TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang18/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

3/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Cử tri rất bức xúc về tình trạng đòi mãi lộ của một bộ phận cán bộ công chức ở các cơ quan quan tư pháp khi giải quyết việc kết hôn có yếu tố là người nước ngoài. Đề nghị Bộ Tư pháp cần có biện pháp hữu hiệu và sớm chấn chỉnh tình trạng này, đặc biệt là đối với các thành phố trực thuộc Trung ương.

Trả lời (Công văn số 2904/BTP-VP ngày 4/7/2007 của Bộ Tư pháp):

Thời gian qua, trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Bộ Tư pháp có nhận được một số đơn tố cáo nặc danh về vấn đề tiêu cực trong giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài như cử tri tại thành phố Hải Phòng phản ánh.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp đã có những giải pháp về hoàn thiện thể chế, kiểm tra, thanh tra như:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/2/2005 về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

- Trình Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2006/NĐ-CP của Bộ Tư pháp (Công văn số 2654/BTP-HCTP ngày 15/8/2006) đã chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác nhân sự, lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đảm nhận công tác hộ tịch. Tại Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg còn nhấn mạnh trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những cán bộ có hành vi tiêu cực trong việc giải quyết việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

Tuy nhiên, cán bộ, công chức của từng địa phương là do địa phương quản lý. Nghị định quy định rõ trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng hầu như các địa phương ít triển khai nên thực tế vẫn có hiện tượng như của tri đã phản ánh.

Trên cơ sở phản ánh của cử tri, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan Tư pháp các địa phương giải quyết tốt việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác thanh tra chuyên ngành để ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Riêng đối với Hải Phòng, Bộ Tư pháp sẽ trực tiếp kiểm tra, làm rõ vấn đề này.



4/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Chính phủ tăng nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho cơ sở để hoạt động này thực sự hiệu quả.

Trả lời (Công văn số 2904/BTP-VP ngày 4/7/2007 của Bộ Tư pháp):

Nhằm tăng cường đầu tư hơn nữa cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở, ngày 16/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Việc ban hành Chương trình thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta trong việc tiếp tục dành sự đầu tư tập trung (trong đó có kinh phí) để đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo thuận lợi hơn cho cán bộ ngành, địa phương trong việc chủ động bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì kinh phí dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm nhiệm nên có thực tế là việc dành kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương rất khác nhau, xuất phát từ điều kiện ngân sách ở từng đơn vị, địa phương và từ sự quan tâm của từng nơi đối với công tác này.

Để giải quyết tốt hơn nữa vấn đề kinh phí cho công tác phổ biển giáo dục pháp luật, đề nghị các đại biểu Quốc hội lưu ý HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm hơn nữa việc phân bổ ngân sách, đầu tư kinh phí cho công tác phổ biển giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, với chủ trương từng bước xã hội hoá công tác phổ biển giáo dục pháp luật, cần huy động tích cực hơn nữa sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho hoạt động phổ biển giáo dục pháp luật nhất là ở cơ sở.

Để có cơ sở pháp lý có hiệu lực cao, đề nghị khi quyết định Kế hoạch ngân sách hàng năm, Quốc hội nên dành một khoản ngân sách đẻ phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.



5/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: Cơ sở vật chất của các cơ quan tư pháp nói chung đã có được sự quan tâm tốt hơn so với thời gian trước đây, tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số nơi rất tạm bợ (về trụ sở, các phương tiện làm việc khác…) nhất là ở các địa phương mới được chia tách địa giới hành chính. Quy trình đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ trong ngành khá chặt chẽ, tuy nhiên, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng nên khó thu hút nhân tài. Đề nghị Bộ Tư pháp nên chú ý nhiều hơn nữa những vấn đề này trong thời gian tới.

Trả lời (Công văn số 2904/BTP-VP ngày 4/7/2007 của Bộ Tư pháp):

5.1 Vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan thi hành án dân sự:

a/ Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc:

Hiện nay, cả nước có 738 cơ quan thi hành án dân sự (THADS ) các cấp, trong đó gồm: 64 cơ quan THADS cấp tỉnh và 674 cơ quan THADS cấp huyện (có 6 cơ quan THADS cấp huyện mới thành lập trong 5 tháng đầu năm 2007). Đến hết năm 2006, Bộ Tư pháp đã xây dựng xong 617 trụ sở cơ quan THADS (50 trụ sở cơ quan THADS cấp tỉnh và 567 trụ sở cơ quan THADS cấp huyện).

Năm 2007, Bộ Tư pháp tiếp tục đầu tư xây dựng 62 trụ sở cơ quan THADS các cấp. Như vậy, đến hết năm 2007, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng xong 679 trụ sở cơ quan THADS (59 trụ sở cơ quan THADS cấp tỉnh, 620 trụ sở cơ quan THADS cấp huyện).

Còn lại 59 trụ sở cơ quan THADS chưa được đầu tư xây dựng trụ sở mới. Tuy nhiên, một số trụ sở cơ quan THADS cấp tỉnh, huyện được đầu tư xây dựng trước năm 1999 có quy mô nhỏ hiện nay không phù hợp với biên chế hiện có hoặc xây dựng ghép chung trong khuôn viên đất của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấn phải được đầu tư xây dựng mới để kết hợp với xây dựng kho vật chứng theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/2/2002 của Chính phủ.

Đối với các cơ quan THADS mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính, Bộ Tư pháp luôn có sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có điều kiện làm việc tốt nhất trong khả năng có thể phù hợp với quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chế độ của cán bộ, công chức.

Về xây dựng trụ sở làm việc, hàng năm, Bộ Tư pháp đều thông báo cho tất cả các đơn vị chưa được xây dựng trụ sở về kế hoạch đầu tư để các đơn vị chủ động đề nghị địa phương cấp đất. Ngoài ra, lãnh đạo Bộ Tư pháp đã trực tiếp đến từng tỉnh mới được chia tách để làm việc với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác tư pháp, trong đó có công tác đầu tư xây dựng trụ sở. Tuy nhiên, không phải trụ sở cơ quan THADS mới được thành lập cũng sẽ xây dựng được ngay trong năm sau khi thành lập, do địa phương chưa kịp lập quy hoạch hoặc chưa cấp đất để cơ quan THADS xây dựng trụ sở (kết quả xây dựng trụ sở cơ quan THADS ở một số địa phương mới được thành lập xin xem phụ lục đính kèm theo).

Về cơ bản các tỉnh mới được thành lập đến hết năm 2007 sẽ xây dựng xong trụ sở làm việc cho các cơ quan THADS, còn những huyện mới được thành lập thì Bộ Tư pháp đã thông báo kế hoạch đầu tư cho đơn vị xin địa phương cấp đất.

b/ Về đầu tư xây dựng kho vật chứng:

Đề án đầu tư xây dựng kho vật chứng được thực hiện theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/2/2002 của Chính phủ. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang triển khai xây dựng thí điểm 23 kho vật chứng tại một số địa phương để rút kinh nghiệm điều chỉnh, bổ sung thiết kế kho cho phù hợp với từng vùng. Dự kiến năm 2008, Bộ Tư pháp sẽ đầu tư xây dựng khoảng 100 kho vật chứng cho cơ quan THADS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó ưu tiên cho những đơn vị có số lượng tang, tài vật nhiều hiện đang phải đi thuê kho bãi.

Qua khảo sát thực tế, Bộ Tư pháp thấy các dự án đầu tư xây dựng trụ sở triển khai chậm là do các nguyên nhân sau đây:

Một là: Việc cấp đất của các địa phương cho cơ quan THADS xây dựng trụ sở rất chậm. Nhiều dự án Bộ Tư pháp đã ghi vốn nhưng không có đất để xây dựng. Đến thời điểm hiện nay, có một số dự án đã đưa vào kế hoạch để xây dựng từ những năm 2003, 2004, 2005 mà vẫn chưa thực hiện được như: trụ sở cơ quan THADS các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà tây, Cao Bằng, Hà Nội, Ninh Thuận, Cà Mau, Hậu Giang và rất nhiều trụ sở cơ quan THADS cấp huyện cũng trong tình trạng như vậy (các quận tại tp Hà Nội, Hải Phòng, tp Hồ Chí Minh v.v.), cá biệt như huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã phê duyệt kết quả đấu thầu chuẩn bị ngày khởi công thì UBND huyện có quyết định thu hồi đất giao cho cơ quan khác mở rộng trụ sở;

Hai là: Nhà nước thường có sự điều chỉnh về chính sách, chế độ trong xây dựng cơ bản như: tăng tiền lương, giá sắt thép điều chỉnh, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, chi phí tư vấn v.v. làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án;

Ba là: Các chủ đầu tư dự án xây dựng trụ sở cơ quan THADS địa phương đều là kiêm nhiệm, không có chuyên môn về đầu tư xây dựng cơ bản; các đơn vị tư vấn ở một số địa phương năng lực còn yếu, lập dự án chậm; quy trình, thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản còn phức tạp v.v...

c/ Về đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc:

Thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Tư pháp đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các Nghị quyết này, trong đó có việc xây dựng Đề án tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc cho ngành tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giao cho Bộ Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện đề án từ năm 2006 đến 2010 với một số nội dung chính như sau:

- Về phương tiện đi lại:

+ Xe ô tô: đảm bảo mỗi cơ quan THADS cấp tỉnh được trang cấp 01 xe (đối với các tỉnh, thành phố lớn được trang cấp 2 xe);

+ Xe máy: mỗi cơ quan THADS cấp huyện được trang cấp 01 xe (đối với các huyện miền núi, vùng cao được trang cấp 02 xe).

- Về phương tiện làm việc:

+ Mỗi cơ quan THADS cấp tỉnh được trang cấp 03 máy photocopy (riêng cơ quan THADS thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được trang cấp 04 máy); mỗi cơ quan THADS cấp huyện được trang cấp 02 máy photocopy;

+ Mỗi chấp hành viên, công chức thi hành án dân sự cấp tỉnh được trang bị 01 bộ máy vi tính (đến nay cơ quan THADS cấp huyện đã được trang bị ít nhất mỗi đơn vị 03 bộ máy vi tính).

- Trang bị công cụ hỗ trợ hoạt động thi hành án dân sự: các cơ quan THADS đã được trang bị máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi âm, súng bắn hơi cay, gậy điện, loa pin cầm tay.

- Giá để hồ sơ, tài liệu: Bộ Tư pháp đã cấp phát bình quân từ 10 đến 25 triệu đồng/ cơ quan THADS cấp huyện và 50 triệu đồng/ cơ quan THADS cấp tỉnh (riêng cơ quan THADS thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 104 triệu đồng) để trang bị giá để hồ sơ, tài liệu.

- Về đồ gỗ: Đến nay, các cơ quan THADS cấp huyện đã xây dựng xong trụ sở đều được cấp từ 20 đến 30 triệu đồng, cấp tỉnh từ 50 đến 150 triệu đồng để trang bị đồ gỗ cho phòng họp, phòng tiếp công dân.

Tính đến thời điềm tháng 6/2007, các cơ quan THADS cấp tỉnh đã có ít nhất 02 máy photocopy và 08 bộ máy vi tính; cơ quan THADS cấp huyện có ít nhất 01 máy photocopy và 03 bộ máy vi tính. Về trang bị công cụ hỗ trợ hoạt động thi hành án đối với mỗi loại như loa pin, máy ảnh kỹ thuật số, máy ghi âm, súng bắn hơi cay, gậy điện v.v... mỗi đơn vị đã có tối thiếu một chiếc. Tất cả cơ quan THADS cấp huyện đã được trang bị máy fax.

Đối với các trang thiết bị còn thiếu theo đề án đã được duyệt, Bộ Tư pháp sẽ căn cứ vào kế hoạch phân bổ ngân sách mua sắm tài sản hàng năm của chính phủ để cấp cho cơ quan THADS các địa phương mua sắm tài sản, trong đó ưu tiên các địa phương mới được chia tách, đảm bảo đến năm 2010, cơ quan THADS địa phưong sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị tối thiểu để phục vụ cho công tác chuyên môn.

d/ Đối với các tỉnh mới thành lập (như Điện Biên, Đăk Nông, Hậu Giang):

Bộ Tư pháp đã cấp mua sắm ban đầu cho cơ quan THADS cấp tỉnh của những địa phưong này trên 700 triệu đồng/đơn vị. Trong đó mua 01 xe ô tô, 02 máy photocopy, 07 bộ máy vi tính, đồ gỗ, tủ hồ sơ tài liệu. Những tỉnh chưa có trụ sở làm việc, Bộ Tư pháp đã cấp kinh phí cho làm nhà tạm, thuê trụ sở làm việc và trợ cấp kinh phí hàng tháng cho cán bộ công chức nhận công tác tại tỉnh mới thành lập theo định mức chung của địa phương quy định để cán bộ, công chức thuê chỗ ở an tâm công tác.

Như vậy, trên cơ sở kinh phí hàng năm được giao, căn cứ vào định mức, chế độ tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước, Bộ Tư pháp đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất cho các cơ quan THADS địa phương nói chung và THADS các tỉnh mới được chia tách riêng.

5.2 Về quy trình đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ trong ngành Tư pháp:

Trong những năm qua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác cán bộ của Bộ Tư pháp đã có những bước chuyển biến tích cực thể hiện ở những kết quả đã đạt được, đó là:

- Số lượng cán bộ được bổ sung, tăng cường từng năm theo yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, từng bước khắc phụ được tình trạng thiếu cán bộ trong các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan THADS địa phương. Trong 3 năm (từ năm 2005 đến năm 2007) số lượng cán bộ thuộc khối cơ quan Bộ tăng từ 409 người (năm 2005) lên 520 người (năm 2007); số cán bộ trong các cơ quan THADS địa phương tăng từ 5.783 (năm 2005) lên gần 7.000 người (năm 2007), trong đó tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) chiếm khoảng 68%.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành ngày càng được nâng cao: đội ngũ cán bộ, công chức khối cơ quan Bộ Tư pháp được đào tạo cơ bản, hầu hết cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đều có trình độ từ cử nhân luật trở lên, số cán bộ được đào tạo sau đại học tăng nhiều so với các năm trước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Những kết quả đạt được trong công tác cán bộ thời gian qua như nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Bộ Tư pháp đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ tương đối hợp lý. Hàng năm, Bộ Tư pháp đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành, thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức của ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận, điều động) được tiến hành chặt chẽ, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định, do đó, chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ luôn được bảo đảm. Bộ Tư pháp đã xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn nên công tác bổ nhiệm luôn đảm bảo khách quan, dân chủ, đúng thủ tục và đảm bảo chất lượng.

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức trong ngành đã có nhiều thay đổi và cải thiện đáng kể so với trước đây, thể hiện ở các mặt như: đời sống cán bộ từng bước được cải thiện trong điều kiện chung của xã hội do Nhà nước đã có những điều chỉnh về chế độ tiền lương, phụ cấp trong thời gian qua; các chính sách mang tính đặc thù của ngành được xây dựng và áp dụng (Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết dịnh về chế độ phụ cấp đối với chấp hành viên, chế độ phụ cấp đối nghề với chức danh thẩm tra viên và một số chức danh đặc thù khác. Ngoài ra, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Quy chế về thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn và Quy chế về quản lý, chọn cử cán bộ đi đào tạo và bồi dưỡng trong và ngoài nước nhằm động viên cán bộ, công chức an tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ). Việc phân cấp mạnh mẽ và giao quyền tự chủ về biên chế, kinh phhí cho các đơn vị sự nghiệp cũng đã góp phần nâng cao mức thu nhập cho cán bộ, viên chức của ngành.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ, chính sách cán bộ còn bộc lộ một số bất cập và hạn chế như:

- Đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Ngoài lương và khoản phụ cấp nhỏ, cán bộ, công chức không có nguồn thu nhập hoặc hỗ trợ nào khác nên đời sống vật chất chưa được bảo đảm. Trong khi đó, do tính chất công việc, cán bộ tư pháp (nhất là cán bộ trong các cơ quan THADS) thường xuyên phải tiếp xúc và làm việc trong những môi trường rất phức tạp và khắc nghiệt. Do đó, trong thời gian qua, nhiều nơi không thể tuyển dụng được cán bộ vào làm việc, số cán bộ xin ra khỏi ngành có xu hướng gia tăng. Trong ba năm (từ năm 2005 đến nay) đã có tổng số 203 cán bộ xin chuyển công tác, 147 cán bộ xin thôi việc, điều này đã gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và chất lượng công việc nhiều cơ quan THADS;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được các yêu cầu, đòi hỏi mới của công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Số cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn thiếu;

- Trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu và lạc hậu; điều kiện làm việc chưa đảm bảo, nguyên nhân là do nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, dẫn đến hiệu quả và chất lượng công việc chưa cao, cán bộ chưa thực sự an tâm công tác.

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Tư pháp tiếp tục được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới với yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ thực hiện. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự vững mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng sẽ là then chốt quyết định thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của ngành.

Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, trong đó có chủ trương là tiếp tục đổi mới cơ chế thu hút, tuyển chọn và đổi mới chế độ, chính sách đối với cán bộ thuộc ngành tư pháp”. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện chủ trương trên. Nếu đạt được các mục tiêu mà kế hoạch đề ra thì đến năm 2020 ngành Tư pháp sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, vững mạnh về chất lượng, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

PHỤ LỤC


TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TRỤ SỞ CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG MỚI ĐƯỢC THÀNH LẬP




Cơ quan THADS

Kế hoạch khởi công – hoàn thành

Năm thực tế
khởi công xây dựng


Tỉnh Hậu Giang







1. THADS tỉnh Hậu Giang

2005 – 2006

Do chưa có đất, dự kiến năm 2007 mới xây dựng trụ sở

2. THADS huyện Vị Thuỷ

2001 – 2002

Đã XD xong trụ sở

3. THADS tx Tân Hiệp

2002 - 2003

Đã XD xong trụ sở

4. THADS huyện Long Mỹ

2007 - 2008

Đã XD xong trụ sở

5. THADS tx. Vị Thanh

2003 - 2004

Do chưa có đất, dự kiến năm 2007 mới xây dựng trụ sở

6. THADS h. Châu Thành

2003 - 2004

Đã xong thủ tục đất, dự kiến năm 2007 mới xây dựng trụ sở

7. THADS h.Châu Thành A

2004 – 2005

Dự kiến năm 2007 xây dựng trụ sở

8. THADS h. Phụng Hiệp

2007 - 2008

Mới thành lập nên chưa có đất xây dựng, dự kiến năm 2008 xây dựng trụ sở.

TP Cần Thơ







1. THADS tp Cần Thơ

2003 – 2004

Đã XD xong trụ sở

2. THADS Q. Ô môn

2004 – 2005

Đã XD xong trụ sở

3. THADS h. Thốt Nốt

2006 – 2007

Khởi công năm 2007

4. THADS h. Phong Điền

2005 – 2006

Khởi công năm 2007

5. THADS h. Cờ Đỏ

2006 – 2007

Khởi công năm 2007

6. THADS h. Vĩnh Thạnh

2005 – 2006

Khởi công năm 2007

7. THADS Q. Bình Thuỷ

2007 – 2008

Đã xong thủ tục, dự kiến khởi công năm 2007

8. THADS Q. Cái Răng

2007 – 2008

Đã xong thủ tục, dự kiến khởi công năm 2007

9. THADS Q. Ninh Kiều


2004 - 2005

Chưa có đất xây dựng trụ sở

Tỉnh Đăk Nông







1. THADS tỉnh Đăk Nông

2005 – 2006

Đã XD xong trụ sở

2. THADS tx Gia Nghĩa

2005 – 2006

Đã XD xong trụ sở

3. THADS h. Đắk Song

2002 – 2003

Đã XD xong trụ sở

4. THADS h. Cư Jút

1999 – 2000

Đã XD xong trụ sở

5. THADS h. Krông Nô

2004 – 2005

Đã XD xong trụ sở

6. THADS h. Đắk Min

2002 – 2003

Đã XD xong trụ sở

7. THADS h, Đắk Rlấp

2004 - 2005

Đã XD xong trụ sở

8. THADS h. Tuy Đức

0

Kế hoạch XD năm 2007 – 2008 (mới thành lập)

9. THADS h. Đăk Glong

0

Kế hoạch XD năm 2007 – 2008 (mới thành lập)

Tỉnh Điện Biên







1. THADS tỉnh Điện Biên

1995 – 1997

Đã XD xong trụ sở

2. THADS tp Điện Biên Phủ

1997 – 1999

Đã XD xong trụ sở

3. THADS h. Tuần Giáo

1997 – 1999

Đã XD xong trụ sở

4. THADS h. Tủa Chùa

2004 – 2005

Đã XD xong trụ sở

5. THADS h. Điện Biên Đông

1999 – 2000

Đã XD xong trụ sở

6. THADS h. Mường Trà

2001 – 2002

Đã XD xong trụ sở

7. THADS h. Mường Nhé

2005 – 2006

Đã XD xong trụ sở

8. THADS tx Mường Lay

2005 – 2006

Đã xong thủ tục, xây dựng năm 2007 – 2008

9. THADS h. Điện Biên

2003 - 2004

Đã xong thủ tục, xây dựng năm 2007 – 2008

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương