TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

8/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Cử tri phản ánh dự án khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau hiện đang thi công đường từ thành phố Cà Mau vào khu dự án nhưng tiến độ thi công thực hiện quá chậm chạp làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân đang sống trên tuyến đường này.”

Trả lời (Công văn số 2358/BCN-KH ngày 24/5/2007 của Bộ Công nghiệp):

Dự án thi công tuyến đường từ thành phố Cà Mau đến cụm công nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 333,8 tỷ đồng (giai đoạn 1). Đến nay, dự án đã thực hiện được một số công việc sau:

- Gói thầu số 3 Km0+00 - Km8+350: thời gian thực hiện: 3/3/2006 đến 23/4/2007.

Các hạng mục đã và đang thực hiện:

+ Đoạn từ Km0+000 – Km1+000: Đã thi công xong hạng mục cống thoát nước dọc, đang thi công phần bó vỉa, giải phân cách, lớp đá dăm mặt đường (mặt đường bê tông nhựa), chưa thi công hạng mục chiếu sáng.

+ Đoạn từ Km1+000-Km3+420: Đã thi công xong nền đường, 2 lớp đá dăm, hiện đang thi công tiếp lớp đá dăm thứ 3, tiến tới láng nhựa mặt đường.

+ Đoạn từ Km3+420-Km5+470: Chưa có mặt bằng thi công.

+ Đoạn từ Km 5+470-Km8+350: Đã thi công xong phần bóc lớp đất hữu cơ nền đường, đang tiến hành bơm cát nền đường và chuẩn bị lu lèn.

+ Cầu Kênh Thống Nhất: đã đóng xong cọc mố trụ, chuẩn bị thi công mố trụ, đúc cọc sàn giảm tải.

+ Các cầu còn lại: Mới làm xong lán trại, chuẩn bị đúc cọc.

- Gói thầu số 4 Km8+350-Km14+215: thời gian thực hiện: 15/9/2006 đến 15/12/2007.

Các hạng mục đã và đang thực hiện:

+ Đoạn từ Km8+350-Km10+760: Đã thi công xong nền đường, chuẩn bị thi công lớp cấp phối đá dăm.

+ Đoạn từ Km10+760-Km14+215: Mới thi công xong hạng mục bóc lớp đất hữu cơ, đang tiến hành bơm cát nền đường.

+ Cầu An Khánh: đang chuẩn bị cọc khoan nhồi.

+ Cầu Rạch Nhum, Rạch Ván: đang làm lán trại, chuẩn bị đúc cọc.

Tiến độ của dự án bị chậm so với kế hoạch (đối với gói thầu số 3 đến nay là 2 tháng, nguy cơ chậm tiến độ đối với gói thầu số 4 cũng rất cao) do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chủ yếu là do thay đổi kỹ thuật (hiện đang được tư vấn thiết kế xem xét hiệu chỉnh) và do công tác giải phóng mặt bằng còn triển khai chậm. Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, chủ đầu tư đã và đang thực hiện nhiều giải pháp cụ thể như:

- Chỉ đạo Ban quản lý Dự án tạm ứng kinh phí cho nhà thầu trên cơ sở khối lượng vật tư vật liệu đã tập kết tại hiện trường.

- Làm việc và phối hợp với UBND và Hội đồng đền bù tỉnh Cà Mau để khẩn trương đền bù và bàn giao mặt bằng đoạn tuyến Km3+420-Km5+470 để sớm bàn giao cho thi công trong tháng 5.

- Làm việc với nhà thầu tư vấn thiết kế để sớm hoàn thiện các thiết kế điều chỉnh.

- Tăng cường giám sát và đôn đốc các nhà thầu bằng mọi biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, trong trường hợp không đảm bảo tiến độ thì sẽ xem xét chấm dứt hợp đồng và lựa chọn đơn vị khác có đủ năng lực để thực hiện.

Đến nay, theo báo cáo của chủ đầu tư, các nhà thầu đã cam kết đẩy nhanh tiến độ thi công công trình để sớm đưa vào hoạt động, phục vụ cho đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân địa phương.



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
1/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Việc chỉnh trị để khai thông cửa biển Nhật Lệ và kè bờ chống biển lấn ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh đã có đề án hơn 10 năm nay nhưng không có nguồn đầu tư, tình hình ngày càng bức xúc. Đề nghị các ngành của Trung ương quan tâm giúp đỡ.

Trả lời (Công văn số 4097/BKH-TH ngày 12/6/2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư):

+ Dự án chỉnh trị để khơi thông cửa biển Nhật Lệ:

Hiện nay, tỉnh đang triển khai lập dự án, các cơ quan chức năng đang tiến hành nghiên cứu, thăm dò, đồng thời tỉnh cũng đã bố trí 500 triệu đồng cho việc khắc phục lũ lụt và xử lý bước đầu. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các cơ quan chức năng lập và phê duyệt dự án đầu tư theo quy định hiện hành để làm căn cứ bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch hàng năm.

+ Dự án kè bờ chống lấn biển ở xã Cảnh Dương:

Dự án tu bổ, nâng cấp đê, kè Cảnh Dương được chi trong Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam theo Quyết định 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình này, trong đó tỉnh Quảng Bình có 154 km đê biển, đê cửa sông.

Điều 2 của Quyết định 58/2006/QĐ-TTg quy định Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đê chịu trách nhiệm sắp xếp danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với mức độ xung yếu trên địa bàn để lập kế hoạch đầu tư theo tiến độ hàng năm; đồng thời huy động nguồn lực của địa phương theo quy định để thực hiện. Đến nay, phần kè sông của Dự án tu bổ, nâng cấp đê, kè Cảnh Dương đã được thực hiẹn xong; đồng thời tỉnh cũng đã lập xong dự án xây dựng phần kè biển.

Trong kế hoạch năm 2006 và kế hoạch năm 2007, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiên cho tỉnh Quảng Bình theo Chương trình này lần lượt là 10 tỷ đồng và 8 tỷ đồng. Trung ương cũng đã phân cấp cho Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn này cho từng danh mục cụ thể.

Căn cứ mức độ cấp bách của từng công trình, trong kế hoạch năm 2006, tỉnh đã bố trí vốn cho 2 dự án là Dự án đê, kè cửa sông Gianh, Quảng Phúc và Dự án đê, kè tả Lệ Kỳ. Trong kế hoạch năm 2007, tỉnh đã bố trí nguồn vốn cho 3 dự án là Dự án kè Quảng Phúc; Dự án đê, kè tả Nhật Lệ và Dự án đê, kè Thanh Khê.

Việc bố trí vốn để xây dựng đê, kè Cảnh Dương vào thời điểm nào thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình. Tại Công văn số 2026/UBND-KTTH ngày 30/11/2005, UBND tỉnh Quảng Bình dự kến sẽ thi công Dự án đê, kè Cảnh Dương vào năm 2009. Do vậy, đề nghị Đoàn ĐBQH và cử tri tỉnh Quảng Bình làm việc cụ thể với UBND tỉnh để nắm rõ thêm tình hình thực hiện dự án này.

2/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, kịp thời đầu tư nguồn kinh phí để Bộ Y tế triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án: “Nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viên đa khoa khu vực giai đoạn 2005 – 2008” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 (vì hai năm thực hiện mới được cấp khoảng 6,49% số vốn so với yêu cầu là quá thấp).

Trả lời (Công văn số 4098/BKH-TH ngày 12/6/2007 của Bộ Kế hoạch và đầu tư):

Ngày 15/9/2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005 – 2008; trong đó có xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu là: (1) đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng một số bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực; (2) mua sắm trang thiết bị y tế theo danh mục do Bộ Y tế quy định phù hợp với mô hình từng bệnh viện; (3) đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế.

Đề án là cơ sở để các địa phương căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tiễn xây dựng các dự án cụ thể nâng cấp hệ thống bệnh viện và bệnh viện đa khoa khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương.

Quyết định 225/2005/QĐ-TTg cũng nêu rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện đề án này được huy động từ ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương, vồn ODA, vốn ngân sách địa phương… Trong Quyết định này , Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ trách nhiệm của địa phương là: “Hàng năng bố trí từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của địa phương tăng đầu tư cho y tế tối thiểu là 20%, trong đó dành tối thiểu là 30% để đầu tư cho y tế tuyến huyện. Bố trí từ nguồn tăng thu và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đảm bảo phần vốn do ngân sách địa phương tự cân đối theo Quyết định của Thủ tướng Chính phru và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sử dụng đúng mục đích nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các dự án. Bố trí đủ kinh phí để vận hành và bảo dưỡng cơ sở vật chất và máy móc, thiết bị được đầu tư”.

Như vậy, nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương chỉ là một phần để thực hiện đề án nêu trên. Địa phương cần chủ động huy động các nguồn vốn khác như vận đồng nguồn ODA, nguồn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện đề án này.

Trong hai năm thực hiện đề án, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Trung ương cho các địa phương và nguồn huy động của các địa phương để thực hiện đề án này còn quá thấp so với nhu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế sẽ phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ tăng cường huy động các nguồn lực cho thực hiện đề án này. Trong trường hợp không thực hiện được đề án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt, Bộ Y tế với chức năng là cơ quan thường trực của đề án có trách nhiệm đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của đề án.



3/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Theo Điều 6, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư quy định: nhà đầu tư có dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp thì Giấy chứng nhận đầu tư (do UBND tỉnh cấp) đồng thời là giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. Nếu sau này, doanh nghiệp muốn bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm thế nào. Vì theo quy định thì Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ nhận hồ sơ và bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Điều này, dẫn đến sự chồng chéo trong việc cấp và sửa đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Theo Điều 42, Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì những dự án đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải đăng ký đầu tư, như vậy, việc quản lý những dự án này sẽ gặp khó khăn, nhất là khi thu thập số liệu báo cáo. Đề nghị Chính phủ quy định cách thức quản lý những dự án này.

Trả lời (Công văn số 4099/BKH-TH ngày 12/6/2007) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

+ Việc doanh nghiệp muốn bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh:

Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Theo quy định tại khoản 2, Điều 6, Nghị định 108/2006/NĐ-CP nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thông thường, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được hoạt động theo những nội dung đã được quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư. Khi có nhu cầu điều chỉnh thay đổi những nội dung trong Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có văn bản giải trình đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Khi đó, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ cấp cho nhà đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, là một bộ phận không thể tách rời Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.

Đối với nhà đầu tư trong nước: khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu có nhu cầu bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh thì theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ làm thủ tục đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh.

+ Về dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ đồng:

Theo quy định tại Điều 42 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP, dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì không phải đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn phải tuân thủ các quy định về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, môi trường, bảo hiểm, lao động, cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật… (quy định tại Điều 21 Nghị định 108/2006/NĐ-CP về nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư).

4/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Cảng cá Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân đã được bàn giao cho Cục cảnh sát biển và Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng cảng cá Xuân Hội để thay thế. Đề nghị Chính phủ bổ sung nguồn vốn năm 2007 để tỉnh sớm triển khai kịp thời phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con ngư dân .

Trả lời (Công văn số 4099/BKH-TH ngày 12/6/2007) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Cảng cá Xuân Phổ, Nghi Xuân – Hà Tĩnh thuộc dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Việt Nam, từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á. Bộ Thủy sản đã phê duyệt dự án tại Quyết định 213/QĐ-KHĐT ngày 12/5/1997 với Tổng mức đầu tư là 24.450 triệu đồng, công trình được khởi công xây dựng năm 1998 và được đưa vào sử dụng năm 2001.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá của cảng không cao, nguyên nhân do việc bố trí vị trí cảng cá không phù hợp, xa vùng trọng điểm nghề cá nên không phát huy được hiệu quả sau đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc giao cảng cá Xuân Phổ cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng và giao UBND tỉnh Hà Tĩnh lập dự án đầu tư xây dựng cảng cá mới theo đúng quy định hiện hành (Công văn số 5318/VPCP-NN ngày 22/9/2006 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất dự án đầu tư cảng cá Xuân Hội, huyện Nghi Xuân bằng nguồn vốn biển Đông – Hải đảo để thay thế công trình cảng cá Xuân Phổ (Công văn số 2084/UBND-NL2 ngày 28/9/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Các cơ quan giúp việc của Ban chỉ đạo nhà nước về Biển Đông và các hải đảo đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho dự án, đồng thời giao Bộ Thuỷ sản rà soát lại quy hoạch, nhu cầu cảng cá của ngành thuỷ sản tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chỉ đạo địa phương lựa chọn địa điểm xây dựng cảng cá mới bảo đảm hiệu quả, báo cáo Ban chỉ đạo nhà nước về Biển Đông và các hải đảo về chủ chương đầu tư dự án.

Hiện tại tỉnh Hà Tĩnh đang hoàn chỉnh dự án và phối hợp với Bộ Thuỷ sản khẳng định việc lựa chọn địa điểm xây dựng các dự án đảm bảo khai thác hiệu quả sau đầu tư để báo cáo Ban chỉ đạo nhà nước về Biển Đông và các hải đảo triển khai.



5/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: Đề nghị Chính phủ đầu tư hai cửa khẩu Na Mèo và Tén Tằn thành khu kinh tế – thương mại nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực này phát triển.

Trả lời (Công văn số 4100/BKH-TH ngày 12/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tại Công văn số 954/VPCP-KTTH ngày 15/2/2007 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: “ Trong năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan trình Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí thành lập và cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế; trên cơ sở đó, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2020. Việc phê duyệt quy hoạch sẽ được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi Chính phủ ban hành quy định về tiêu chí thành lập và cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế”.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định của Chính phủ về tiêu chí thành lập và cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với các khu kinh tế; dự kiến trình Chính phủ trong tháng 8 năm 2007.

Do vậy, đối với các dự án xây dựng cửa khẩu Na Mèo và cửa khẩu Tén Tằn của Thanh Hoá thành khu kinh tế – thương mại, cần chờ Chính phủ ban hành Nghị định trên và Thủ tướng ra quyết định phê duyệt quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu.

Sau khi Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nếu hai cửa khẩu Na Mèo và Tén Tằn nằm trong quy hoạch các khu kinh tế cửa khẩu, UBND tỉnh Thanh Hoá xây dựng Đề án phát triển khu kinh tế cửa khẩu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khi đó mới có đủ cơ sở để bố trí vốn hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương để xây dựng hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu.

6/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho phép các địa bàn thuộc tuyến biên giới Việt – Lào được hưởng các ưu đãi hỗ trợ đầu tư phát triển như các tỉnh thuộc tuyến biên giới Việt – Trung theo quy định tại Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 và Quyết định 60/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường đầu tư cho các địa bàn thuộc biên giới Việt – Lào tập trung trên một số lĩnh vực: cân đối nguồn vốn đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường ra biên gới, đường vành đai biên giới như đường: Chiềng Sơn – Xuân Nha – Tiến Tần, tuyến Sông Mã - Sốp Cộp, đường nối quốc lộ 37 (Bắc Yên) – Tỉnh lộ 106 (Mường La); các tuyến đường dến trung tâm cụm xã trọng điểm của tỉnh, đầu tư trụ sở làm việc của xã, cơ sở hạ tầng mạng lưới y tế xã, bệnh viên tuyến huyện…

Trả lời (Công văn số 4101/BKH-TH ngày 12/6/2007):

Sơn La là tỉnh đặc biệt khó khăn vùng Tây Bắc nên được Nhà nước quan tâm đầu tư. Trong thời kỳ 2001 – 2005, Sơn La được hỗ trợ theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế – xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ 2001 – 2005”. Trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, hàng năm Sơn La vẫn được ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu với chính sách ưu tiên như hỗ trợ thực hiện theo: Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị; Chương trình 135 giai đoạn 2; Quyết định 134; hỗ trợ xây dựng các trụ sở UBND cấp xã; hỗ trợ đầu tư các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh v.v…

Kể từ năm 2007, trên cơ sở cân đối hàng năm của ngân sách Trung ương, Chính phủ phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức được quy định tại Quyết định 210/2006/TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Để đảm bảo nhiệm vụ đầu tư phát triển của mình, các tỉnh cần huy động thêm các nguồn lực của địa phương để thực hiện các nhiệm vụ trên. Ngoài ra, trong giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đã phát hành trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ các địa phương trong đó có tỉnh Sơn La để thực hiện một số mục tiêu như: đường đến Trung tâm xã chưa có đường ô tô, các dự sán thủy lợi miền núi…

Trong kế hoạch năm 2007 đến năm 2010, các tuyến đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ được Bộ Quốc phòng ưu tiên đầu tư theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường biên giới, bảo đảm gắn phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quản lý, bảo vệ biên giới trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ các xã biên giới Việt – Lào và Việt – Campuchia giống như chính sách áp dụng cho các xã biên giới Việt – Trung (theo Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ). Dự kiến khi chính sách mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, nhiều xã biên giới thuộc địa bàn tỉnh Sơn La sẽ được hưởng thêm các ưu đãi về đầu tư phát triển.

7/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ phê duyệt dự án khu danh lam thắng cảnh Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao vì không những có ý nghĩa để phát triển du lịch của tỉnh mà còn để bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Trả lời (Công văn số 4102/BKH-TH ngày 12/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Khu vực Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao thuộc địa bàn xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, văn hoá các dân tộc, thể thao, mạo hiểm, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Do đó, việc phát triển du lịch này là cần thiết.

Hiện nay, dự án Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng do Tổng cục Du lịch lập và trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định (Tờ trình số 792/TTr-TCDL ngày 24/6/2005 và bổ sung Công văn số 477/TCDL- KHTC ngày 28/4/2006 của Tổng cục Du lịch). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẩm định dự án nêu trên và có Công văn số 5999/BKH-TĐ&GSĐT ngày 14/8/2006 đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ chưa có ý kiến về dự án này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ để dự án sớm được phê duyệt.



8/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Cử tri cho rằng vừa qua việc cân đối vốn đầu tư kể cả nguồn vốn ODA đầu tư cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là thấp nhất nước, làm chậm sự phát triển của vùng so với cả nước. Đề nghị Chính phủ quan tâm trong quyết định cần đối các nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời (Công văn số 4103/BKH-Th ngày 12/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trũng, có nhiều lợi thế và tiềm năng, được thiên nhiên ưu đãi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, kinh tế của vùng ĐBSCL vẫn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng vì có nhiều mặt không thuận lợi để phát triển so với các vùng khác như hệ thống sông rạch nhiều, chằng chịt; hệ thống giao thông đường bộ chưa phát triển… Suất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng này thường cao hơn so với đầu tư ở vùng khác. Trong khi đó, khi tính toán đầu tư vào vùng ĐBSCL, nhà đầu tư thường phải cân nhắc lợi ích thu được và chi phí bỏ ra để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả (kể cả đối với các dự án sử dụng nguồn ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), nên nguồn vốn đầu tư vào vùng này bị hạn chế. Mặt khác, sản xuất trong vùng chủ yếu là thuần nông nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy những tồn tại và những bất lợi của vùng ĐBSCL so với các vùng khác nên đã có nhiều chủ trương chính sách đặc thù, áp dụng riêng cho vùng ĐBSCL để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng; đặc biệt trong những năm gần đây đã rất chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội khác trong vùng để từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu của ĐBSCL.

Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ được thể hiện qua Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010, Chỉ thị số 14/2003/CT-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2010 để thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 45-NQ/TƯ ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg ngày 06/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 – 2005, Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển giao thông vận tài vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Quyết định số 20/2006/QĐ-TTG ngày 20/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thuỷ lợi ĐBSCL giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020…

Trên cơ sở các Nghị quyết và Quyết định nêu trên, Chính phủ đã trình Quốc hội bố trí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng cho vùng ĐBSCL để thực hiện nhiều dự án, công trình đầu tư quan trọng, tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của vùng. Đến nay, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn như các cầu qua sông Tiền, sông Hậu, các sân bay, bến cảng; nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được nâng cấp, mở rộng. Đã tập trung xây dựng nhà ở ổn định cho đồng bào vùng ngập lũ, xây dựng mới và kiên cố hoá hàng loạt trường, lớp học và nhiều công trình quan trọng khác trong vùng.

Nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước, kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL đã từng bước phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước; thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt: thời kỳ 2001 – 2005 so với thời kỳ 1996 – 2000, thu nhập bình quân đầu người tăng 22%, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm gần 50%.

Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài được huy động đưa vào phát triển vùng ĐBSCL đã và sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2001 – 2005:

(1) Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn vùng ĐBSCL đã từng bước phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước; thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt: thời kỳ 2001 – 2005 so với thời kỳ 1996 – 2000, thu nhập bình quân đầu người tăng 22%, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm gần 50%.

(2) Trong tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 62.882,6 tỷ đồng, tăng bình quân 19,9%/năm, trong đó vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục là: 3.874,77 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định số 59/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về kiên cố hoá trường lớp học, trong 5 năm 2001 – 2005, bằng nguồn vốn trái phiếu và các nguồn vốn khác, đã xây dựng được 12.000 phòng học kiên cố, xoá được tình trạng học ca ba và phòng học tạm tranh tre nứa lá cho vùng ĐBSCL. Riêng nguồn hỗ trợ từ công trái giáo dục là 876,89 tỷ đồng; đến nay kho bạc nhà nước đã thanh toán cho các đơn vị khoảng 73% số vốn trung ương hỗ trợ, trong đó các tỉnh đã giải ngân được khoảng 70% - 80% (riêng tỉnh Trà Vinh tốc độ giải ngân thấp, mới đạt khoảng 59%).

Bên cạnh đó, Trung ương cũng đã và đang tập trung nguồn vốn để tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường ở vùng ĐBSCL như các trường đại học Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang… Đến nay, hầu hết các tỉnh trong khu vực đều đã có các trường Cao đẳng sư phạm, Kinh tế kỹ thuật, dạy nghề và các trường trung học chuyên nghiệp được hỗ trợ trang thiết bị bằng các nguồn vốn vay ODA.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 24.120,9 tỷ đồng, tăng bình quân 8,6%/năm, trong đó vốn đầu tư hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương do địa phương quản lý đạt 3.903,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân xấp xỉ 77%/năm.

Ngoài ra, Trung ương đã hỗ trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả lũ lụt năm 2001 – 2003 cho vùng bằng nguồn vốn ODA khoảng 1.000 tỷ đồng (trong đó dành cho giáo dục khoảng 300 tỷ đồng) và đầu tư cho các cụm tuyến dân cư theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung đầu tư Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long là 1.820 tỷ đồng.

Đầu tư từ nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2001 – 2005 cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 16.090 tỷ đồng. Nguồn vốn ODA cho vùng được tập trung đầu tư vào các lĩnh vực thủy lợi, giao thông vận tải, cấp nước, y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

(3) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt 5.065,5 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân đạt 28,3%/năm.

+ Dự kiến vốn đầu tư cho giai đoạn 2006 – 2010

(1) Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 412.361 tỷ đồng, tăng bình quân 16,1%/năm; trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 168.024,0 tỷ đồng, tăng bình quân 10,7%/năm; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ thực hiện trên địa bàn trong 5 năm 2006 – 2010 đạt 7.643 tỷ đồng, tăng bình quân 24,6%/năm.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 42.324 tỷ đồng, tăng bình quân xấp xỉ 14,9%/năm.

Vốn đầu tư hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách trung ương do địa phương quản lý đạt 31.493,1 tỷ đồng, tăng bình quân 48,96%/năm.

Căn cứ vào Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về; “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời kỳ 2006 – 2010”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang làm việc với các nhà tài trợ để thu hút thêm nguồn vốn ODA cho vùng ĐBSCL, góp phần đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường của vùng.

(2) Vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến sẽ được bố trí cho vùng để đầu tư xây dựng đường đến trung tâm cụm xã: 1.860 tỷ đồng; đầu tư cho các dự án cấp bách của thành phố Cần Thơ: 1.300 tỷ đồng; đầu tư cho các lĩnh vực giao thông và thủy lợi: 17.082 tỷ đồng.

Số vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi dự kiến sẽ bố trí 2.000 tỷ đồng cho hệ thống thuỷ lợi đập Ba Lai, Nam Mang Thít, Mỹ Văn Rùm Sóc – Cái Hóp, hệ thống đê bao Tả Hữu Cù Lao Dung và các công trình thủy lợi khác do địa phương quản lý; 15.082 tỷ đồng cho lĩnh vực giao thông để tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng quy mô lớn của vùng như dự án cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, các tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, tuyến Nam Sông Hậu, Quản Lộ Phụng Hiệp, tuyến N1, QL 91, 60, 61, 54, 53, 57…., sân bay Trà Nóc, sân bay Phú Quốc, sân bay Cà Mau; bến cảng Cái Cui, Cảng Mỹ Tho, Cảng Thị Vải…

(3) Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục là 9.437,41 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được tập trung để đầu tư kiên cố hoá trường học, xoá phòng học 3 ca và phòng học tạm, đảm bảo cho trẻ em đi học không gián đoạn do ngập lũ; nâng cấp đại học Cần Thơ trở thành trường trọng điểm quốc gia; phát triển mạng lưới trường, trung tâm dạy nghề; tăng cường công tác đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của vùng… nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2010, học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt khoảng 96 – 98%, học sinh trung học phổ thông đạt trên 70%; 100% số trường lớp được kiên cố hoá; quy mô tuyển sinh trung học chuyên nghiệp hàng năm tăng 18 – 20%; mở rộng quy mô sinh viên đại học, cao đẳng phấn đấu đạt bình quân 70 sinh viên/vạn dân, nâng mặt bằng dân trí của vùng lên ngang mặt bằng chung của cả nước.

(4) Ngoài ra, ngân sách Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ cho vùng để đầu tư hệ thống các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu chuyên ngành đã và đang được triển khai xây dựng như: Viện Tim mạch, Viện Nhi, Viện Da liễu, Viện Răng - Hàm – Mặt, Trung tâm văn hoá lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long… nhằm tạo đà cho sự tăng trưởng chung cho cả khu vực đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng ĐBSCL sẽ tiếp tục được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển của vùng, trong đó chú trọng xây dựng các nhà máy chế biến nông sản hàng hoá, phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ…

+ Tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tính bình quân đầu người:

Bảng dưới đây là các số liệu so sánh tình hình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn (gồm cả trung ương và địa phương) tính bình quân đầu người của vùng ĐBSCL với các nước và các vùng khác.

Đơn vị: triệu đồng/người/năm





Giai đoạn 2001 - 2005

Giai đoạn 2006- 2010

Cả nước

3,746

9,905

Miền núi phía Bắc

3,755

12,449

Đồng bằng sông Hồng

3,589

9,060

Miền Trung

2,367

6,629

Tây Nguyên

2,493

5,651

Đông Nam Bộ

5,621

13,687

Đồng bằng sông Cửu Long

3,615

9,084

Bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2005, nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tính bình quân đầu người của vùng ĐBSCL cao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên và chỉ kém một chút so với bình quân chung của cả nước. Dự kiến trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tính bình quân đầu người của vùng ĐBSCL cũng cao hơn Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên.

Mặc dù vậy, các tỉnh vùng ĐBSCL có nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp nên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển nói chung, cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển củng vùng đề ra. Để khắc phục các mặt hạn chế của ĐBSCL, nhất là điều kiện địa hình nhiều sông rạch, nền đất rất yếu, chi phí đầu tư lớn, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt tàn phá…, cần phải huy động được các nguồn vốn lớn và phải đầu tư liên tục nhiều năm.

Đồng thời, cần khắc phục một số yếu kém trong công tác đầu tư xây dựng thời gian vừa qua như:

(1) Công tác chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội của các cấp (bộ, ngành Trung ương và UBND các địa phương) đối với vùng ĐBSCL trong thời gian chưa tập trung; nguồn vốn hạn hẹp nhưng bố trí đầu tư còn phân tán, dàn trải.

(2) Công tác quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch còn chậm; chất lượng các quy hoạch chưa cao, chưa được điều chỉnh, bổ sung cập nhật kịp thời cho phù hợp với sự phát triển của tình hình mới. Quy hoạch còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất (ví dụ giữa yêu cầu thủy lợi, thoát lũ với phát triển giao thông, giữa sản xuất lương thực, bảo vệ rừng ngập mặn với nuôi trồng thuỷ sản…).

(3) Cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn yếu và thiếu; đội ngũ làm công tác quản lý dự án, tư vấn, thiết kế, thẩm định và giám sát đầu tư, giải toả đền bù… ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều chưa đáp ứng được yêu cầu, làm cho công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án kéo dài.

(4) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học và các công nghệ vào sản xuất, vào các hoạt động trực tiếp phát triển kinh tế còn chậm dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong vùng còn thấp.

(5) Việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với vùng ĐBSCL chưa đồng bộ, hiệu quả. Công tác cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu nên hiệu quả đối với công tác đầu tư phát triển chưa cao.




Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương