Tp hồ chí minh, tháng 10 năm 2010 LỜi cảm tạ



tải về 212.53 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích212.53 Kb.
#29187
  1   2   3

Trường Đại học Công nghiệp tp HCM

Tiểu luận Kinh tế vi mô



rectangle 72group 74


group 77


TP HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2010




LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đồng thời gúp chúng em tiếp thu tốt những kiến thức của môn học Kinh tế vi mô, là một môn học quan trọng trong khối ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành Tài chính – Ngân hang nói riêng, từ đó xây dựng được nền tảng kiến thức về kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô nói riêng, đó là nhờ một phần không nhỏ những sự giúp đỡ chân thành của nhiều người. Do vậy, chúng em, Nhóm NEW MOON, xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Nhà Trường đã cung cấp cơ sở vật chất và các điều kiện học tập khác, cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh đã trang bị những kiến thức cơ bản làm nền tảng lý luận cho bài tiểu luận của chúng em, đặc biệt là Cô TRẦN NGUYỄN MINH ÁI, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cụ thể những tri thức của môn học này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: thời gian làm tiểu luận ngắn, các khái niệm nhận định trong môn học tương đối mới lạ, khó chắc lọc, nắm bắt được đầy đủ, chính xác các số liệu, tin tức liên quan đến đề tài....Nên chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chân thành góp ý của Cô TRẦN NGUYỄN MINH ÁI và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2010

Thay mặt nhóm

Nhóm trưởng : Võ Thanh Bình



MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 01

MỤC LỤC 02

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 04

Nhận xét chung 04

Điểm cho sinh viên 04

A.PHẦN MỞ ĐẦU 05

1.Đặt vấn đề 05

2. Mục đích nghiên cứu 05

3. Đối tường nghiên cứu 05

4. Phương pháp nghiên cứu 05

5. Phạm vi nghiên cứu 05



B.NỘI DUNG 06

CƠ SỞ LÝ LUẬN 06

Sơ đồ các loại thị trường 06

Các loại thị trường 06

1.Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: 06

2.Thị trường độc quyền hoàn toàn: 07

3.Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn: 07

Thị trường độc quyền nhóm: 08

THỰC TRẠNG 09

1.Tổng quan thị trường mạng điện thoại di động ở Việt Nam 09

Biểu đồ phân chia thị phần (tính đến quý I/2009) 09

Ba nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất Việt Nam hiện nay 10

Beeline : điển hình cho mạng di động nhỏ 12

Nhìn lại về thị trường trong vài năm qua: 13

2. Độc quyền của các nhà cung cấp dịch vụ 14

Tự ấn định giá cước, trói giá sàn. 15

Kìm hãm các mạng nhỏ bằng giá cước thấp và đầu số mới 15

Các nhà dịch vụ chiếm thị phần lớn áp đặt dịch vụ theo ý muốn 16

Xóa đi lợi thế của doanh nghiệp nhỏ (tạo them đầu số mới) 16

Mạng nhỏ khó khăn gia nhập ngành : thiếu vốn và cơ sở hạ tầng. 17

Thế độc quyền đang được duy trì, khó có thể phá bỏ. 17

Tình trạng độc quyền vẫn có xu hướng phát triển 18

Độc quyền có hại cho phát triển ngành và cả người tiêu dùng Việt Nam. 19

Sự can thiệp của nhà nước nhằm tránh tình trạng độc quyền: 20



3. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ 20

Cạnh tranh trong chiếm lĩnh thị phần 20

Cạnh tranh về giá cước 21

a)Giảm giá cước 21

b)Tăng khuyến mãi 22

Cạnh tranh với nhiều hình thức cung cấp dịch vụ khác nhau 23



Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ nhỏ 24

4.Kết luận về thị trường mạng di động ở Việt Nam : thị trường độc quyền nhóm 25

C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 27

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhận xét chung :

Điểm cho sinh viên


STT

HỌ TÊN

MSSV

NHIỆM VỤ

ĐIỂM

1

Võ Thanh Bình (nhóm trưởng)



09085941

Phân công, tổng hợp, chỉnh sửa




2

Trần Thị Hồng Cẩm


09086011







3

Dương Mỹ Dung


09068501







4

Nguyễn Tiến Cường


09086391







5

Vũ Thị Thơm


09087491







6

Nguyễn Thị Hiên


09087091







7

Nguyễn Lan Phương


09077451






8

Phạm Thị Kim Anh


09089001







9

Trần Vũ Thục Nhi


09180811







10

Nguyễn Thanh Vân


09191481







11

Nguyễn Hoàng Tố Linh


08835354







A.PHẦN MỞ ĐẦU

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt biệt đứng trước thời kì mở cửa, tính chất độc quyền và cạnh tranh trên thị trường đang là vấn đề rất được quan tâm. Nhiều lĩnh vực kinh tế của nước ta đang có xu hướng trở thành những thị trường mang tính chất cạnh tranh hoàn toàn, hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều lĩnh vực kinh tế mang tính chất độc quyền.

Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực, điển hình như Mạng di động ở nước ta, vấn đề này có tính chất phức tạp hơn : đan xen giữa độc quyền và cạnh tranh.... Cần phải được nghiên cứu kĩ và có các định hướng nhất định cho quá trình phát triển của lĩnh vực này. Từ đó có thể mang lại lợi ích cho cả nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển toàn ngành viễn thông.



Chính vì thế, nhóm chúng em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Độc quyền và cạnh tranh trong thị trường mạng di động Việt Nam hiện nay, nhóm chúng em rất mong có thể tìm hiểu kĩ hơn vấn đề đang được chú ý này. Hi vọng qua đây sẽ có được cái nhìn rõ hơn và khoa học hơn về thị trường kinh tế ở Việt Nam nói chung cũng như Mạng di động trong nước nói riêng, từ đó rút ra các nhận định đánh giá của bản thân. Rất mong được sự quan tâm và chân thành góp ý của cô Ái và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

  1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản của môn học Kinh tế học nhất là kiến thức của thị trường độc quyền nhóm, từ đó có thể rút ra những nhận xét, đánh giá, áp dụng giải thích thực tiễn bằng lý luận.

  1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Các mạng điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay, thị phần, chiến lược kinh doanh, xu hướng phát triển của ngành.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận của giáo trình đang học kết hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay từ đó rút ra các nhận định, đánh giá. Nghiên cứu số liệu, tham khảo quan điểm kinh tế học của các nhà quản trị hiện đại

  1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Thị trường Việt Nam nói chung và Thị trường mạng điện thoại di động trong nước nói riêng.

B. NỘI DUNG

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái quát các loại thị trường với sơ đồ sau
group 91
CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG

1.Thị trường cạnh tranh hoàn toàn:

Khái niêm: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn là thị trường mà trong đó không có một người mua hoặc không có một người bán nào đủ sức quyết định số lượng và giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ đó trên thị trường.

Đc điể̉m: Thị trường cạnh tranh hoàn toàn phải hội đủ 4 điều kiện sau đây:

  • Số lượng người tham gia thị trường phải tương đối lớn, đạt tới mức sao cho số lượng hàng hóa mà từng xí nghiệp cung ứng là rất nhỏ so với lượng được cung ứng trên thị trường, nói cách khác, họ là “người nhận giá”. Xí nghiệp chỉ có thể kiểm soát sản lượng sản xuất ra và sự phối hợp các yếu tố sản xuất, không thể kiếm soát giá sản phẩm trên thị trường.

  • Doanh nghiệp có thể tham gia và rút khỏi thị trường một cách dễ dàng, nghĩa là các xí nghiệp và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, để tìm kiếm con đường nào có lợi nhất. Đây không phải là điều kiện thực hiện dễ dàng vì bị hạn chế bởii nhiều rào cản về mặt luật pháp, tài chính , tiền vốn, tính chất kỹ thuật đặc thù của máy móc, thiết bị.

  • Sản phẩm của các doanh nghiệp phải đồng nhất với nhau, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra phải hoàn toàn giống nhau về mọi mặt như về chất lượng, hình thức bên ngoài. Hay nói cách khác là sản phẩm của doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay thế cho nhau.

  • Người mua và người bán phải nắm được thông tin thực tế về giá cả của các sản phẩm trên thị trường.

2.Thị trường độc quyền hoàn toàn:

Khái niêm: Thị trường độc quyền hoàn toàn là thị trường mà trong đó chỉ có một người bán duy nhất nhưng có rất nhiều người mua.

Đặc điêm: Thị trường độc quyền hoàn toàn có một số đặc điểm:

  • Chỉ có một người bán duy nhất và rất nhiều người mua. Do đó người bán có thể ảnh hưởng đến giá bán bằng cách điều chỉnh sản lượng cung ứng.. Tuy nhiên trên thực tế một thị trường có một vài người bán vẫn có thể coi là thị trường độc quyền hoàn toàn.

  • Không có người thay thế sản xuất hàng hóa cùng loại với công ty độc quyền, do đó người mua không có sự lựa chọn nào khác ngoài mua hàng của công ty độc quyền. Vì vậy công ty độc quyền hoàn toàn có thể kiểm soát toàn bộ thị trường, tùy theo mục tiêu mà doanh nghiệp tự mình quyết định mức sản lượng và giá bán. Tuy nhiên nhà độc quyền vẫn còn bị mức cầu thị trường và các điều kiện về kỹ thuật chi phối.

  • Doanh nghiệp rất khó khăn khi muốn gia nhập hay rút khỏi ngành do các rào cản:

  1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên: như đất đai, than đá, dầu mỏ, quặng kim loại…. Nguồn cung ứng của các tài nguyên này luôn bị giới hạn do đó sẽ xuất hiện tình trạng độc quyền khi nằm trong tay các nhà độc quyền.

  2. Nguồn vốn: một số ngành yêu cầu phải có vốn đầu tư ban đầu rất lớn nhà máy sản xuất thép, công ty xây dựng, doanh nghiệp đường sắt, hàng hải,… Những doanh nghiệp có vốn ít không thể gia nhập hay tồn tại trong ngành, cho nên nhưng doanh nghiệp hiện tại thường độc quyền hoàn toàn.

  3. Kỹ thuật chuyên dụng: Một số ngành đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật chuyên dụng đặc trưng. Cho nên những doanh nghiệp này độc quyền hoàn toàn.

  4. Qui định của pháp luật: những qui định của pháp luật cũng có thể gây nên tình trạng độc quyền như luật bản quyền, qui định về độc quyền nhãn hiệu, qui định về tiêu chuản hóa…

  5. Tiện ích công cộng: Những doanh nghiệp như công ty cầu đường, bưu điện, công ty cấp nước, công ty bưu chính viễn thông… là một dạng của độc quyền hoàn toàn. Phần lớn các công ty này thuộc sở hữu của nhà nước nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Từ các nguyên nhân trên dẫn tới các dạng độc quyền:



  • Độc quyền về tài nguyên chiến lược

  • Độc quyền về bằng phát minh sáng chế

  • Độc quyền do luật định

  • Độc quyền tự nhiên

  • Độc quyền về sản phẩm hay dịch vụ tiện ích công cộng

3.Thị trường cạnh tranh không hoàn toàn: gồm 2 loại Thị trường độc quyền nhóm và thị trường cạnh tranh độc quyền. Ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu kỉ về lý thuyết của Thị trường độc quyền nhóm

Thị trường độc quyền nhóm:

Khái niệm: Thi trường độc quyền nhóm là thị trường mà ở đó mốt số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hàu hết sản lượng thị trường

Đặc điểm:

  • Thị trường có ít người bán, thị phần của xí nghiệp khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo… ành hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp còn lại, lập tức các doanh nghiệp này phải phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.

  • Sàn phẩm có thể đồng nhất (thép, nhôm, ximăng, hóa dầu) hoặc phân biệt (ngành sản xuất ôtô, thiết bị điện và máy tính) và các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau.

  • Doanh nghiệp mới( tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào cản như: độc quyền về bằng sáng chế hay qui trình công nghệ, có ưu thế về qui mô lớn, uy tín tiếng tăm của các doanh nghiệp hiện có…, ngoài ra các xí nghiệp lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những xí nghiệp mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản suất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có xí nghiệp mới gia nhập vào ngành.

  • Đường cầu thị trường có thể xác lập dễ dàng nhưng đường cầu của từng xí nghiệp khó được thiết lập vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của xí nghiệp một cách xác đáng.

Phân loại thị trường: Thị trường độc quyền nhóm có 2 loại:

  • Các doanh nghiệp độc quyền hợp tác với nhau. Nếu các doanh nghiệp độc quyền tập hợp với nhau thành một doanh nghiệp duy nhất thì hành vi của họ cũng giống như doanh nghiệp nhiều bộ phận. Sản lượng và giá cả được quyết định chung, sau đó mới tiến hành phân chia sản lượng và lợi nhuận cho các thành viên riêng lẻ. Giữa họ có thống nhất nhưng đồng thời cũng có sự cạnh tranh giành lợi nhuận cao nhất.

  • Các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác với nhau. Nếu không có sự cấu kết với nhau thì đường cầu của mỗi doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào thái độ của từng đối thủ cạnh tranh. Khi một doanh nghiệp giảm giá thì các doanh nghiệp khác sẽ làm theo. Nhưng khi nó tăng giá thì không gây phản ứng gì về mặt giá đối vối các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy đường cầu của các doanh nghiệp độc quyền trong trường hợp này là đường cầu có dạng gãy khúc.

Đường cầu gãy khúc :

  • Đường cầu hay đường doanh thu trung bình trong thị trường độc quyền nhóm thì gãy khúc chứ không phải là đường thằng dốc xuống. Nó có hai phân khúc với độ dốc và độ co giãn khác nhau. Ta có hai giả thiết:

  • Nếu công ty giảm giá, họ sẽ mong đợi đối thủ cạnh tranh cũng cắt giảm giá tương tự, đường cầu thị trường sẽ tăng nhưng thị phần của công ty không thay đổi.

  • Nếu công ty tăng giá nhưng đối thủ cạnh tranh không tăng giá theo, sẽ có một sự gia tăng rất nhỏ với đường cầu nhưng công ty lại bị giảm doanh thu khá mạnh.

  • Hai giả thiết trên cho thấy nếu giá không tăng cũng không giảm thì công ty sẽ được lợi nhiều hơn. Giá cả trong thị trường độc quyền nhóm thường cố định. Hơn nữa, một mức giá cố định như vậy sẽ gây ra sự gãy khúc cho đường cầu với độ dốc khúc dưới lớn hoặc không co giãn, còn độ dốc của khúc đường cầu nằm trên thì thoải hơn, co giãn nhiều. Do đó không có động lực cho sự thay đổi giá trong thị trường độc quyền nhóm.

Cân bằng trong thị trường độc quyền nhóm:

Khi có được giao điểm của hai đường cầu cắt nhau, thị trường độc quyền nhóm tự động cân bằng. Giao điểm hai đường cầu gãy khúc chính là điểm cân bằng E. Do điểm cân bằng E cố định nên không có động lực nào khiến doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm di chuyển khỏi điểm cân bằng này. Bất cứ nỗ lực nào của doanh nghiệp để làm tăng hay giảm giá đều không có lợi cho doanh nghiệp.


THỰC TRẠNG

  1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Tại Việt Nam hiện nay đã có 7 mạng di động :

Mobifone: Công ty TNHH một thành viên do Nhà Nước làm chủ sở hữu

Vinaphone:  Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Viettel: Công ty Viễn thông Viettel thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội

S-fone: Công ty liên doanh giữa Saigon Postel và SLD Telecom

Beeline: Công ty Cổ phẩn Viễn thông Di Động Toàn Cầu (GTEL Mobile JSC.)

Vietnammobile: Công ty Thông tin Di động Việt Nam (Vietnam Mobile Telecom Services Company – VMS

EVN Telecom: Công ty Thông tin Viễn Thông Điện Lực



  • Biểu đồ phân chia thị phần (tính đến quý I/2009)

Thị phần :



  • MobiFone đạt 41% thị phần di động

  • Vinafone đạt 20% thị phần di động

  • Viettel là 34% thị phần di động

  • Sfone 3% thị phần di động

  • .........

  • Ba nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất Việt Nam hiện nay

MẠNG MOBIFONE

Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.

Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di động tại Việt Nam.


  • 2009: Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008.

  • 7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

TĂNG TRƯỞNG THUÊ BAO QUA CÁC NĂM 1993-2010

Hiện tại, MobiFone đã có gần 5 triệu thuê bao di động sử dụng đầu số 090 nên nếu không đưa thêm đầu số 093 vào hoạt động thì chắc chắn tình trạng hết số sẽ diễn ra.

MobiFone cho biết, bắt đầu từ đầu tháng 6 sẽ chính thức cung cấp thêm đầu số 093 nhằm đáp ứng thêm nhu cầu tăng số lượng thuê bao mới.

Theo kế hoạch, trong năm nay MobiFone sẽ đạt 7,5 triệu thuê bao và để đảm bảo hoạt động của số thuê bao này, MobiFone đã đầu tư 150 triệu USD để nâng cấp toàn bộ mạng lưới.



Tin từ nhà cung cấp mạng di động MobiFone cho biết, trong tháng 3 nhà cung cấp này đạt 44,4% thị phần di động. Như vậy với thị phần này, MobiFone đang là nhà cung cấp đứng đầu “bảng tổng sắp”.

(Theo_DanTri)
VIETTEL (TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI)

Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.

Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng:

Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.

Năm 2004 Việt Nam mới có khoảng 2 triệu thuê bao di động. Nhưng sau 4 năm Viettel tham gia vào thị trường này đã thúc đẩu số thuê bao bùng nổ ở mức hoảng 40 triệu thuê bao.

Đến thời điểm này, mạng Viettel Mobile đã có 8.000 trạm phát sóng di động BTS và sẽ đạt 13.000 trạm BTS vào cuối năm 2008 để tiếp tục dẫn đầu trên thị trường thông tin di động về vùng phủ sóng. Viettel Telecom cũng đưa ra kế hoạch sẽ nâng dung lượng mạng lên đủ phục vụ cho 50 triệu thuê bao và sẽ chiếm 45% thị phần dịch vụ thông tin di động vào cuối năm 2008.   

Tháng 3/2008, Viettel Telecom được xếp vị trí 62/100 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất thế giới theo đánh giá của tổ chức chuyên về thống kê các chỉ số viễn thông - Wireless Intelligence.



(ICTnews)

VINAPHONE

Ngày 26/6/1996, mạng thông tin di động VinaPhone chính thức được khai trương và đi vào hoạt động với công nghệ GMS, hiện đại nhất tại thời điểm đó. Vinaphone là một trong các nhà cung cấp thông tin di động với mạng lưới phủ sóng 100% huyện thị, thành phố trên cả nước.

Với dung lượng mạng hiện tại, VinaPhone có thể đáp ứng được 200% - 300% nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động hàng ngày. Hệ thống tổng đài cũng được nâng cấp sẵn sàng đáp ứng cho khoảng 50 triệu thuê bao đang hoạt động. Hệ thống nhắn tin của VinaPhone được các chuyên gia đánh giá có dung lượng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, có thể chuyển tải 20 - 30 triệu SMS/giờ.

Trong năm 2009, quy mô mạng lưới đã phát triển gần như gấp hai lần so với năm 2008 với 27 triệu thuê bao phát triển thực. Doanh thu toàn mạng đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng. Thuê bao phát triển thêm đạt trên 10 triệu số. Bằng việc tăng thị phần từ 26% lên trên 30% trong năm 2009, Vinaphone đã khẳng định vị thế là nhà khai thác di động hàng đầu tại Việt Nam.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải đáp khách hàng, Công ty đã xây dựng và ban hành quy trình giải quyết khiếu nại cho thuê bao trả trước và trả sau, phân cấp mạnh xuống các đài khai thác VinaPhone khu vực để giải tỏa đáng kể các khiếu nại tồn đọng, làm cho khách hàng thực sự hài lòng.

Vinaphone đã cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp thông qua Portal để khách hàng có thể sử dụng tùy ý khi cần thiết mà không cần phải tới từng đại lý hay qua tổng đài. Những khách hàng bình dân có thể tự mình thay đổi dịch vụ, cài đặt dịch vụ, quản lý cước… thông qua Portal của Vinaphone nhanh chóng. Vinaphone cung cấp miễn phí dịch vụ đồng hóa dữ liệu (Vina SyncML) dành cho người dùng mạng để trong trường hợp mất máy, họ có thể lấy lại toàn bộ danh bạ người dùng đã lưu trước đó thông qua lưu trữ trên Server của Vinaphone. Đây là một dịch vụ mới mà hiện chưa có mạng nào có thể làm được ngoài Vinaphone.


  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương