên cố



Không

100%

Chiềng Châu

Kiên cố



Không

100%

Nước máy

Nguồn: Số liệu thống kê do UBND các xã cung cấp.

Trừ xã Chiềng Châu có 672/861 hộ gia đình đã được tiếp cận với nguồn nước máy còn lại người dân của các xã khác vẫn sử dụng các loại nước từ nguồn giếng khoan, giếng đào hoặc từ nguồn nước mặt như sông, suối, ao hồ và nước mưa cho sinh hoạt và sản xuất.



3.2.6. Cộng đồng người Thái Mai Châu

Người Thái ở Mai Châu nói chung cũng như cộng đồng Thái cư trú tại 5 xã và thị trấn nêu trên thuộc ngành Thái Trắng (Tày Khao) di cư từ Mường Hước Pước Khà (Bắc Hà - Lào Cai) về đây từ thế kỷ XIV. Trong quá trình cư trú gần gũi với người Mường, nên chịu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa của người Mường, thể hiện ở nhà cửa, y phục, tang ma. Riêng văn hóa tâm linh và một số nghi lễ tín ngưỡng thì vẫn bảo lưu yếu tố truyền thống Thái.



  1. Sinh kế

Hầu hết người Thái đều canh tác ruộng nước () là chính. Tuy nhiên, các bộ phận Thái ở khu vực này... ngoài ruộng nước còn canh tác nương rẫy (háy). Trước đây, người Thái làm ruộng hai vụ (vụ mùa và vụ chiêm), chủ yếu gieo lúa nếp. Nay họ đã trồng nhiều lúa tẻ với các loại giống mới, năng suất cao. Ngoài ra, họ còn trồng hoa màu như ngô, khoai lang, sắn. Các hoạt động săn bắn hầu như không còn. Hầu hết các gia đình đều chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, lợn, gà phục vụ cho nhu cầu hằng ngày và đáp ứng nhu cầu vật hiến tế trong các nghi lễ tín ngưỡng như ma chay, cưới xin... một số gia đình đào ao nuôi cá.

Nghề thủ công phát triển nhất là dệt vải thổ cẩm.N hiều sản phẩm khá tinh xảo như mặt chăn, khăn đội đầu, được khách du lịch trong và ngoài nước ưa chuộng. Từ năm 1992, các bản như Bản Lác, Pom Coọng (sau này có thêm bản Văn) đã bắt đầu thành lập Làng Du lịch cộng đồng theo hình thức tự quản, hoạt động kinh doanh khá hiệu quả.

Hiện nay, một số gia đình trong các bản Thái nêu trên cũng đã biết dịch vụ bán hàng tiêu dùng tại nhà. Một số người kinh doanh hàng thổ cẩm (chị Mai bản Văn) khá thành đạt.

Các nghề mới xuất hiện như: làm thuê (bốc vác, thợ hồ), chạy xe ôm.



  1. Văn hóa vật chất

Người Thái ở nhà sàn (thường 5 gian, hai chái, có 2 cầu thang lên xuống, trổ nhiều cửa sổ). Ngôi nhà sàn của họ ảnh hưởng và tiếp thu kiểu kiến trúc ngôi nhà sàn của người Mường. Phụ nữ Thái Mai Châu mặc y phục có lai nhiều yếu tố Mường.

Trước kia, người Thái chỉ ăn nếp đồ, nay nhiều nơi ăn cơm tẻ. Các món ăn ngon như cá nướng, cá chua, thịt chua, thịt lợn luộc trải lá chuối. Ngay trong ẩm thực của người Thái Mai Châu cũng có yếu tố ẩm thực Mường, kể cả kiểu mâm dọn cơm hình vuông, đóng bằng gỗ.



  1. Văn hóa xã hội

Người Thái Mai Châu cư trú thành các bản theo hình thức mật tập. Đứng đầu bản là Trưởng bản (tạo bản), phó bản và một người phụ trách lễ lạt gọi là Chắm bản. Mỗi bản thường có nhiều dòng họ cư trú, nhưng có bản họ Hà chiếm đa số. Các họ Thái Mai Châu gồm: Hà/Khà, Vi, Lương, Ngân, Quàng. Họ quý tộc là họ Hà Công.

  1. Văn hóa tinh thần

Trước kia, người Thái Mai Châu thờ ma bản, ma mường. Mỗi bản, mỗi mường đều có đền mường, được cúng vào tháng 8 Âm lịch hằng năm.Sau lễ cúng mường, mới làm lễ cúng bản.Sau năm 1954, lễ cúng bản, cúng mường không còn được duy trì. Hiện họ chỉ thờ ma nhà (phi hườn) và chỉ thờ bố, nghĩa là khi bố mất, các con trai mới được lập bàn thờ trong nhà.

Người Thái Mai Châu có chữ viết riêng, theo hệ Pili-Sanskrit. Nội dung của các cuốn sách cổ thường liên quan đến lịch sử di cư, gia phả dòng họ hay phong tục tập quán. Tuy nhiên, hiện nay, số người biết đọc biết viết chữ Thái còn rất ít.



Каталог: images -> home -> files
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
files -> Resettlement, Livelihoods and Ethnic Minorities Development Program (rldp) Final version – March 2010 Annexes Annexes

tải về 2.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương