TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang14/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Về thực hiện Luật Đất đai nhiều cử tri phản ánh hiện nay hầu hết Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương nên tình trạng sử dụng đất một cách tự phát, gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả trong quy hoạch sau này. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền địa phương trong việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã để công tác quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch của Luật Đất đai.

Cử tri phản ánh tình trạng Nhà nước giao đất cho các tổ chức sử dụng nhưng khi các tổ chức này giải thể, nhà nước không tiến hành thu hồi đất dẫn đến việc đất bỏ hoang hoặc bị một số tổ chức, cá nhân lợi dụng cho người khác thuê bừa bãi, không đúng quy định của pháp luật trong khi người dân thiếu đất sử dụng. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và có giải pháp thích hợp.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

a/ Việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã:

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các văn bản này đã quy định và hướng dẫn cụ thể nội dung, trình tự lập, thẩm định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2004/CT-TTG ngày 09/2/2004 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/2/2006 về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai, Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 6/4/2007 về tăng cường quản lý, sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư. Một trong những nội dung quan trọng của các văn bản này là chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh việc hoàn thành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp xã.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thường xuyên theo dõi tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương; tổ chức các đợt kiểm tra hàng năm để đôn đốc, hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã nói riêng. Theo số liệu báo cáo đến tháng 12 năm 2006, cả nước đã có 5.954/10.777 đơn vị hành chính cấp xã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2006 – 2010. Như vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã cần phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 còn rất nhiều; đặc biệt là tỉnh Quảng Ngãi hiện còn 172/180 đơn vị hành chính cấp xã chưa triển khai lập quy hoạch sử dụng đất (mới có 8 đơn vị hành chính cấp xã lập quy hoạch sử dụng đất). Theo kế hoạch năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, thi hành Luật Đất đai, trong đó có công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để từng bước khắc phục các hạn chế nêu trên.

b/ Về việc tăng cường công tác rà soát, kiểm tra và có giải pháp để quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức bị giải thể:

Tại khoản 2, Điều 38 của Luật Đất đai đã quy định tổ chức được Nhà nước giao đất mà không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất. Tại khoản 2, Điều 131 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đi cũng đã quy định rõ trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với các tổ chức bị giải thể, cụ thể là: trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất tiến hành thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất; trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thu hồi đất.

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra và chỉ đạo địa phương tự kiểm tra thi hành Luật Đất đai, trong đó có việc rà soát tình hình sử dụng đất của các dự án đầu tư, xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai (bao gồm cả trường hợp tổ chức giải thể không sử dụng đất).



2/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể về hạn mức chuyển nhượng đất, do đó những người có nhiều tiền sẽ mua được rất nhiều đất để đầu cơ, trục lợi, gây ảnh hưởng xấu đến giao dịch nhà đất. Cử tri đề nghị Nhà nước cần có biện pháp khống chế hạn mức đất cụ thể trong giao dịch, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

Đối với đất nông nghiệp, tại khoản 3, Điều 71 của Luật Đất đai đã quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. Tại phiên họp sáng 18/6/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.

Đối với đất ở, khoản 3, Điều 5 của Luật Đất đai quy định: Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. Hiện nay, Bộ Tài chính được Chính phủ phân công soạn thảo Luật Thuế sử dụng đất để Chính phủ trình Quốc hội. Việc quy định các chính sách thuế về đất đai sẽ hạn chế được nạn đầu cơ mà không cần phải quy định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất ở.

Điều 101 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai đã quy định “không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức bán nền mà chưa xây dựng nhà ở” (cấm phân lô bán nền). Quy định này trong thực tế đã phát huy tác dụng, đã hạn chế rõ rệt tình trạng đầu cơ đất ở các đô thị trong vài năm trở lại đây.



3/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Đối với các dự án phải thu hồi đất để phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội, cử tri kiến nghị có thể đền bù cho dân bằng các cách sau: đền bù bằng đất khác; bằng tiền hoặc cho phép người có đất bị thu hồi góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào trong dự án. Có như vậy mới tránh được thiệt thòi cho người dân khi hiện nay hầu hết họ đều không hài lòng với giá đền bù mà nhà nước chi trả.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

Vấn đề này đã được quy định tại Điều 6, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Điều 4, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Điều 42 và nhiều quy định khác tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo quy định hiện hành, giá bồi thường phải sát giá thị trường trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định nêu trên, đặc biệt là về giá đất bồi thường. Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các địa phương phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

4/ Cử tri thành phố Đà Nẵng và thành phố Hà Nội kiến nghị: Hiện nay, việc sử dụng đất có rất nhiều cơ quan quản lý như: cơ quan hành chính, quân đội, tôn giáo... Đối với đất phục vụ an ninh quốc phòng (quân đội quản lý) mà dùng để kinh doanh là không hợp lý. Cử tri đề nghị Nhà nước có quy định chặt chẽ về việc quản lý, sử dụng đất đai của quân đội.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

Pháp luật về đất đai đã có các quy định cụ thể về việc sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh. Theo đó, đất do Nhà nước giao cho các đơn vị vũ trang nhân dân để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh không được chuyển sang mục đích khác nếu không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Nếu đơn vị vũ trang nhân dân chuyển mục đích sử dụng đất sang đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi phạm Luật Đất đai, sẽ bị Nhà nước thu hồi đối với diện tích đất sử dụng trái mục đích theo quy định tại khoản 3, Điều 38 của Luật Đất đai.

Trường hợp tổ chức kinh tế thuộc đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất để sản xuất, kinh doanh hoặc làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì việc sử dụng đất của tổ chức kinh tế thuộc đơn vị vũ trang nhân dân như việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế khác.

Trong thực tế có tình trạng đất được giao cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quản lý và sử dụng đã không được sử dụng đúng mục đích. Việc này xảy ra chủ yếu trong những năm trước và đã được kiểm tra, chấn chỉnh nên gần đây đã giảm rõ rệt.



5/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước nghiên cứu để thống nhất chung một loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở để tạo thuận tiện cho việc xin cấp và giao dịch của nhân dân. Mặt khác, đề nghị Nhà nước miễn phí đối với những loại giấy chứng nhận đã cấp trước đây nếu người dân có nhu cầu đổi lại sang giấy chứng nhận mới.

Tại khoản 2, Điều 45, Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định những trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18/12/1980 mà ranh giới thửa đất chưa được xác định trong hồ sơ địa chính hoặc trên các giấy tờ về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao đất ở của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do người nông dân không đồng tình với cách tính trên. Đề nghị Nhà nước xem xét, công nhận toàn bộ đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở là đất ở cho những trường hợp này. Cũng tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP có ý kiến đề nghị bổ sung tại Điều 48 về trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chia tách đất tại những khu vực đã quy hoạch.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

a/ Về đề nghị cấp chung một loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở:

Theo quy định tại Điều 48 của Luật Đất đai thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người sử dụng theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó (gồm cả nhà ở) được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo quy định của Luật Nhà ở thì trường hợp chủ sở hữu nhà ở có yêu cầu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở (chung một giấy) hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Ngày 21/5/2007, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT/BTP-BTNMT-BXD-NHNN hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở, trong đó giao cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc đăng ký thế chấp nhà ở nhằm bảo đảm thuận lợi cho người dân khi làm thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở.

b/ Về đề nghị Nhà nước miễn phí đối với các loại giấy chứng nhận đã cấp trước đây nếu người dân có nhu cầu đổi lại sang giấy chứng nhận mới:

Bộ Tài nguyên và Môi trường tán thành kiến nghị này nhưng thẩm quyền xử lý thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Một số tỉnh đã có những quy định miễn hoặc giảm phí phải nộp cho một số đối tượng khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trao đổi với Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về ngân sách, lệ phí về vấn đề này để có thể đề xuất Chính phủ có chủ trương chung về việc miễn phí đối với trường hợp người dân đã được cấp giấy chứng nhận trước đây có nhu cầu đổi sang giấy chứng nhận mới.

c/ Về đề nghị Nhà nước công nhận toàn bộ đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở là đất ở:

Trong thực tế có nhiều thửa đất có vườn, ao được sử dụng trước ngày 18/12/1980 có diện tích lớn thậm chí có thửa đất trên 01 ha (gồm cả đồi chè, đồi cọ, nương rẫy… ) nên không thể công nhận toàn bộ thửa đất là đất ở, nếu trong giấy tờ không ghi rõ ranh giới thửa đất. Quy định xử lý trường hợp này tại khoản 2, Điều 45, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP là phù hợp với thực tế, đáp ứng nguyện vọng của số đông người có đất đang sử dụng trong trường hợp tương tự.

d/ Về đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chia tách đất tại những khu vực đã quy hoạch:

Điều 17 Nghị định số 84/NĐ-CP đã quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.



6/ Cử tri các tỉnh Vĩnh Long, Hưng Yên, Khánh Hoà, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sóc Trăng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư và có chính sách hỗ trợ thêm cho các khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông thuỷ sản, đồng thời đi kèm theo đó cũng cần có biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn trong việc giải quyết vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn tránh để người dân bị ảnh hưởng do khu công nghiệp phát triển gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

a/ Về các chính sách đầu tư và ưu đãi hỗ trợ thêm cho các khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông thuỷ sản:

Điều 117 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường đã nêu rõ sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với các hoạt động này. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường để trình Chính phủ ban hành vào quý III năm 2007. Theo đó, sẽ xác định cụ thể các hình thức ưu đãi (đất đai, tài chính, cấp phép đầu tư...) mức độ ưu đãi đối với các hoạt động bảo vệ môi trường trong đó có các khu công nghiệp, nhà máy chế biến nông thuỷ sản.

Ngày 29/12/2006, Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTNMT-BTC hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. Thông tư cũng đã quy định cụ thể việc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp hàng năm này để chi hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải thông thường và chất thải nguy hại; chi hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mang tính chất công ích...

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong những năm qua đã cho một số cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm môi trường vay vốn với các quy định ưu đãi để khắc phục việc ô nhiễm này.

b/ Về đề nghị cần có biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở khu vực nông thôn tránh để người dân bị ảnh hưởng do khu công nghiệp phát triển gây ô nhiễm môi trường:

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, bên cạnh những mặt tích cực mang lại từ các khu công nghiệp, nhà máy, làng nghề, một số vấn đề đang đặt ra đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất ở ở những cơ sở sản xuất đã xây dựng trước đây do công nghệ lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải không bảo đảm yêu cầu tiêu chuẩn môi trường. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hoá nhiều cơ sở sản xuất trước đây đặt xa các khu dân cư, nay nằm xen kẽ trong khu dân cư đông đúc, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định rất rõ và cụ thể các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong hoạt động của mình khi phát sinh chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn) phải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra môi trường. Trường hợp không thực hiện đúng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Bộ Tài nguyên và môi trường đã và đang triển khai Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003. Theo bản Kế hoạch này, đến năm 2007 sẽ xử lý triệt để xong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dưới các hình thức như: buộc đình chỉ hoạt động, di chuyển địa điểm hoặc đầu tư, xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Đến nay, trong tổng số 439 cơ sở phải xử lý ô nhiễm triệt để đã có 156 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trường (chiếm 36%), 216 cơ sở đã và đang triển khai các biện pháp xử lý (chiếm 49%) và còn 67 cơ sở chưa có biện pháp xử lý ô nhiễm (chiếm 15%).

Trong tình hình ý thức chấp hành pháp luật môi trường của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế như hiện nay, bên cạnh việc giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra là hết sức cần thiết. Ngày 29/11/2006, Bộ trưởng Bộ Công an đã có Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA thành lập lực lượng cảnh sát môi trường. Lực lượng Cảnh sát môi trường sẽ bổ khuyết những hạn chế, bất cập hiện nay của hoạt động thanh tra, kiểm tra môi trường; đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm môi trường; tăng cường sự răn đe cần thiết và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại vi phạm pháp luật môi trường.



7/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp... xem lại thủ tục khi vay vốn có thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay rất rườm rà, phải nộp lệ phí, tốn kém cho nhân dân (theo TT số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005).

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

Thủ tục thế chấp bằng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định chi tiết tại Điều 31, Nghị định 84/2007/NĐ-CP theo hướng đơn giản hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi làm các thủ tục này.

Đối với khoản thu phí đăng ký thế chấp, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 10/1/2007 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. Theo quy định tại Thông tư liên tịch này, việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì không phải nộp lệ phí đăng ký thế chấp.

8/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị nên đưa danh mục huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vào tin dự báo thời tiết để nhân dân ở vùng này có biện pháp phòng tránh khi có bão xảy ra vì trong cơn bão số 9 vừa qua nhân dân theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng chỉ nói đường đi và diễn biến của bão chỉ trên biển Đông hoặc cách đất liền nhưng cơn bão số 9 lại đổ bộ vào huyện Phú Quý với sức gió cấp 15, giật trên cấp 15 đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tàu thuyền của nhân dân.

Trả lời (Công văn số 2403/BTNMT-PC ngày 21/6/2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường):

Khi bão đang ở ngoài khơi xa, ngoài việc nêu vị trí tâm bão theo kinh, vĩ độ trong các bản tin dự báo, còn ghi thêm khoảng cách từ vị trí tâm bão đến đảo chính thuộc một trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khi bão vào gần đất liền, ngoài việc nêu vị trí tâm bão còn ghi thêm khoảng cách từ tâm bão đến điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta. Tuy nhiên, khu vực ảnh hưởng của vùng gió mạnh xung quanh tâm bão thì rộng hơn nhiều.

Để phục vụ ngày càng tốt hơn công tác phòng, tránh thiên tai và đáp ứng yêu cầu cử nhân dân, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ đưa thêm vào bảo bão khoảng cách từ vị trí tâm báo đến một trong các đảo lớn khi bão di chuyển tới gần, trong đó có đảo Phú Quý.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1/ Cử tri các tỉnh: Phú Thọ, An Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Tiền Giang, Quảng Bình, Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Yên, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Phước, Hòa Bình, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Ninh, Quảng Ninh kiến nghị: Đề nghị tăng mức trợ cấp cho thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng theo lương mới vì mức trợ cấp hiện giờ vẫn tính theo lương cũ là rất thấp.

Trả lời (Công văn số 2259/LĐTBXH-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội):

Ngày 02/3/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2007/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đã được điều chỉnh tăng từ 355.000 đồng lên 470.000 đồng kể từ ngày 01/01/2007. Sở Lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp theo Nghị định nêu trên.



2/ Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị xem xét việc quy định gia đình chính sách có nhiều liệt sỹ nhưng chỉ hưởng một suất trợ cấp.

Trả lời (Công văn số 2259/LĐTBXH-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội):

Theo quy định tại Pháp ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 32/2007/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì mức trợ cấp tuất đối với thân nhân của 01 liệt sĩ được xác định hiện nay là 470.000 đồng/tháng và mức trợ cấp tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên đã được tính bằng 1,6 lần mức chuẩn là 794.000 đồng/tháng.



3/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri phản ánh tất cả các chế độ, chính sách của trung ương và địa phương dành cho những đối tượng được Huân huy chương kháng chiến hạng nhất hoặc thương binh hạng nhất là quá cao so với các đối tượng chính sách khác. Đối tượng là thương binh loại 1, 2 thì được miễn thuế đất, còn đối tượng thương binh loại 3, 4 thì chỉ được giảm nhưng mức giảm không đáng kể như vậy là chưa thỏa đáng. Do đó, đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, nghiên cứu áp dụng mức hưởng chế độ ưu đãi đối với các đối tượng chính sách theo hướng “có công nhiều thì hưởng nhiều, có công ít thì hưởng ít”, như vậy mới đảm bảo được sự công bằng của các đối tượng được hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước.

Trả lời (Công văn số 2259/LĐTBXH-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội):

Theo quy định tại chương III (điều 36, 37, 38) của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/6/2005, việc hướng dẫn , chỉ đạo tổ chức miễn, giảm thuế và hỗ trợ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trường, lớp dạy nghề cho thương binh, bệnh binh thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi về cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng; Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng sử dụng đất. Vì vậy, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề nghị Ban Dân nguyện chuyển kiến nghị trên đến các bộ chức năng để trả lời cử tri.



4/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Hiện nay, trong khi người về hưu nhận trợ cấp vào đầu tháng (ngày 09 hàng tháng) thì các đối tượng người có công với nước được lĩnh trợ cấp hàng tháng rất chậm (thông thường vào ngày 24 hàng tháng) nên ảnh hưởng đến đời sống. Mặt khác, đến nay đối tượng này vẫn chưa được nhận mức trợ cấp mới theo Nghị định 43 của Chính phủ. Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kiểm tra, chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm chễ này.

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương