TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21

4/ Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: “ Đề nghị Bộ Công nghiệp công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy mô xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn trong tương lai, thời gian dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình, tổng diện tích đất phải thu hồi… để nhân dân yên tâm sản xuất.

Trả lời (Công văn số 2489 /BCN – KH ngày 31/5/2007 của Bộ Công nghiệp):

Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải rất nhanh của nền kinh tế, từ nay đến năm 2015 sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, sẽ hình thành một số trung tâm điện lực với quy mô công suất rất lớn như Trung tâm điện lực Vũng áng, Trung tâm điện lực Nhơn Trạch, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn...Để thực hiện được việc này, nhu cầu sử dụng đất cũng đã được xác định trong các quy hoạch phát triển điện lực.

Quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Ô Môn đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 2523/QĐ-BCN ngày 27/9/2004 và được phê duyệt hiệu chỉnh tại Quyết định số 74/QĐ-BCN ngày 06/1/2006. Theo đó, tại khu vực Ô Môn sẽ xây dựng một Trung tâm điện lực sử dụng nhiên liệu dầu FO và khí thiên nhiên từ khu vực Tây Nam Bộ. Địa điểm quy hoạch là ấp Thới Lợi, xã Phước Thới, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Diện tích chiếm đất của Trung tâm điện lực khoảng 162 ha, trong đó diện tích trong hàng rào khoảng 116 ha. Các văn bản nói trên đều đã được công bố công khai trên công báo và đã gửi về cho các địa phương được biết.

Trung tâm điện lực dự kiến có quy mô công suất khoảng 2.700 MW, gồm 04 dự án nhà máy điện được bố trí như sau:

1. Nhà máy điện Ô Môn I có công suất 600 MW, công nghệ ngưng hơi, do EVN làm chủ đầu tư, vay vốn JBIC. Tổng mức đầu tư dự kiến là 580,8 triệu USD.

2. Nhà máy điện Ô Môn II có công suất 720 MW, công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp. Hình thức đầu tư có thể là IPP, BOT hoặc Liên doanh với tổng mức đầu tư dự kiến là 479,16 triệu USD.

3. Nhà máy điện Ô Môn III có công suất khoảng 700 MW, công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp, đốt dầu FO/khí, do EVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 487,146 triệu USD.

4. Nhà máy điện Ô Môn IV có công suất 720 MW, công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp, do EVN làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 479,16 triệu USD

Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang thi công xây dựng Nhà máy điện Ô Môn 1. Tiến độ các dự án tiếp theo sẽ tuỳ thuộc vào tiến độ đưa khí vào bờ của nguồn khí Lô B. Dự kiến đến năm 2014-2015 sẽ hoàn thành đầu tư toàn bộ Trung tâm điện lực này.

Việc xây dựng các nhà máy điện nói chung và trung tâm điện lực tại khu vực Ô Môn nói riêng là hoạt động đầu tư hết sức quan trọng và được cả nước quan tâm trong giai đoạn hiện nay vì nó ảnh hưởng đến khả năng cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế, không chỉ đối với công trình Trung tâm điện lực ở Ô Môn mà cả những dự án xây dựng các nhà máy điện khác đều được các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm và đưa tin kịp thời để nhân dân các tỉnh và cả nước biết và ủng hộ khi tiến hành triển khai dự án. Để biết thêm chi tiết về các dự án do Tập đoàn điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, cử tri có thể gặp trực tiếp Ban quản lý dự án của từng dự án, cụ thể:

Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn I: Do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ làm quản lý dự án. Địa chỉ liên hệ: Đường Lê Hồng Phong, Phường Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ.

Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III và IV: Do Ban quản lý dự án Nhiệt điện 3 làm quản lý dự án. Địa chỉ liên hệ: Số 72 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.



5/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận, Yên Bái kiến nghị: Việc ngành điện quy định mức tiêu thụ điện sinh hoạt căn cứ bình quân theo hộ gia đình là chưa phù hợp vì thực tế hộ nhiều thành viên và hộ ít thành viên. Đề nghị xem lại quy định số điện năng sử dụng ở mức giá tối thiểu cho từng nhân khẩu trong gia đình.

Trả lời (Công văn số 2672/BCN-KH ngày 12/6/2007, 2725/BCN-KH ngày 14/6/2007 của Bộ Công nghiệp)

Theo Điều 2 Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt phương án điều chỉnh giá điện 2007 đảm bảo các nguyên tắc:

- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng điện là người nghèo, người có thu nhập thấp và các hộ sinh sống ở nông thôn (hiện chiếm 80% dân số cả nước);

- Lộ trình điều chỉnh giá điện phải bảo đảm từng bước thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá điện đối với sản xuất, đồng thời bảo đảm để các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, minh bạch trong hạch toán kinh tế, kể cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện;

- Giá điện phải khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong cả sản xuất và đời sống.

Theo tinh thần này, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bao gồm 6 bậc thang, trong đó giá điện ở bậc thang đầu tiên (100 kWh đầu tiên) là 550 đ/kWh . Đây là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, vì giá điện ở bậc thang này thấp hơn rất nhiều so với giá thành sản xuất kinh doanh điện năng (năm 2006 giá thành sản xuất kinh doanh điện năng là 760 đ/kWh). Các mức giá trong biểu giá hiện hành không phải là định mức sử dụng hàng tháng mà mà chỉ là phản ánh mức trợ giá đối với giá bán điện cho các mức sử dụng điện đối với từng hộ. Sản lượng sử dụng càng cao thì mức trợ giá càng thấp. Đây cũng là một chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Về định mức sử dụng điện, từ trước đến nay Nhà nước không khống chế định mức sử dụng điện. Mức sử dụng điện cụ thể hàng tháng do từng hộ gia đình quyết định tuỳ theo nhu cầu trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Vì vậy, cùng với sự phấn đấu sản xuất của ngành điện, mỗi người dân, mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhằm góp phần cùng ngành điện vượt qua những giai đoạn khó khăn



6/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị:

Cử tri và nhân dân tiếp tục đề nghị nhà nước quan tâm hỗ trợ nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng và điện thắp sáng cho đồng bào chuyển dân vùng hồ Thác Bà vì hiện nay còn nhiều thôn như thôn Đồng Cheo, xã An Thịnh (Văn Yên) có trên 40 hộ dân công giáo vùng hồ Thác Bà sang ở từ năm 1964 đến nay vẫn chưa có địên, thôn Trung Tâm, xã Tân Hương (Yên Bình) xã có trên 500 hộ là dân tộc Dao, 4 thôn của xã Đông Quan, huyện Lục Yên đến nay vẫn chưa có điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho dân.

Trả lời (Công văn số 2725/BCN-KH ngày 14/6/2007 của Bộ Công nghiệp):

Theo Điều 2 Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 4/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt phương án điều chỉnh giá điện 2007 đảm bảo các nguyên tắc:

- Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng điện là người nghèo, người có thu nhập thấp và các hộ sinh sống ở nông thôn (hiện chiếm 80% dân số cả nước);

- Lộ trình điều chỉnh giá điện phải bảo đảm từng bước thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá điện đối với sản xuất, đồng thời bảo đảm để các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, minh bạch trong hạch toán kinh tế, kể cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện;

- Giá điện phải khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong cả sản xuất và đời sống.

Theo tinh thần này, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bao gồm 6 bậc thang, trong đó giá điện ở bậc thang đầu tiên là 550 đ/kWh. Đây là thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, vì giá điện ở bậc thang này thấp hơn rất nhiều so với giá thành sản xuất kinh doanh điện năng (năm 2006 giá thành sản xuất kinh doanh điện năng là 760 đ/kWh). Các mức giá trong biểu giá hiện hành không phải là định mức sử dụng hàng tháng mà mà chỉ là phản ánh mức trợ giá đối với giá bán điện cho các mức sử dụng điện đối với từng hộ. Sản lượng sử dụng càng cao thì mức trợ giá càng thấp. Đây cũng là một chính sách đúng đắn nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Về định mức sử dụng điện, từ trước đến nay Nhà nước không khống chế định mức sử dụng điện. Mức sử dụng điện cụ thể hàng tháng do từng hộ gia đình quyết định tuỳ theo nhu cầu trên tinh thần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Vì vậy, cùng với sự phấn đấu sản xuất của ngành điện, mỗi người dân, mỗi cơ quan, doanh nghiệp phải nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả nhằm góp phần cùng ngành điện vượt qua những giai đoạn khó khăn



Về vấn đề thứ hai

Trong những năm qua, vấn đề cung cấp điện cho các vùng nông thôn nói chung, cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói riêng luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm và là một trong các nội dung trọng tâm được đặt ra trong Quy hoạch phát triển Điện lực ở các giai đoạn, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nâng cao mức sống của đồng bào tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Trong thời gian qua, để thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống sinh hoạt cho các vùng nông thôn trong cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng, Tập đoàn Điện lực (EVN) đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn KHCB, vốn vay WB đầu tư cấp điện tới các hộ dân nông thôn. Đây là sự cố gắng nỗ lực của Đảng và Nhà nước và của ngành điện. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng việc xây dựng các công trình đưa điện về nông thôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không thể thực hiện trong thời gian ngắn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt, không ở tập trung.

Trong năm 2005, EVN đã thống nhất với UBND tỉnh đầu tư cho 37 xã bằng nguồn vốn vay WB (dự án Năng lượng nông thôn II - RE II) theo cơ chế EVN đầu tư phần lưới điện trung áp, UBND các tỉnh đầu tư phần lưới điện hạ áp (trong đó có thôn Trung Tâm, xã Tân Hương, huyện Yên Bình) với tổng vốn đầu tư khoảng 3,053 tỷ đồng. Đơn vị Tư vấn đang hoàn thiện để trình phê duyệt Dự án đầu tư phần trung áp và thực hiện triển khai dự án trong năm 2007. Dự án đầu tư phần hạ áp đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt từ cuối năm 2006 và hiện nay các đơn vị tư vấn đang triển khai lập TKKTTC và Tổng dự toán.

Yêu cầu cấp điện sinh hoạt của 40 hộ dân công giáo vùng hồ Thác Bà thuộc thôn Đồng Cheo, xã An Thịnh, huyện Văn Yên là yêu cầu chính đáng. Hiện nay điện lưới quốc gia cũng đã về đến trung tâm xã An Thịnh, nhưng để cấp điện cho nhân dân vùng này sẽ phải đầu tư xây dựng 1,5km đường dây 35kV, 01 trạm biến áp 100kVA và 4,5 km đường dây hạ áp, có khả năng dùng nguồn vốn vay WB trong dự án RE II của tỉnh Yên Bái, do đó đề nghị UBND tỉnh Yên Bái hoàn thiện các thủ tục để nhanh chóng đưa vào danh sách dự án RE II, giải quyết yêu cầu của cử tri.

Đối với 4 thôn của xã Đông Quan, huyện Lục Yên không thuộc dự án RE II, đề nghị UBND Tỉnh báo cáo Chính phủ xin vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mạng lưới điện chiếu sáng sinh hoạt cho nhân dân hoặc kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư theo tinh thần của Luật Điện lực (Điều 60, Điều 61).



7/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Đề nghị Tổng công ty Điện lực Việt Nam quan tâm sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù đất hoặc tiền cho một số hộ dân do thu hồi để xây dựng nhà máy thuỷ điện PleiKrông, Yaly; đồng thời quan tâm đầu tư để quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình tái định cư cho nhân dân thuộc dự án thuỷ điện PleiKrông; sớm khắc phục tình trạng nhà vệ sinh không phù hợp nhất là nhà vệ sinh công cộng đồng bào dân tộc không sử dụng được gây ô nhiễm môi trường.”



Trả lời (Công văn số 2671/BCN-KH ngày 12/6/2007 của Bộ Công nghiệp):

Vấn đề thứ nhất: Về công tác đền bù đất cho dân khi xây dựng công trình thuỷ điện Yaly và PleiKrông



Đối với công trình thủy điện Yaly:

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công nghiệp đã có văn bản số 745/BCN-KH ngày 14 tháng 2 năm 2007 gửi đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum. Nay xin được nêu lại và bổ sung thêm như sau: Để giải quyết đất sản xuất cho nhân dân vùng lòng hồ thuỷ điện Yaly, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 1164/QĐ-KHĐT ngày 29 tháng 6 năm 2000, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán phương án giải quyết đất sản xuất bị ngập (đợt 1) trong lòng hồ thuỷ điện Yaly. Tính đến nay, toàn bộ phương án giải quyết đất sản xuất cho các hộ thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum đã cơ bản giải quyết xong, cụ thể như sau:

- Tổng diện tích bị ngập là 2.580,57 ha, trong đó huyện Sa Thầy: 1.134,47 ha, thị xã Kon Tum 1.446,1 ha.

- Tổng diện tích đã cân đối được 2.650,43 ha (kể cả khai hoang, xây dựng đồng ruộng trên cao trình ngập, cải tạo đất bán ngập và đền bù bằng tiền), trong đó huyện Sa Thầy 1.101,95 ha, thị xã Kon Tum 1.548,48 ha. Phần diện tích cân đối còn thiếu tập trung ở xã Sa Bình, huyện Sa Thầy khoảng 78,2 ha (ngập 301,7 ha, đã giải quyết được 222,5 ha). Do quỹ đất dùng để phát triển sản xuất tại chỗ của xã không còn, UBND tỉnh Kon Tum đã đề nghị chủ đầu tư xây dựng khu giãn dân cho 126 hộ của làng KBầy thuộc xã Sa Bình vào khu tái định cư công trình thủy điện Pleikrông, nhằm thu hồi 117 ha đất của 126 hộ nói trên để cân đối lại cho các hộ còn thiếu đất của xã Sa Bình do ảnh hưởng ngập lòng hồ thủy điện Yaly. Ban Quản lý dự án thuỷ điện 4 (Ban QLDATĐ 4) đã thực hiện theo phương án kiến nghị của Tỉnh, đầu tư xây dựng cho 126 hộ dân làng KBầy thuộc xã Sa Bình vào khu tái định cư công trình thủy điện Pleikrông. Tuy nhiên, khi UBND huyện Sa Thầy, UBND xã Sa Bình thực hiện kiểm tra thu hồi chỉ được trên 36 ha, vì các hộ di chuyển giãn dân vào khu tái định cư xã HơMoong (khu tái định cư thủy điện PlêiKrông), có một số hộ không còn đất sản xuất, một số hộ có đất sản xuất khai hoang trong vùng rừng lâm nghiệp do lâm trường Sa Thầy đang quản lý nên không thể thu hồi được và một số hộ có đất sản xuất bị ngập trong vùng hồ thủy điện PlêiKrông.

Để giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất của xã Sa Bình, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Sa Thầy kiểm tra quỹ đất giao cho Sư đoàn 10 chưa khai hoang đưa vào sản xuất và đất lâm nghiệp để báo cáo tỉnh thu hồi cấp tiếp cho nhân dân xã Sa Bình.

Về 34 ha đất bán ngập xã Kroong, nhân dân chưa nhận với lý do mặt ruộng chưa được bằng phẳng. Ngày 18/4/2007 Ban QLDATĐ 4 đã làm việc với chính quyền địa phương để tiến hành hoàn thiện lại mặt ruộng theo đề nghị của nhân dân. UBND xã đã đề nghị việc san phẳng mặt ruộng sẽ được thực hiện vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi Công ty khai thác thủy nông Kon Tum sửa chữa xong máy bơm.



Đối với công trình thủy điện PleiKrông:

Phương án bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường đất sản xuất nói riêng của công trình thủy điện PleiKrông được thực hiện trên cơ sở Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, văn bản số 545/UB-CN ngày 13 tháng 5 năm 2003 của UBND tỉnh Kon Tum Quy định về bồi thường thiệt hại, di dân tái định cư công trình thủy điện PleiKrông và văn bản số 3654/CV-NLDK ngày 22 tháng 8 năm 2003 của Bộ Công nghiệp thống nhất thỏa thuận các chính sách về bồi thường, di dân, tái định cư theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân tái định cư có cuộc sông ổn định lâu dài và tốt hơn nơi ở cũ. Theo đó:

- Bồi thường đất bằng đất (đất đền đất) cho các hộ thiếu đất sản xuất.

- Bồi thường đất bằng tiền cho các hộ còn đủ đất sản xuất.

Theo nguyên tắc này: Toàn bộ công trình thủy điện PleiKrông phải bồi thường việc thu hồi đất xây dựng công trình là 4.349,96 ha, trong đó:

- Bồi thường bằng đất: Việc khai hoang trả lại đất sản xuất cho các hộ tái định cư tập trung là 831hộ.

- Bồi thường bằng tiền cho nhân dân còn đất sản xuất (3518,96 ha): Do khối lượng điều tra lớn, thời gian điều tra tổng hợp lập hồ sơ kéo dài, để sớm chi trả tiền bồi thường cho nhân dân UBND tỉnh KonTum và Tập đoàn điện lực Việt Nam đã thống nhất “trong khi chờ UBND tỉnh phê duyệt phương án, Chủ đầu tư sẽ tạm duyệt và chi trả trước cho nhân dân 80% giá trị bồi thường thiệt hại về đất, 20% giá trị còn lại sẽ chi trả khi UBND tỉnh KonTum phê duyệt phương án bồi thường”.

Công tác đền bù, di dân-tái định cư đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo Ban QLDATĐ4 phối hợp với các ban, ngành địa phương tích cực triển khai lập phương án đền bù, tuy nhiên tiến độ giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư bị chậm hơn yêu cầu đề ra, do những thiếu sót trong công tác điều tra khảo sát, sự phối kết hợp giữa Chính quyền địa phương và Chủ đầu tư đặc biệt giữa chính quyền cấp tỉnh và EVN còn chưa được như mong muốn, chưa chủ động hỗ trợ cho nhau một cách đầy đủ toàn diện, mặt khác cũng gặp nhiều vướng mắc trong việc xác định thủ tục pháp lý về nguồn gốc đất, tài sản của một số hộ dân. Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, EVN đã có văn bản số 281/CV-EVN-TTBV ngày 9 tháng 2 năm 2007 yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc các kết luận và kiến nghị của đoàn Thanh tra.

Kết quả thực hiện đến thời điểm hiện nay như sau:

1- Công tác tái định cư:

- Theo báo cáo của Ban QLDATĐ 4, đến thời điểm này đã hoàn thành công tác di dân tái định cư cho 1194 hộ, trong đó Chủ đầu tư xây dựng 880 căn hộ với tổng số tiền là 61.050.608.287 đồng, còn 311 hộ dân nhận tiền tự xây dựng nhà ở, với tổng số tiền là 21.720.000.000 đ và 3 hộ nhận tiền bồi thường và di dân tái định cư ra khỏi vùng lòng hồ



2- Công tác chi trả bồi thường, hỗ trợ

- Theo báo cáo số 2187/BC-TTCP ngày 16/11/2006 của Thanh tra Chính phủ về việc kết luận thanh tra việc đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư công trình thuỷ điện Pleikrông, tỉnh Kon Tum thì đến ngày 30/6/2006 đã chi trả đền bù hoa màu, tài sản trên đất là 78.140159.597 đồng, riêng đền bù đất mới đạt 6.083.000.000 đ cho các phương án đã được phê duyệt hoặc tạm phê duyệt

- Theo báo cáo số 836/BC-ATĐ4-P3 ngày 25/5/2007 của Ban QLDATĐ 4 báo cáo UBND tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon tum tại thông báo số 140/TB-UBND ngày 23/5/2007, công tác chi trả bồi thường đã tiến hành thêm một số việc sau:

+ Ngày 18/5/2007 đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đất sản xuất vượt hạn điền cho 96 hộ TĐC xã Hơ Moong với số tiền là 1,7 tỷ đồng.

+ Ngày 18/5/2007 đã thực hiện việc chi trả bồi thường cho 214 hộ dân TĐC xã Hơ Moong huyện Sa Thầy bị mất đất sản xuất nhưng chưa được giao đất sản xuất với số tiền là 2,03 tỷ đồng.

+ Ban di dân-TĐC đã cấp lương thực 2 tháng còn lại cho các hộ TĐC xã Hơ Moong là 254,76 tấn gạo/4.051 khẩu tương ứng với số tiền là 1,43 tỷ đồng.

+ Ngày 4/5 và ngày 18/5/2007 đã chi trả tiền hỗ trợ lương thực cho 475 hộ dân bị thu hồi đất trong vùng dự án của lang Kon Gung, Đăk Mút (xã Đăk Ma), làng Long Loi (thị trấn Đăk Hà) và xã PôKô (huyện Đăk Tô) với số tiền là 1,25 tỷ đồng.

+ Từ ngày 12/3 đến ngày 18/5, Ban QLDATĐ 4 tiếp tục chi trả 80% số tiền bồi thường đất còn lại cho các hộ có đất bị thu hồi trong vùng dự án cho 1.136 lượt hộ với số tiền là 11,679 tỷ đồng. Số tiền 20% còn lại sẽ chi trả nốt khi UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt phương án bồi thường.



3- Công tác bồi thường đất bằng đất:

-Theo báo cáo số 2187/BC-TTCP ngày 16/11/2006 của Thanh tra chính phủ về việc kết luận thanh tra việc đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư công trình thuỷ điện Pleikrông, tỉnh Kon Tum thì đến ngày 30/6/2006 Ban QLDATĐ 4 đã khai hoang được 1.035 ha, trong đó có 67 ha đất trồng lúa nước 2 vụ, đã giao chính thức cho 786 hộ và giao cho 287 hộ mượn.

- Theo báo cáo số 836/BC-ATĐ4-P3 ngày 25/5/2007 của Ban QLDATĐ 4 báo cáo UBND tỉnh Kon Tum về tình hình thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Kon tum tại thông báo số 140/TB-UBND ngày 23/5/2007 thì công tác giải quyết đất sản xuất trên khu TĐC xã Hơ Moong như sau:

+ Thực hiện Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 20/3/2007 của UBND tỉnh Kon Tum về việc thu hồi diện tích của Công ty nguyên liệu giấy miền Nam để giao cho các hộ TĐC trên địa bàn xã Hơ Moong đưa vào khai hoang sản xuất, Ban QLDATĐ 4 đã phối hợp với Ban di dân TĐC thuỷ điện Pleikrông, UBND huyện Sa Thầy, UBND huyện Đăk Hà, UBND xã Hơ Moong, UBND xã Đăk Ma tiến hành triển khai. Tuy nhiên cũng gặp phải vướng mắc sau: theo kết quả điều tra thực tế là 153 ha, 98 hộ làng Kon Gung đã ký vào bản kê khai xác định diện tích, hiện trạng sử dụng đất với tổng diện tích là 151,4 ha nhưng chỉ có 13 hộ là có giấy CNQSD đất với diện tích là 11,7 ha. Mặc dù nhân dân đã ký biên bản thống kê diện tích, hiện trạng sử dụng đất nhưng vẫn chưa chấp nhận bàn giao mặt bằng mà yêu cầu phải được cấp đất mới trước khi bàn giao đất bị thu hôi. Ngày 29/4/2007 Ban QLDATĐ 4 đã phối hợp với Ban di dân, UBND huyện Đăk Hà, UBND xã Đăk Mar, Ban nhân dân thôn họp với dân làng Kon Gung, nhân dân làng Kon Gung đã nhất trí bàn giao đất thuộc khu rừng nguyên liệu giấy 135 ha với đề nghị UBND tỉnh cho phép được tiếp tục sản xuất trên diện tích 131 ha thuộc khu 282 ha nguyên liệu giấy và tự cân đối nội bộ cho các hộ thiếu đất trong làng, sau cân đối nếu còn thiếu mới cân đối trên địa bàn huyện Đăk Hà. Vấn đề này đang chờ ý kiến chính thức của UBND tỉnh Kon Tum

+ Ban QLDATĐ 4 phối hợp với UBND xã Hơ Moong giao đất sản xuất thêm cho 20 hộ, giành quỹ đất cho 31 hộ làng Đăk Wok trong tổng số quỹ đẩt đã bàn giao cho địa phương 794,29 ha và đã chi trả tiền cho 30 hộ đã có đủ đất sản xuất nâng tổng số các hộ được cấp đất là 544/748 hộ. Đối với 204 hộ còn lại chưa có đất sản xuất, Ban QLDATĐ 4 đang phối hợp tích cực với địa phương thực hiện xử lý theo hướng sau:

Tiếp tục giao đất cho các hộ trong quỹ đất còn lại từ đó xác định diện tích đất xấu thực tế, đề xuất phương án giải quyết.

Thu hồi 31,32 ha của 20 hộ thôn Ktol, Đăk Yo đang tạm mượn để sản xuất năm 2006 trong khu khai hoang 282 ha để cân đối cho các hộ chưa có đất sản xuất.

Thu hồi khoảng 10 ha đất của 11 hộ làng Kon Gung đã nhận tiền bồi thường đất nhưng hiện nay vẫn chiếm giữ để cấp chính thức cho các hộ thiếu đất sản xuất.

Ngoài ý nghĩa phát điện đáp ứng nhu cầu dùng điện của vùng Tây Nguyên, dự án thuỷ điện Pleikrông còn có ý nghĩa rất lớn về thuỷ lợi, là nơi tích nước chống lũ vào mùa mưa ở Tây Nguyên; là nơi lấy nước sản xuất và điều tiết nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện phía dưới như: IaLy, Sê San 3. Do đó để đảm bảo tiến độ của dự án, đồng thời sớm giải quyết dứt điểm việc đền bù đất hoặc tiền cho một số hộ dân như yêu cầu của cử tri, Bộ Công nghiệp đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các địa phương trong vùng dự án sớm lập bản đồ địa chính hồ sơ thống kê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hô thuộc diện TĐC để có cơ sở xác định các hộ còn lại chưa được cấp đất sản xuất; xây dựng tiêu chí để xác định đối tượng được bồi thường đất trong khu 135 ha đồng thời vận động nhân dân làng Kon Gung bàn giao ngay khu vực 135 ha để giao cho các hộ dân TĐC Hơ Moong sản xuất.

Vấn đề thứ 2: Quan tâm đầu tư để quản lý và duy tu bảo dưỡng các công trình tái định cư cho nhân dân thuộc dự án thuỷ điện Pleikrông:

Các hạng mục công trình phục vụ tái định cư đã được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả. Công tác duy tu bảo dưỡng sau khi bàn giao được các nhà thầu xây dựng thực hiện chế độ bảo hành công trình đúng theo Luật xây dựng, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng của Chính phủ. Trong quá trình các nhà thầu thực hiện công tác bảo hành công trình đã được Ban QLDATĐ 4 và chính quyền địa phương giám sát, khi thực hiện xong việc sửa chữa bảo hành đều được các hộ gia đình tái định cư và chính quyền xã ký biên bản xác nhận đầy đủ.

Đối với các công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình công cộng sau khi bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, đề nghị chính quyền địa phương dùng nguồn thu thuế sử dụng tài nguyên nước của dự án và nguồn vốn ngân sách để quản lý và duy tu bảo dưỡng.

Vấn đề thứ 3: Về xây dựng nhà vệ sinh cho hộ gia đình tái định cư

Trước khi xây dựng nhà ở và các hạng mục công trình tái định cư, phương án quy hoạch kiến trúc khu chức năng nông thôn trong khuôn viên đất của từng hộ do Công ty tư vấn Xây dựng điện 1 lập và hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng xem xét, thẩm định và báo cáo UBND tỉnh, trong đó có mẫu nhà ở, nhà vệ sinh, hàng rào đã được UBND tỉnh thống nhất tại Công văn số 119/TB-UB ngày 25 tháng 11 năm 2003. Trên cơ sở đó, Ban QLDATĐ 4 đã tiến hành triển khai thực hiện. Trong quá trình thi công, phát hiện việc xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ dân đồng bào dân tộc trong khuôn viên đất ở 400m2 là chưa hợp lý nên đã dừng thi công. Theo đề nghị của đại diện các hộ dân tái định cư, UBND xã Sa Nhơn ngày 7 tháng 6 năm, 2005 và được UBND tỉnh Kon Tum thống nhất (văn bản số 146/TB-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2005), Ban QLDATĐ 4 đã triển khai thực hiện xây dựng nhà vệ sinh tập thể tại rìa làng cho các hộ tái định cư sử dụng theo đúng số lượng được chính quyền xã thống nhất và theo kết cấu nhà vệ sinh tự tiêu. Do thay đổi tập quán sinh hoạt, ý thức sử dụng công trình vệ sinh công cộng chưa cao nên chưa đảm bảo vệ sinh. Vì thế, đề nghị các cấp chính quyền và đoàn thể của địa phương quan tâm vận động nhân dân thay đổi tập quán sinh hoạt.

Với trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành điện, Bộ Công nghiệp yêu cầu Chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm kiến nghị của cử tri, đối với các kiến nghị vượt quá thẩm quyền quyết định của Tập đoàn, Tập đoàn phải phối hợp với địa phương báo cáo các cấp có thẩm quyền quyết định.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương