TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

9/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Đề nghị sửa đổi Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm, không sáp nhập Chi cục Kiểm lâm vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Trả lời (tại Công văn số 1407/BNN-KL ngày 24/5/2007):

Ngày 16/10/2006 Chính phụg của Kiểm lâm và liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm địa phương. Trong đó Chi cục Kiểm lâm tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chủ trương đưa Chi cục Kiểm lâm và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một bước nhằm nhất thể hoá công tác quản lý và thực hiện chủ trương cải cách hành chính chảu Chính phủ nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong sự bảo vệ và phát triển rừng của đất nước.

10/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước tiếp tục quan tâm thực hiện dự án đắp đê sông Bứa thuộc địa phận 3 xã (Tề Lễ, Hùng Lô, Quang Húc) huyện Tam Nông, vì hiện tại đoạn đê này xuống cấp nghiêm trọng, hàng năm liên tiếp bị vỡ đã gây ra ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.”

Trả lời (tại Công văn số 1428/BNN-ĐĐ ngày 28/5/2007):

Đoạn đê hữu sông Bứa thuộc 3 xã Tề Lễ, Hùng Lộ, Quang Húc huyện Tam Nông là đê cấp IV, những năm qua địa phương đã đầu tư kinh phí để tu bổ, củng cố những trọng điểm xung yếu từng bước hoàn chỉnh mặt cắt đê thiết kế, ổn định đời sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong vùng được đê bảo vệ. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên mới đầu tư để tu bổ, củng cố những đoạn đê còn thấp, mặt cắt đê mảnh và những đoạn đê thường xuyên xuất hiện sự cố như sạt, trượt mái đê,… Do vậy, việc tiếp tục đầu tư kinh phí để tu bổ, củng cố đê hữu sông Bứa nói chung và đoạn qua 3 xã Tề Lễ, Hùng Lộ, Qang Húc như đề nghị của cử tri nói riêng, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong vùng, địa phương cần kiểm tra, rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tập trung thi công trước các trọng điểm xung yếu đảm bảo an toàn hệ thống đê điều và nâng cao hiệu quả đầu tư.

11/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Cầu Đà Rằng mới đã làm thay đổi dòng chảy gây xói lở đất hai bên bờ phía hạ lưu Sông Ba thuộc xã Hoà An (Phú Hoà), Hoà Thành (Đông Hoà), Bình Ngọc, Phú Lâm (thuộc thành phố Tuy Hoà). Cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm xem xét, có giải pháp xây dựng kè chống xói lở, giúp nhân dân trong vùng này ổn định đời sống và sản xuất.”

Trả lời (tại Công văn số 1427/BNN-ĐĐ ngày 28/5/2007):

Những năm gần đây do diễn biến bất thường của thời tiết và tác động tiêu cực của con người đến môi trường, hiện tượng sạt lở bờ sông có xu thế ngày càng gia tăng cả về tần suất, phạm vi và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng xấy đến ổn định đời sống của nhân dân trong khu vực. Việc xử lý sạt lở nhằm ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, những năm qua cùng với sự nỗ lực của địa phương trong việc huy động nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ mới chỉ tập trung xử lý sạt lở những nơi trọng điểm xung yếu, đe doạ trực tiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và của Nhà nước như; chỉnh trị cửa sông Đà Nông, xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Tam Giang khu vực hạ lưu cầu Đá Vải, kè chống xói lở kết hợp chỉnh trang đô thị khu vực thị trấn sông Cầu,… Việc đầu tư kinh phí xây dựng kè chống xói lở ở phía hạ lưu sông Ba thuộc xã Tuy An (Phú Hoà), Hoà Thành (Đông Hoà), Bình Ngọc, Phú Lâm (thuộc thành phố Tuy Hoà) như đề nghị của cử tri, địa phương cần kiểm tra, rà soát chủ động chỉ đạo việc lập dự án đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thoả thuận về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để địa phương phê duyệt dự án), đồng thời xác định thứ tự ưu tiên, tập trung thi công những đoạn trọng điểm xung yếu.



12/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng cường hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Bình Định xây dựng các kè chắn sóng, gia cố một số đoạn đê ở các điểm xung yếu trên hệ thống sông Kôn, sông Lại Giang, nhằm khắc phục tình trạng triều cường, sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân vào mùa mưa lũ.”

Trả lời (tại Công văn số 1426/BNN-ĐĐ ngày 28/5/2007):

- Gần đây do diễn biến bất thường của thời tiết, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển có chiều hướng gia tăng cả về phạm vi và mức độ nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn tính mạng tài sản của nhân dân và ổn định cho hệ thống công trình đê điều, phòng chống lụt bão, những năm qua Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp kinh phí để các địa phương xử lý sạt lở, củng cố đê điều, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Theo đó, từ năm 2004 đến nay Chính phủ đã hỗ trợ cho tỉnh Bình Định tổng số 25 tỷ đồng, để xử lý 10 công trình chống sạt lở và củng cố những đoạn đê xung yếu, trong đó có các trọng điểm thuộc hệ thống sông Kôn, sông Lại Giang. Các công trình này đã phát huy hiệu quả đầu tư, từng bước ổn định đời sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất trong khu vực được bảo vệ.

- Việc tiếp tục đầu tư kinh phí để xử lý sạt lở, gia cố các đoạn đê xung yếu thuộc tỉnh Bình Định nói chung và hệ thống đê sông Kôn, sông Lại Giang nói riêng như đề nghị của cử tri, địa phương cần chủ động chỉ đạo việc lập dự án đầu tư trong đó kết hợp hài hoà giữa biện pháp công trình và phi công trình (di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm) để đảm bảo ổn định lâu dài cuộc sống của nhân dân và hiệu quả trong đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng sẽ thoả thuận về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để địa phương phê duyệt dự án), đồng thời xác định thứ tự ưu tiên, trước mắt tập trung xử lý trước các trọng điểm xung yếu.

13/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Các vùng ven biển thuộc đất liền huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận hàng năm bị sạt lở, sóng biển xâm thực đe doạ đến chổ ở và cuộc sống của nhân dân. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tăng cường nguồn vốn để đầu tư xây dựng kè biển chống xâm thực.”

Trả lời (tại Công văn số 1425/BNN-ĐĐ ngày 28/5/2007):

Sạt lở bờ biển, bờ sông là hiện tượng tự nhiên, những năm gần đây do diễn biến bất thường của thời tiết, sạt lở bờ biển diễn ra ngày càng phức tạp ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước, đe doạ đến an toàn các công trình hạ tầng, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Việc xử lý sạt lở và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằ ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội là cần thiết. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế, những năm qua cùng với nỗ lực của các địa phương trong việc huy động nguồn lực và hỗ trợ của Chính phủ mới chỉ tập trung xử lý sạt lở được ở những nơi trọng điểm xung yếu đe doạ trực tiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, của Nhà nước. Vì vậy, việc đầu tư kinh phí xây dựng kè chống xâm thực bờ biển như đề nghị của cử tri, địa phương cần chủ động trong việc chỉ đạo lập dự án đầu tư, trong đó kết hợp giữa việc xây dựng công trình chống xói lở với việc di dân tái định cư, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và ổn định đời sống nhân dân (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng sẽ thoả thuận về giải pháp kỹ thuật làm cơ sở để địa phương phê duyệt dự án), đồng thời xác định thứ tự ưu tiên để đầu tư có hiệu quả.



14/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Đề nghị Bộ nghiên cứu đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng úng huyện Hải Lăng theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh.”

Trả lời (tại Công văn số 1401/BNN-KH ngày 23/5/2007):

Công trình thuỷ lợi vùng úng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập dự án đầu tư. Hồ sơ dự án đã cơ bản hoàn thành với quy mô dự án: diện tích tiêu úng 2500 ha, tổng mức đầu tư khoảng 117 tỷ đồng.

Mấy năm gần đây, nguồn vốn trong nước cân đối cho đầu tư thuỷ lợi thấp nhiều so với yêu cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Ngân hàng Thế giới để đưa công trình này vào danh mục đầu tư thuộc Dự án rủi ro thiên tai (WB4), nhưng gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết được. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xem xét đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng úng Hải Lăng từ nguồn vốn trong nước trong kế hoạch những năm tới.

15/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét bố trí vốn (trái phiếu Chính phủ) để đầu tư xây dựng kênh và giải phóng mặt bằng tuyến kênh Bắc hồ chứa nước Cửa Đạt nhằm phát huy hiệu quả công trình đầu mối.”

Trả lời (tại Công văn số 1399/BNN-KH ngày 23/5/2007):

Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hoá được phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Hồ Cửa Đạt có nhiệm vụ tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862 ha đất canh tác thuộc các khu tưới Nam sông Chu, Bắc sông Chu và Nam sông Mã, tạo nguồn cấp nước cho các khu công nghiệp, nước sinh hoạt với lưu lượng 2,4m3/s, giảm mực nước lũ trên sông Chu, bổ sung nước mùa kiệt cho sông Mã, ngăn chặn xâm nhập mặn và phát điện với công suất lắp máy 78,3 MW. Tổng mức đầu tư của công trình là 2.679,300 tỷ đồng, trong đó vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư 2.400 tỷ đồng. Do biến động về giá và thay đổi một số yếu tố kỹ thuật của công trình vì vậy phải điều chỉnh dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư khoảng 4.900 tỷ đồng. Trong khi chưa có nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo dãn tiến độ một số công trình thuỷ lợi được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại Quyết định số 171/2006/QĐ-TTG ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ để dồn vốn cho công trình Cửa Đạt, đảm bảo cơ bản hoàn thành công trình trước năm 2010. Hiện nay, các hạng mục công trình đang được khẩn trương thi công để vượt lũ chính năm 2007.

Việc đầu tư hệ thống kênh Bắc chứa nước Cửa Đạt là cần thiết. Nếu được đầu tư xây dựng, hệ thống kênh Bắc sẽ tiếp nước cho trạm bơm Nam sông Mã và một số trạm bơm tả sông Chu thay thế diện tích tưới bằng bơm điện, bằng tưới tự chảy, giảm chi phí điện năng, mở rộng khu tưới hiện tại. Theo hồ sơ dự án đang xác lập (chưa thẩm định), tổng mức đầu tư dự kiến cho hệ thống kênh Bắc khoảng 3.500 tỷ đồng.

Thực tế hiện nay, do trượt giá và một số phát sinh do yếu tố kỹ thuật, để thực hiện mục tiêu và hoàn thành danh mục công trình được xác định tại Quyết định 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được cân đối cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn thiếu khoảng 14.000 tỷ đồng (chưa kể các hạng mục kênh Bắc hồ chứa nước Cửa Đạt, khu tưới Văn Phong hồ Định Bình… đã được Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ cho Bộ để hoàn thành các công trình đã được xác định và các danh mục mới phát sinh. Khi có nguồn vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, trình Chính phủ xem xét đầu tư.

16/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho xây dựng kiên cố 8,2 km kênh mương tưới tiêu đồng ruộng bậc thang và 1.200 m đường ống nước kéo nước cho nhân dân sinh hoạt hỗ trợ thuốc nổ và xi măng cho thôn Cò Súng, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc để mở cửa hang, xây bậc thang lên xuống để lấy nước ngầm trong hang đá sử dụng cho sinh hoạt.”

Trả lời (tại Công văn số 1398/BNN-KH ngày 13/5/2007):

Việc đầu tư xây dựng nâng cấp kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng thuộc thôn Cò Súng, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc nói riêng và đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung là rất cần thiết.

Ngày 14/4/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giải quyết đề nghị đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát lại nhu cầu đầu tư các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang cũng đã có tờ trình số 26/TT-NLN ngày 28/3/2007 (giửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xin kinh phí xây dựng các công trình thuỷ nông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2007 – 2015. Tuy nhiên, các công trình dự kiến đầu tư chủ yếu là các công trình có quy mô nhỏ, vốn không lớn, kỹ thuật không phức tạp, nên giao tỉnh là cấp quyết định đầu tư, sử dụng vốn ngân sách địa phương là phù hợp với hướng phân cấp quản lý đầu tư hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang tổng hợp nhu cầu đầu tư thuỷ lợi tại thôn Cò Súng, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc trong kế hoạch đầu tư thuỷ lợi của tỉnh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, cân đối vốn hàng năm cho các danh mục ưu tiên đầu tư, giao cho tỉnh là cấp quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện.

17/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Bộ nghiên cứu, cho thực hiện dự án chống ngập úng vùng sông Thoa thuộc huyện Mộ Đức để nhân dân có điều kiện phát triển sản xuất. Kiến nghị này đã được đề nghị từ lâu nhưng chưa được trả lời.”

Trả lời (tại Công văn số 1395/BNN-KH ngày 23/5/2007):

Trong mấy năm qua, nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho thuỷ lợi còn nhiều khó khăn, nên nhiều dự án thuỷ lợi phải giãn tiến độ, chưa được đáp ứng kịp thời. Ngoài các công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA đang được triển khai thực hiện, còn lại phải xếp theo thứ tự ưu tiên.

Riêng dự án chống ngập úng vùng sông Thoa thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để đưa vào dự án ADB4 nhằm chống lũ, giảm úng ngập cho vùng sông Thoa, khi được ADB chấp thuận sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

18/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm triển khai dự án khai thác hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nông nghiệp sau thủy điện Sông Hinh, công trình hồ chứa nước Đồng Tròn (tỉnh Phú Yên) nhằm sớm đưa vào khai thác, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp cho các huyện cánh bắc, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.”

Trả lời (tại Công văn số 1394/BNN-KH ngày 23/5/2007):

Dự án thuỷ lợi sử dụng nước sau thuỷ điện Sông Hinh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt BCNCKT tại Quyết định số 4755/QĐ-BNN-XD ngày 31/12/2004, nguồn vốn thực hiện dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010. Hiện tại, công trình đầu mối đã thi công xong, Bộ đang chỉ đạo Ban quản lý dự án thuỷ lợi 414 lập lại dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán để phê duyệt và triển khai xây dựng hệ thống kênh. Kế hoạch vốn năm 2007 của dự án đã phân bổ là 25 tỷ đồng.

Dự án hồ chứa nước Đồng Tròn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt BCNCKT tại Quyết định số 4611/QĐ-BNN-XD ngày 23/12/2004, nguồn vốn thực hiện dự án sử dụng vốn ngân sách tập trung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Công trình đầu mối đã thi công xong, đang lập lại dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán hệ thống kênh mương. Kế hoạch vốn năm 2007 của dự án đã phân bổ là 14 tỷ đồng để thi công hệ thống kênh.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trong tỉnh chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án 414 để giải quyết kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.



19/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư vốn để công trình thuỷ lợi Đập Dâng Tà Pao sớm được khởi công để có nước sản xuất, sinh hoạt và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề, điều tiết lũ, giảm thiệt hại cho người nông dân để người nông dân có cuộc sống ổn định và có điều kiện thuận lợi khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới.”

Trả lời (tại Công văn số 1392/BNN-KH ngày 23/5/2007):

Đây là một dự án lớn, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt BCNCKT từ năm 1997. Công trình có nhiệm vụ tưới cho khoảng 20.000 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị đưa vào danh mục công trình sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 nhưng chưa được giải quyết.

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6511/VPCP-NN ngày 08/11/2006 thông báo ý kiến chỉ đạp của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính đề xuất phương án xử lý vốn báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tại văn bản số 9193/BKH-KTNN ngày 11/12/2006 gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc giải quyết đề nghị các dự án bức xúc tỉnh Bình Thuận. Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết: Bộ đang tiếp tục tìm nguồn vốn đầu tư và đã đưa dự án vào danh mục gọi vốn ODA trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Gần đây, tại văn bản số 69/TB-VPCP ngày 11/4/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất và kiến nghị nguồn vốn để đầu tư dự án. Văn Bản số 4450/BTC-NSNN ngày 02/4/2007 của Bộ tài chính gửi Văn phòng Chính phủ về việc giải quyết khó khăn của tỉnh Bình Thuận cũng nêu rõ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa dự án thuỷ lợi Tà Pao vào chương trình vay vốn ODA giai đoạn 2006 – 2010, đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, xử lý cụ thể để sớm đầu tư dự án thuỷ lợi Tà Pao.”



20/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Nhà máy đường Quảng Nam đã ngừng hoạt động nhưng việc giải quyết những vướng mắc, tồn đọng còn lúng túng, chưa được các cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây thất thoát, lãng phí. Đề nghị Trung ương sớm có biện pháp giải quyết triệt để.”

Trả lời (tại Công văn số 1589/BNN-VP ngày 12/6/2007):

1. Về việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại của nhà máy: nhà máy ngừng hoạt động chủ yếu do không đủ nguyên liệu để sản xuất kinh doanh liên tục bị thua lỗ; mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Ngày 22/5/2006, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 02/2006/QĐ-MTTPS mở thủ tục phá sản cho nhà máy.Đến nay, 141 lao động doi dư của nhà máy đã được Nhà nước cấp 2,3 tỷ đồng; còn lại 134 người được giải quyết theo Bộ Luật lao động (do tuyển dụng sau ngày 26/4/2002); việc giải quyết tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam trên cơ sở thanh lý tài sản của nhà máy.

2. Về việc xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây thất thoát, lãng phí: ngày 23/10/2003 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Quyết định số 4723/QĐ-BNN-TTr thành lập đoàn thanh tra, tiến hành xác minh các nội dung đơn tố cáo tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà máy đường Quảng Nam và Công ty lương thực và Công nghiệp thực phẩm Đà nẵng (FOODINCO) để làm rõ 13 nội dung tố cáo; ngày 11/3/2004, đoàn thanh tra có kết luận thanh tra số 44/KL-TTr; ngày 13/4/2004 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký Quyết định số 879/QĐ-BNN-TTr về việc “xử lý sau thanh tra các nội dung theo đơn tố cáo về quá trình xây dựng nhà máy đường Quảng Nam”. Theo kết luận thanh tra, Bộ đã trả lời người đại diện cho những người ký đơn tố cáo về 13 nội dung đơn nêu, cụ thể như sau:

Trong nội dung của đơn: có 02 nội dung đơn nêu đúng một phần (thiết bị turbin và máy phát điện dự phòng); 05 nội dung đơn nêu đúng về hiện tượng (về hợp đồng xây lắp, máy ép mía, thiết bị của xưởng cơ khí và phòng thí nghiệm, máy tiện và cầu trục xưởng cơ khí và nội dung sửa chữa ở thời kỳ chạy thử máy) nhưng bản chất sự việc không đúng. Người viết đơn suy diễn, gây nên sự hiểu sai; 04 nội dung nêu sai (phí tài chính, xuất xứ, hệ thống cứu hoả và ký biên bản nghiệm thu giả); 01 nội dung đơn nêu chưa chính xác (đi nước ngoài); 01 nội dung không đủ cơ sở kết luận (máy lọc bùn chân không là máy cũ).

Kết quả thanh tra cho thất FOODINCO và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà máy đường Quảng Nam có một số thiếu sót, sơ hở, tồn tại trong quá trình thực hiện và quản lý dự án; chưa phát hiện có tiêu cực, tham nhũng cũng như gây thất thoát lãng phí.

Tuy vậy, sau khi có kết luận và quyết địn xử lý sau thanh tra của Bộ, Ban quản lý dự án nhà máy đường Quảng Nam có bản kiểm điểm ngày 15/5/2004; Công ty lương thực và Công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng (FOODINCO) đã họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những sơ hở thiếu sót đã được kết luận dưới sự chỉ đạo của đại diện lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam ngày 01/6/2004. Mặt khác, Bộ cũng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm về những vấn đề liên quan tới xây dựng nhà máy đường Quảng Nam (việc quản lý điều hành chương trình mía đường nói chung).



21/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị sớm chỉ đạo Công ty xây lắp vật tư xây dựng 5 (đơn vị chủ quản của lâm trường Trà Bồng) khẩn trương rà soát, xác định lại diện tích quản lý của lâm trường trên địa bàn huyện Trà Bồng theo Nghị định 200/2004/NĐ-CP để địa phương có diện tích đất bố trí cho bà con dân tộc sản xuất.”

Trả lời (tại Công văn số 1677/BNN-VP ngày 21/6/2007):

Sau khi nhận được câu hỏi trên của cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Bộ đã làm việc trực tiếp với Công ty Xây lắp vật tư xây dựng 5, Giám đốc Công ty khẳng định công ty không quản lý đất tại lâm trường Trà Bồng.



22/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Cử tri phản ánh hệ thống kênh (cấp 1, 2) dẫn nước từ hồ Cấm Sơn đã xuống cấp nghiêm trọng nên ảnh hưởng đến việc tưới tiêu phục vụ nông nghiệp. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kế hoạch nâng cấp hệ thống mương này.”

Trả lời (tại Công văn số 1644/BNN-TL ngày 19/6/2007):

Hệ thống thuỷ lợi Cầu Sơn – Cấm Sơn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đầu tư sửa chữa nâng cấp với tổng mức đầu tư là 349 tỷ đồng từ nguồn kinh phí vay của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng trong nước. Các hạng mục được phê duyệt đầu tư gồm: sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối, nâng cấp kênh chính, các kênh cấp 1, 2 và 2 khu tưới mẫu.

Đến nay, hạng mục sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối đã thi công cơ bản hoàn thành. Riêng hệ thống kênh đang được thực hiện công tác tư vấn thiết kế, dự kiến sẽ thi công từ năm 2008 và hoàn thành vào năm 2011.



23/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu sửa đổi quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở tại Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn trong việc thực hiện; không áp dụng cơ chế quản lý khai thác gỗ như đối với các lâm trường quốc doanh.”

Trả lời (tại Công văn số 1557/BNN-LN ngày 08/6/2007):

Quy định về khai thác gỗ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ áp dụng riêng cho việc khai thác gỗ để phục vụ cho chương trình hỗ trợ gỗ làm nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Để đơn giản và thuận lợi cho địa phương, Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 đã quy định hai hình thức thực hiện, đó là hình thức khai thác tập trung và hình thức khai thác tự làm.

1. Đối với hình thức khai thác tập trung: giao cho các lâm trường hoặc công ty lâm nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp gỗ ở dạng thành phẩm (hoặc gỗ tròn) cho từng hộ dân trên địa bàn theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Trình tự, thủ tục khai thác gỗ đối với hình thức khai thác tập trung thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02/02/2004 (nay là theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản.

2. Đối với hình thức khai thác tự làm là giao cho người dân được hỗ trợ gỗ làm nhà tự khai thác.

Trình tự, thủ tục quy định như sau: uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì cùng cơ quan kiểm lâm, lâm nghiệp huyện, chủ rừng và đại diện các hộ (không phải là tất cả các hộ) được cấp gỗ làm nhà trực tiếp vào rừng để xác định cây được phép chặt; sau đó công chức lâm nghiệp huyện đóng búa bài cây và tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện cho phép khai thác.

Như vậy, với hình thức tự khai thác để làm nhà ở theo quy định tại Quyết định số 03, về cơ bản đã đơn giản và thuận tiện hơn so với khai thác chính của các lâm trường quốc doanh áp dụng theo Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN.

Tuy nhiên, với quy định trên, vẫn còn có những điểm chưa phù hợp với thực tế, ví dụ như thành phần để xác định cây gỗ được chặt phải có cán bộ lâm nghiệp huyện, mà hiện tại các địa phương chức danh này hầu như chưa có. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Bình và sẽ chỉ đạo rà soát để điều chỉnh một số nội dung của Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 tronmg thời gian sớm nhất.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương