TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Trả lời (tại Công văn số 3813/BGTVT-KHĐT ngày 20/6/2007):

Quốc lộ 14 đoạn qua thành phố Buôn Ma Thuột bao gồm đoạn phía bắc và phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ có hạn nên trước mắt Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk tách riêng làm 2 tiểu dự án để triển khai thi công khoảng 10 km đoạn phía bắc thành phố Buôn Ma Thuột, phấn đấu khởi công vào đầu năm 2008.



8/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải có kế hoạch đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 20 từ Dầu Giây lên Đà Lạt, vì hiện nay tuyến quốc lộ này hư hỏng, xuống cấp nặng, lưu lượng phương tiện giao thông qua lại nhiều, thường xảy ra tai nạn giao thông, trong khi dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt chưa triển khai được.”

Trả lời (tại Công văn số 3812/BGTVT-KHĐT ngày 20/6/2007):

Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Cục Đường bộ Việt Nam triển khai đầu tư mở rộng quốc lộ 20 các đoạn qua thị trấn Mađaguoi, từ đèo Bảo Lộc đến thị xã Bảo Lộc và di dời trạm thu phí Đức Trọng về thị xã Bảo Lộc theo phương thức thu phí hoàn vốn.

Do nhu cầu phát triển của địa phương và đảm bảo an toàn giao thông, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư nâng cấp quốc lộ 20 với quy mô sửa chữa toàn tuyến và nâng cấp mở rộng các đoạn qua thị trấn theo hình thức BOT. Bộ Giao thông Vận tải đã thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.

9/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể xây dựng đường quốc lộ 32C (đường Hồ Chí Minh) chạy qua thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho biết quy hoạch cụ thể và tiến trình triển khai để huyện có cơ sở xây dựng và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế có liên quan của địa phương.”

Trả lời (tại Công văn số 3803/BGTVT-KHĐT ngày 20/6/2007):

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Trước mắt sẽ xây dựng đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh qua cầu Ngọc Tháp đi theo quốc lộ 32C về ngã ba Cổ Tiết để nối thông tuyến. Sau năm 2010 sẽ được hoàn chỉnh và từng bước xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Bộ Giao thông Vận tải sẽ cắm mốc giới giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới theo mặt cắt ngang quy hoạch hoàn thành trước năm 2010, bàn giao cho địa phương quản lý và tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng để giữ đất cho việc xây dựng đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch.

10/ Cử ttri tỉnh Hải Dương kiến nghị: “Bộ Giao thông Vận tải nên di chuyển Trạm thu phí trên Quốc lộ 183 vì khoảng cách giữa trạm này với Trạm thu phí tại Bắc Ninh, với Trạm thu phí Đông Triều là rất gần (đều cách nhau từ 20 km đến 30 km, không bảo đảm khoảng cách so với quy định của Chính phủ là các Trạm thu phí phải cách nhau trên 70km).”

Trả lời (tại Công văn số 3615/BGTVT-CĐBVN ngày 13/6/2007):

Trạm thu phí quốc lộ 183 được thành lập và thu phí theo văn bản số 3328/KNT ngày 03/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí trên một số quốc lộ và là trạm thu phí nằm trong quy hoạch mạng lưới thu phí sử dụng cầu, đường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 1209/CP-CN ngày 16/10/1998. Trạm thành lập để thu phí cầu xây dựng mới thay thế bến phà Bình và khi dự án nâng cấp cải tạo tuyến quốc lộ 183 hoàn thành, trạm thu phí được đặt tại vị trí Km 18+500 làm nhiệm vụ thu phí cả cầu Bình và quốc lộ 183 cho đến nay.

Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, tốc độ xây dựng giao thông cũng phát triển, nhiều tuyến đường được nâng cấp cải tạo, để phù hợp Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới thu phí sử dụng cầu, đường sửa đổi, trong quy hoạch trình trạm thu phí quốc lộ 183 vẫn được giữ nguyên. Đồng thời theo quy hoạch, sau khi dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long hoàn thành sẽ ngừng thu phí đường bộ trạm Đông Triều (Km 58 quốc lộ 18).

Về khoảng cách giữa các trạm thu phí: quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí để quy hoạch mạng lưới các trạm thu phí trên toàn quốc là 70 km đối với các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường. Với các trạm nằm trên các tuyến khác nhau, khoảng cách tối thiểu cho phép trong khoảng cách 20 km đến 30 km. Riêng các trạm thu phí thu cho dự án BOT, trạm được lập để thu và ngừng thu khi hoàn vốn theo từng dự án riêng biệt, do đó không theo nguyên tắc trên.



11/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Trước đây, Bộ Giao thông Vận tải có khảo sát xã hội học kênh Tri Tôn (tuyến giao thông thuỷ nối liền huyện Châu Phú – An Giang đến Hà Tiên – Kiên Giang), việc khảo sát nhằm mục đích nạo vét tuyến giao thông thuỷ quan trọng này. Cử tri đề nghị Chính phủ cho biết thời gian nào thực hiện nạo vét kênh để dân sinh sống dọc bờ kênh được yên tâm.”

Trả lời (tại Công văn số 3602/BGTVT-KHĐT ngày 12/6/2007):

Kênh Tri Tôn dài 57,5 km (từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba kênh Rạch Giá - Hà Tiên), thuộc tuyến vận tải thuỷ thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương (qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), hiện Cục Đường sông Việt Nam đang quản lý. Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư nạo vét nâng cấp kênh Tri Tôn, đến nay hạng mục này đã được đưa vào Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) với tiêu chuẩn kỹ thuật kênh cấp 3 (chiều rộng đáy kênh 36 m, mức nước chạy tầu 3 m) cho xà lan trọng tải 250 DWT, tầu kéo 200 CV đi lại quanh năm. Dự kiến khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2010.



12/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Cử tri tiếp tục kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thông báo cụ thể hơn về quy mô (mở rộng bao nhiêu, mở rộng về phía nào) về thời gian tiến hành mở rộng kênh Nguyễn Văn Tiếp đoạn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để nhân dân chủ động trong bố trí sản xuất, xây dựng các công trình sản xuất và nhà ở.”

Trả lời (tại Công văn số 3513/BGTVT-KHĐT ngày 07/6/2007):

Kênh Nguyễn Văn Tiếp dài 90,5 km (từ ngã ba sông Tiền đến ngã ba sông Vàm Cỏ Tây) thuộc tuyến vận tải thuỷ thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương (qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), hiện Cục Đường sông Việt Nam đang quản lý. Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư nâng cấp kênh Nguyễn Văn Tiếp, đến nay hạng mục này đã được đưa vào Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB), dự kiến khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2010. Hiện nay tư vấn nước ngoài đang tiến hành khảo sát thiết kế, dự kiến xong tháng 12/2007, khi đó quy mô mở rộng kênh về phía nào mới cụ thể..

Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thường xuyên phối hợp với Tỉnh trong việc giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư.

13/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị sớm có quyết định đầu tư để triển khai giai đoạn 2 Cảng Phú Quý trước mùa mưa bão năm 2007 để đồng bộ vừa đáp ứng cho nhu cầu vận tải không chỉ cho tàu thuyền trong nước và cả tàu thuyền quốc tế theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, đồng thời vừa đáp ứng cho nhu cầu trú ẩn khi có bão, đầu tư nguồn kinh phí để hỗ trợ sửa chữa đường vành đai huyện Phú Quý (là huyện thiệt hại nặng nhất) và các công trình kè biển, giao thông, thuỷ lợi khác. Đồng thời, cử tri và nhân dân cũng kiến nghị quan tâm đầu thư cho tỉnh Bình Thuận xây dựng sớm các khu neo đậu tránh bão ở Liên Hương, Mũi Né, Chí Công, Ba Đăng đã có dự án được phê duyệt để ngư dân ở vùng bãi ngang này có điều kiện phát triển tàu thuyền có công suất lớn và có nơi đảm bảo trú ẩn an toàn khi có bão xảy ra”.

Trả lời (tại Công văn số 3603/BGTVT-KHĐT ngày 12/6/2007):

- Cảng Phú Quý và đường vành đai huyện Phú Quý do địa phương quản lý, theo quy định của Luật Ngân sách, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận bố trí nguồn vốn của tỉnh để xây dựng cảng giai đoạn 2 và đường vành đai trên đảo.

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005). Trong đó có cơ chế chính sách đầu tư: ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chủ yếu: nạo vét luồng vào, xây dựng đê chắn sóng, chắn cát, trụ neo, phao neo, hệ thống đèn tín hiệu. Đề nghị Tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh bão trên theo quy định hiện hành.

14/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải quan tâm hỗ trợ đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông cho các tỉnh miền núi, một số đoạn đường trên Quốc lộ 6 (đi qua thị trấn Cao phong) Quốc lộ 12 đã bị xuống cấp nghiêm trọng do công trình kém chất lượng, bề mặt dập nát tấm đan, thiết kế không hợp lý dẫn tới phá vỡ thế quy hoạch đô thị, đặc biệt trong mùa mưa, gây ảnh hưởng đến đời sống, tính mạng và tài sản của nhân dân.”

Trả lời (tại Công văn số 3935/BGTVT-CGĐ ngày 17/6/2007):

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về phát triển hệ thống giao thông đường bộ, những năm vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp nhiều tuyến đường cho các tỉnh miền núi, trong đó tỉnh Hoà Bình có các tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 15…

Về đoạn quốc lộ 6 đi qua thị trấn Cao Phong thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Hoà Bình – Sơn La Km 70 – Km 321, được khởi công xây dựng năm 2002 và khánh thành thông xe vào tháng 3/2005. Tuyến đường quốc lộ 6 đã được xây dựng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đáp ứng được nhu cầu vận tải và đi lại thuận lợi cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt kịp thời phục vụ việc khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Trong quá trình khảo sát thiết kế lập dự án, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan, đơn vị tư vấn thiết kế đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của địa phương nghiên cứu, thảo luận, thống nhất phương án thiết kế, xây dựng nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch của địa phương và mang lại lợi ích cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, vừa qua trên khu vực thị trấn Cao Phong, người dân đã xây dựng nhà cửa hai bên đường không hợp lý, làm lấp hoặc thu hẹp khả năng thoát nước của hệ thống cống rãnh của dự án, gây ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. Cụ thể tại các vị trí Km 87+067, Km88+325, Km89+505 đã xảy ra ngập úng. Giải quyết vấn đề phát sinh này, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường bộ 2 (là đại diện chủ đầu tư), các đơn vị tư vấn, nhà thầu phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương tiến hành kiểm tra cụ thể từng vị trí, thống nhất biện pháp khắc phục. Hiện nay, đơn vị tư vấn thiết kế đang tiến hành khảo sát thiết kế xử lý, đảm bảo thoát nước và vệ sinh môi trường.

Về việc một số vị trí trên đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh Hoà Bình bị hư hỏng mặt đường bê tông nhựa, chủ yếu tập trung tại Km83 – Km85+500 khu vực dốc Cun. Sau khi phát hiện, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Ban quản lý dự án và tư vấn kiểm tra xác minh rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý. Ngoài nguyên nhân do lỗi nhà thầu thi công còn có tác động của nước ngầm chỉ xuất hiện ngắn hạn khi có mưa lớn (do nhà thầu thi công vào mùa khô nên không phát hiện được). Cụ thể như đoạn Km84+650 – Km85, đã phải cho thi công bổ sung hệ thống rãnh thấm dọc hai bên đường để hạ thấp và tiêu thoát nước ngầm, nhà thầu đã hoàn thành sửa chữa khắc phục. Trong quá trình khai thác, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu Ban quản lý dự án phối hợp đơn vị quản lý khai thác đường thường xuyên kiểm tra, yêu cầu nhà thầu phải sửa chữa theo quy định bảo hành công trình, đảm bảo yêu cầu chất lượng khi bàn giao cho đơn vị quản lý. Ngoài ra Bộ Giao thông Vận tải cũng chỉ đạo Ban quản lý dự án, nhà thầu ký hợp đồng với đơn vị quản lý đường để tiến hành sửa chữa kịp thời. Hiện tại, các đơn vị đã hoàn thành công tác sửa chữa, đảm bảo giao thông an toàn.

Việc một số tấm đan dập vỡ, hư hỏng, Bộ đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường bộ 2 kiểm tra, xác định là những tấm đan nắp cống đường ngang vào các ngõ nhỏ, trong quá trình khảo sát thiết kế lập dự án xác định không có phương tiện xe cơ giới qua lại nên chỉ thiết kế loại tấm đan cấu tạo, chịu lực hạn chế. Trong quá trình khai thác đã bị xe có tải trọng lớn chở đất, vật liệu… cố tình đi qua làm hư hỏng, nhà thầu đã phải thay thế các tấm đan này.

Về đoạn quốc lộ 12 thuộc dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 12B Km92 – Km94 qua thị trấn Mường Khến đã bàn giao cho Sở Giao thông Vận tải Hoà Bình từ tháng 5/2006, qua kiểm tra không bị xuống cấp, hư hỏng. Theo báo cáo của Ban quản lý dự án đường bộ 2 tìm hiểu dư luận địa phương, thì đoạn quốc lộ 2 được cử tri phản ánh bị xuống cấp thuộc đoạn Lạc Sơn – Yên Thuỷ, địa phương đề nghị được đầu tư cải tạo nâng cấp, Bộ Giao thông Vận tải sẽ lưu ý xem xét đoạn này.



15/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đường giao thông nội đồng ra cánh đồng Phước Lộc (gần xí nghiệp đông lạnh) và đường dân sinh phía đông hướng ra ngã tư tuyến tránh thành phố Tuy Hoà với ĐT 645 còn có độ dốc cao, mới đưa vào sử dụng nhưng đã xuống cấp rất dễ xảy ra tai nạn và thực tế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn tại đây. Cử tri đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, PMU 18 (thuộc Bộ Giao thông Vận tải) quan tâm triển khai thi công các công trình trên.”

Trả lời (tại Công văn số 3934/BGTVT-CGĐ ngày 27/6/2007):

Dự án khôi phục các cầu trên quốc lộ 1, giai đoạn II-3 sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JIBIC) thông qua Hiệp định vay vốn số VNVI -7 ngày 30/3/1999. Thời hạn Hiệp định kết thúc vào ngày 23/10/2006. Dự án đã hoàn thành và được Bộ Giao thông Vận tải cho phép khánh thành thông xe và đưa vào sử dụng ngày 10/11/2004, trong đó có công trình Cầu Đà Rằng là một trong các hạng mục chính của dự án.

Để nâng cao hiệu quả khai thác và đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình sử dụng các hạng mục công trình của dự án, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận cho phép đầu tư một số đường nhánh theo đề nghị của Sở GTVT và UBND tỉnh Phú Yên (được đề nghị tại các Công văn số 900/TB-UB ngày 08/12/2004 của UBND tỉnh Phú Yên và số 534/GTVT ngày 15/11/2005 của Sở GTVT Phú Yên) với điều kiện địa phương chịu trách nhiệm về công tác giải phóng mặt bằng đối với các nhánh đường này, bàn giao cho chủ đầu tư để triển khai thi công, đảm bảo tiến độ chung của dự án.

Đường giao thông nội đồng ra cánh đồng Phước Lộc (gần xí nghiệp đông lạnh) và đường dân sinh phía đông hướng ra ngã tư tuyến tránh tp Tuy Hoà với đường 645 là hai trong các đường nhánh được Bộ GTVT chấp thuận cho phép đầu tư bổ sung vào dự án xây dựng cầu Đà Rằng như nêu trên. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 9/2006, do kinh phí đền bù lớn, công tác giải phóng mặt bằng của hai tuyến đường nhánh này vẫn chưa được đại phương triển khai thực hiện và bàn giao cho Chủ đầu tư. Vì thời hạn của Hiệp định vay vốn đã hết, ngày 13/10/2006, Bộ GTVT đã có quyết định chấp thuận chủ trương xây dựng và phê duyệt thiết kế, dự toán để triển khai thi công một số hạng mục đường gom và đường dân sinh bổ sung thuộc đường dẫn các cầu Đà Rằng, cầu Bàn Thạch trong đó không có hai tuyến đường nêu trên do các tuyến đường này không đáp ứng được điều kiện về mặt bằng thi công.

Do chưa được triển khai thi công nên phản ánh của cử tri Phú Yên về tình trạng hiện tại của hai tuyến đường này là đúng. Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, sử dụng các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng hai tuyến đường trên khi có đủ điều kiện bố trí vốn.

Trong thời gian chưa triển khai được, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Phú Yên chỉ đạo các cơ quan quản lý giao thông địa phương tiến hành duy tu, sửa chữa đối với hai tuyến đường này theo quy định hiện hành để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và thuận lợi trong việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân địa phương tại khu vực này.



16/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri huyện Bố Trạch đề nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm có giải pháp làm cống lòn (cống chui) qua đường sắt tại KM số 505 đi qua trung tâm xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch. Vì đường sắt ở đây quá cao so với mặt bằng đất ở và đường cắt qua đường sắt có độ dốc quá cao, gây nguy hiểm cho mọi hoạt động của nhân dân trong vùng.

Trả lời (tại Công văn số 3871/BGTVT-CGĐ ngày 22/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

+ Trong quá trình phát triển của khu dân cư dọc hai bên đường sắt trong những năm gần đây, đã hình thành thêm rất nhiều đường ngang do nhân dân tự mở, gây mất an toàn giao thông, tai nạn cho người qua lại. Vì thế các đường ngang xin phép mở phải tuân thủ theo đúng Luật đường sắt Việt Nam và phải bố trí gác chắn, có người gác ví dụ như tại Km505 +987 tuyến đường sắt Hà Nội – tp Hồ Chí Minh (cách vị trí Km505 + 560 của tri xã Tây Trạch đề nghị mở cống chui dân sinh 427 m) Tổng công ty đường sắt đã bố trí một dường ngang có người gác phục vụ hoạt động qua lại của nhân dân khu vực.

+ Tại một số vị trí có nền đường sát đáp cao không ngập nước, việc mở cống chui dân sinh, đảm bảo đi lại bình thường cho dân là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, kinh phí xây dựng sẽ rất tốn kém.

+ Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang lập đề án xây dựng hệ thống đường ngang, Tổng công ty đường sắt Việt Nam là đơn vị được giao lập dự án trên tuyến đường sắt Bắc – Nam nếu được xây dựng thì cổng kinh phí sẽ rất lớn. Bộ GTVT đã triển khai tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri huyện Bố Trạch và gửi đến Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để nghiên cứu, xem xét, đưa vào dự án.

+ Trong khi chưa có điều kiện triển khai thực hiện, để đảm báo an toàn giao thông thì vẫn phải đi qua đường ngang có người gác tại Km505+987 tuyến đường sắt Hà Nội – tp Hồ Chí Minh. Đề nghị chính quyền địa phương (UBND tỉnh ) quan Đoàn đại biểu Quốc hội có hướng dẫn các sở ban ngành có liên quan làm thủ tục xin phép mở đường ngang theo quy định hiện hành để đảm bảo an toàn cho nhân dân qua lại.

17/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Nhà nước sớm khởi công, nâng cấp đường giao thông từ quốc lộ 32 qua xã Nậm Khắt (huyện Mù Cang Chải) sang huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Trả lời (tại Công văn số 3773/BGTVT-KHĐT ngày 19/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

Tuyến đường cử tri đề nghị đã được Bộ GTVT đưa vào Đề án đường tránh ngập khi có thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chất, Nậm Chiến và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là đường địa phương, theo phân cấp việc nâng cấp tuyến đường này sẽ do địa phương quản lý và đầu tư xây dựng. Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Yên Bái làm việc với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn để thực hiện.



18/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước quan tâm xây dựng cây cầu bắc ngang Sông Hồng trên địa bàn xã Tình Cương huyện Cẩm Khê để người dân có đường giao thông thuận lợi nối với thị xã Phú Thọ, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện Cẩm Khê nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung.

Trả lời (tại Công văn số 3886/BGTVT-KHĐT ngày 22/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

Tại khu vực thị xã Phú Thọ (từ Phú Hộ sang Cổ Tiết), Bộ GTVT sẽ xây dựng cầu Ngọc Tháp (trên đường Hồ Chí Minh), dự kiến khởi công vào quý III/2007. Cây cầu cử tri đề nghị xây dựng rất gần cầu Ngọc Tháp và là công trình của địa phương, sẽ do tỉnh chịu trách nhiệm đầu tư. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ cân nhắc khi quyết định đầu tư xây dựng cây cầu này.



19/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Tuyến đường Núa Ngan đi Mường Nhà - Mường Lói là đường vành đai biên giới (G4). Tuyến đường này đã được nâng cấp từ năm 2002 nhưng không rõ vì sao đến nay chưa làm cầu. Hàng năm vào mùa mưa do không có cầu nên đã gây ách tắc giao thông rất khó khăn cho nhân dân 2 xã và học sinh trong việc đi lại. Tuyến đường này giải phóng mặt bằng từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán cho dân. Đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đơn vị thi công giải quyết tồn tại trên.

Trả lời (tại Công văn số 3888/BGTVT-KHĐT ngày 22/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

Tuyến đường cử tri đề nghị từ Núa Ngan – Mường Nhà - Mường Lói đã được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương từ năm 1997 – 1999 với tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, mặt đường là đất và công trình thoát nước tạm. Sau đó, được nâng cấp bằng nguồn vốn Dự án giao thông nông thôn 2 (GTNT2) của ngân hàng thế giới (đoạn Mường Nhà - Mường Lói), hoàn thành vào năm 2005. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, mới chỉ nâng cấp mặt đường bằng cấp phối và các công trình thoát nước nhỏ, chưa thể xây dựng các cầu trên tuyến được.

Việc thanh toán cho dân kinh phí giải phóng mặt bằng từ năm 2002 thuộc dự án do UBND tỉnh Điện Biên đầu tư nên trả tiền cho các hộ dân thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh Điện Biên (Dự án GTNT 2 do Bộ GTVT làm chủ đầu tư chỉ đầu tư mặt đường, không phải đền bù giải phóng mặt bằng).

Do đoạn đường này cũng thuộc hệ thống vành đai biên giới (nối Điện Biên – sông Mã) nên Bộ Giao thông vận tải đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư nâng cấp với tiêu chuẩn đường cấp IV nhưng chưa đầu tư xây dựng vì chưa có vốn. Theo phân cấp như hiện nay, tuyến đường này là đường địa phương. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Điện Biên làm việc với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn để thực hiện.



20/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu đầu tư hệ thống chiếu sáng trên trục đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn thành phố Đồng Hới để đảm bảo an toàn cho nhân dân đi lại.

Trả lời (tại Công văn số 3415/BGTVT-CĐBVN ngày 05/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

Trong thời gian qua, tình hình mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ nói chung và trên các tuyến đường quốc lộ nói riêng vẫn còn diễn ra rất phức tạp và vấn đề bức xúc đã được xã hội quan tâm; có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu là ý thức chấp hành không tốt Luật Giao thông đường bộ của một số người điều khiển phương tiện. Việc đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng ngoài tác dụng hạn chế tai nạn giao thông về ban đêm rất hiệu quả còn góp phần giữ gìn an ninh và tăng mỹ quan đô thị, mỹ quan của tuyến đường; tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng ban dầu và bảo trì, vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng đòi hỏi phải có kinh phí lớn trong điều kiện vốn, ngân sách dành cho công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường quốc lộ rất hạn hẹp. Thông cảm và chia sẻ khó khăn với ngành giao thông vận tải đường bộ, trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chủ động phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai phương án giao địa phương đầu tư xây dựng quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống chiếu sáng trên đoạn đường quốc lộ đi qua nội thành, nội thị, khu đông dân cư bằng nguồn ngân sách của địa phương; sự phối hợp này đã thu được kết quả rất tốt trong việc đảm bảo an toàn giao thông cũng như công tác giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn dân cư. Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng trên đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua thành phố Đồng Hới bằng nguồn ngân sách của tỉnh như một số địa phương khác đã thực hiện.



21/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Hiện nay sân bay Ái Tử (thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nằm giữa khu dân cư, diện tích hẹp nên không có khả năng phát triển thành sân bay lớn, đã nhiều năm ở trong tình trạng quy hoạch treo.

Nhiều ý kiến cử tri huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị phản ánh không nên tiếp tục đưa sân bay Ái Tử vào quy hoạch. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu ý kiến đề xuất của cử tri.

Trả lời (tại Công văn số 3768/BGTVT-KHĐT ngày 19/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải):

- Theo đề án Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24/10/1997, sân bay Ái Tử là sân bay quân sự, không thuộc quyền quản lý của Cục Hàng không Việt Nam.

- Theo đề án Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt, Việt Nam có tổng số 26 sân bay trong đó không có sân bay Ái Tử.

Hiện nay, sân bay Ái Tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng vì vậy việc quy hoạch, sử dụng sân bay sẽ do Bộ Quốc phòng quyết định.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương