TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN


/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị



tải về 1.47 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

7/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Quy hoạch hiện nay thường để lại những mảnh đất kẹt gây thất thoát và lãng phí. Đề nghị Nhà nước khi thực hiện quy hoạch nên tính đến việc sử dụng hết những mảnh đất nhỏ lẻ còn lại.”

Trả lời (tại Công văn số 1079/BXD-KTQH ngày 23/5/2007):

Bộ Xây dựng đồng tình với những phát hiện và nhận định của cử tri. Theo quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch xây dựng, khi lập các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng, các đơn vị tư vấn phải nghiên cứu đánh giá kỹ điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc, cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá, khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và quỹ đất dự kiến phát triển để đề xuất tổ chức không gian phù hợp với tính chất các khu chức năng của đô thị.

Do đó, trên thực tế, những trường hợp tồn tại những mảnh đất nhỏ lẻ thường xảy ra khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông đi qua các khu vực dân cư. Các ranh đất thực hiện dự án đầu tư này chỉ theo lộ giới các tuyến đường mà chưa tính đến việc sử dụng quỹ đất hai bên tuyến đường; đồng thời nguồn kinh phí cho đến bù giải toả cũng chỉ được tính toán trong phạm vi ranh đất của dự án. Do đó khi các tuyến đường được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng sẽ xuất hiện những mảnh đất nhỏ lẻ còn lại, gây lãng phí và ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan của đô thị. Bộ Xây dựng thấy rằng để khắc phục tình trạng này, cần triển khai các giải pháp:

- Khi nghiên cứu mở rộng hoặc xây dựng các tuyến đường cần tính toán mở rộng quỹ đất hai bên đường vừa tạo được nguồn kinh phí từ đấu giá quỹ đất để đầu tư các công trình tiện ích công cộng và thương mại, dịch vụ đô thị, đồng thời tránh những mảnh đất kẹt, nhỏ lẻ.

- Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền đô thị, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong quá trình nghiên cứu triển khai dự án, đặc biệt đánh giá kỹ điều kiện thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội để đưa ra các giải pháp phù hợp trong dự án đầu tư.

- Bộ Xây dựng sẽ có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các công việc trên.



8/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: ‘Trong quá trình lập quy hoạch cần phải tôn trọng ý kiến của cơ sở và tham khảo ý kiến của địa phương để tránh gây ra những bất hợp lý, phá vỡ cảnh quan do không am hiểu tường tận những yếu tố về điều kiện địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu.”

Trả lời (tại Công văn số 1078/BXD-KTQH ngày 23/5/2007):

Bộ Xây dựng thống nhất với những kiến nghị trên của cử tri. Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật như NGhị định số 08/2005/CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng, Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đã quy định khi tiến hành lập nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, thực trạng xây dựng, dân cư, xã hội, kiến trúc cảnh quan, di tích lịch sử- văn hoá, khả năng sử dụng quỹ đất hiện có và dự kiến phát triển; đồng thời trong quá trình lập đề án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, tổ chức tư vấn thiết kế quy hoạch phải phối hợp với chính quyền địa phương để lấy ý kiến nhân dân trong khu quy hoạch về các nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số chất lượng đồ án quy hoạch xây dựng còn chưa cao và chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định trên. Do đó, ngoài việc nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn lập quy hoạch xây dựng, còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong quá trình lập quy hoạch xây dựng để đáp ứng với yêu cầu theo các quy định hiện hành và thực tế của địa phương.



9/ Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Tại Điều 3, Quyết định 20/2000/QĐ-TTg về việc hỗ trợ nhà người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng tháng 8 cải thiện nhà ở có quy định về cán bộ hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa. Đề nghị nhà nước cần nhanh chóng triển khai việc cấp các chế độ hỗ trợ cho các cán bộ tiền khởi nghĩa.”

Trả lời (tại Công văn số 1204/BXD-QLN ngày 06/6/2007):

Ngày 03/02/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg, trong đó quy định cán bộ tiền khởi nghĩa được hỗ trợ giảm 80% tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP hoặc khi được giao đất làm nhà ở. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có nhiều ý kiến đề nghị hỗ trợ bằng tiền cho các đối tượng này trong trường hợp không thuê được nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc chưa được miễn giảm tiền sử dụng đất khi được giao làm nhà ở.

Để giải quyết vấn đề này, sau khi tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành có liên quan và một số địa phương, Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản số 14/TTr-BXD ngày 11/4/2007 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 và Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000. Trong dự thảo này có quy định hỗ trợ bằng tiền cho cán bộ tiền khởi nghĩa trong trường hợp từ trước đến nay không được thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc chưa được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất làm nhà ở. Bộ Xây dựng sẽ đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định này sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

10/ Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp hiện nay là một nhu cầu có thật và rất bức xúc. Với thu nhập khiêm tốn như hiện nay, việc thuê nhà trọ là một gánh nặng đối với hầu hết công nhân, chưa kể đến những bất ổn khác về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội… Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm có chủ trương về vấn đề này, giúp công nhân yên tâm hơn trong công việc.”

Trả lời (tại Công văn số 1205/BXD-QLN ngày 06/6/2007):

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng, đặc biệt là nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp tập trung), cụ thể là:

Nghị định số 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về “ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê”, trong đó quy định các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê đối với các đối tượng có khó khăn về nhà ở (bao gồm các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; sinh viên các trường đại học, cao đẳng).

Luật Nhà ở được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở” đã quy định cụ thể các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội (như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật) để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...). Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thành lập quỹ phát triển nhà ở, được tạo lập từ việc bán, cho thuê, cho thuê mua quỹ nhà ở thuộc sử hữu Nhà nước trên địa bàn; được phép trích từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và các dự án khu đô thị trên địa bàn; ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm; tiền hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiền huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

Theo đề nghị của Bộ Xây dựng tại văn bản số 53/TTr-BXD ngày 26/7/2005 về “Đề án phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị và khu công nghiệp tập trung”, ngày 06/4/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 537/TTg-CN, trong đó cho phép ba địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương được triển khai thí điểm trước một số dự án xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn để rút kinh nghiệm trước khi áp dụng rộng rãi. Sau khi Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, chính sách đầu tư phát triển nhà ở xã hội đã quy định áp dụng trên phạm vi cả nước.

Mặc dù vậy, hiện nay nhu cầu về nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp tập trung vẫn còn nhiều bức xúc như ý kiến phản ánh của cử tri thành phố Cần Thơ đã nêu. Nguyên nhân, một phần do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, một phần do cơ chế chính sách đã ban hành chưa thực sự thu hútđược nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư phát triển quỹ nhà ở này.

Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp thuê, mua.

11/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước quan tâm kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ về chủ trương hoá giá nhà, đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước, việc sử dụng nhà công vụ cho các đối tượng để kịp thời chấn chỉnh sai sót, tạo sự công bằng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước.”

Trả lời (tại Công văn số 1206/BXD-QLN ngày 06/6/2007):

1. Về việc bán (hoá giá nhà) thuộc sở hữu của Nhà nước cho người đang thuê: ngày 05/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/CP về “mua bán và kinh doanh nhà ở”, trong đó quy định việc bán nhà thuộc sở hữu của Nhà nước cho người đang thuê. Chính sách này đã tạo điều kiện cho hàng vạn hộ gia đình tự cải thiện nhà ở của mình, đồng thời đã hỗ trợ cho hàng ngàn gia đình có công với cách mạng cải thiện nhà ở, thông qua chế độ miễn, giảm tiền nhà, tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.

Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đến nay cả nước đã bán trên 9,2 triệu m2 sàn với trên 200 nghìn căn nhà, đạt 62% (trong đó tỉnh Trà Vinh đã bán được 1.030 m2 với 13 căn, đạt 7%). Công tác bán nhà thuộc sở hữu của Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP về cơ bản đảm bảo công khai, minh bạch và tạo điều kiện tối đa cho người dân khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, tiến độ bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê vẫn còn chậm so với yêu cầu. Nguyên nhân là do việc chuyển giao nhà từ các cơ quan tự quản sang cơ quan quản lý nhà đất của địa phương còn chậm; sự phối hợp của các ban, ngành chưa chặt chẽ; nhiều nơi thủ tục hành chính còn phức tạp; việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua còn chậm…

Để dảm bảo việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê đúng tiến độ và thực hiện đúng quy định hiện hành. Ngày 16/01/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 73/TTg-CN về việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định số 61/CP, đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương nghiên cứu, đề xuất ý kiến điều chỉnh chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, đảm bảo hoàn thành công tác này trong năm 2007.

Nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo tính công bằng trong việc bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê và hoàn thành đúng thời hạn, ngày 27/3/2007 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 13/TTr-BXD trình Thủ tướmg Chính phủ đề nghị ban hành nghị quyết của Chính phủ “về điều chỉnh một số nội dung của chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ và giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tại, xây dựng lại”

Trong tháng 3/2007, Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra thực tế tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhằm đảm bảo việc bán nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP hoàn thành trong năm 2007 và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý nhà ở công vụ: công tác quản lý nhà ở công vụ trước đây được thực hiện chủ yếu thông qua các chính sách về quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Các chính sách này chưa bao quát đầy đủ, thẩm quyền được giao cho các cơ quan khác nhau, từ đó việc quản lý nhà ở công vụ còn thiếu thống nhất và hiệu quả.

Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở, tiếp đó ngày 06/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở”, trong đó đã quy định cụ thể về việc quản lý nhà ở công vụ, nhất là việc thống nhất đầu mối quản lý quỹ nhà ở công vụ về địa phương và giao trách nhiệm quản lý cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Để thực hiện tốt việc quản lý nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Xây dựng đang triển khai thực hiện một số nội dung công tác sau:

- Kiểm tra đôn đốc việc chuyển giao nhà ở công vụ từ các cơ quan có quỹ nhà công vụ sang cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để thống nhất việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở công vụ trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở.

- Dự thảo quy chế quản lý nhà ở công vụ để ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước.

Bộ Xây dựng đồng tình với ý kiến của cử tri tỉnh Trà Vinh về việc tăng cường kiểm tra việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP và công tác quản lý nhà công vụ nhằm điều chỉnh kịp thời, tạo sự công bằng trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước.



ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Hiện nay Đài Truyền hình Trung ương và địa phương quảng cáo nhắn tin trúng thưởng với mật độ dày đặc trên một số chương trình truyền hình, những dòng chữ này liên tục che chắn màn hình ti vi, gây bức xúc cho người xem, nhất là đối với những gia đình không có điều kiện mua ti vi kích cỡ lớn.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Đài truyền hình Việt Nam luôn thực hiện đúng quy định về thời lượng quảng cáo và những hình thức quảng cáo được quy định trong Luật Báo chí, Luật Thương mại, Nghị định 194/CP, Nghị định 32/1993/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 85/1990-TT-BVHTT của Bộ Văn hoá - Thông tin. Các nội dung quảng cáo trước khi phát sóng đều phải được thông qua Hội đồng duyệt chương trình phát sóng của Đài.

Các chương trình quảng cáo nhắn tin có thưởng trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu là phục vụ các cuộc thi tìm hiểm về pháp luật, lịch sử, văn hoá, khoa học, an toàn giao thông, sức khoẻ, tìm hiểu về Đảng và những thành tựu đổi mới của đất nước… Tuy nhiên, Đài truyền hình Việt Nam cũng đã ý thức về việc hạn chế thấp nhất các loại nhắn tin có thưởng trên các kênh phát sóng đặc biệt là các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài.

Thời gian gần đây, một số Đài truyền hình địa phương có xuất hiện quảng cáo bằng hình thức nhắn tin có thưởng với nội dung có lúc chưa lành mạnh, mật độ xuất hiện tương đối dày trên sóng đã làm ảnh hưởng đến việc theo dõi của khán giả truyền hình. Việc này, Bộ Văn hoá - Thông tin đã có văn bản nhắc nhở và kịp thời chấn chỉnh việc quảng cáo bằng hình thức nhắn tin có thưởng.

Một hình thức nữa là một số Đài địa phương đã có ý chèn các loại nhắn tin có thưởng và các hình thức quảng cáo khác vào các kênh VTV1, VTV2, VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam khiến khán giả lầm tưởng do Đài truyền hình Việt Nam phát sóng. Đài truyền hình Việt Nam cũng đã có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng và gửi các Đài địa phương liên quan để chấm dứt hiện tượng vi phạm này.

2/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Nhiều cử tri bày tỏ thái độ không đồng tình với trang phục không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam của một số phát thanh viên, diễn viên một số chương trình ca nhạc và người đọc chương trình dự báo thời tiết trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đề nghị nghiên cứu vấn đề này.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Đây là vấn đề được lãnh đạo Đài hết sức quan tâm và thường xuyên nhắc nhở đối với các đơn vị sản xuất chương trình nói chung và các chương trình ca nhạc nói riêng. Có thể nói, về cơ bản người dẫn các chương trình truyền hình đều mặc các trang phục nhẹ nhàng, lịch sự và gần gũi với khán giả. Tuy nhiên, cũng còn có một số biên tập viên, phát thanh viên trang phục có lúc hơi tự nhiên chủ nghĩa, chưa đẹp mắt, Đài truyền hình Việt Nam đã kịp thời góp ý và chấn chỉnh.

Đối với các chương trình ca nhạc do Đài truyền hình Việt Nam chủ động sản xuất thì Đài rất chú ý đến trang phục của các ca sĩ theo đúng quy định. Tuy nhiên, đối với một số chương trình ca nhạc do các cơ quan bên ngoài tổ chức, Đài truyền hình Việt Nam chỉ có trách nhiệm ghi hình, phát sóng thì việc chủ động về trang phục của ca sỹ còn hạn chế nên đôi lúc còn có những ca sĩ ăn mặc chưa phù hợp.

Thời gian vừa qua, vấn đề này đã được báo chí quan tâm và Bộ Văn hoá - Thông tin đã chấn chỉnh, đồng thời quy định cụ thể đối với nhà tổ chức biểu diễn, do đó đã có nhiều chuyển biến. Về phần mình, Đài truyền hình Việt Nam sẽ tiếp tục thường xuyên chú ý và có biện pháp để loại trừ việc sử dụng trang phục không phù hợp trên làn sóng truyền hình.



3/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: Việc tuyên truyền của Đài Truyền hình Việt Nam về an toàn giao thông như hiện nay chưa phù hợp, chưa hiệu quả, đề nghị xem xét lại hình thức tuyên truyền.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Tuyên truyền về an toàn giao thông là một trong những chủ đề luôn được Đài truyền hình Việt Nam đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, Đài truyền hình Việt Nam đã duy trì liên tục chương trình An toàn giao thông phát sóng hàng tuần trên kênh VTV1 và hiện nay cả trên hệ thống truyền hình cáp. Lồng ghép vấn đề an toàn giao thông trong các chương trình thời sự, chuyên đề, khoa học, giải trí để khán giả dễ tiếp thu. Ngoài ra Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức các cuộc thi trên truyền hình tìm hiểu về luật giao thông như cuộc thi Tôi yêu Việt Nam thu hút hàng chục nghìn người tham gia, các cuộc thi lái xe an toàn, liên hoan băng hình toàn quốc về trật tự an toàn giao thông. Hiện nay, Đài có 2 chuyên mục về an toàn giao thông phát sóng hàng ngày là mục An toàn giao thông trong chương trình Chào buổi sáng với thời lượng từ 8 -1 0 phút và mục blog Giao thông (chương trình có sự tương tác với khán giả) phát sóng 5-8 phút vào 18h45 hàng ngày. Trong thời gian tới, Đài truyền hình Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về An toàn giao thông trên sóng truyền hình Việt Nam, góp phần cùng các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn các vi phạm giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.



4/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc thực hiện dự án tiếp sóng chương trình truyền hình VTV2 cho tỉnh Tuyên Quang.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Theo báo cáo thì hiện nay tại Tuyên Quang có 02 máy phát sóng, 1 máy 2KW-K8VHF tiếp phát VTV1 và chương trình địa phương từ 05h30 đến 24h00 (trong đó có 1h chương trình địa phương, còn lại tiếp phát kênh VTV1), 1 máy KW-K12VHF tiếp phát kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam 24h/24h. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh miền núi khác trong cả nước, Tuyên Quang chưa có máy phát kênh VTV2. Trước nhu cầu của nhân dân trong việc được xem các chương trình khoa học – giáo dục rất bổ ích trên kênh VTV2, đồng thời thực hiện Quy hoạch THVN đến 2010, Đài truyền hình Việt Nam đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án mở rộng mạng phát hình quốc gia VTV2 sử dụng vốn ODA với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, hiện đang chờ nguồn vốn thực hiện.



5/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay vẫn còn ít chương trình dành cho người cao tuổi hoặc phù hợp với người cao tuổi. Đề nghị Đài truyền hình Việt Nam nghiên cứu, tăng thêm các chương trình này.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Trong những năm vừa qua, Đài truyền hình Việt Nam đã cơ cấu lại khung chương trình nhằm hướng tới phục vụ nhu cầu tối đa của các đối tượng khán giả. Hiện nay, trên tất cả các kênh sóng của Đài đều có các chương trình cho người cao tuổi và thể loại tương đối đa dạng từ giải trí đến tư vấn sức khoẻ, khoa học giáo dục. Trong đó có một số chương trình đáng chú ý như Vui khoẻ có ích, Tư vấn sức khoẻ cho người già, Phim tài liệu khoa học, Giữ gìn cho muôn đời sau, Qua những miền văn hoá, Dân ca và nhạc cổ truyền, Văn học nghệ thuật, Cây cao bóng cả… Các chương trình dành cho người cao tuổi ngày càng được Đài đầu tư cả về kỹ thuật, nhân lực và kinh phí để nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ tốt nhất nhu cầu giải trí của người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng.



6/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Các huyện miền núi cao, vùng sâu, vùng xa có nơi chưa được phủ sóng truyền hình hoặc thời lượng phát sóng quá ít. Đề nghị tăng thêm kinh phí và bổ sung thiết bị truyền thanh, truyền hình kể cả nhân viên kỹ thuật cho Đài phát thanh và truyền hình các huyện miền núi giúp đồng bào vùng cao, vùng dân tộc có cơ hội xem truyền hình, nâng cao hiểu biết, nhận thức. Quan tâm, đào tạo biên tập viên, phát thanh viên người dân tộc thiểu số, tăng thời lượng phát thanh tiếng Hơ mông trên sóng phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương.

Trả lời (Công văn số 806/THVN ngày 29/6/2007 của Đài truyền hình Việt Nam):

Theo báo cáo thì hiện nay diện phủ sóng truyền hình toàn tỉnh Nghệ An là hơn 80%, thời lượng phát sóng hàng ngày của Đài PTTH Nghệ An là 18h/ngày. Trong những năm vừa qua, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia mở rộng diện phủ sóng truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã được Chính phủ cấp 2,5 tỷ đồng để xây dựng lắp đặt các trạm phát lại truyền hình, phát thanh FM, vốn đối ứng của tỉnh đầu tư cho PTTH là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, do địa hình Nghệ An có diện tích đồi núi cao chiếm phần lớn, các hộ dân ở rất phân tán nên việc thu sóng truyền hình quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn (nhất là ở các huyện phía tây Nghệ An).

Trước thực trạng như vậy, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 về phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc (trong đó Bộ Chính trị đã đưa các huyện phía Tây Nghệ An, Thanh Hoá cùng nằm trong khu vực này); Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 79/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Đài truyền hình Việt Nam triển khai thực hiện đề án “ Mở rộng phủ sóng truyền hình tới các thôn bản vùng Tây Bắc”. Theo đó, đến năm 2010 sẽ phủ sóng truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, vùng Tây Bắc thông qua việc lắp đặt các máy phát lại; đặt các máy phát sóng mặt đất công suất nhỏ đa kênh (phủ sóng được khoảng 3-4km); phủ sóng bằng đầu thu số vệ tinh DTH và hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo mua đầu thu DTH và máy thu hình. Tổng kinh phí của đề án ước khoảng trên 280 tỷ đồng. Hiện tại, Đài truyền hình Việt Nam đã hoàn chỉnh việc lập đề án, các bộ, ngành, địa phương liên quan đã có ý kiến và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt thực hiện.

Về đào tạo Biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên người dân tộc thiểu số và tăng thời lượng phát sóng chương trình tiếng H’mông.

Từ năm 2003 – 2006, Đài truyền hình Việt Nam đã duy trì việc tổ chức các khoá đào tạo cho các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên là người dân tộc thiểu số hiện đang trực tiếp làm chương trình truyền hình tiếng dân tộc tại các Đài địa phương (trong đó đào tạo dài hạn 3 năm: 68 học viên; đào tạo ngắn hạn: 150 người; trao đổi nghiệp vụ trong và ngoài nước 150 lượt người/năm). Đối với tỉnh Nghệ An, thời gian qua đã đào tạo cho khoảng 96 lượt người (kể cả cán bộ làm truyền hình tiếng dân tộc).

Hiện nay, thời lượng phát sóng chương trình tiếng H’Mông của THVN năm 2007 là 4h/ngày; 7 ngày/tuần (kênh VTV5 phát sóng 14h/ngày được phát sóng qua vệ tinh, phủ sóng toàn quốc). Sắp tới, Đài truyền hình Việt Nam sẽ cơ cấu lại chương trình phát sóng tiếng dân tộc để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của bà con dân tộc thiểu số.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương