TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

3/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Đề nghị Bộ Thuỷ sản đưa vào kế hoạch phân bổ nguồn vốn hàng năm đầu tư xây dựng các bến neo đậu tàu thuyền trên đầm phá để có nơi trú ẩn cho tàu thuyền trong tỉnh và khu vực khi xảy ra bão lũ.

Trả lời (Công văn số 1196/BTS-VP ngày 04/6/2007 của Bộ Thuỷ sản):

Đầu tư nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Bộ Thuỷ sản. Để việc đầu tư có hiệu quả, bền vững, Bộ Thủy sản đã chú trọng công tác quy hoạch và xây dựng chính sách đầu tư. Bộ Thuỷ sản đã trình Thủ tướng Chíh phủ Quy hoạch đầu tư nơi neo đậu tránh trú bão đến 2010 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 288/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó tại Thừa Thiên Huế được đầu tư 2 khu:

- Cửa Thuận An quy mô 500 tàu đến 300 CV;

- Đầu Cầu Hai quy mô 300 tàu đến 300 CV.

Việc phê duyệt dự án và tổ chức thực hiện dự án là thẩm quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão theo Quyết định 288/QĐ-TTg. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gửi tờ trình về Bộ Thuỷ sản để thoả thuận trước khi phê duyệt và lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Bộ Thủy sản tổng hợp đưa vào kế hoạch đầu tư trên cơ sở các dự án có đủ thủ tục theo quy định để kiến nghị Chính phủ. Tỉnh Thừa Thiên Huế cần hoàn thành hồ sơ thủ tục đầu tư gửi Bộ Thủy sản để tổng hợp báo cáo Thủ tướng phân bổ nguồn vốn Chương trình neo đậu tránh trú bão theo kế hoạch.
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Tại Công văn số 1640/BKHCN-TĐC ngày 29/6/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI với nội dung: “Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.”

Trả lời:

1. Ngay sau khi Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn. Các văn bản này đều được gửi đến các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong cả nước để triển khai thực hiện, trong đó có tỉnh Sơn La:

- Công văn số 1843/BKHCN-TĐC ngày 18/7/2006 hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

- Công văn số 1029/TĐC-ĐGPH ngày 31/7/2006 hướng dẫn các Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai Quyết định 144/2006/QĐ-TTg.

- Quyết định số 17/2006/QĐ-BKHCN ngày 12/9/2006 quy định về hoạt động tư vấn, đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 đối với cơ quan hành chính nhà nước.

- Thông tư số 111/2006/TT-BTC ngày 06/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính đối với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (việc soạn thảo Thông tư này có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Khoa học và Công nghệ).

- Thành lập Hội đồng liên ngành (Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ) giám sát việc thực hiện áp dụng hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nước.

2. Trên cơ sơ các văn bản hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Sơn La đã rất tích cực triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong hoạt động của các cơ quan hành chính trên địa bàn. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai Quyết định 144/2006/QĐ-TTg giai đoạn đến năm 2010 do một đồng chí Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, đồng thời đã phê duyệt kế hoạch và tổ chức tư vấn thực hiện Chương trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La năm 2007.

Tính đến nay Sơn La đã có hai đơn vị hoàn tất việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 là Sở Nội vụ và Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 5 đơn vị khác đang triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 gồm: Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La, Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn la, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.

BỘ NGOẠI GIAO
Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có ý kiến giải quyết dứt điểm việc di cư của 78 hộ với 464 nhân khẩu của Lào di dân tự do sang huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế từ năm 1980 đến năm 2004.

Trả lời (Công văn số 1803/BNG-LS ngày 31/5/2007 của Bộ Ngoại giao):

Liên quan đến việc giải quyết 78 hộ/464 khẩu người Lào di cư sang huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Ngoại giao xin có ý kiến như sau:

Ngày 9/7/1999, đoàn chuyên viên liên ngành hai nước Việt – Lào đã ký biên bản về việc giải quyết tình hình di dân cư tự do và hôn nhân không giá thú ở khu vực biên giới hai nước tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An (sau đây gọi tắt là Biên bản Cửa Lò).

Tại cuộc họp lần thứ 16 (ngày 30/12/2006 tại Viêng Chăn) giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước, hai bên đã nhất trí việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Biên bản Cửa Lò cho phù hợp với tình hình thực tế. Chính phủ hai nước cũng đã đồng ý kiến nghị trên. Tuy nhiên, trong thời gian chờ sửa đổi, việc giải quyết vấn đề dân di cư khu vực biên giới hai nước vẫn dựa trên Biên bản Cửa Lò và các văn bản hướng dẫn để thực hiện.

Do vậy, đối với các trường hợp người Lào di cư sang huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Ngoại giao xin đề nghị giải quyết theo thoả thuận tại Biên bản Cửa Lò như sau:

- Đối với những người đã di cư trước năm 1985 (theo thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 23 hộ/138 người): đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp (hoặc cơ quan được uỷ quyền) cấp các loại giấy tờ cần thiết để hợp thức hoá việc cư trú (như cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú, làm thủ tục cho nhập quốc tịch v.v.) theo như nội dung Tờ trình 886-TTr/NG-LS ngày 25/4/2000 của Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với những người di cư sau năm 1991 (theo thống kê của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 55 hộ/326 người); đề nghị chính quyền địa phương thực hiện vận động để họ trở về Lào và không tái di cư sang Việt Nam; đồng thời ghi nhận các nguyện vọng của họ (yêu cầu được ở lại Việt Nam, yêu cầu được hỗ trợ tài chính v.v.) và thông báo cho Bộ Ngoại giao để đưa vào nội dung trao đổi với Lào về việc sửa đổi Biên bản Cửa Lò.

UỶ BAN DÂN SỐ – GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Cử tri tỉnh Cao Bằng, Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Nhà nước tăng mức phụ cấp cho cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở cấp xã và cộng tác viên dân số gia đình trẻ em ở thôn, bản vì những người này phải thực hiện nhiều công việc nhưng phụ cấp hiện nay là rất thấp.

Trả lời (Công văn số 591/DSGĐTE-TCCB ngày 05/6/2007 của Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em):

1. Về chế độ phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE ở cấp xã: hiện nay, cán bộ DSGĐTE ở xã, phường, thị trấn là cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Khoản 3, Điều 2 Nghị định 121/2003/NĐ-Cp ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Thông tư số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 14/5/2004 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 121/2003/NĐ-CP, cán bộ DSGĐTE cấp xã được hưởng phụ cấp hàng tháng tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng cán bộ không chuyên trách và mức phụ cấp cụ thể cho từng chức danh cán bộ không chuyên trách ở cấp xã.

Theo Thông tư liên tịch số 95/2002/TTLB/BTC-UBDSGĐTE ngày 22/10/2002 của Bộ Tài chính và Uỷ ban DSGĐTE, Chương trình mục tiêu quốc gia dân số – KHHGĐ hiện nay đang chi một khoản thù lao cho cán bộ DSGĐTE cấp xã để nâng cao năng lực quản lý cho đối tượng này nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình theo 3 mức 170.000 – 190.000 – 210.000 đồng/người/tháng (tuỳ theo từng vùng địa lý: vùng đồng bằng, thị xã, thành phố; miền núi cao, hải đảo; vùng sâu, vùng núi thấp, trung du, duyên hải). Hiện nay, mức chi này vẫn được duy trì trong năm 2007 nhưng Bộ Tài chính đang có dự kiến sẽ không chi mức thù lao này trong các năm tiếp theo.

Theo báo cáo của Uỷ ban DSGĐTE các địa phương hiện nay vẫn còn có 12 địa phương chưa chi trả phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE cấp xã theo Nghị định 121/2003/NĐ-Cp ngày 21/10/2003 (trong đó có tỉnh Cao Bằng); ở nhiều địa phương mức phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE cấp xã còn ở mức rất thấp; một số địa phương cán bộ DSGĐTE kiêm nhiệm một số chức danh của các ngành khác như: phụ nữ, y tế, chữ thập đỏ... điều này đã gây ra nhiều hạn chế đối với công tác DSGĐTE ở cơ sở nói riêng và toàn ngành DSGĐTE nói chung.

2. Về chế độ phục cấp cộng tác viên DSGĐTE: Hiện nay, cộng tác viên DSGĐTE ở cơ sở đang đảm nhiệm khối lượng công việc khá lớn: tuyên truyền, vận động về công tác DSGĐTE; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê về công tác DSGĐTE; phân phối phương tiện tránh thai phi lâm sàng và quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ, đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ... Mức động viên cộng tác viên DSGĐTE từ năm 2005 về trước là 25.000 đồng/người/tháng; năm 2006 là 40.000 – 50.000 đồng/người/tháng tương ứng với vùng cao, hải đảo, vùng sâu, vùng núi thấp, vùng bãi ngang, vùng đồng bằng, trung du, ven biển; năm 2007 mức thù lao là 50.000 đồng/người/tháng, trong đó tăng số lượng cộng tác viên cho các tỉnh miền núi đảm bảo bình quân mỗi thôn, bản có ít nhất một cộng tác viên (mức chi do Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em dự kiến trong dự toán phân bổ ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia dân số – KHHGĐ năm 2007 trình Chính phủ và sẽ sửa đổi Thông tư liên bộ số 95/2002/TTLT/BTC-UBDSGĐTE ngày 22/10/2002).

Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em đã đề nghị các bộ, ngành liên quan và các địa phương từng bước quan tâm, nâng mức phụ cấp động viên cán bộ DSGĐTE ở cơ sở tương xứng với nhiệm vụ họ đã thực hiện; tuy nhiên, do ngân sách nhà nước hạn hẹp nên Bộ Tài chính mới chỉ đồng ý tăng phụ cấp cho cộng tác viên DSGĐTE ở cơ sở với mức độ tăng còn hạn chế; một số địa phương đã dùng nguồn ngân sách địa phương chi phụ cấp thêm cho cán bộ DSGĐTE ở cấp xã và cộng tác viên nhưng vẫn còn một số địa phương chưa chi phụ cấp cho cán bộ DSGĐTE cấp xã theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP.

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đề nghị Đoàn đại biểu các tỉnh có ý kiến để Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh dùng nguồn ngân sách của địa phương chi tăng thêm cho cán bộ DSGĐTE ở cơ sở tại địa phương, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN LỜI HỨA CỦA BỘ, NGÀNH

TẠI KỲ HỌP THỨ 11, QUỐC HỘI KHOÁ XI

BỘ TÀI CHÍNH
Trả lời chất vấn của bà Nguyễn Thị Hồng Xinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu về việc tính thuế đối với trường hợp cha mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con rể, con dâu. Theo Công văn số 3128/TCT-TS ngày 24/8/2006 của Tổng cục thuế thì thuế chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp này được xác định bằng 1/2 giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng. Vấn đề này là đúng hay sai? Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phát biểu: “... Tại Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn thi hành chỉ quy định thuộc diện không chịu thuế trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất giữa cha, mẹ với con đẻ, con nuôi; không quy định với con dâu, con rể. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn: khi cha, mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con, nếu chỉ ghi tên con đẻ (hoặc con nuôi) thì không phải nộp thuế. Nhưng nếu với mục đích để đảm bảo điều kiện sống cho con dâu, con rể (và các cháu) nếu xảy ra trường hợp ly hôn hoặc tranh chấp tài sản (phải chia đôi tài sản), một số trường hợp khi cha, mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con ghi cả tên cả hai vợ chồng theo đúng quy định đã trích dẫn nêu trên thì chưa có cơ sở để xử lý cho miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với phần đất được chuyển nhượng cho con rể hoặc con dâu. Bộ Tài chính xin ghi nhận vấn đề này để trình các cấp có thẩm quyền xem xét và sửa đổi cho phù hợp”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời (tại Công văn số 8608/BTC-TCT ngày 29/6/2007):

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho phép hướng dẫn không thu thuế chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp: cha, mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con rể (hoặc con dâu). Các trường hợp đã xử lý trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ có ý kiến thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn tại thời điểm đó. Nội dung công văn lấy ý kiến như sau:

“ Theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất thì đối tượng không thuộc diện nộp thuế, chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: “ Chuyển quyền sử dụng đất giữa: vợ chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu nội, cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau;”

Tại điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

“1/ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, ... trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

2/ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả hai vợ chồng”

Như vậy, theo các quy định trên thì không quy định rõ việc miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất trong trường hợp cha mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con dâu, con rể. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp cho, mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con đẻ, sau đó, con đẻ chuyển quyền sử dụng đất cho vợ hoặc chồng thì lại được miễn thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Từ thực tế nêu trên, Bộ Tài chính dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn không thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với trường hợp cha, mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con dâu hoặc con rể. Các trường hợp đã xử lý trước thời điểm Thủ tướng có ý kiến thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn tại thời điểm đó.



Bộ Tài chính xin chuyển quý Bộ cho ý kiến tham gia bằng văn bản trước ngày 5/7/2007 để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất”.
Nguồn tin: Vụ Dân tộc


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương