TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang7/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21

9/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chế độ cho giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày. Đề nghị điều chỉnh tăng tỷ lệ bố trí giáo viên/lớp học cho phù hợp với chương trình dạy 2 buổi/ngày và chế độ đứng lớp của giáo viên.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm học 2006-2007, giáo dục nước ta bắt đầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này đòi hỏi giáo dục nói chung và ở tiểu học nói riêng nhiều vấn đề cấp thiết phải giải quyết, trong đó có vấn đề hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo, biên chế của cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức bộ máy ở trường tiểu học.

Văn bản về tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông được ban hành đã gần 30 năm theo Quyết định số 243/CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ. Ngành giáo dục và đào tạo đã thực hiện cải cách giáo dục theo Nghị quyết số14/QĐ-TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị và đến năm 2000 đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Hiện nay giáo dục cả nước đang phấn đấu thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục THCS . Trong khi đó định mức biên chế về cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng không có sự thay đổi, đã trở nên bất cập. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng: các định mức này là cơ sở quan trọng trong việc hoạch định về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta trong suốt thời gian qua. Trước tình hình mới của đất nước và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo; biên chế của cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ chức bộ máy ở trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết, góp phần thực hiện thành công “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày 23/8/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ đã phối hợp xây dựng và ban hành Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT- BGDĐT- BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, trong đó đã điều chỉnh định mức biên chế của giáo dục phổ thông và chế độ học 2 buổi/ngày như sau:

Về định mức biên chế: điều chỉnh từ 1,15 giáo viên/lớp lên 1,20 giáo viên/lớp. Đối với chương trình dạy 2 buổi/ngày thực hiện định mức 1,50 giáo viên/lớp; về định mức giờ dạy: giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/ tuần.

Về chế độ công tác: hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng các văn bản thay thế các văn bản đã lạc hậu, không còn phù hợp, trong đó có cả chế độ công tác cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày như Thông tư thay thế Thông tư 17/TT/LB ngày 27/7/1995 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo. Thông tư hướng dẫn về chế độ công tác của giáo viên thay thế Thông tư 48 và Thông tư 49.



10/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có quy định cụ thể đối với những giáo viên dạy ở các thôn vùng 3 của xã vùng 2 cũng được hưởng dạy đủ các chế độ như giáo viên dạy ở các xã vùng 3 (đã đề nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết). Đề nghị áp dụng các chính sách, chế độ thu hút giáo viên đến dạy tại các xã vùng 3, đối với cả những giáo viên đã dạy tại đó lâu năm.

Trả lời: (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu vấn đề này và đang đề nghị các Bộ, ngành xem xét, cho ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ.



11/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Ngày 27/3/2007, liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.



12/ Cử tri các tỉnh: Ninh Thuận, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc thêm kế hoạch tăng học phí đại trà ở bậc giáo dục đại học trong thời điểm hiện nay. Việc tăng học phí là cần thiết nhưng chỉ nên tăng học phí ở những trường đại học đặc thù, đòi hỏi phải áp dụng công nghệ cao trong học tập, giảng dạy. Nếu tăng học phí đại trà sẽ gây khó khăn rất lớn đối với học sinh, sinh viên ở nông thôn có thu nhập thấp.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện dự thảo Đề án học phí trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, làm cơ sở để ban hành Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các loại hình nhà trường và các cơ sở giáo dục khác, thay thế cho Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập của dân cư hiện nay và không đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Phương châm của cơ chế thu và sử dụng học phí mới là khắc phục triệt để những yếu kém, hạn chế của chế độ học phí cũ (trong đó có việc khắc phục tính chất bình quân cho cả người giàu và người nghèo, vùng kinh tế phát triển và vùng khó khăn để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục) đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, theo hướng xác định đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa Nhà nước, xã hội và người học, đồng thời thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

Đề án học phí sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến của các Bộ, ban, ngành và các tổ chức xã hội để hoàn thiện. Để giúp học sinh, sinh viên ở nông thôn có thu nhập thấp có điều kiện theo học đại học, bên cạnh các giải pháp về học phí và chính sách xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn đang cùng với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đổi mới cơ chế tín dụng sinh viên theo hướng mở rộng đối tượng cho vay, nâng cao hạn mức vay và đơn giản hóa các quy trình, thủ tục cho vay.

13/ Cử tri các tỉnh: Bình Thuận, Hà Nam, An Giang, Vĩnh Long kiến nghị: Nhà nước đang tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đề nghị nghiên cứu miễn học phí cho bậc học này.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học (Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ 9 ngày 12/8/1991) thì học sinh tiểu học tại các trường công lập không phải nộp học phí. Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang thực hiện phổ cập giáo dục THCS, nhưng học sinh bậc THCS vẫn phải đóng học phí căn cứ theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Bản chất của việc thu học phí là để bổ sung nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo, ngày nay, việc thu học phí còn là một trong những giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Đề án học phí mới để trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã đề xuất miễn phí cho toàn bậc học này cần phải được tiếp tục xem xét, cân nhắc, sao cho phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước trước sức ép rất lớn về nhu cầu học tập của xã hội.



14/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước cho mở trường đại học ở Hòa Bình để tạo điều kiện cho con em địa phương theo học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

Theo đề nghị của Bộ giáo dục và Đào tạo, Thủ tưởng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc thành lập Trường đại học Hoà Bình tại tỉnh Hoà Bình đã (Công văn số 1317/TTg- KG ngày 28/8/2006). Hiện nay, chủ đề án đang tiến hành chuẩn bị các điều kiện để thành lập trường. Khi các điều kiện thành lập trường đại học chuẩn bị xong, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng các Bộ, ngành liên quan tiến hành thẩm định đề án để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường.



15/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị tăng cường đội ngũ giáo viên cũng như tăng số tiết dạy tiếng Khơmer hoặc có hương trình dạy tiếng Khơmer một cách hoàn chỉnh theo hệ thống cho người dân tộc.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một số công việc như sau:

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số kèm theo quyết định số 03/2006/QĐ- BGDĐT ngày 24/01/2006, trong đó có tiếng Khơmer.

- Đã tổ chức xây dựng thí điểm một số chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc theo chương trình khung như: Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Jrai, Hmông, tiếng Chăm, Khơmer. Bộ giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thẩm định chương trình dạy tiếng Jrai, Hmông, tiếng Chăm, Khơmer. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng thẩm định, các nhóm tác giả đang chỉnh sửa để trình lãnh đạo các Bộ xem xét, ký quyết định ban hành các chương trình này trong thời gian tới.

Bộ Giáo dục và đào tạo đang nghiên cứu xây dựng định mức biên chế giáo viên, nhân viên đối với trường chuyên biệt trong đó có trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng tăng cường định mức biên chế nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường, trong đó có yêu cầu dạy tiếng dân tộc.

16/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, quy định thời gian nghỉ hè, nghỉ tết ở các trường đại học, cao đẳng sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhằm hạn chế tình trạng nghỉ đồng loạt gây áp lực về nhu cầu giao thông đi lại của sinh viên.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

Theo Luật Lao động, thời gian nghỉ tết và nghỉ hè ở các trường đại học, cao đẳng là 6 tuần, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào chương trình và kế hoạch để quyết định thời gian nghỉ hè, nghỉ tết cụ thể cho từng năm học.

Theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, thì từ năm 2010 các trường đại học sẽ chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, như vậy thời gian nghỉ hè, nghỉ tết của các trường này cũng sẽ được bố trí linh hoạt hơn, hạn chế được tình trạng nghỉ đồng loạt gây áp lực về nhu cầu giao thông đi lại của sinh viên.

17/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Đề nghị xem lại quy định giới hạn tuổi thi vào các cấp học vì sẽ làm thui chột chất xám, nếu có đủ đều kiện thì cho thi, chỉ nên giới hạn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đề nghị có chính sách thu hút nguồn nhân lực, chất xám phục vụ trong các ngành trọng điểm của quốc gia. Đồng thời, đề nghị làm rõ việc 18 du học sinh bị trả về nước, trách nhiệm thuộc về ai?

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

* Về đề nghị xem lại quy định giới hạn tuổi thi vào các cấp học vì sẽ làm thui chột chất xám, nếu có đủ đều kiện thì cho thi, chỉ nên giới hạn trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng

Tại Điều 26 của Luật Giáo dục 2005 quy định về tuổi vào học các lớp đầu cấp ở phổ thông như sau:

- Tuổi vào học lớp 1 tiểu học là 6 tuổi; tuổi vào học lớp 6 THCS là 11 tuổi; tuổi vào lớp 10 THPT là 15 tuổi.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, tàn tật, kém phát triển thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban.

Tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định:

1) Tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS: từ 11 đến 13 tuổi.

2) Tuổi của học sinh vào lớp mười THPT: từ 15 đến 17 tuổi.

3) Các trường hợp sau đây được vào cấp học ở tuổi cao hơn tuổi quy định:

a) Được cao hơn 1 tuổi với học sinh nữ, học sinh từ nước ngoài về nước;

b) Được cao hơn 2 tuổi với học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật, kém phát triển thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước;

Nếu thuộc nhiều trường hợp nêu tại các điểm a và b khoản 3 Điều này chỉ được áp dụng 1 quy định cho 1 trong các trường hợp đó.

Như vậy, quy định về độ tuổi dự tuyển vào lớp 6 THCS và lớp 10 THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là để thực hiện Luật Giáo dục 2005. Việc quy định độ tuổi dự tuyển vào các cấp học ở phổ thông là để bảo đảm sự phát triển bình thường, tự nhiên về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, có tính đến các trường hợp riêng đối với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt thòi cũng như những trẻ em phát triển sớm về thể lực, trí tuệ nhằm bảo đảm quyền lợi học tập cho mọi công dân để nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.



* Về đề nghị có chính sách thu hút nguồn nhân lực, chất xám phục vụ trong các ngành trọng điểm của quốc gia. Đồng thời, đề nghị làm rõ việc 18 du học sinh bị trả về nước, trách nhiệm thuộc về ai?

Trong 6 năm qua, Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (Đề án 322) đã gửi 2.981 lưu học sinh đi học ở 30 nước trên thế giới, trong số đó có 18 người (chiếm 0,5%) trở về nước trước thời hạn, do không đủ năng lực học tập và do một số nguyên nhân khác, cụ thể: Liên bang Nga có 13 và Cộng hoà Pháp có 03 trường hợp sinh viên đại học bị buộc thôi học; úc có 1 trường hợp bỏ về nước; Thái Lan có 01 trường hợp không đủ điều kiện học xong chương trình.

Khi xảy ra các vấn đề nêu trên, Ban điều hành đã nghiên cứu, xem xét từng trường hợp, tìm nguyên nhân và lý do dẫn đến việc về nước trước hạn. Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng sức khoẻ của các lưu học sinh nói trên không đủ điều kiện để học tiếp, phần lớn các lưu học sinh này có tiền sử bệnh từ trước, tuy đã được điều trị ổn định ở trong nước, nhưng do môi trường sống ở nước ngoài có nhiều thay đổi, cường độ học tập căng thẳng, thiếu sự chăm sóc của gia đình nên đã phát bệnh trở lại. Một số lưu học sinh do bố mẹ ly dị, người thân ốm đau đã ảnh hưởng đến tinh thần gây bệnh thần kinh, trầm cảm không thể tiếp tục theo học. Chỉ có 01 lưu học sịnh học tại Liên bang Nga do uống sâm banh trong ký túc xá nhân dịp sinh nhật đã bị đuổi học do vi phạm vào nội quy nhà trường, trường hợp này gia đình đã phải bồi hoàn cho nhà nước gần 4.000 USD. Riêng trường hợp lưu học sinh học tại Úc do chuyên ngành nghiên cứu tại cơ sở không phù hợp với đề tài nghiên cứu của bản thân, nên đã xin về nước, lưu học sinh này đã bồi hoàn 21.912 USD.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng 18 lưu học sinh về nước trước thời hạn chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, trong đó có 16 lưu học sinh về nước trước thời hạn có hồ sơ bệnh án cụ thể, nên được miễm giảm bồi hoàn kinh phí theo quy định và không bị hình thức kỷ luật nào.

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước khi thực hiện Đề án quan trọng này, cũng đã lường trước những vấn đề có thể sảy ra như đã nói ở trên và đã có những hình thức xử lý phù hợp. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng lưu học sinh phải về nước trước thời hạn, trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cố gắng kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với các đối tượng được cử đi học nước ngoài theo Đề án 322, hạn chế tối đa việc lưu học sinh không hoàn thành nhiệm vụ, phải về nước trước thời hạn gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước.

18/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chí phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (thay thế cho Nghị định số 35 ngày 09/7/2001 của Chính phủ) vì hiện nay chưa thấy có văn bản hướng dẫn nên địa phương chưa triển khai thực hiện được.

Trả lời (Công văn 7110/BC-BGCĐT ngày 10/7/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo):

Theo Điều 17 của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chýnh sch đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Ngày 25/8/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đề nghị góp ý bản dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP.

Sau khi nhận được ý kiến góp ý tại Công văn số 3495/BNV-TL ngày 21/9/2006 của Bộ Nội vụ và Công văn số 13483/BTC-HCSN ngày 31/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tiếp thu, tiếp tục trao đổi với hai Bộ để nhận được sự đồng thuận và hoàn chỉnh Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên.

Ngày 27 tháng 3 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính đã ký và ban hành Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

BỘ TÀI CHÍNH
1/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Hiện nguồn vốn trung ương cấp cho địa phương thực hiện các dự án còn bất cập. Trong số vốn dự tính đầu tư cho các dự án, Chính phủ giao cho địa phương thu tiền đất để thực hiện dự án, gây nhiều khó khăn cho các tỉnh có nguồn thu từ bán đất không cao trong việc bố trí vốn. Cử tri đề nghị nhà nước cần nghiên cứu, hỗ trợ luôn số vốn đầu tư đối với các tỉnh nghèo có nguồn thu từ đất thấp.

Trả lời (Công văn số 8499/BTC-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Tài chính):

Về chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước trong cân đối ngân sách địa phương năm 2007 được xác định trên cơ sở tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó đã tính đến các tỉnh nghèo như: cứ 10% tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) thì được 1 điểm; số thu nội địa (không bao gồm số thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và thu dầu thô) dưới 200 tỷ đồng thì được 0,2 điểm...; theo đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước năm 2007 Quốc hội đã quyết định, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho tỉnh Ninh Thuận 89,981 tỷ đồng tăng 16% so dự toán 2006 (89,981 tỷ đồng/77,4 tỷ đồng) tương ứng tăng là 12,581 tỷ đồng.

Đồng thời để hỗ trợ các địa phương cân đối ngân sách còn khó khăn, ngân sách Trung ương còn thực hiện bổ sung có mục tiêu vốn đầu tư thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, một số chương trình, dự án, nhiệm vụ khác: Dự toán ngân sách năm 2007 Quốc hội đã quyết định, Thủ tướng Chính phủ đã giao bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh Ninh Thuận để thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án, nhiệm vụ khác nêu trên là 354,035 tỷ đồng, so với dự toán giao năm 2006 là 298, 661 tỷ đồng tăng 18,5% tương ứng tăng 55,374 tỷ đồng.

Riêng các dự án đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất do địa phương quyết định trên cơ sở số thu tiền sử dụng đất của tỉnh, đây là nguồn tăng thêm nhằm thúc đẩy các địa phương khai thác tốt nguồn thu từ đất phục vụ phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội cho các địa phương.



2/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính sớm cung cấp nguồn kinh phí để các địa phương kịp thời thực hiện chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên đối với người từ 90 trở lên.

Trả lời (Công văn số 8500/BTC-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Tài chính):

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 của Chính phủ quy định về hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh người cao tuổi thì người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, nếu không có lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngân sách địa phương. Tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007; theo đó, chi đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương được phân bổ theo dân số theo vùng (trong đó có chi trợ cấp hàng tháng cho người cao tuổi) đã được tính và cân đối trong dự toán ngân sách năm 2007 giao cho địa phương. Vì vậy, đề nghị tỉnh chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ giao để thực hiện chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên đối với người từ 90 tuổi trở lên theo các quy định hiện hành của nhà nước.



3/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị:

+ Kiến nghị 1: Đề nghị Chính phủ xem xét tăng nguồn vốn cho Ngân hàng chính sách để người nghèo được vay vốn nhiều hơn, nhanh hơn, mức vay cao hơn từ 15-20 triệu đồng, tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi.

+ Kiến nghị 2: Chương trình di dân tái định cư vùng lòng hồ Cửa Đạt thực hiện trong thời gian dài, giá cả có nhiều thay đổi, trong khi xuất khẩu đầu tư cho việc di dân tái định cư/hộ (đối với dự án di dân vùng lòng hồ Cửa Đạt của Thanh Hoá) chỉ bằng 50% so với dự án di dân thuỷ điện Sơn La hoặc Tuyên Quang. Đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ thêm, để tạo điều kiện cho Thanh Hoá thực hiện đảm bảo các mục tiêu của chương trình.

+ Kiến nghị 3: Về thuế thu mua nông sản: hiện nay nhà nước quy định mức thuế thu mua nông sản phải nộp là 5% trên doanh số bán ra (thuế doanh thu). Vì vậy, giá trị hàng nông sản nào cao thì số thuế nộp càng lớn, do đó, lượng thu mua các mặt hàng nông sản của các doanh nghiệp rất hạn chế và khó khăn. Trong khi tư thương thì tìm mọi cách trốn thuế, ép giá dẫn đến hậu quả nhà nước thì thất thu thuế, doanh nghiệp không mặn mà vì càng thu mua càng thua lỗ (chỉ thu mua trong cổ phần được trợ cước của nhà nước), còn người sản xuất thua thiệt vì bị ép giá. Cử tri đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức thuế xuất thu mua nông sản phù hợp (nên thu trên phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua) để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy sản xuất phát triển và tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá cho miền núi, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Trả lời (Công văn số 8051/BTC-VP ngày 28/6/2007 của Bộ Tài chính):

+ Trả lời kiến nghị 1:

Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương và nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, để cụ thể hoá chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách; quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập ngân hàng chính sách xã hội để tập trung và huy động các nguồn lực tài chính của đất nước cho mục tiêu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách được hình thành do (1) Ngân sách nhà nước cấp vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách xã hội, cấp vốn cho các chương trình để thực hiện cho vay xoá đói, giảm nghèo, vốn ODA do Chính phủ giao và vốn nhận uỷ thác của chính quyền các cấp; (2) vốn do ngân hàng chính sách xã hội huy động của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thông qua nhận tiền gửi, đi vay, phát hành trái phiếu... được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách và phí quản lý cho hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội.

Năm 2003, khi ngân hàng chính sách xã hội mới đi vào hoạt động chỉ quản lý duy nhất một chương trình cho vay hộ nghèo với tổng nguồn vốn là 7.100 tỷ đồng. Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách tối đa 5 triệu đồng/hộ. Sau 4 năm triển khai hoạt động, đến 31/3/2007 ngân hàng chính sách xã hội đã có tổng nguồn vốn hoạt động trên 27.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,8 lần so với khi thành lập, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 38%/năm với số lượng khách hàng được vay vốn là trên 4 triệu hộ. Trong đó phần vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn do ngân sách địa phương các cấp chuyển sang để uỷ thác cho vay đạt 10.500 tỷ đồng chiếm 39% tổng nguồn vốn. Riêng giai đoạn 2003 đến 3/2007, Ngân hàng Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ ch ngân hàng chính sách xã hội với số tiền gần 5.000 tỷ đồng, bàn giao và chuyển vốn cho vay, giải quyết việc làm 2.700 tỷ đồng và hơn 700 tỷ đồng vốn cho vay các chương trình học sinh, sinh viên, mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Ngoài ra, hàng năm ngana sách nàh nứoc cũng đã thực hiện cấp hàng trăm tỷ đồng để bù chênh lệch giữa lãi suất huy động vốn với lãi suất cho vay ưu đãi và phí quản lý cho ngân hàng chính sách xã hội để ngân hàng chính sách xã hội có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, mức vốn cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách được tăng lên từ mức tối đa 5 triệu đồng/hộ năm 2003 lên 15 triệu đồng/hộ năm 2005.

Theo nhiệm vụ được giao, trong giai đoạn 2007 – 2010 ngân hàng chính sách xã hội sẽ thực hiện cung ứng vốn tín dụng cho hộ nghèo trên 5.000 tỷ đồng mỗi năm. Để thực hiện nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng chính sách xã hội bình quân mỗi năm 1.000 tỷ đồng để đến năm 2010 tổng số vốn điều lệ của ngân hàng chính sách xã hội đạt mức 10.000 tỷ đồng, để tăng trưởng nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời tăng dần mức vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của người dân. Qua số liệu trên cho thấy đây là sự quan tâm và cố gắng cao của Chính phủ tạo điều kiện để ngân hàng chính sách xã hội có tốc độ tăng trưởng cao về nguồn vốn và thực hiện tốt việc cho vay trong những năm qua.

+ Trả lời kiến nghị 2:

- Việc bồi thường hỗ trợ cho công tác di dân tái định cư căn cứ vào chế độ, chính sách cử nhà nước và điều kiện cụ thể của từng dự án. Do điều kiện cụ thể của từng dự án khác nhau nên chi phí đền bù tái định cư cho mỗi dự án cũng khác nhất là chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, thuỷ lợi) cho các khu tái định cư. Dự án di dân tái định cư vùng lòng hồ Cửa Đạt được thực hiện theo Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 7/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án và chế độ hiện hành của nhà nước, cơ quan chuyên môn lập và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về các nội dung và tiến độ cụ thể của dự án:

Tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng (ngân sách trung ương hỗ trợ 250 tỷ, liên doanh các nhà thầu 200 tỷ). Đến nay, ngân sách trung ương đã hỗ trợ đủ 250 tỷ đồng.

Khối lượng thực hiện tính đến ngày 3/5/2007 (theo báo cáo của Sở Tài chính Thanh Hoá) là 329 tỷ đồng.

Vốn giải ngân (theo báo cáo của Sở Tài chính Thanh Hoá) là 301,473 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách trung ương là 230,946 tỷ đồng; các nhà thầu là 70,527 tỷ đồng.

+ Trả lời kiến nghị 3:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong mỗi khâu, mỗi công đoạn của quá trình sản xuất, lưu không và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Để thục hiện chính sách ưu đãi đối với một số đối tượng như hộ nông dân, ngư dân hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản, Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định hàng nông sản chưa qua chế biến được người nông dân trực tiếp thu hoạch, sản xuất bán ra không chịu thuế giá trị gia tăng. Cá nhân, đơn vị trực tiếp thu mua hàng nông sản cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hoá là nông sản xuất khẩu được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0%. Nếu các đơn vị, cá nhân thu mua lại nông sản ở khâu lưu thông thương mại để xuất khẩu hoặc chế biến hàng xuất khẩu được kê khai, khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh ở khâu lưu thông thương mại. Trường hợp doanh nghiệp thu mua nông sản bán tiêu thụ trong nước được nộp thuế theo mức thuế suất 5%. Đây là mức thuế suất thuế giá trị gia tăng thấp nhất (trừ mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu như đã nêu trên). Bên cạnh đó, thời gian qua, Nhà nước cũng đã có biện pháp hỗ trợ bà con nông dân như miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền đến năm 2010. Sắp tới đây, Chính phủ cũng đang nghiên cứu miễn giảm thuỷ lợi phí cho nông dân. Những chính sách và giải pháp trên đã thể hiện sự quan tâm, khuyến khích sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế. Do đó, kiến nghị tiếp tục giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp. Bộ Tài chính xin ghi nhận để nghiên cứu và sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội khi sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng trong thời gian tới.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương