TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


Tại Công văn số 1165 CV/BCA(V11) ngày 25/6/2007 của Bộ Công an trả lời kiến nghị cửa cử tri tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI với các nội dung sau



tải về 1.47 Mb.
trang19/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21



BỘ CÔNG AN
Tại Công văn số 1165 CV/BCA(V11) ngày 25/6/2007 của Bộ Công an trả lời kiến nghị cửa cử tri tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI với các nội dung sau:

1/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị ngành công an có biện pháp cơ bản, đồng bộ để giải quyết tận gốc tình trạng tiêu cực trong một bộ phận của lực lượng cảnh sát giao thông.”

Trả lời:

Thời gian qua, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo phòng ngừa và xử lý sai phạm, tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát giao thông. Từ năm 2004, Bộ Công an đã thành lập các Tổ kiểm tra đặc biệt làm nhiệm vụ kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, chiến sỹ Công an trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, giữ gìn trật tự an toàn giao thông; đã ban hành các văn bản như: Quyết định số 607 ngày 11/5/2005 quy định về tiêu chuẩn, đạo đức, tác phong Cảnh sát giao thông, những việc cần “xây” và cần “chống”; Quyết định số 1323 ngày 16/11/2004 ban hành đề án “Tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông”; Chỉ thị số 02 ngày 26/01/2006 về tiếp tục tiến hành các biện pháp phòng ngừa, chống tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát giao thông... Quyết định số 738 ngày 13/6/2006 về tiếp nhận, xử lý tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng của Cảnh sát giao thông qua đường dây điện thoại nóng của Bộ Công an; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động về tuần tra kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ nhằm công khai, minh bạch trong hoạt động tuần tra kiểm soát trên đường...; đồng thời phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Tại hội nghị sơ kết giai đoạn I, triển khai thực hiện giai đoạn II đề án: tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra kiểm soát giao thông của Bộ Công an tháng 4/2007 đã đánh giá: Công an các đơn vị, địa phương đã nghiêm túc triển khai, thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát giao thông. Tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông chấp hành đúng quy trình công tác, tận tuỵ phục vụ nhân dân, nhiều đồng chí Cảnh sát giao thông liêm khiết không nhận tiền hối lộ. Trong 2 năm 2005 – 2006 và quý I/2007 lực lượng Cảnh sát giao thông đã có 7 đồng chí hy sinh, 61 đồng chí bị thương khi làm nhiệm vụ; có 13.034 lượt cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông không nhận tiền hối lộ, lập biên bản về hành vi hối lộ của lái xe, chủ hàng, thu 1 tỷ 40 triệu đồng. Riêng trong tháng 5 năm 2007 đã có 875 lượt cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông của 30 Công an địa phương không nhận hối lộ số tiền 53.320.000 đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông sai phạm, tiêu cực trong khi thi hành nhiệm vụ. Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông chưa được đào tạo cơ bản theo quy định, lại thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức, trong khi hoạt động tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông thường phân tán, cả ngày và đêm nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nhiều lái xe, chủ hàng, người vi phạm chủ động đưa tiền cho Cảnh sát giao thông để trốn tránh việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. đây là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến vi phạm, tiêu cực của cảnh sát giao thông.

Bộ Công an đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc những quy định của ngành để phòng ngừa tiêu cực trong Cảnh sát giao thông gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sỹ có sai phạm, tiêu cực và xử lý trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy. Chấn chỉnh tư thế, tác phong, giao tiếp ứng xử với nhân dân của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ. Định kỳ đánh giá, phân loại cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông về phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm... để có kế hoạch bố trí, xắp xếp, sử dụng. Tăng cường biên chế, đào tạo, bố trí lực lượng, trang bị phương tiện và nghiên cứu có chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát giao thông.

Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý kịp thời tin phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân; phản ánh của báo chí về tiêu cực, sai phạm của Cảnh sát giao thông.. Từ ngày 01/7/2007, Tổng cụ Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an sẽ mở 02 hộp thư điện tử trên Internet nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về các vụ việc liên quan đến trật tự an toàn xã hội, các vấn đề liên quan đến tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác và các ý kiến góp ý đối với hoạt động, công tác, chiến đáu của lực lượng Cảnh sát nhân dân.

2/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị Bộ Công an phạt nặng những người vi phạm trật tự an toàn giao thông để hạn chế tai nạn nhưng đề nghị công an không giam giữ xe đối với những vi phạm thông thường (không đội mũ bảo hiểm, lấn lề trái…) vì xe máy là tài sản quan trọng của mỗi gia đình, việc bảo quản tại nơi giữ xe chưa tốt gây hư hại nhiều, làm tổn thất tài sản công dân.”

Trả lời:

Từ năm 2003 đến tháng 3/2007, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã lập biên bản xử lý 12.732.736 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Kho bạc nhà nước đã thu 2.259,4 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 236.335 trường hợp, đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe 897.684 trường hợp, tạm giữ 99.834 ô tô, 2.522.134 mô tô và hàng chục nghìn phương tiện khác. Tình trang vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn phổ biến, trong đó có một phần do mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm còn thấp, chưa đủ sức răn đe, giáo dục chung, nên dẫn đến tình trạng số lượng phương tiện do vi phạm bị tạm giữ quá nhiều, Công an nhiều địa phương đã báo cáo, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp đất, cấp kinh phí để xây nhà tạm giữ phương tiện vi phạm, nhưng vẫn còn một số địa phương nơi tạm giữ phương tiện chưa đảm bảo.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Giao thông Vận tải được Chính phủ giao chủ trì đang phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Ngị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng: tăng mức phạt đối với hành vi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (có 126 điểm trong dự thảo nghị định mới nâng mức phạt so với Nghị định 152/CP); nhiều hành vi vi phạm có mức tiền phạt tăng nhiều lần như: chạy quá tốc độ quy định, điều khiển xe máy không đội mỹ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, chở quá số người quy định... Dự thảo nghị định mới không quy định tạm giữ phương tiện đối với những hành vi vi phạm thông thường như không đội mũ bảo hiểm trên những đoạn đường bắt buộc đội mũ bảo hiểm và đi sai phần đường v.v...

3/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét tăng tiêu chuẩn mức ăn hàng ngày cho can phạm, phạm nhân vì tiêu chuẩn ăn hiện nay quá thấp (4.700 đồng/ngày/người) không đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho can phạm, phạm nhân.”

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 26 Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ thì tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng là 15 kg gạo, 0,3 kg thịt, 0,5 kg cá, 0,8 kg muối, 1/2 lít nước chấm, 15 kg rau xanh và 15 kg chất đốt. Trong các ngày lễ, tết dương lịch (theo quy định của Nhà nước) được ăn thêm gấp 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường; trong những ngày lễ tết nguyên đán được ăn thêm gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. các tiêu chuẩn nêu trên được tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ, tạm giam để đảm bảo họ ăn hết tiêu chuẩn.

Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế Trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993 thì tiêu chuẩn ăn tối thiểu của phạm nhân trong 1 tháng được quy định như sau: gạo 15kg; thịt, cá 0,8 kg; đường 0,3 kg; muối 0,8 kg, nước chấm 1/2lít; chất đốt tương đương 12 kg củi. Định lượng này do Nhà nước cấp và được quy ra tiền theo thời giá thị trường ở từng địa phương. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại, định lượng ăn hàng tháng có thể được tăng thêm từ 1,2 đến 2 lần tiêu chuẩn định lượng chung. Chế độ ăn nghỉ đối với phạm nhân ốm đau do y, bác sỹ chỉ định. Ngày lễ, tết (theo quy định của Nhà nước) phạm nhận được ăn thêm nhưng không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Thực tế trong những năm qua, Nhà nước và Bộ Công an đã cấp đủ kinh phí và Công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện tương đối tốt các chế độ, chính sách, nhất là đảm bảo định lượng ăn cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân theo đúng quy định. So với nhu cầu thực tế thì tiêu chuẩn ăn theo định lượng nêu trên của người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân còn thấp, nhưng không có nghĩa là “không đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho can phạm, phạm nhân” như ý kiến kiến nghị của cử tri Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, để cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân cho tương xứng với mức sống chung của xã hội, Bộ Công an đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu và kiến nghị Chính phủ sửa đổi các quy định nêu trên cho phù hợp với thực tế hiện nay.



4/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Công an xem xét, giải quyết và kiến nghị cơ quan liên quan giải quyết những vướng mắc mà địa phương gặp phải:

- Có kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác ở các trại giam, do ở các trại không có nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động này và các nguồn thu có được đều phải hạch toán.

- Nâng chế độ phụ cấp HIV và hỗ trợ trang thiết bị cho lực lượng trực tiếp quản lý đối tượng nhiễm HIV như áo bảo hộ, bao tay, mũ bảo hộ… để tránh lây nhiễm. Vì ở các trại tỷ lệ nhiễm HIV là trên 10% và tính chất rất phức tạp dễ lây nhiễm cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, khi phạm nhân bệnh các cán bộ, chiến sĩ phải đưa đến bệnh viện và phải quản lý nhưng cũng chưa được hưởng chế độ nào.

- Chế độ bồi dưỡng vào ngày nghỉ và ngoài giờ ở các trại giam chưa thoả đáng vì vào các ngày này thường có trên 2/3 chiến sĩ phải làm việc ngoài giờ nhưng kinh phí khoán chỉ có trên 10 triệu/năm.”

Trả lời:

- Vấn đề thứ nhất: có kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác ở các trại giam, do ở các trại không có nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động này và các nguồn thu có được đều phải hạch toán:

Theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tiền lương thì chi phí về nhà ở cho sỹ quan, hạ sỹ quan hưởng lương, công chức, viên chức trong Công an nhân dân đã được đưa vào tiền lương hàng tháng. Hơn nữa, dự toán ngân sách nhà nước giao cho Bộ Công an hàng năm so với nhu cầu chi tiêu tối thiểu mới chỉ đáp ứng được trên dưới 70%. Trong khi tất cả các nguồn kinh phí thu được liên quan đến các hoạt động của lực lượng Công an nhân dân đều phải nộp vào ngân sách nhà nước (phần giữ lại chi tiêu không đáng kể và chủ yếu là để chi phục vụ trực tiếp cho các hoạt động có thu). Do vậy, về mặt chế độ, chính sách cũng như về khả năng kinh phí đảm bảo thì Bộ Công an đều không thể giải quyết kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm công tác ở các trại giam như đề nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh được. Thực tế trong những năm qua, Bộ Công an có bố trí kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho một số đối tượng là cán bộ, chiến sỹ Công an (trong đó có lực lượng Cảnh sát trại giam) có thời hạn công tác ở vùng cao, hải đảo từ 10 năm trở lên và gia đình thực sự có khó khăn về nhà ở được xét trợ cấp trị giá tương đường 3 tấn xi măng (Quyết định số 169/QĐ/BNV ngày 09/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an). Vì vậy, nếu quy định thêm chế độ hỗ trợ kinh phí về nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ công tác tại trại giam thì sẽ không đúng và không đảm bảo tương quan hợp lý với lực lượng chiến đấu khác trong ngành Công An.

- Vấn đề thứ hai: nâng chế độ phụ cấp HIV và hỗ trợ trang thiết bị cho lực lượng trực tiếp quản lý đối tượng nhiễm HIV như áo bảo hộ, bao tay, mũ bảo hộ… để tránh lây nhiễm. Vì ở các trại tỷ lệ nhiễm HIV là trên 10% và tính chất rất phức tạp dễ lây nhiễm cho cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, khi phạm nhân bệnh các cán bộ, chiến sĩ phải đưa đến bệnh viện và phải quản lý nhưng cũng chưa được hưởng chế độ nào:

Theo Quyết định số 22/2003/QĐ-TTg ngày 20/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2004/TTLT-BCA-BNV-BLĐTB&XH ngày 04/02/2004 thì cán bộ y tế, quản giáo, cán bộ giáo dục và dạy nghề, Trưởng phân trại, Trưởng phân khu, trinh sát, cảnh sát bảo vệ công tác tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và giáo viên chủ nhiệm lớp trong các trường giáo dưỡng thuộc lực lượng Công an nhân dân thường xuyên (hàng ngày) trực tiếp tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng mức phụ cấp 120.000 đồng/người/tháng đối với các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng có tỷ lệ phạm nhân, trại viên, học sinh bị nhiễm HIV/AIDS từ 10% trở lên; mức 100.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với đơn vị có tỷ lệ này dưới 10%. Nhìn chung, chế độ này được ban hành đã góp phần đáng kể động viên cán bộ, chiến sỹ công tác tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, để chế độ này phù hợp hơn nữa với tình hình thực tế hiện nay trong công tác quản lý trại giam, trại tam giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Bộ Công an đang chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu báo cáo Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung chế độ này cùng với các chế độ phụ cấp đặc thù khác cho phù hợp.

- Vấn đề thứ ba: chế độ bồi dưỡng vào ngày nghỉ và ngoài giờ ở các trại giam chưa thoả đáng vì vào các ngày này thường có trên 2/3 chiến sĩ phải làm việc ngoài giờ nhưng kinh phí khoán chỉ có trên 10 triệu/năm:

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định thì lực lượng Công an nhân dân không thuộc đối tượng hưởng chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ như đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội như hiện nay, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân thường xuyên được huy động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ. Vì vậy, để góp phần động viên tinh thần và bồi dưỡng sức khoẻ cán bộ, chiến sỹ phải làm thêm giờ, từ năm 2001 Bộ Công an đã có công văn hướng dẫn cho Công an các cấp bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sỹ lực lượng trực tiếp chiến đấu phải làm việc ngày thứ bảy mà không thể bố trí nghỉ bù khi thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Hàng năm Bộ Công an đều bố trí một khoản kinh phí thực hiện bồi dưỡng đối với lực lượng trực tiếp chiến đấu với mức tính theo lương bình quân ngày/người, thời gian hưởng trong 1 tháng không quá 4 ngày/người. Tuy nhiên, do Nhà nước không bố trí cho Bộ Công an khoản kinh phí này mà Bộ Công an phải tự cân đối trong tổng ngân sách được giao, nên kinh phí đảm bảo thực hiện chế độ này là rất hạn hẹp.



5/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Cử tri cho rằng Bộ Công an trả lời các ý kiến nghị của cử tri Phú Yên về vụ án xảy ra tại Công ty dịch vụ vật tư nông nghiệp Phú Yên (gọi tắt là Amaseco) theo Công văn số 1666 CV/BCA(V11) ngày 14/9/2006 là chưa cập nhập kịp diễn biến thực tế vụ việc. Hồ sơ vụ án đã được Đoàn công tác của trung ương do đồng chí Trương Vĩnh Trọng dẫn đầu về địa phương (trước ngày đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV) nắm tình hình thực tế và tiếp nhận hồ sơ để xem xét, giải quyết. Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành chỉ đạo xử lý nhanh và dứt điểm vụ án nói trên.”

Trả lời:

Ngày 25/8/2003 cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã quyết định khởi tố vụ án hình sự số 28/QĐ và quyết định khởi tố 3 bị can gồm:

Lương Phúc Hoà, nguyên Giám đốc công ty Amaseco về tội cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.

Ma Chét, nguyên kế toán trưởng công ty về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đén tài sản của Nhà nước.

Phạm Nghiêm, nguyên kế toán trưởng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, cùng về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước theo Điều 144 Bộ luật Hình sự.

Ngày 21/4/2004 cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã có bản kết luận điều tra vụ án số 87/PC16 các ngày 26/7/2004 và 27/7/2004, có kết luận điều tra bổ sung lần 1 và lần 2, khẳng định bị can Lương Phúc Hoà có hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại 2.254.084.945 đồng, các bị can Ma Chét, Phạm Nghiêm có hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại 4.774.000.000 đồng. Đồng thời chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đề nghị truy tố 3 bị can trước pháp luật.

Ngày 12/9/2005 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên ra quyết định số 96/VKS (P1) đình chỉ điều tra vụ án và các quyết định số 14, 15, 16/VKS (P1) đình chỉ điều tra đối với cả 3 bị can, nhưng không nêu căn cứ vào điều luật nào để đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra bị can.

Ngày 31/10/2005 lãnh đạo 3 ngành trung ương gồm: Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao đã họp nghe ba ngành Công an, Toà an, Kiểm sát tỉnh Phú Yên báo cáo kết quả điều tra xử lý vụ án. Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Công an đồng ý với kết luận điều tra và đề nghị xử lý của Công an tỉnh Phú Yên là đề nghị truy tố 3 bị can trong vụ án trước pháp luật.

Ngày 20/02/2006 Ban Nội chính trung ương có văn bản yêu cầu cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an thẩm định lại kết quả điều tra của Công an tỉnh Phú Yên. Ngày 16/6/2006, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có báo cáo gửi Thường trực Ban chỉ đạo TW6(2) và Ban Nội chính trung ương về kết quả thẩm định, đồng ý với kết luận và đề nghị của công an tỉnh Phú Yên.

TỔNG CỤC DU LỊCH
Tại Công văn số 759/TCDL-TCCB ngày 07/6/2007 của Tổng cục Du lịch trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XI với các nội dung sau:

1/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Tổng cục Du lịch có chương trình hỗ trợ công tác đào tạo về nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ; hỗ trợ cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.”

Trả lời:

1. Vấn đề hỗ trợ đào tạo về nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động du lịch của tỉnh:

Hầu hết các địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Phú Thọ đều mong muốn Tổng cục Du lịch hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Trong phạm vi khả năng của mình, Tổng cục Du lịch tìm cách đáp ứng một cách tối đa mong muốn của các địa phương thông qua việc phát triển, mở rộng các trường lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ du lịch; tranh thủ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng đa dạng hoá chương trình đào tạo, bồi dưỡng; cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp ngắn hạn ở nước ngoài. Việc đầu tư trực tiếp kinh phí cho tỉnh để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì hiện nay Tổng cục Du lịch chưa có nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí đào tạo lại, bồi dưỡng của Tổng cục Du lịch hàng năm theo quy định chỉ dành cho cán bộ, công chức của Tổng cục Du lịch; địa phương cũng đã có nguồn kinh phí đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính cắt về địa phương theo định xuất phân bổ của Bộ Nội vụ.

Trong thời gian tới, đề nghị địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ du lịch của tỉnh để tổ chức thực hiện và chuyển về Tổng cục Du lịch để xem xét, hỗ trợ địa phương trong điều kiện và khả năng có thể. Đồng thời, Tổng cục Du lịch đề nghị các địa phương ủng hộ Tổng cục Du lịch trong việc thực hiện xã hội hoá đào tạo về du lịch.

2. Vấn đề hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Phú Thọ:

Những năm qua, công tác quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh Phú Thọ được sự quan tâm của tỉnh và Tổng cục Du lịch, đã triển khai nhiều hoạt động có kết quả. Phú Thọ đã có sáng kiến chủ động liên kết với Lào Cai, Yên Bái tổ chức “Chương trình du lịch về cội nguồn”, trở thành điển hình tốt về liên kết, huy động nguồn lực và sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch. Tổng cục Du lịch đã đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận hàng năm hỗ trợ ngân sách cho địa phương đăng cai tổ chức sự kiện du lịch mang tính liên vùng, trong đó có Phú Thọ đã được hỗ trợ 200 triệu đồng năm 2005, năm 2006 Phú Thọ được nhận 200 triệu đồng hỗ trợ xây dựng biển quảng cáo tấm lớn; năm 2007, chấp hành quy định tại Thông tư số 85/2006/TT-BTC ngày 18/9/2006, không sử dụng ngân sách trung ương để hỗ trợ cho công việc thuộc nhiệm vụ của địa phương và doanh nghiệp. Vì vậy Tổng cục Du lịch không được Bộ Tài chính chấp thuận hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến của địa phương. Tuy nhiên, trong hoạt động xúc tiến quảng bá của Tổng cục Du lịch tại các thị trường khách trong và ngoài nước, có nội dung quảng bá về du lịch Phú Thọ thông qua quảng bá “Chương trình du lịch về cội nguồn”. Bên cạnh đó, trong những năm qua (2002 – 2005), chương trình đầu tư hạ tầng du lịch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và góp phần xúc tiến du lịch, đã đầu tư cho Phú Thọ 59 tỷ đồng.



2/ Cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị: “Đề nghị Quốc hội có biện pháp quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch trọng điểm quốc gia để phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch nước ta.”

Trả lời:

Căn cứ vào chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 và Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 13/7/1995, Tổng cục Du lịch đã phối hợp các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chủ yếu tập trung vào các khu vực trọng điểm phát triển du lịch như:

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch thuộc các khu vực trọng điểm nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài: theo Chiến lược phát triển du lịch hiện có 21 khu du lịch quốc gia, bao gồm 4 khu du lịch tổng hợp thuộc 6 tỉnh (khu du lịch thể thao biển Hạ Long – Cát Bà thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng; khu du lịch giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước thuộc Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng; khu du lịch biển tổng hợp Văn Phong - Đại Lãnh thuộc Khánh Hoà; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thuộc núi Đan Kia – Suối Vàng thuộc Lâm Đồng) và 17 khu du lịch chuyên đề thuộc 14 tỉnh, thành phố khác. Trong thời kỳ 2001 – 2005 tổng vốn đầu tư cho các địa phương có các khu du lịch quốc gia là 1.404 tỷ đồng với 20 tỉnh có khu du lịch quốc gia được hỗ trợ (chiếm 32,25% tổng số tỉnh được hỗ trợ của cả nước) chiếm 65,4% số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của cả nước. Mức bình quân hỗ trợ hàng năm mỗi tỉnh, thành phố có khu du lịch quốc gia khoảng 18 tỷ đồng.

- Địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên: miền Trung – Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của Việt Nam. Với 19 tỉnh bao gồm tỉnh ven biển từ Thanh Hoá tới Bình Thuận và 5 tỉnh Tây Nguyên. Là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú có khả năng phát triển mạnh du lịch. Ngày 05/8/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển mạnh du lịch miền Trung – Tây Nguyên. Theo đó, miền Trung – Tây Nguyên là địa bàn động lực phát triển du lịch của cả nước. Thời kỳ 2001 – 2005 với 19 tỉnh trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên (chiếm 30,6% tổng số tỉnh được hỗ trợ trên cả nước) được hỗ trợ 948,5 tỷ đồng, chiếm 44% tổng số vốn này của cả nước. Với nguồn vốn hỗ trợ này, các khu du lịch tại các địa bàn trọng điểm đã thu hút các dự án đầu tư du lịch lớn từ các thành phần kinh tế như: tại Hạ Long (Quảng Ninh); Cát Bà, Đồ Sơn (Hải Phòng); Nha Trang, Bãi Dài, Cam Ranh (Khánh Hoà); Sơn Trà, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Hội An, Cửa Đại (Quảng Nam); Phan Thiết, Mũi Né (Bình Thuận); Phú Quốc (Kiên Giang)...

Mặc dù đã có những giải pháp, biện pháp quan tâm hỗ trợ phát triển du lịch trọng điểm, song phần lớn các địa bàn này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Tổng cục Du lịch xin tiếp thu và sẽ nghiên cứu những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch nhằm thực hiện chủ trương của của đảng và Nhà nước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương