TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang20/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

3/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Đề nghị có một chính sách tổng thể về phát triển du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Cử tri khu vực này đã đề nghị nhiều lần nhưng không có chuyển biến gì đáng kể.”

Trả lời:

Theo Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ với định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, sinh thái rừng ngập mặn, du lịch biển đảo Phú Quốc... với trung tâm tiểu vùng là thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở định hướng này, từng khu vực, từng tỉnh cần khai thác mạnh mẽ tiềm năng sẵn có của địa phương mình để phát triển sản phẩm đặc trưng của riêng mình như; phát triển làng nghề truyền thống, những sản phẩm hoa quả đặc sản, các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng ngập mặn... để xây dựng những loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng dự án du lịch. Tuy nhiên, việc phối kết hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng hết sức quan trọng. Để hình thành các tour, tuyến du lịch hấp dẫn của vùng thì việc liên kết trong các quy hoạch phát triển của các tỉnh, rhành phố, sự phối kết hợp trong xây dựng sản phẩm, xúc tiến quảng bá cần phải kết hợp chặt chẽ...

Một trong những điểm yếu trong phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo sự phát triển du lịch của vùng. Trong giai đoạn 2001 – 2006, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 279 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư cho các hệ thống giao thông vào các khu du lịch. Mặc dù nguồn hỗ trợ còn nhỏ, nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như khuyến khích các nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của vùng như khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...., một số khu, điểm du lịch được hình thành và đã hút được khách du lịch lớn như khu du lịch cù lao Thới Sơn, Cái Bè (Tiền Giang), điểm du lịch chợ nổi Phụng Hiệp (Cần Thơ)... Ngoài ra, Tổng cục Du Lịch tranh thủ được nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với tổng số vốn 8,5 triệu USD, đầu tư bến tàu, trạm xử lý rác thải, cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (trạm thông tin)... tại địa bàn 2 tỉnh Tiền Giang và An Giang. Song về cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch còn hạn chế nhiều so với vùng khác.

Trong những năm tới đây, để đẩy mạnh phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Du lịch tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch, đặc biệt quy hoạch của các khu du lịch quốc gia trong vùng để làm cơ sở cho định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đầu tư đồng bộ vào một số khu, điểm du lịch quốc gia, có vai trò là “hạt nhân” thúc đẩy du lịch của cả vùng. Đồng thời chú ý đến các đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm nối tour, tuyến du lịch của vùng, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn nhằm đẩy mạnh các hoạt động du lịch, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo và phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bền vững.

Để quảng bá du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kêu gọi đầu tư, liên kết xây dựng tour tuyến, sản phẩm du lịch mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tổng cục Du lịch đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý tổ chức năm du lịch quốc gia tại Cần Thơ năm 2008.

4/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Đề nghị thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội du lịch miền Trung, tạo mối quan hệ phối kết hợp đồng bộ trong tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch của các địa phương trong vùng.”

Trả lời:

Ngày 25/12/2002, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã được Bộ Nội vụ cho phép thành lập. Hiệp hội Du lịch Việt Nam có phạm vi hoạt động trong cả nước. Trong cơ cấu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam (quy định tại Điều 13 Điều lệ Hiệp hội Du Lịch Việt Nam ban hành tại Quyết định 616/QĐ-BNV ngày 31/3/2006 của Bộ Nội vụ về phê chuẩn Điều lệ “sửa đổi” Hiệp hội Du lịch Việt Nam) có các hội du lịch địa phương. Theo đó các hội này là thành viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hoạt động theo quy định của pháp luật, Điều lệ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Điều lệ Hội. Thực tế thời gian qua, sau khi Hiệp hội Du lịch Việt Nam được thành lập, nhiều địa phương đã thành lập Hội du lịch hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là thành viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, việc thành lập một hiệp hội du lịch mang tính liên vùng nhằm mục đích tạo mối quan hệ phối kết hợp đồng bộ trong tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch của các địa phương trong vùng cũng không trái với điều kiện thành lập hội theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Năm 2006, Tổng cục Du lịch đã có quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay Ban vận động đang thực hiện các thủ tục để Bộ Nội vụ xem xét, quyết định.

Các địa phương thuộc khu vực miền Trung cũng là khu vực có đặc thù riêng và có các điều kiện tự nhiên tương đồng, Tổng cục Du lịch sẵn sàng tạo điều kiện để các địa phương trong vùng tăng cường mối liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển thông qua việc thành lập hiệp hội liên vùng. Để thúc đẩy thành lập Hiệp hội Du lịch miền Trung, Tổng cục Du lịch dự kiến đề nghị Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đứng ra làm đầu mối liên kết các địa phương trong vùng và thực hiện các thủ tục đề nghị thành lập theo quy định tại Nghị định số 88/2003/NĐ-CP. Đây là tổ chức tự nguyện của các tổ chức ngành nghề nên việc thành lập Hiệp hội Du lịch miền Trung phụ thuộc vào nhu cầu và nguyện vọng của chính các địa phương, doanh nghiệp trong khu vực.



UỶ BAN DÂN TỘC
1/ Cử tri tỉnh Bắc Giang và Hà Giang kiến nghị: Hiện nay, mức hỗ trợ đối với xây nhà ở, đào giếng nước, hỗ trợ đất sản xuất trong chương trình 134 thấp. Đề nghị Chính phủ tăng mức hỗ trợ trong chương trình 134 cao hơn hiện nay (từ 10 – 12 triệu đồng) để bà con dân tộc ít người tiếp nhận chương trình đỡ khó khăn hơn.

Trả lời (Công văn số 529/UBDT-CSDT ngày 18/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc):

Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho các dân tộc thiểu số nghèo, nhiều địa phương đã chủ động triển khai, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nguồn lực ngân sách Trung ương có hạn nên một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Để giải quyết một số vướng mắc trên, các Bộ ngành đang tích cực bổ sung một số chính sách. Cụ thể Bộ Nông nghiệp – PTNT đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét một số giải pháp cho nhiệm vụ hỗ trợ đất sản xuất như: chuyển sang hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ xuất khẩu lao động...

Theo đề nghị, nếu tăng mức hỗ trợ cao hơn (hiện nay, mức hỗ trợ tối đa là 7,5 triệu đồng/hộ) sẽ gây áp lực cho nguồn ngân sách Trung ương. Đề nghị UBND 2 tỉnh Hà Giang và Bắc Giang chỉ đạo thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án. Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc trong việc huy động, lồng ghép 2 nguồn vốn của Nhà nước và Quỹ “Vì người nghèo” trong việc hỗ trợ nhà ở. Chủ động đẩy mạnh thực hiện các chương trình đào tạo, dạy nghề gắn với tạo điều kiện giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc, để vừa đa dạng hoá ngành nghề vừa giảm sức ép nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp trong vùng dân tộc. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản đồng ý tiếp tục thực hiện Quyết định 134 đến hết năm 2008 và sẽ đáp ứng đủ kinh phí hỗ trợ cho các tỉnh thực hiện Quyết định 134 theo số liệu rà soát của các Bộ, ngành.

Đề nghị các cấp chính quyền của 2 tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước để các hộ nghèo nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nói riêng giảm bớt khó khăn.

2/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Về chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đề nghị Nhà nước tăng định mức hỗ trợ cho việc khai hoang (hiện nay quy định 5.000.000 đ/ha còn thấp). Cần thiết phải có chi phí rà phá bom mìn vì hầu hết diện tích khai hoang là vùng đồi núi, có bom mìn, việc rà phá phải thực hiện bằng cơ giới, đòi hỏi chi phí cao

Trả lời (Công văn số 529/UBDT-CSDT ngày 18/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc):

Vấn đề Quảng Bình đưa ra là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế. Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong quá trình khai hoang, tổ chức sản xuất, đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình liên hệ với Bộ Quốc phòng để có kế hoạch cụ thể cũng như kinh phí cho vấn đề nêu trên.



3/ Cử tri tỉnh Hoà Bình và Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chương trình phê duyệt bổ sung các xã mới được công nhận là khu vực III và các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư Chương trình 134, 135 giai đoạn II.

Trả lời (Công văn số 529/UBDT-CSDT ngày 18/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc):

Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định trên, Uỷ ban Dân tộc đã cùng các Bộ, ngành Trung ương tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 164/2006/QĐ-TTg về danh sách các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, các xã đủ tiêu chí đã được đưa vào diệnd dầu tư của Chương trình.

Hiện nay, còn một số xã mới được công nhận là xã khu vực III tại Quyết định 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện trên đã được Uỷ ban Dân tộc trình Thủ tướng xem xét, bổ sung vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II tại Tờ trình số 12/TTr-UBDT ngày 22/5/2007 và đang chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

4/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá, Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét cho các xã biên giới Việt – Lào được hưởng chính sách như các xã biên giới Việt – Trung theo Quyết định 120/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có chính sách phụ cấp khu vực các vùng theo đề nghị của tỉnh.

Trả lời (Công văn số 529/UBDT-CSDT ngày 18/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc):

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nội vụ (về chính sách phụ cấp khu vực) xây dựng chính sách cho các xã thuộc biên giới Việt – Lào và Việt Nam – Campuchia được hưởng chính sách như các xã thuộc biên giới Việt – Trung. Đề nghị cử tri tỉnh Thanh Hoá và Điện Biên liên hệ trực tiếp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Nội vụ để có thông tin cụ thể hơn.



5/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đề nghị Uỷ ban dân tộc xác định lại địa bàn miền núi cho thôn Trũng Liêm thuộc xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc vì thôn này được tách từ thôn 6, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc (thôn 6, xã Hàm Chính được nhà nước công nhận là thôn miền núi) và thôn Trũng Liêm trên thực tế có địa bàn xa hơn thôn 6, nhưng qua nhiều năm đề xuất kiến nghị các cấp chưa được xét duyệt công nhận.

Trả lời (Công văn số 529/UBDT-CSDT ngày 18/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc):

Về vấn đề này, Uỷ ban Dân tộc xin trả lời như sau:

- Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành khác chưa có quy định về công nhận thôn miền núi (chỉ công nhận miền núi, vùng cao đối với xã, huyện, tỉnh).

- Đối với xã Hàm Chính huyện Hàm Thuận Bắc đã được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc công nhận là xã miền núi và được xác định là xã khu vực I tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT của Bộ trưởng Uỷ ban Dân tộc (theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Thuận tại tờ trình số 63/UBND-KT ngày 5/1/2006).

Đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận xem xét và giải thích để cử tri được rõ.

BỘ THƯƠNG MẠI
1/ Cử tri tỉnh Hưng Yên và cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Tăng cường đầu tư cho việc xúc tiến thương mại ở các địa phương vì xúc tiến thương mại là cầu nối giữa bà con nông dân với thị trường trong nước và nước ngoài”.

Trả lời (Công văn số 3793/BTM ngày 03/7/2007 của Bộ Thương mại):

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, ngày 03/11/2005, theo đề nghị của Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại do các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sử dụng từ Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại do các tỉnh, thành phố thành lập trên cơ sở ngân sách địa phương sử dụng nguồn thưởng vượt thu và nguồn tài chính hợp pháp khác. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Bộ Thương mại để được tư vấn trong việc xây dựng các nội dung xúc tiến thương mại phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hoạt động xúc tiến thương mại cũng như gắn kết các chương trình xúc tiến thương mại giữa địa phương và trung ương để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, doanh nghiệp các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố được tham gia các hoạt động Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia thông qua các đơn vị chủ trì chương trình là các Hiệp hội ngành hàng, cơ quan xúc tiến thương mại thuộc các Bộ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam v.v. Hàng năm, các đơn vị này đều có rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp như đào tạo, tập huấn, tổ chức hội trợ triển lãm thương mại trong và ngoài nước, khảo sát thị trường, thông tin thương mại và tuyên truyền quảng bá sản phẩm v.v. để hỗ trợ doanh nghiệp ở tất cả các tỉnh, thành phố. Như vậy, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố đều có thể tham gia chương trình xúc tiến thương mại từ nguồn của địa phương.

Về cơ chế tổ chức, hệ thống các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương đã hình thành và từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức. Nguồn nhân lực của các trung tâm có cơ hội tham gia vào các khoá tập huấn ở trong và ngoài nước thông qua một số chương trình của Cục xúc tiến thương mại để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, làm đầu mối tiến hành xúc tiến thương mại ở các địa phương.

Theo báo cáo từ các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương, năm 2006, hầu hết các tỉnh và thành phố đều có chương trình xúc tiến thương mại và tuỳ theo năng lực tài chính của từng địa phương bố trí nguồn ngân sách nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp ( ít là 300 triệu VND, nhiều là 15 tỷ, trung bình là 1 đến 5 tỷ). Trong những năm gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương phát triển rất sôi động thông qua việc tổ chức cung cấp thông tin bằng Bản tin thị trường, phổ biến thông tin trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tổ chức hội chợ triển lãm thương mại trong nước và ngoài nước... hàng ngàn lượt doanh nghiệp và doanh nhân được hưởng lợi.

Tuy nhiên, do nguồn ngân sách kể cả ngân sách trung ương và địa phương, đặc biệt là các địa phương ít hoặc không có nguồn thu vượt, việc bố trí nguồn ngân sách cho xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch hiện còn rất khó khăn. Cục xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại hiện đang khảo sát, nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét khả năng áp dụng cơ chế, chính sách đối với một số địa phương đặc biệt khó khăn hoặc có thể đưa ra chương trình hỗ trợ đặc thù để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nông thôn.



2/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Vĩnh Long kiến nghị: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hàng giả, đặc biệt là vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) gây thiệt hại nhiều cho nông dân. Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm để ngăn chặn nạn hàng giả, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, nhất là quyền lợi của bà con nông dân.

Trả lời (Công văn số 3793/BTM ngày 03/7/2007 của Bộ Thương mại):

Xác định chống sản xuất, buôn bán hàng giả là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127TW và các Bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Đặc biệt là Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong những năm qua công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả của các Bộ, ngành địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong 8 năm kể từ khi có Chỉ thị 31-TTg, riêng lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện xử lý 50.138 vụ sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đã tịch thu tiêu huỷ nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng. Trong 6 năm (từ 2000 đến 2005) đã tịch thu tiêu huỷ gần 15.000 hộp, trên 177.000 chai, trên 1.568.000 ống, trên 11 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 5.367 kg, 36.716 ống thuốc thú y, 247.206 kg phân bón giả, kém chất lượng v.v.

Tuy nhiên, như ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Ngãi và Vĩnh Long, nạn hàng giả ở Việt Nam trong đó có vật tư nông nghiệp hiện nay vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

Nạn hàng giả bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính sau:

- Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đem lại nhiều lợi nhuận đã hấp dẫn những đối tượng hám lợi đi vào làm ăn phi pháp. Đồng thời, nhận thứuc và ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm, thương hiệu của mình còn hạn chế.

- Các rào cản thương mại dần được dỡ bỏ, điều kiện lưu thông hàng hoá ngày càng được cải thiện, lượng hàng hoá lưu thông ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, số lượng, đây chính là nguyên nhân hàng giả từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

- Công nghệ sản xuất hàng giả cũng ngày một tinh vi hơn, lý do này dẫn đến việc triệt tiêu hàng giả cũng như việc phân biệt giữa hàng giả và hàng thật trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

- Công tác thực thi chưa đáp ứng được tình hình.

- Về khách quan, ngoài nguyên nhân sâu xa do tác động của các quy luật kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập thì một nguyên nhân quan trọng tác động đến nạn hàng giả ở Việt Nam là Việt Nam có đường biên giới và địa hình phức tạp rất khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.

Chống hàng giả là công việc bức xúc, khó khăn, phức tạp và lâu dài vì nạn hàng giả hiện nay đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, thách thức mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính phủ, Bộ Thương mại với trách nhiệm Trưởng Ban 127TW sẽ tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng và các địa phương tiếp tục làm quyết liệt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có bà con nông dân.



3/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: Đề nghị tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, dụng cụ đo lường xăng dầu tại các cây xăng vì tình trạng buôn bán xăng dầu không đúng tiêu chuẩn và đo lường thường xảy ra”.

Trả lời (Công văn số 3793/BTM ngày 03/7/2007 của Bộ Thương mại):

Gian lận thương mại về kinh doanh xăng dầu, trong đó có gian lận về đo lượng tại một số cây xăng là có, đúng như cử tri có ý kiến.

Thủ đoạn gian lận đã bị phát hiện là:

- Sử dụng các trụ bơm xăng, dầu không hợp chuẩn, trụ bơm cũ, quá hạn kiểm định, sai số vượt quá mức cho phép.

- Đối tượng kinh doanh cố ý tác động đến trụ bơm để hưởng lợi bất chính như gắn chíp điện tử vào mạch điện để gian lận số xăng thực bơm ra với số xăng trên bảng hiển thị, thay số răng trên đĩa xoay của đồng hồ đếm, dùng bo mạch điện tử để làm sai lệch kết quả đo...

Nguyên nhân: Vì động cơ lợi nhuận, một số thương gia làm ăn gian dối đã tìm mọi cách thu lợi bất chính; một số thương nhân cho rằng mức thù lao theo quy định hiện hành quá thấp, không đủ bù chi phí và đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh; doanh nghiệp đầu mối chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm liên đới đối với hệ thống phân phối của mình. Các cơ quan chức năng và lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục do thiếu phương tiện, kinh phí để duy trì liên tục hoạt động kiểm tra...

Quản lý Nhà nước về đo lường và chất lượng đối với các loại hàng hoá kinh doanh trên thị trường trong đó, có xăng dầu thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học - Công nghệ. Với trách nhiệm của mình, để ngăn chặn và xử lý các vi phạm nói trên, Bộ Thương mại và Ban chỉ đạo 127-TW đã chỉ đạo các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về gian lận đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh đã thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Quản lý thị trường, Thanh tra Khoa học – công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng do lực lượng quản lý thị trường chủ trì tổ chức nhiều đợt kiểm tra đối với các điểm bán xăng dầu trên địa bàn. Đồng thời, Ban chỉ đạo 127TW đã đề nghị UBND các cấp phát huy vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, xử lý nghiêm nhiều vụ vi phạm theo quy định của pháp luật, có các biện pháp ngăn ngừa vi phạm. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố xem xét cấp kinh phí nhằm giải quyết những khó khăn trong việc kiểm định, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho công tác kiểm tra; đề nghị Bộ Khoa học – Công nghệ rà soát lại các chế tài xử lý để giải quyết những bất cập về cơ chế quản lý và kiểm tra, giám sát theo hướng tăng mức xử phạt, đủ sức răn đe nhằm ngăn chặn có hiệu quả hơn các vi phạm về gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu.

BỘ THUỶ SẢN
1/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Thủy sản và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý, ngăn chặn tình trạng đối xử không công bằng (buộc nộp tiền, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong việc làm thủ tục di chuyển ngư trường) đối với các ngư dân khi di chuyển đến ngư trường ở các địa phương khác.

Trả lời (Công văn số 1196/BTS-VP ngày 04/6/2007 của Bộ Thuỷ sản):

Giấy phép di chuyển ngư trường đã được bãi bỏ từ năm 2000, quy định tại Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại Giấy phép trái quy định của Luật Doanh nghiệp.

Địa phương nào hiện nay còn bắt buộc tàu cá tỉnh khác đến khai thác thuỷ sản ở vùng biển thuộc tỉnh phải có Giấy phép di chuyển ngư trường là trái pháp luật, đề nghị cử tri phản ánh rõ hơn tổ chức, cá nhân thuộc địa phương nào nhũng nhiễu, gây phiền hà để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thuỷ sản có biện pháp xử lý.

Sau đây Bộ Thủy sản sẽ nhắc nhở chỉ đạo các Sở Thuỷ sản và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản kiểm tra lại công tác quản lý thủy sản ở địa phương nhằm không để xảy ra tình trạng như phản ánh.



2/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp, An Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ chuyên ngành chủ trì, phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sớm xây dựng quy hoạch tổng thể vùng nuôi thuỷ sản, đặc biệt là vùng nuôi cá tra, cá basa… nhằm tránh tình trạng nông dân phát triển nuôi thuỷ sản ồ ạt không theo quy hoạch, làm cho cung cầu không cân đối vừa ảnh hưởng đến giá cả, vừa gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.

Trả lời (Công văn số 1196/BTS-VP ngày 04/6/2007 của Bộ Thuỷ sản):

Cá tra và cá ba sa là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thủy sản Việt Nam. Năm 2006, sản lượng cá tra, cá basa của Việt Nam đã đạt 825.000 tấn. Sản lượng cá tra được chế biến xuất khẩu là 270.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 864 triệu USD. Vì vậy, Bộ Thủy sản rất coi trọng quy hoạch phát triển nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra, ba sa làm cơ sở cho đầu tư phát triển nuôi bền vững cá tra, ba sa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch phát triển nuôi cá tra, ba sa đến 2010 đã được thực hiện từ năm 2003 với mục tiêu đến 2010 sản lượng cá tra, ba sa đạt 1 triệu tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD. Tuy nhiên, ngay từ năm 2005, tốc độ phát triển nuôi cá tra, ba sa quá nhanh nên các mục tiêu trong quy hoạch không còn phù hợp. Bộ Thuỷ sản đã có Quyết định số: 1268/QĐ-BTS ngày 3/11/2005 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kết quả điều tra thực trạng cho thấy phong trào nuôi cá tra, ba sa vẫn tiếp tục phát triển tốc độ nhanh và tình hình thị trường có thay đổi khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới. Vì vậy, Bộ Thuỷ sản đã chỉ đạo rà soát điều chỉnh quy hoạch đến 2015, định hướng đến năm 2020. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là:

- Dự báo về thị trường sản phẩm cá tra, ba sa.

- Rà soát và đánh giá tiềm năng sử dụng đất, quỹ đất phát triển nuôi cá tra, ba sa đảm bảo diện tích nuôi phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Xác định tính khả thi đối với các dự án đầu tư phát triển nuôi cá tra, ba sa, tiêu chí lựa chọn vùng nuôi, áp dụng công nghệ mới trong nuôi cá thương phẩm, tính toán sản lượng nuôi ứng với công nghệ nuôi mới, vấn đề sản xuất giống, thức ăn, hậu cần, dịch vụ, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng chính sách đầu tư, khái toán vốn đầu tư, chính sách đầu tư, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, ba sa đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

- Xây dựng quy chế quản lý các vùng nuôi, áp dụng quy phạm GAP và CoC trong các vùng nuôi tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nghiên cứu hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Thuỷ sản đã có Quyết định số 07/QĐ-BTS ngày 5/1/2007 phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường, chiến lược quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện chủ đầu tư đang gấp rút triển khai thực hiện và dự kiến sẽ trình Bộ Thủy sản nghiệm thu cuối năm 2007.

Để chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra, ba sa một cách đồng bộ, Bộ Thuỷ sản đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BTS ngày 4/2/2005 phê duyệt Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản về chất lượng và thương hiệu cá tra, ba sa Việt Nam 2005 – 2010 trong đó xác định 8 nhiệm vụ cần triển khai bao gồm: quy hoạch, xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi, thiết lập quan hệ doanh nghiệp và người nuôi, xây dựng phương thức quản lý cộng đồng, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm chế biến, thương hiệu cá tra, ba sa, quảng bá thương hiệu và triển khai nhiều đề tài khoa học công nghệ nhằm phát triển bền vững nuôi trồng đối tượng này, trong đó có đề tài nghiên cứu sức tải môi trường sông Tiền, sông Hậu cho phát triển nuôi cá tra, ba sa là đề tài trọng điểm cấp nhà nước được ưu tiên thực hiện.

Chương trình động được quán triệt đến tận địa phương, cơ sở và được các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt thực hiện. Để có thể chỉ đạo sâu sát hơn với thực tiễn, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số: 552/QĐ-BTS ngày 18/5/2005 thành lập Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, ba sa Việt Nam với thành viên là lãnh đạo UBND, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản của tỉnh, thành phố nuôi cá tra, ba sa đồng bằng sông Cửu Long để triển khai thực hiện các nội dung trong Chương trình hành động. Ban điều hành đã thực hiện chế độ giao ban sản xuất, tiêu thụ cá tra, ba sa.

Ngoài ra, Bộ Thủy sản cũng đã chú trọng đến các hình thức tổ chức sản xuất cộng đồng, theo hướng chỉ đạo và vận động thành lập các tổ hợp tác nuôi cá, liên hiệp sản xuất cá sạch, câu lạc bộ nuôi cá tra, ba sa ... xây dựng mối liên kết 4 nhà theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên của Bộ Thuỷ sản và UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nghề nuôi cá tra, ba sa sẽ phát triển bền vững, đóng góp vào chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của toàn ngành Thuỷ sản, thực hiện có kết quả kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cũng như toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương