TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

22/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Cử tri huyện Chi Lăng đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp Quốc lộ số 279 đoạn từ xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đi qua xã Quan Sơn của huyện Chi Lăng qua đèo Lăn, đèo Quang, đèo Bén đã xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân.

Trả lời (tại Công văn số 3887/BGTVT/KHĐT ngày 22/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

Quốc lộ 279 đoạn qua Lạng Sơn dài 86 km (km143 – km 229 ), Bộ GTVT đã đầu tư nâng cấp hoàn thành năm 2004 được 43 km (km 185 – km 229). Đoạn từ xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đi qua xã Quan Sơn của huyện Chi Lăng, Bộ GTVT đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư năm 2006 nhưng do nguồn vốn rất khó khăn nên chưa đầu tư được, Bộ GTVT đang tích cực tìm kiếm các nguồn vốn để sớm đầu tư đoạn tuyến này. Trước mắt, Cục đường bộ Việt Nam đang thực hiện công tác bảo trì bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm để đảm bảo an toàn giao thông.



BỘ NỘI VỤ
1/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Đề nghị xem xét việc áp dụng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cấp xã kiêm nhiệm chức danh đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.”

Trả lời (tại Công văn số 1341/BNV-TL ngày 16/5/2007):

1. Căn cứ Quyết định số 128/QĐ-TW ngày 14/12/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã ban hành hướng dẫn số 55-HD/BTCTWƯ ngày 31/12/2005 bổ sung thực hiện chuyển xếp lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và đoàn thể, trong đó tại điểm 1.1 khoản 1, mục II đã hướng dẫn phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận, đoàn thể ở trung ương, ở cấp tỉnh và cấp huyện.

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên trách cấp xã) kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trong đó tại Khoản 2 mục I đã hướng dẫn: cơ quan, đơn vị khác là cơ quan, đơn vị được thành lập đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật, có biên chế trả lương và kinh phí hoạt động riêng, có con dấu, có tài khoản tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.

2. Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tiến hành tổng kết, đánh giá mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ năm 2003 đến 2007. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng, các bộ, ngành liên quan tổng hợp những mặt còn chưa được để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Bộ Nội vụ xin ghi nhận phản ánh của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận về kiến nghị của cử tri về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác để báo cáo cấp có thẩm quyền.

2/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước tiếp tục cho thực hiện Nghị quyết số 16 và 09 để giảm biên chế đối với cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn, chưa đủ tuổi được nghỉ hưu để đổi mới và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, kể cả giáo viên.”

Trả lời (tại Công văn số 1489/BNV-TCCB ngày 25/5/2007):

Để tạo điều kiện cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong những năm tới, Trung ương Đảng và Chính phủ đã có chủ trương ban hành chính sách về tinh giản biên chế trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Ngày 04/5/2007 Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chính sách tinh giản biên chế, theo chương trình làm việc của Chính phủ thì Chính phủ sẽ xem xét, ban hành vào quý II năm 2007.



3/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị: “Đề nghị xem xét có một biên chế Phó ban chuyên trách giúp việc cho các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện để đảm bảo đúng kế hoạch của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung và cấp huyện nói riêng.”

Trả lời (tại Công văn số 1488/BNV-TCCB ngày 25/5/2007):

Theo quy định tại Điều 26 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân năm 2005 thì: Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện có thể làm việc chuyên trách. Trường hợp Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân làm việc kiêm nhiệm thì Hội đồng nhân dân quy định thời gian mà Trưởng hoặc Phó trưởng ban đó phải dành cho hoạt động của Ban. Vì vậy, khi nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ biên chế hành chính đối với các địa phương, Bộ Nội vụ đã cân đối để thực hiện quy định này tạo điều kiện để chính quyền địa phương bố trí Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện làm việc chuyên trách. Đối với tỉnh Hà Giang từ năm 2005 đến nay Bộ Nội vụ đã bổ sung 260 biên chế hành chính về tỉnh Hà Giang để tỉnh bố trí biên chế về các cơ quan, đơn vị trực thuộc.



4/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Phú Quý là một huyện của tỉnh Bình Thuận, cách xa đất liền 92 hải lý về hướng Đông Nam, thời tiết thường gặp nhiều sóng gió vì ở Biển Đông, xa hơn các đảo Lý Sơn, Phú Quốc giao thông đi lại khó khăn. Cử tri kiến nghị Chính phủ nâng phụ cấp hệ số khu vực Đảo Phú Quý từ 0,3 lên 0,5.”

Trả lời (tại Công văn số 1604/BNV-TL ngày 05/6/2007):

1. Bộ Nội vụ đã có Công văn số 3489/BNV-TL ngày 21/9/2006 về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, trong đó tại điểm 2 của công văn đã đề cập đến vấn đề phụ cấp khu vực và phụ cấp đặc biệt đối với huyện đảo Phú Quý.

2. Việc điều chỉnh địa bàn và hưởng mức phụ cấp khu vực thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, mục III, Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTB&XH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.

5/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: Việc giải quyết địa giới hành chính vùng giáp ranh hiện nay ở tỉnh Hòa Bình và các tỉnh lân cận là vấn đề bức xúc được đông đảo cử tri quan tâm, đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, đề nghị Chính phủ có biện pháp tháo gỡ, tránh tình trạng để xảy ra xung đột giữa nhân dân vùng giáp ranh.’’

Trả lời (tại Công văn số 1761/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chỉnh tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), toàn quốc đã giải quyết được 405 điểm tranh chấp cấp tỉnh, còn tồn đọng 27 điểm, trong đó: giữa tỉnh Hoà Bình với các tỉnh giáp ranh còn tồn tại 14 điểm.

Trước đây, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan họp bàn nhiều lần với lãnh đạo các địa phương để giải quyết, nhưng do việc giải quyết chưa được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc được cấp có thẩm quyền thông qua, cũng như quá trình dân chủ hoá (xin ý kiến nhân dân) chưa được coi trọng nên chưa đạt kết quả. Để khắc phục tình hình này, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp thống nhất xây dựng 04 nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp và đã được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội chấp thuận (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hội, đó là:

- Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành về điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Đảm bảo lợi ích chung của quốc gia, có tính đến đề nghị hợp lý của địa phương.

- Tôn trọng hiện trạng và thực tế quản lý.

- Thuận tiện cho nhân dân, cho công tác quản lý nhà nước.

Trên cơ sở các nguyên tắc này, trong năm 2006 thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ đã phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan tham mưu để Thủ tướng Chính phủ giải quyết một số điểm nổi cộm. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan làm việc với tỉnh Hoà Bình và các tỉnh giáp ranh, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết các điểm còn tranh chấp.



6/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Về việc giải quyết đất đai liên quan đến hai tỉnh Thừa thiên Huế và Quảng Trị, gần đây Bộ Nội vụ đã có báo cáo gửi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (BC số 441/BNV-CQĐP ngày 13/2/2007). Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 về việc xác định đường ranh giới giữa Thừa thiên Huế và Quảng Trị. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đề nghị Chính phủ chủ trì kết luận yêu cầu lãnh đạo hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải thực hiện đúng tinh thần Quyết dịnh 762/TTg của Thủ tướng Chính phủ”

Trả lời (tại Công văn số 1760/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế không thống nhất được tuyến địa giới từ quốc lộ 1A lên đến biên giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Để giải quyết vấn đề này, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã chủ trì phối hợp với một số cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 về việc xác định ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Quyết định số 762/TTg). Đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh được xác định theo Quyết định 762/TTg đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, dựa theo các địa vật rõ ràng như đường, sông, suối, phân thuỷ, đã được lãnh đạo 2 tỉnh thoả thuận thực hiện nghiêm túc tại biên bản ngày 21/8/1998 như sau: “tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm chuyển giao nguyên trạng xã Hồng Thuỷ (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) về huyện Đăk Krông (tỉnh Quảng Trị) quản lý. Tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng 2 thôn Tân Lập thuộc xã Hải Ba và thôn Tân Xuân thuộc xã Hải Xuân (huyện Hải Lăng) về xã Phong Thu; thôn Phú Kinh thuộc xã Hải Hoà (huyện Hải Lăng) về xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) quản lý. Riêng thôn Cầu Nhi, phường Thống Nhất xác định đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh theo Quyết định 762/TTg. ”

Tuy nhiên do nhân dân xã Hồng Thuỷ, chính quyền xã Hồng Thuỷ đã có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị được ở lại sinh hoạt với huyện A Lưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho tình hình trở nên phức tạp không thực hiện được việc bàn giao.

Thi hành ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hôi) và của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 2170/VPCP-NC ngày 24/4/2006 của Văn phòng Chính phủ) về việc giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh. Bộ Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan cùng với chính quyền các huyện, xã giáp ranh có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực địa tuyến địa giới hành chính giữa 2 tỉnh làm căn cứ xây dựng phương án giải quyết trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường thống nhất phương án sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

7/ Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái kiến nghị: “Cử tri phản ánh về việc cán bộ xã nghỉ việc theo Nghị định số 46/CP của Chính phủ có nhiều thiệt thòi. Từ năm 1994 trở về trước, cán bộ xã được nghỉ hưu và hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 130/CP, Nghị định 50/CP của Chính phủ. Từ năm 1994 đến 1998, cán bộ xã không được hưởng chính sách hưu xã mà chỉ hưởng chế độ một lần theo Nghị định 46/CP. Từ sau năm 1998, cán bộ xã lại được nghỉ hưu và hưởng lương hàng tháng. Như vậy, người nghỉ theo Nghị định 46/CP của chính phủ có thiệt thòi hơn. Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ xem xét để nghị Chính phủ có chính sách đối với những người nghỉ hưu xã theo Nghị định 46/CP.”

Trả lời (tại Công văn số 1765/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Chính phủ ta luôn có đường lối, chính sách phù hợp với từng giai đoạn xây dựng và phát triển. Trong đó có những chính sách được điều chỉnh như: lương, bảo hiểm xã hội.v.v... ảnh hưởng đến hàng triệu cán bộ, công chức và người lao động. Nhất là chính sách về tiền lương cũng không giống nhau theo từng giai đoạn. Một bộ phận cán bộ thường thấy mình bị “thiệt thòi” do một số lần điều chỉnh đó. Xét về mặt tổng thể cái được vẫn là đa số, cái thiệt chỉ là một phần, chính sách được ban hành khó có thể thoả mãn cho tất cả mọi người.

Cán bộ làm việc ở xã, phường, thị trấn do đặc thù riêng nên từ năm 1975 đến nay Chính phủ đã 6 lần ban hành văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/CP ngày 23/6/1993 về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn. Cán bộ xã khi thôi không làm việc, hưởng trợ cấp một lần là phù hợp với chính sách và quy định của Chính phủ giai đoạn thời bấy giờ.

8/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Về chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức cấp xã hiện nay việc quy định mức lương chuyên môn và mức lương chức vụ qua bầu cử của cán bộ, công chức cấp xã còn bất cập, không khuyến khích được người có trình độ đại học về công tác ở cấp xã. Chẳng hạn theo Nghị định 121/2003/CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với công chức ở xã, phường, thị trấn quy định mức lương của cán bộ (qua bầu cử) như Bí thư đảng uỷ, bí thư chi bộ cấp xã hệ số 2,0 mức lương tối thiểu; Phó Bí thư đảng uỷ, Phó bí thư chi bộ cấp xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND: hệ số 1,9 mức lương tối thiểu. Còn công chức cấp xã tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp chuyên môn của chức danh theo hưởng lương theo bảng hành chính, ngạch chuyên viên (hệ số 2,34 mức lương tối thiểu).

Như vậy, trường hợp công chức cấp xã có trình độ đại học được hưởng hệ số lương 2,34, tức là lớn hơn cán bộ cấp xã (qua bầu cử) nhưng khi công chức đó được bầu làm cán bộ cấp xã lại không được hưởng hệ số lương cao hơn hệ số hiện hưởng mà chỉ được hưởng lương chức vụ và bảo lưu hệ số chênh lệch giữa các mức lương chuyên môn với mức lương chức vụ chênh lệch. Đề nghị Bộ nghiên cứu quy định chế độ lương phù hợp cho trường hợp công chức cấp xã có trình độ đại học khi được bầu cử làm cán bộ cấp xã để thu hút được những người có trình độ về công tác ở cấp xã.”

Trả lời (tại Công văn số 1764/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

1. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục thực hiện đổi mới về chế độ tiền lương, ngày 14/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong đó đã quy định:

- Từ ngày 01/10/2004, cán bộ chuyên trách cấp xã được hưởng lương theo bảng lương số 5 “Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”; theo đó các chức danh cán bộ chuyên trách đều có 02 bậc lương: Bí thư Đảng uỷ (bậc 1: hệ số 2,35; bậc 2 hệ số 2,85). Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (bậc 1 hệ số 2,15; bậc 2 hệ số 2,65)...

- Công chức ở xã, phường, thị trấn được hưởng lương theo bảng lương số 2 “Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước

2. Qua hơn 4 năm thực hiện Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn đã bộc lộ một số nhược điểm, trong đó có nội dung của cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị.

Bộ Nội vụ tiếp thu kiến nghị này và đang phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xem xét sửa đổi trong thời gian tới, nhằm thu hút người có trình độ được đào tạo về công tác ở xã.

9/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho xã biên giới Việt – Lào được hưởng chính sách theo Quyết định 120/CP như xã biên giới Việt Trung.”

Trả lời (tại Công văn số 1756/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Ngày 03/01/2007 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 17/VPCP-ĐP thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng về việc giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với các địa phương thuộc tuyến biên giới Việt – Lào và Việt Campuchia; trong đó giao Bộ kế hoạch và Đầu tư “chủ trì nghiên cứu đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để áp dụng cơ chế Quyết định 120/2003/QĐ-TTg đối với các địa phương thuộc tuyến biên giới Việt – Lào và Việt – Campuchia”.

Theo thông báo trên trong quý III, năm 2007 Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

10/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: “Đề nghị Chính Phủ xem xét cho hưởng phụ cấp biên giới đối với một số xã mới được chia tách từ các xã biên giới Việt- Lào (các xã đã được hưởng phụ cấp biên giới) thuộc huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà gồm:

- Xã Nà Bủng, xã Nà Khoa tách từ xã Nà Hỳ thuộc huyện Mường Nhé;

- Xã Nậm Kè, xã Quảng Lâm tách từ xã Mường Toong huyện Mường Nhé;

- Xã Si Pa Phìn tách từ xã Chà Nưa huyện Mường Chà.

- Xã Mường Lói thuộc huyện Điện Biên, là xã vùng sâu có biên giới với Lào, cách trung tâm huyện 80km. Đề nghị được hưởng chính sách biên giới.”

Trả lời (tại Công văn số 1757/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTB&XH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên bộ Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Uỷ ban dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực và ban hành danh mục các xã được hưởng phụ cấp (kèm theo Thông tư); trong đó đối với các xã Mường Toong, Nà Hỳ thuộc huyện Mường Nhé; xã Mường Lói, huyện Điện Biên; xã Si Pa Phìn thuyện Mường Lay trước đây (nay thuộc huyện Mường Chà) tỉnh Điện Biên được hưởng phụ cấp khu vực là 0,7 so với mức tiền lương tối thiểu, kể từ ngày 01/10/2004, đây là mức phụ cấp khu vực được áp dụng cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Do có sự điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các xã, huyện mới như: xã Nà Bủng, Nà Khoa, Nậm Kè, Quảng Lâm thuộc huyện Mường Nhé; xã Si Pa Phìn thuộc huyện Mường Lay nay thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Vì vậy, tên các xã mới được thành lập hoặc thay đổi đơn vị hành chính cấp huyện mà chưa được bổ sung kịp thời trong danh mục các xã được hưởng phụ cấp khu vực tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTB&XH-BTC-UBDT.

Mặt khác, ngày 05/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn, làm căn cứ thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xoá đói giảm nghèo nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các vùng khác trong cả nước, trong đó có các xã Mường Lói. huyện Điện Biên; xã Chà Nưa, Si Pa Phìn thuộc huyện Mường Chà; xã Nậm Khè, Quảng Lâm, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Với các căn cứ như trên, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên tiến hành rà soát, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp khu vực đối với các xã nêu trên. Nếu phát hiện thấy các xã có đủ điều kiện được hưởng phụ cấp khu vực mà chưa có tên hoặc chưa đúng tên, địa danh trong danh mục các xã được hưởng phụ cấp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên làm văn bản đề nghị liên bộ: Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Uỷ ban Dân tộc xem xét, chỉnh sửa, bổ sung vào danh mục các xã được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định hiện hành của Nhà nước.

11/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Chế độ nghỉ việc cán bộ không chuyên trách xã phường trước đây mỗi năm công tác được hưởng 1 tháng lương nay không còn thực hiện rất thiệt thòi cho cán bộ xã, phường.”

Trả lời (tại Công văn số 1762/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Theo quy định hiện hành: cán bộ chuyên trách xã, phường không phải là đối tượng được hưởng lương, chỉ được hưởng phụ cấp hàng tháng. Mức phụ cấp hàng tháng cho cán bộ không chuyên trách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và khả năng ngân sách của địa phương để quyết định chi trả cho phù hợp.

Cán bộ không chuyên trách xã, phường khi nghỉ việc không được hưởng chế độ trợ cấp một lần về bảo hiểm xã hội.

12/ Cử tri các tỉnh An Giang, Quảng Bình, Đồng Nai, Phú Yên, Bình Định kiến nghị: “Đề nghị cho cán bộ Phó xã đội, Phó công an và một số cán bộ bán chuyên trách được đóng bảo hiểm xã hội.

Trả lời (tại Công văn số 1763/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Cán bộ Phó xã đội, Phó công an và một số cán bộ bán chuyên trách theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là đối tượng cán bộ không chuyên trách, chỉ được hưởng phụ cấp hàng tháng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Vì chưa phải là đối tượng được hưởng lương, nên chưa được đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ công chức.

Việc đề nghị cho cán bộ Phó xã đội, Phó công an và một số cán bộ bán chuyên trách cấp xã được đóng bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu trình Chính phủ xem xét, quyết định.

13/ Cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị: Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội về việc chuyển xã Tân Đức, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây về tỉnh Phú Thọ. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây đã có Nghị quyết và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã trình Chính phủ từ năm 2002, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tây đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được xem xét, giải quyết. ”

Trả lời (tại Công văn số 1758/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Ngày 04/5/2005 Chính phủ đã có Công văn số 60/CP-NC về việc điều chỉnh địa giới một số tỉnh gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội kèm theo Tờ trình Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/6/2005, tại phiên họp thứ 30 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo và tán thành với việc chuẩn bị để trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ, giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai (văn bản số 1209/VPQH-CN ngày 08/7/2005 của Văn phòng Quốc hội). Tuy nhiên, đến nay Uỷ ban thường vụ Quốc hội chưa bố trí lịch để Quốc hội xem xét vấn đề nêu trên.

Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

14/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị:Theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, tại kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989 về việc phân vạch địa giới 3 tỉnh Thừa Thiên Huế – Quảng Trị – Quảng Bình trong đó phân định rõ đơn vị hành chính xã Hồng Thuỷ thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cho đến nay, việc quản lý hành chính và các hoạt động kinh tế, xã hội của xã Hồng Thuỷ vẫn ổn định theo nguyên trạng mà Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua.

Cử tri huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đề nghị Bộ Nội vụ sớm chỉ đạo triển khai việc cắm mốc giới phân định địa giới hành chính giữa 2 xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) và xã Phong Thu, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế).”

Trả lời (tại Công văn số 1759/BNV-CQĐP ngày 19/6/2007):

Khi thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chỉnh tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364-CT), hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế không thống nhất được tuyến địa giới từ quốc lộ 1A lên đến biên giới nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Để giải quyết vấn đề này, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã chủ trì phối hợp với một số cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 về việc xác định ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Quyết định số 762/TTg). Đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh được xác định theo Quyết định 762/TTg đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, dựa theo các địa vật rõ ràng như đường, sông, suối, phân thuỷ, đã được lãnh đạo 2 tỉnh thoả thuận thực hiện nghiêm túc tại biên bản ngày 21/8/1998 như sau: “tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm chuyển giao nguyên trạng xã Hồng Thuỷ (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) về huyện Đăk Krông (tỉnh Quảng Trị) quản lý. Tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng 2 thôn Tân Lập thuộc xã hải ba và thôn Tân Xuân thuộc xã Hải Xuân (huyện Hải Lăng) về xã Phong Thu; thôn Phú Kinh thuộc xã Hải Hoà (huyện Hải Lăng) về xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) quản lý. Riêng thôn Cầu Nhi, phường Thống Nhất xác định đường địa giới hành chính giữa 2 tỉnh theo Quyết định 762/TTg. ”

Tuy nhiên do nhân dân xã Hồng Thuỷ, chính quyền xã Hồng Thuỷ đã có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị được ở lại sinh hoạt với huyện A Lưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho tình hình trở nên phức tạp không thực hiện được việc bàn giao.

Thi hành ý kiến chỉ đạo của uỷ ban thường vụ Quốc hội (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hôi) và của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 2170/VPCP-NC ngày 24/4/2006 của Văn phòng Chính phủ) về việc giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh. Bộ Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan cùng với chính quyền các huyện, xã giáp ranh có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực địa tuyến địa giới hành chính giữa 2 tỉnh làm căn cứ xây dựng phương án giải quyết trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường thống nhất phương án sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương