TẬp hợp kết quả giải quyếT, trả LỜI Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri gửi tới kỳ HỌp thứ 11, quốc hội khoá XI bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.47 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.47 Mb.
#20046
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

8/ Cử tri Hà Tĩnh kiến nghị: Hiện nay, vấn đề giải quyết xử lý chất thải ở các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện còn hết sức khó khăn, nhất là chất thải rắn, đề nghị Chính phủ có đề án xử lý chất thải rắn ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.

Trả lời (Công văn số 4328/BYT-VP1 ngày 26/6/2007 của Bộ Y tế):

+ Về thực trạng tình hình xử lý chất thải:

Trong giai đoạn 1998 – 2002, Bộ Y tế đã triển khai dự án “ Trang bị 25 lò đốt chất thải y tế cho cụm bệnh viện”: trang bị 25 lò đốt nhiệt phân 2 buồng cho 25 tỉnh, thành phố để xử lý chất thải rắn y tế cho cụm bệnh viện của các tỉnh dự án. Hiện nay, cả nước đã có hơn 80 lò đốt, trong đó có một số cơ sở xử lý tập trung (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh) hoặc cho cụm bệnh viện hay cho từng bệnh viện. Việc xử lý chất thải tại bệnh viện tuyến tỉnh về cơ bản đã giải quyết được ở những tỉnh có lò đốt cho cụm bệnh viện. Tuy nhiên, vì điều kiện thiếu kinh phí vận hành, chưa thống nhất được cơ chế phối hợp và vận hành lò đốt chất thải cho cụm bệnh viện nên ở một số tỉnh lò đốt mới chỉ sử dụng cho bệnh viện nơi đặt lò đốt. Đối với bệnh viện tuyến huyện, mới có một số tỉnh xây dựng đề án trang bị lò đốt chất thải cho bệnh viện huyện (Hà Tây, Bắc Giang) nhưng theo dự thảo Quy hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn y tế, đối với bệnh viện huyện cần tìm giải pháp thích hợp thay thế phương pháp đốt.

- Đối với các tỉnh giao thông thuận lợi, các bệnh viện không quá xa trung tâm của tỉnh thì thu gồm chất thải y tế và xử lý tập trung tại Trung tâm xử lý chất thải của tỉnh;

- Đối với các tỉnh miền núi, giao thông khó khăn hoặc bệnh viện quá xa trung tâm của tỉnh thì áp dụng phương pháp xử lý chất rắn y tế tại chỗ, sử dụng phương pháp khử khuẩn hoặc các phương pháp thay thế khác. Chất thải rắn y tế sau khi khử khuẩn được thải ra bãi thải chung.

+ Về chính sách và các giải pháp trong thời gian tới:

Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số 2557/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 làm căn cứ pháp lý cho việc quản lý và xử lý chất thải và biên soạn tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các bệnh viện tuyến Trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh, giao Sở Y tế các tỉnh tổ chức tập huấn cho các bệnh viện tuyến huyện. Năm 2003, Thủ tương Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 phê duyệt “ Kế hoạch sử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" trong đó có 84 bệnh viện, chủ yếu là các bệnh viện Trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh. Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, theo đó, xử lý chất thải y tế là một trong 20 chương trình ưu tiên trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng 2020.

Năm 2006, Bộ Y tế đã giao cho các vụ, cục xây dựng 6 dự án về quản lý và xử lý chất thải y tế. Các dự án đang trong quá trình xây dựng đề cương, trình phê duyệt để triển khai thực hiện. Hiện nay, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật rrên, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành xây dựng Quy hoạch tổng thể xử lý chất rắn y tế, dự kiến trình Chính phủ trong quý III năm 2007.



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1/ Cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Đồng Nai kiến nghị: Đề nghị Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng tăng mức vốn vay cho các hộ nông dân lên 10 triệu đồng/hộ, đồng thời kéo dài thời hạn trả nợ cho ngân hàng lên 5 năm để các hộ có kế hoạch sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-NHNN ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn và các quy định của Ngân hàng nhà nước, thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã xem xét, cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản đến 10 triệu đồng đối với hộ gia đình, đến 30 triệu đồng đối với các hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mang tính sản xuất hàng hoá, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Ngoài mức cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản theo quy định trên, các tổ chức tín dụng còn xem xét, cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường đối với những hộ nông dân tiếp xúc có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Về thời hạn cho vay, theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, thời hạn cho vay do tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng trên cơ sở nhu cầu vốn của dự án, chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của tổ chức tín dụng.

Để đáp ứng có hiệu quả hơn các nhu cầu vốn cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng nhà nước đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định 67/1999/QĐ-TTg cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó có dự kiến nâng mức cho vay đối với hộ nông dân.



2/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vay vốn cho các hộ kinh doanh nhỏ để họ phát triển sản xuất kinh doanh.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Thời gian qua, cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng đã có nhiều bổ sung, sửa đổi theo hướng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có hộ kinh doanh nhỏ tiếp cận, vay vốn tín dụng ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh vay vốn, như vay vốn để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu theo chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006); vay vốn để giải quyết việc làm (Chương trình 120); vay vốn có sự bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

Cùng với việc bổ sung hoàn thiện cơ chế cho vay, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện đồng bộ các biện pháp để tạo nguồn vốn cho vay, đổi mới quy trình tín dụng theo hướng đơn giản hoá thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để giảm thời gian xem xét quyết định cho vay và mở rộng cho vay không bảo đảm bằng tài sản đối với hộ sản xuất, kinh doanh.

3/ Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách cho các hộ dân do bị thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay mới để ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân .

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã quy định: vốn cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay (xoá, miễn, khoanh, giãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại). Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương kiểm tra, kiến nghị biện pháp xử lý trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg và các văn bản chỉ đạo khác của Chính phủ, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo xử lý nhiều khoản vay vốn ngân hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan như bão lụt, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, lúa bị bệnh vàng lùn, xoắn lá…, tạo điều kiện giúp các hộ nông dân khắc phục khó khăn, ổn định đời sống và tiếp tục phát triển sản xuất.

4/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị: Việc cho nông dân vay vốn hiện nay do ngân hàng tiến hành tuy nhiên khi định giá tài sản để cho vay, các ngân hàng thường định giá rất thấp, cho vay rất ít. Trong giai đoạn hiện nay, với số tiền được vay ít như thế thì người nông dân không thể tiến hành lập phương án sản xuất, canh tác hiệu quả được.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Theo quy định hiện hành về cho vay và bảo đảm tiền vay, việc định giá tài sản bảo đảm tiền vay do các bên thoả thuận phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm định giá. Tuy nhiên, tài sản bảo đảm chỉ là một trong những yếu tố để tổ chức tín dụng xem xét mức cho vay. Hiện nay, các tổ chức tín dụng có thể xem xét cho hộ nông dân vay đến 30 triệu đồng không phải bảo đảm bằng tài sản hoặc có cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản, nếu khách hàng vay có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có tín nhiệm và có khả năng trả nợ vay đúng hạn.



5/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Mặc dù Thông tư 05 liên ngành tuy đã có sửa đổi nhưng vẫn chưa phù hợp. Đề nghị với mức vay trên 100 triệu đồng mới có sự xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, dưới đó chỉ cần xác nhận của cấp xã như trước đây là đủ.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Nội dung kiến nghị của cử tri có liên quan đến quy định của Luật Đất đai năm 2003. Điểm a, Khoản 1, Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Hồ sơ đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng thế chấp , bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên thế chấp, bên được bảo lãnh là hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn thì nộp tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất”.

Như vậy, để giải quyết triệt để vướng mắc về thẩm quyền đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân ở nông thôn thì phải sửa đổi quy định của Luật Đất đai 2003, trên cơ sở đó, liên Bộ Tư pháp – Tài nguyên môi trường mới có căn cứ để sửa đổi Thông tư 05.

Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường phản ánh những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Thông tư 05. Tại Công văn số 1090/NHNN-PC ngày 30/9/2005, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sửa đổi quy định về thẩm quyền đăng ký thế chấp, bảo lãnh của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn tại Điểm 1, Mục III, Điểm 2, Mục III Thông tư 05 theo hướng: “Văn phòng đăng ký cấp huyện (Phòng Tài nguyên môi trường) uỷ quyền cho UBND cấp xã thực hiện đăng ký thế chấp bảo lãnh cho hộ gia đình và cá nhân nông thôn”.



6/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đồng tiền kim loại rất tiện dụng trong buôn bán nhỏ vì bền hơn tiền giấy. Tuy nhiên, loại tiền kim loại mệnh giá 1000 đồng và 500 đồng có rất ít, nhất là loại 500 đồng, đề nghị Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Hiện tượng loại đồng tiền kim loại mệnh giá 1000 đ và mệnh giá 500 đồng trong lưu thông rất ít như cử tri phản ánh là đúng thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do khi Ngân hàng Nhà nước mới phát hành trở lại tiền kim loại trong thời gian đầu tình hình lưu thông tiền kim loại không được thuận lợi như đối với tiền polymer (do tâm lý chung trong xã hội quen sử dụng tiền giấy; một số đồng tiền kim loại làm bằng vật liệu thép mạ đồng bị ô xy hoá, không giữ được màu sắc đẹp như khi mới đưa ra lưu thông…), vì thế trong thời gian này, Ngân hàng Nhà nước chưa đức bổ sung tiền kim loại.

Để đáp ứng nhu cầu của lưu thông, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành thủ tục đấu thầu quốc tế để phát hành loại tiền này.

7/ Cử tri Tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem lại việc sản xuất tiền kẽm cũng như chất lượng tiền kẽm, giữa tiện lợi và bất tiện cho người sử dụng. Có nên sử dụng không những đồng tiền kẽm mệnh giá quá nhỏ (200 đồng, 500 đồng) gây lãng phí.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu mệnh giá đồng tiền trong lưu thông cần xem xét trên tổng thể nhu cầu của tất cả các đối tượng trong xã hội và nhu cầu của nền kinh tế. Thực tế, ngay tại Tp Hồ Chí Minh nhu cầu đối với đồng tiền mệnh giá 500 đ, 200 đ là rất lớn, rất cần thiết trong hoạt động thanh toán, nhất là tại các khu vực mức sống của nhân dân còn thấp. Mặt khác, nếu trong cơ cấu mệnh giá không có các đồng tiền loại 500 đ, 200 đ thì sẽ gây không ít khó khăn cho việc niêm yết, thanh toán giá cả hàng hoá (bước thấp nhất trong giao dịch là 1000 đ). Ngay cả ở các nước phát triển, những loại tiền mệnh giá thấp vẫn được lưu hành, sử dụng trong trao đổi, mua bán hàng hoá, như đồng 1 cent của Mỹ (tương đương 150đ), đồng 1 cent của Liên minh Châu Âu (tương đương 200đ).

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán của người dân, đặc biệt là trong mua bán hàng hoá tiêu dùng hàng ngày và tránh được sự lãng phí chung cho xã hội và việc phát hành những đồng tiền có mệnh giá nhỏ như 100 đ, 200đ, 500 đ là cần thiết.

8/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước xem xét việc ra đời của quá nhiều ngân hàng chuyên doanh lại có sự chỉ đạo của ngành dọc làm giảm khả năng cạnh tranh, có sự khép kín trong giao dịch gây hậu quả không lành mạnh trong hoạt động và trái với pháp luật.



Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần (Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007), trong đó có quy định cụ thể các tiêu chí, điều kiện và thủ tục hồ sơ liên quan việc thành lập ngân hàng mới.

Cho đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng Nhà nước chưa xem xét việc cấp phép thành lập mới ngân hàng thương mại. Theo đề án, các tiêu chí thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (được Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 6408/VPCP-KTTH ngày 3/11/2006 của Văn phòng Chính phủ), thì xu hướng thành lập các ngân hàng trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ không được Ngân hàng Nhà nước khuyến khích vì mô hình này đi ngược với xu hướng “đại chúng hoá” hoạt động ngân hàng và chứa đựng những rủi ro tiềm tàng bắt nguồn từ cơ chế quản lý kiểm soát thiếu minh bạch, các hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng nội bộ.

9/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị các ngân hàng công khai các tài khoản giao dịch của các tổ chức kinh tế, các cá nhân nhằm chấn chỉnh tình trạng mở tài khoản mới nhằm mục đích “trốn nợ”.

Trả lời (Công văn số 6535/NHNN-VP ngày 20/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam):

Theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật thông tin ngân hàng, tổ chức tín dụng được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi, tài sản của khách hàng và hoạt động của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Vì vậy, việc yêu cầu ngân hàng thương mại công khai các tài khoản giao dịch của tổ chức kinh tế, cá nhân là không phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân mở tài khoản nhằm mục đích “trốn nợ” sẽ được các cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.



BỘ CÔNG NGHIỆP
1/ Cử tri tỉnh Bạc Liêu, Ninh Thuận kiến nghị: “Nhiều cử tri cho rằng hiện ngành điện chưa thực hiện đúng theo quy định của Luật điện lực. Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 41 của Luật điện lực thì: đơn vị phân phối có nghĩa vụ đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện. Tại khoản 3 Điều 24 cũng quy định: Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua kiểm tra chỉ số công tơ... Như vậy theo quy định của Luật địên lực thì bên bán điện (ngành điện lực) phải có nghĩa vụ kéo dây và lắp đặt công tơ điện tại khu nhà của người mua điện. Nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp ngành điện chỉ kéo dây và bắt công tơ điện tại trụ điện đấu nối còn đường dây sau trụ điện (sau công tơ) người mua điện phải tự đầu tư đấu kéo. Việc làm của ngành điện lực gây thiệt thòi cho người dân, gây mất mỹ quan và người dân (bên mua điện) rất khó kiểm tra chỉ số công tơ. Cử tri đề nghị cơ quan chức năng và ngành điện lực xem xét lại việc thực thi quy định của Luật điện lực”.

Trả lời Công văn số 2490 /BCN – KH ngày 31/5/2007 và 2672/BCN-KH ngày 12/6/2007 của Bộ Công nghiệp):

Về trách nhiệm đầu tư đường dây và công tơ: Tại điểm c, khoản 2 Điều 41 Luật Điện lực quy định nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện: xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên mua điện.

Về vị trí lắp đặt công tơ: Vị trí lắp đặt công tơ điện trong lưới điện hạ thế phải tuân thủ theo các quy phạm kỹ thuật ngành như: đảm bảo bán kính cấp điện, bảo đảm tiêu chuẩn tổn thất điện năng, điện áp trên lưới hạ thế, tình trạng lưới điện của địa phương và được quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật điện lực: Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải đảm bảo an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.

Liên quan đến vị trí đặt công tơ, tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực đã quy định: Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ điện đặt trong phạm vi quản lý của mình theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện. Trong trường hợp công tơ điện bị mất phải bồi thường, làm hư hỏng phải chịu chi phí cho việc sửa chữa, kiểm định.

Đối chiếu với các quy định này, vị trí đặt công tơ được xác định là trong phạm vi quản lý của người mua, nhưng đồng thời phải thoả mãn cả hai điều kiên bên mua kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ. Như vậy qui định như trên không có nghĩa là phải lắp đặt công tơ tại khu nhà của người mua điện, mà phải căn cứ theo từng trường hợp mà quyết định cho phù hợp và thuận tiện cho cả bên mua và bán điện. Thực tế, đối với khu vực thành phố, do mật độ dân cư, mật độ phụ tải cao cho nên việc lắp đặt công tơ gần khu vực của bên mua điện hơn. Còn trong trường hợp đối với khu vực nông thôn, do mật độ dân cư thưa và mật độ phụ tải thấp, cho nên công tơ thường được lăp đặt xa với các hộ dân hơn.

Trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải rất nhanh của nền kinh tế, ngành điện phải tập trung giành phần lớn nguồn vốn được cân đối trong kế hoạch tài chính nhà nước (vay, ODA..) cho các công trình nguồn và lưới truyền tải. Do đó, việc đầu tư lưới điện phân phối (bao gồm cả việc lắp đặt công tơ) phải có kế hoạch cụ thể hàng năm, tránh việc đầu tư ồ ạt nhưng phải đảm bảo cấp điện cho dân và thực thi nghiêm theo Luật điện lực. Những trường hợp vi phạm Luật sẽ được xử lý nghiêm theo các quy định hiện hành. Đề nghị cử tri tăng cường giám sát và thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương biết và giải quyết những trường hợp cho thấy ngành điện chưa thực hiện nghiêm theo Luật Điện lực.



2/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Theo quy định của Luật điện lực thì việc xây dựng lưới điện thuộc trách nhiệm của ngành điện, nhưng ở Điều 61 của Luật điện lực lại yêu cầu địa phương hỗ trợ đối với các công trình điện đầu tư có hiệu quả kém ở nông thôn. Hiện nay, việc đầu tư công trình điện (theo Điều 61) bị đình trệ, do tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa ngành điện và địa phương. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn thi hành điều luật này”.

Trả lời (Công văn số 2760 /BCN – KH ngày 15/6/2007 của Bộ Công nghiệp):

Thực hiện mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra đến năm 2010 phấn đấu 95% số hộ dân nông thôn có điện, Bộ Công nghiệp đã và đang tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và đầu tư lưới điện nông thôn.Việc đầu tư lưới điện nông thôn là một phần trong tổng nhu cầu đầu tư của ngành điện. Tuy nhiên, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng phụ tải rất nhanh của nền kinh tế, ngành điện phải tập trung giành phần lớn nguồn vốn được cân đối trong kế hoạch tài chính nhà nước (vay, ODA..) cho các công trình nguồn và lưới truyền tải. Do đó, việc đầu tư lưới điện nông thôn cần phải huy động thêm các nguồn vốn khác.Tinh thần này cũng đã được Luật Điện lực quy định chính sách phát triển điện nông thôn, miền núi, hải đảo như sau



Điều 61

1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đơn vị điện lực hoạt động tại các khu vực mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế.

2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn điện từ sau công tơ đến nơi sử dụng điện cho các hộ dân thuộc diện chính sách xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của Uỷ ban Nhân dân địa phương.

3. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước gồm:

a) Hỗ trợ về vốn đầu tư;

b) Hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư;

c) Ưu đãi về thuế.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc thực hiện chính sách hỗ trợ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp lưới địen ở nông thôn, miền núi, hải đảo

Điều 34 Nghị định 105/2005/NĐ - CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực quy định:

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi và hải đảo. 

Các điều khoản trên đây tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị hoạt động điện lực ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, kinh doanh không hiệu quả.

Hiện nay, Bộ Công nghiệp đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành có liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tư phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo.

3/ Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

1- Đề nghị Nhà nước đẩy nhanh tiến độ thi công kéo điện thắp sáng cho nhân dân các thôn chưa có điện ở vùng sâu, vùng xa của các huyện vùng cao (cử tri thôn Nà Pâu, xã Lạc Nông, huyện Bắc Mê)

2- Đề nghị Nhà nước lắp đặt 01 trạm biến thế tại xóm Xá Sỉ Lủng, xã Căn Chu Phìn, huyện Mèo Vạc để kéo điện đi xóm Sủng Thà, Nàn Chải, Há ía (hơn 400 hộ).

Trả lời (Công văn số 2726 /BCN – KH ngày 14/6/2007 của Bộ Công nghiệp):

Trong những năm qua, vấn đề cung cấp điện cho các vùng nông thôn nói chung, cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa nói riêng luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm và là một trong các nội dung trọng tâm được đặt ra trong Quy hoạch phát triển Điện lực ở các giai đoạn, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nâng cao mức sống của đồng bào tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Trong thời gian qua, để thúc đấy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống sinh hoạt cho các vùng nông thôn trong cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, Tập đoàn Điện lực (EVN) đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn KHCB, vốn vay WB đầu tư cấp điện tới các hộ dân nông thôn.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015 đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại Quyết định số 3839/QĐ-BCN ngày 22 tháng 11 năm 2005, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng điện năng trong giai đoạn 2006-2015 là 20% năm, đạt bình quân đầu người ở năm 2015 là 577 kWh/người/năm, Hà Giang cần xây dựng mới khối lượng lớn đường dây và trạm biến áp, bao gồm 695 km đường dây 220 kV, khoảng 230 km đường dây 110 kV, xây dựng mới 1 trạm biến áp 220kV, xây dựng mới và cải tạo 8 trạm biến áp 110kV. Đồng thời, trong giai đoạn 2006-2010 Hà Giang còn xây dựng mới và cải tạo 781 km đường dây trung thế, 869 km đường dây hạ thế, xây dựng mới và cải tạo 134 trạm biến áp hạ thế với tổng dung lượng là 11.313 kVA. Khối lượng yêu cầu về vốn xây dựng lưới điện ở các cấp điện áp là 1.320 tỷ đồng, trong đó lưới trung hạ thế là 255 tỷ đồng. Đây là một khối lượng đầu tư lớn, cần phải huy động các nguồn vốn tham gia. Tinh thần này cũng đã được Luật Điện lực quy định tại Điều 60, Điều 61. Riêng đối với các thôn vùng sâu vùng xa của Hà Giang, đề nghị UBND Tỉnh báo cáo Chính phủ xin vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng mạng lưới điện chiếu sáng sinh hoạt cho nhân dân.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương