TỈnh yên bái số: 1047/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 71.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích71.7 Kb.
#3068


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH YÊN BÁI


Số: 1047/QĐ-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Yên Bái, ngày 07 tháng 7 năm 2007



QUYẾT ĐỊNH

V/v: phê duyệt Đề án một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển

kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010



UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;

Căn cứ Quyết định số 116/2006/QĐ-TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khoá XVI;

Căn cứ Quyết định số 329/2005/QĐ-UBND ngày 26/9/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án những nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế -xã hội các huyện, thị xã khu vực miền tây tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 17/4/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Dự án rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải thời kỳ 2001 – 2010;

Căn cứ ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại văn bản số 360/KL-TU ngày 11/4/2007 về Đề án phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang chải đến năm 2010;

Xét tờ trình số 280/TT-NN ngày 15/5/2007 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị phê duyệt “Đề án một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010”;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 446/TTr-KHĐT ngày 12/7/2007 về việc trình phê duyệt “Đề án một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010” và hồ sơ Đề án đã được chỉnh sửa bổ sung theo ý kiến tham gia của các Sở, ban, ngành, huyện Mù Cang Chải tại các cuộc hội thảo.



QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt “Đề án một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010” với nội dung:

I. Tên đề án: Đề án một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 - 2010.

II. Địa điểm thực hiện đề án: Trên địa bàn toàn huyện Mù Cang Chải.

III. Nội dung chính của đề án:

1. Thực trạng kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải:

1.1. Những kết quả đạt được:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8,5%/ năm, trong đó: nông lâm nghiệp và thuỷ sản 6,0%; Công nghiệp - xây dựng 11,0%; thương mại và dịch vụ 14,0%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành nông lâm nghiệp từ 80% năm 2000 giảm xuống còn 60% năm 2005; ngành công nghiệp – xây dựng từ 5% năm 2000 tăng lên 11% năm 2005; ngành thương mại – dịch vụ từ 15% năm 2000 tăng lên 24% năm 2005.

- Sản xuất nông lâm nghiệp: Sản lượng lương thực năm 2006 đạt 14.770 tấn, trong đó thóc 11.100 tấn; tổng diện tích chè 1.653 ha, trong đó chè Shan 1.475 ha; tổng diện tích cây ăn quả 1.700 ha, trong đó cây Sơn tra 1.500 ha; tổng đàn Trâu 8.570 con, tổng đàn Bò 5.900 con, tổng đàn Lợn 21.100 con; tổng diện tích rừng hiện có 52.771 ha, trong đó rừng trồng 12.231 ha.

- Công nghiệp xây dựng: toàn huyện có 174 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 4.700 triệu đồng.

- Thương mại – dịch vụ: toàn huyện có khoảng 200 cơ sở kinh doanh, riêng hệ thống chợ và các cơ sở hoạt động dịch vụ chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện lỵ và một số trung tâm cụm xã.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn: toàn huyện có 867 km đường giao thông, trong đó quốc lộ 32 dài 77 km; 67 công tình thuỷ lợi, trong đó có 13 công trình kiên cố; 16 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện, 02 phòng khám đa khoa khu vực; 19 trường học, trong đó còn 165 phòng học tạm; cơ sở hạ tầng về văn hoá xã hội có 01 sân vận động, 01 lễ đài kiêm sân khấu, 01 thư viện, 06 nhà văn hoá xã và 13 nhà sinh hoạt cộng đồng. Nhìn chung cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện còn rất thiếu.

1.2- Những khó khăn tồn tại:

- Do địa hình chia cắt phức tạp, thời tiết khí hậu rất khắc nghiệt, hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất thiếu nhất là các cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí thấp, không đồng đều đã hạn chế rất lớn việc thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư từ các nguồn lực ngoài huyện, trong nước cũng như nước ngoài để phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

- Quá trình chuyển dịch từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá diễn ra rất chậm, chưa vững chắc do người dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước về mọi mặt.

- Năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý, tham mưu, đề xuất… của cán bộ các cấp trong huyện còn có những hạn chế nhất định.



2- Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2007 – 2010:

2.1. Quan điểm, mục tiêu:

- Tập trung mọi nguồn lực, đặc biệt là phát huy nội lực của huyện để đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, tạo bước đột phá đến năm 2010 giảm đến mức thấp nhất khoảng cách phát triển so với các huyện, thị trong tỉnh.

- Đạt tiến bộ rõ nét về phát triển kinh tế, trong đó trọng tâm là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất hàng hoá từng bước phát triển. Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2010 đạt 18.900 tấn (tăng 4500 tấn so 2005), bình quân lương thực đầu người đến 2010 đạt 360 kg/người/năm (tăng 80kg/người/năm so 2005), cơ bản giải quyết được vấn đề an ninh lương thực tại chỗ gắn với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, không còn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và không còn di dân tư do.

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 5 triệu đồng/người/năm (tăng 3,2 triệu đồng/người/năm so 2005). Nguồn thu ngân sách hàng năm tăng trên 5 tỷ đồng/năm.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn thiết yếu được giải quyết về cơ bản, đảm bảo cho mọi người dân trên trong huyện đều được thụ hưởng từ công trình phúc lợi công cộng: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, y tế.

- Mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, tạo thêm nhiều việc làm bình quân mỗi năm 250 lao động, giảm tối đa số hộ nghèo bình quân mỗi năm 9% (từ 75,83% năm 2006 xuống còn 39,83% năm 2010), thu nhập bình quân đầu người đến 2010 đạt 5 triệu đồng/người/năm, sức khoẻ người dân được chăm sóc tốt hơn, mức hưởng thụ về văn hoá và tri thức được nâng cao.

- Hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn bản được củng cố ngày một trong sạch vững mạnh, đảm bảo ổn định chính trị và an ninh quốc phòng, giải quyết triệt để những vấn đề xã hội bức xúc trên địa bàn huyện.Không còn tái trồng cây thuốc phiện.

2.2- Một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế – xã hội:

Dự báo một số chỉ tiêu lớn: nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 12,5%, trong đó: nông lâm nghiệp và thuỷ sản 7,5%; công nghiệp – xây dựng 18,5%; thương mại và dịch vụ 22,0%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành nông lâm nghiệp từ 60% năm 2005 giảm xuống còn 55,0% năm 2010; ngành công nghiệp – xây dựng từ 11% năm 2005 tăng lên 18,0% năm 2010; ngành thương mại – dịch vụ từ 24% năm 2005 tăng lên 27,0% năm 2010.

a- Sản xuất nông lâm nghiệp:

- Sản xuất nông nghiệp: phấn đấu đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 18.900 tấn (tăng 4500 tấn), diện tích khai hoang ruộng bậc thang đạt 350 ha; sản lượng Đậu tương đạt 1.000 tấn; sản lượng Chè búp tươi đạt 500 tấn; duy trì ổn định sản lượng quả Sơn tra trên 2.200 tấn/năm.

- Chăn nuôi: tổng đàn Trâu đến 2010 đạt 9.500 con (tăng 1700 con so 2005), tổng đàn Bò đến 2010 đạt 8.000 con (tăng 2500 con so 2005), tổng đàn Lợn đến 2010 đạt 30.000 con (tăng 9700 con so 2005); sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 2.000 tấn/năm.

- Sản xuất lâm nghiệp: bảo vệ tốt trên 52.000 ha rừng hiện có; trồng mới 6.000 ha rừng, trong đó 2.500 ha rừng kinh tế; khai thác mỗi năm 4.000 m3 gỗ rừng trồng, 200 tấn nhựa thông. Tỷ lệ che phủ rừng đến 2010 đạt 51,5% (tăng 11,5% so 2005).

b- Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư:

- Lập quy hoạch chi tiết sắp xếp ổn định dân cư theo mô hình nông thôn mới, tổ chức di chuyển dân cư ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai, di dời một số hộ dân cư phân tán, du canh, du cư, xâm canh, xâm cư thành cụm tái định cư tập trung để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.

- Xây dựng các dự án bố trí dân cư, trọng tâm phải xây dựng được các dự án chi tiết bố trí sắp xếp ổn định cho 529 hộ, để triển khai thực hiện tốt trong những năm tới.

c- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Xây dựng 01 xưởng sản xuất gạch có công suất 02 triệu viên/năm và nghiên cứu để xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch không nung; 01 cơ sở sản xuất rượu vang Sơn tra; nâng cấp nhà máy chế biến chè Púng Luông đạt công suất chế biến 03 tấn chè búp tươi/ngày và hỗ trợ đầu tư các cơ sở chế biến chè xanh có quy mô nhóm hộ; nâng cấp xưởng chế biến gỗ Púng Luông; đầu tư xây dựng để hình thành làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm của người H.Mông; củng cố và nhân rộng nghề truyền thống nuôi ong lấy mật…

d- Cơ sở hạ tầng thiết yếu:

- Giao thông: kiên cố hoá các đoạn xung yếu, cầu cống để đảm bảo tuyến từ huyện đến xã, khu dân cư và vùng sản xuất tập trung đi lại được thông suốt 4 mùa; từ 2007 –2010, xây mới và nâng cấp 48 công trình đường giao thông (đường huyện 19 công trình, đường liên xã 14 công trình, đường liên thôn bản 15 công trình).

- Thuỷ lợi: khôi phục nâng cấp 40 công trình, phấn đấu đến năm 2010 có trên 60% diện tích lúa được tưới tiêu.

- Nước sinh hoạt: xây dựng mới 21 công trình nước tập trung, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 60%.

- Cơ sở hạ tầng khác: xây dựng mới 01 công trình chợ tại trung tâm xã Nậm Khắt; xây mới và nâng cấp 24 công trình trụ sở, cơ quan và các hạng mục kiến trúc khác để đảm bảo tốt nơi làm việc cho các phòng ban của huyện, UBND các xã và phục vụ tốt một số nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân.



2.3. Một số giải pháp chủ yếu:

- Trồng trọt: tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng trên diện tích hiện có, mở rộng diện tích bằng khai hoang và tăng vụ ở những nơi có điều kiện, đồng thời chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh để tăng hệ số sử dụng đất và diện tích canh tác.

- Chăn nuôi: Cần chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò nhất là vào mùa khô hanh; chuyển phương thức chăn nuôi thả rông sang nuôi nhốt tập trung theo hình thức bán công nghiệp; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, chống rét cho gia súc gia cầm.Phát triển nghề nuôi ong có sản phẩm hàng hoá đáng kể.

- Lâm nghiệp: tổ chức tốt giao khoán rừng cho hộ gia đình và các tổ chức sử dụng lâu dài trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, tăng cường lực lượng kiểm lâm trên địa bàn để kiểm soát việc khai thác lâm sản, kiên quyết xử lý và ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản.

Đối với rừng kinh tế cần xây dựng các mô hình trồng thử nghiệm để tìm ra loài cây mới có sản lượng và giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng để đưa vào phát triển, hỗ trợ các hộ gia đình cây giống và phân bón thông qua kế hoạch giao hàng năm.

Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ thực hiện theo chính sách hiện hành của nhà nước, đồng thời có các chính sách đặc thù của tỉnh áp dụng cho huyện.

- Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư: thực hiện tốt các chính sách giao đất, giao rừng, chuyển nhượng giữa các hộ, khai hoang mới, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện đảm bảo cho người dân có đất sản xuất và các điều kiện vật chất thiết yếu khác để sớm ổn định cuộc sống.

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: tăng cường công tác quản lý, nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình có trên địa bàn; lồng ghép các chương trình dự án, các nguồn vốn để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp các công trình theo hướng kiên cố hoá để phát huy hiệu quả sử dụng cao nhất và lâu dài của công trình.

- Các vấn đề văn hoá xã hội: tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động, tạo điều kiện người lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Tuyên truyền vận động các hộ nghèo sinh đẻ có kế hoạch và phát huy hết khả năng, nỗ lực của bản thân tự vươn lên vượt qua đói nghèo không trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước. Vân động đi dôi với biên pháp hành chính, chỉ đạo sát sao đến người dân, để mọi người tự giác không còn tái trồng cây thuốc phiện, không di dân tự do.

3- Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư 1.125.439 triệu đồng.

3.1- Phân kỳ vốn đầu tư:

- Năm 2007: 96.338 triệu đồng.

- Năm 2008: 222.766 triệu đồng.

- Năm 2009: 315.150 triệu đồng.

- Năm 2010: 491.185 triệu đồng.

3.2- Vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực:

- Nông nghiệp nông thôn: 105.007 triệu đồng.

- Ổn định sắp xếp lại dân cư: 18.629 triệu đồng.

- Công nghiệp, thương mại – du lịch: 785.230 triệu đồng.

- Phát triển giao thông: 138.994 triệu đồng.

- Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá: 42.872 triệu đồng.

- Xây dựng cơ bản khác: 34.707 triệu đồng.

3.3- Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước: 256.786 triệu đồng.

- Vốn tín dụng: 753.900 triệu đồng.

- Vốn nước ngoài: 105.679 triệu đồng.

- Vốn trong dân và doanh nghiệp: 9.074 triệu đồng.

4- Một số cơ chế chính sách đặc thù:

4.1. Chính sách về đất đai:

- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác rà soát quy hoạch đất cấp xã, điều chỉnh và bố trí đất cho sản xuất, sử dụng vào các mục đích công cộng (xây dựng trường học, trạm xá, trụ sở, công trình đường, thuỷ lợi, điện …). Mức hỗ trợ 30 triệu đồng/xã (trong đó có cả quy hoạch trung tâm xã).

- Hỗ trợ thêm ngoài định mức cho diện tích khai hoang mới ruộng nước, ruộng cạn bậc thang và diện tích điều chỉnh từ các hộ có nhiều đất ruộng cho hộ thiếu đất. Mức hỗ trợ thêm là 02 triệu đồng/ha (tổng mức hỗ trợ là 07 triệu đồng/ha).

4.2. Chính sách về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp:

- Đối với diện tích rừng đặc dụng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, rừng phòng hộ rất xung yếu giao cho hộ dân bảo vệ, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 150.000 đồng/ha/năm (tổng mức hỗ trợ 200.000 đồng/ha/năm).

- Hỗ trợ 100% giá trị cho các hộ mua trâu đực giống, bò đực giống để lai tạo nâng cao chất lượng đàn trâu, bò. UBND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch hỗ trợ hàng năm.

- Hỗ trợ công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thông qua các hình thức như: cấp thuốc tiêm phòng, thuốc chữa bệnh và hỗ trợ kinh phí cho thú y vên tham gia phòng trừ dịch bệnh.

- Đối với một số xã, thôn nếu có diện tích Chè đã cho sản phẩm thu hoạch, nhưng quá xa nhà máy, thu mua vận chuyển khó khăn được hỗ trợ thiết bị chế biến chè xanh, quy mô nhóm hộ. Mức hỗ trợ thiết bị chế biến chè 15 triệu đồng/cụm đồng bộ. Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch chi tiết trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch hỗ trợ hàng năm.

4.3. Chính sách về phát triển giao thông, văn hoá, giáo dục:

- Hỗ trợ ngân sách làm đường từ xã đến các thôn bản, nếu chưa có dự án đầu tư, mức hỗ trợ 20 – 25 triệu đồng/km đường nông thôn, yêu cầu mặt đường rộng từ 2,5 – 3 m.

- Hỗ trợ cho các thôn bản, cụm dân cư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng là 20 triệu đồng/nhà; đồng thời hỗ trợ thêm cho các thôn bản có xây dựng hệ thống lắp đặt thiết bị thu truyền hình vệ tinh tại nhà sinh hoạt cộng đồng, mức hỗ trợ 5 triệu đồng (gồm: ti vi, ăng ten thu sóng …).

- Xây dựng nhà kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo đủ chỗ ở cho học sinh bán trú và nhà ở công vụ cho giáo viên cắm bản. Hỗ trợ cho học sinh người dân tộc học ở bậc trung học phổ thông gạo ăn trong thời gian học bán trú tại trường, mức hỗ trợ tương đương 15 kg gạo/em/tháng.



4.4. Chính sách về cán bộ:

- Đảm bảo tuyển đủ khuyến nông viên, thú y viên cho các xã. Khuyến nông viên, thú y viên làm việc tại xã sau 03 năm, nếu có nhu cầu được xem xét tuyển công chức xã, vào cơ quan nhà nước tại huyện, được tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian hợp đồng. Tiền công tuỳ theo địa bàn từ 400 – 800 nghìn đồng/người/tháng.

- Đối với cán bộ thuộc các ngành của huyện được tăng cường về các xã vùng sâu, vùng xa của huyện với thời gian trên 01 năm được hỗ trợ thêm 50% lương cấp bậc hiện hưởng của cán bộ. Riêng giáo viên thì áp dụng theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

- Đối với bác sĩ, cán bộ khác được luân chuyển về xã sau khi công tác 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam, hết thời hạn trên được cơ quan quản lý có thẩm quyền luân chuyển công tác về nơi làm việc cũ trước khi luân chuyển hoặc tạo điều kiện giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng. Hỗ trợ lần đầu khi bác sĩ, cán bộ khác luân chuyển đến công tác tại các xã là 3 triệu đồng/người.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ xã, thôn bản hàng năm hỗ trợ ngân sách mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý điều hành cho cán bộ xã, huyện. Ưu tiên hợp đồng, tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước là người địa phương đã được đào tạo.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sản xuất và các phong trào văn hoá xã hội. Cán bộ tham gia các hoạt động trong thời gian trưng tập được hỗ trợ kinh phí theo chương trình, ngoài ra còn được hỗ trợ thêm từ 100.000 – 300.000 đồng/tháng, tuỳ thời gian công tác thực tế tại cơ sở.



IV.Tổ chức thực hiện đề án:

1. Cấp tỉnh:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh do 01 đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện đề án, chủ trì phối hợp với các ngành để triển khai thực hiện đề án.

Thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo soạn thảo chương trình, kế hoạch hàng năm, đôn đốc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện đề án và tổng hợp báo cáo theo định kỳ hoặc báo cáo theo yêu cầu.



2. Cấp huyện:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện do đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban.

- Thành lập tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo soạn thảo chương trình, kế hoạch hàng năm, đôn đốc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện đề án và tổng hợp báo cáo theo định kỳ hoặc báo cáo theo yêu cầu.

3. Cấp xã:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp xã do đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban.

- Thành lập tổ thư ký giúp việc Ban chỉ đạo soạn thảo chương trình, kế hoạch hàng năm, đôn đốc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện đề án và tổng hợp báo cáo theo định kỳ hoặc báo cáo theo yêu cầu.

V. Hiệu quả của Đề án:

- Về kinh tế: Đề án được thực hiện sẽ tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực.

Cơ bản giải quyết được vấn đề an ninh lương thực tại chỗ, từng bước tạo được một số sản phẩm hàng hoá quy mô tập trung.

Sản lượng lương thực có hạt đến năm 2010 đạt 18.900 tấn (tăng 4500 tấn so 2005).

Tổng đàn trâu đến 2010 đạt 9.500 con (tăng 1700 con so 2005), tổng đàn bò đến 2010 đạt 8.000 con (tăng 2500 con so 2005), tổng đàn lợn đến 2010 đạt 30.000 con (tăng 9700 con so 2005); sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 2.000 tấn/năm.

Bình quân lương thực đầu người đến 2010 đạt 360 kg/người/năm (tăng 80kg/người/năm so 2005). Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt trên 5 triệu đồng/người/năm (tăng 3,2 triệu đồng/người/năm so 2005). Nguồn thu ngân sách hàng năm tăng trên 5 tỷ đồng/năm.

- Về xã hội, môi trường: Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ từ cấp thôn, xã đến huyện. Từng bước xoá bỏ các tập quán lạc hậu, bài trừ tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo (số hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 9% từ 75,83% năm 2006 xuống còn 39,83% năm 2010).

- Không còn tái trồng cây thuốc phiện, không còn di dân tự do.

- Giải quyết được hiện tượng đốt phá rừng làm nương rẫy, tăng độ che phủ của rừng đến năm 2010 đạt trên 51% (tăng 11,5% so 2005), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt, giảm độ xói mòn của đất và từng bước cải thiện tốt môi trường vệ sinh nông thôn.

VI. Thời gian thực hiện: Từ năm 2007 đến 2010.

Điều 2. Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải phối hợp với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trực tiếp chỉ đạo thực hiện đầu tư theo Đề án đảm bảo nguyên tắc quản lý của nhà nước theo các quy định hiện hành, đạt hiệu quả và đúng tiến độ.

Điều 3.Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Giao thông - Vận tải; Ban Dân tộc; Kho bạc nhà nước tỉnh; Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải; các ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.





N¬i nhËn:

TM UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

- Như điều 3.

- TT Tỉnh uỷ (báo cáo);

- TT HĐND tỉnh (báo cáo);

- TT .UBND tỉnh.

-Chuyên viên: CN, TH, XD,NLN, VX, TM.

- Lưu HC





Hoµng Xu©n Léc




Каталог: Lists -> DocumentLaws -> Attachments
Attachments -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên báI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên báI
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1009/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên bái số: 1013/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỈnh yên bái số: 1029/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên báI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên bái cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh yên báI
Attachments -> Ubnd tỉnh yên bái hộI ĐỒng biên tập cổng giao tiếP ĐIỆn tử TỈNH

tải về 71.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương