TỈnh ủy thừa thiên huế Số 1785-QĐ/tu đẢng cộng sản việt nam



tải về 37.93 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích37.93 Kb.
#11284

TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ


*

Số 1785-QĐ/TU


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




Thành phố Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2014


QUYẾT ĐỊNH

ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy

với Thanh tra tỉnh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

---
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI);

- Căn cứ Quy định 183-QĐ/TW, ngày 08/4/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV);

- Xét đề nghị của Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh,



BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh trong việc thực hiện công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh, ban thường vụ các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc hoặc có những vấn đề phát sinh mới thì kịp thời đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.




Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW; để

- Ban Nội chính TW; báo

- UBKT TW; cáo

- Các ban, UBKT, VPTU;

- Các đ/c UVTV Tỉnh ủy;

- Như Điều 2;

- Lưu VPTU.



T/M BAN THƯỜNG VỤ

PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC



(đã ký)

Trần Thanh Bình

QUY CHẾ

phối hợp giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với Thanh tra tỉnh

về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng

(Ban hành kèm theo Quyết định 1785-QĐ/TU, ngày 17/9/2014

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)

---
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi phối hợp

Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh (hai cơ quan) phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; phối hợp thực hiện nhiệm vụ do Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan.



Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Việc phối hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Việc phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan; bảo đảm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng hoặc dư luận xã hội quan tâm.

3. Thực hiện đúng chế độ bảo mật thông tin, tài liệu theo quy định của Đảng và Nhà nước; khi có yêu cầu phối hợp hoặc tham gia ý kiến, hai cơ quan phải trao đổi trực tiếp với nhau bằng văn bản và cùng chịu trách nhiệm.
Chương II

NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP
Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Thông báo, trao đổi thông tin về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

2. Khi cần thiết phối hợp kiểm tra, thanh tra một số nội dung liên quan đối với các cơ quan, địa phương, đơn vị và xác minh cán bộ, đảng viên thuộc cấp ủy quản lý khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Phối hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện sau thanh tra.

3. Phối hợp nghiên cứu tham mưu, giúp Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

4. Phối hợp thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tham mưu giúp Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng; tổ chức trao đổi kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 4. Trách nhiệm phối hợp

1. Ban Nội chính Tỉnh ủy

1.1. Phối hợp với Thanh tra tỉnh để thiết lập danh mục những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra đã chuyển hồ sơ sang Cơ quan Điều tra Công an tỉnh, để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.

1.2. Phối hợp với Thanh tra tỉnh nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo kết luận thanh tra, đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ, việc liên quan do cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý khi để xảy ra tham nhũng qua phát hiện của thanh tra; một số vụ, việc nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

1.3. Phối hợp với Thanh tra tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, địa phương, đơn vị thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.

1.4. Định kỳ 3 tháng, cung cấp cho Thanh tra tỉnh các văn bản, tài liệu của Ban Nội chính Tỉnh ủy liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; mời đại diện Thanh tra tỉnh tham dự các cuộc họp, hội nghị giao ban sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo do Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức.

1.5. Tham gia ý kiến đối với việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

2. Thanh tra tỉnh

2.1. Trao đổi, thông tin cho Ban Nội chính Tỉnh ủy về chương trình, kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2.2. Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tiến hành thanh tra, kiểm tra một số nội dung liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng.

2.3. Quá trình thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tham nhũng, có tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, Thanh tra tỉnh phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo và tham mưu đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý.

2.4. Gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy các kết luận thanh tra, kiểm tra có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng mà Thanh tra tỉnh thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2.5. Định kỳ gửi báo cáo của Thanh tra tỉnh có liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng cho Ban Nội chính Tỉnh ủy. Mời Ban Nội chính Tỉnh ủy dự các cuộc họp có nội dung liên quan do Thanh tra tỉnh tổ chức.

Điều 5. Phương pháp phối hợp

1. Cử cán bộ phối hợp

Khi có yêu cầu cử cán bộ tham gia ý kiến, cung cấp thông tin, tài liệu thì cơ quan đề nghị phải chủ động gửi văn bản cho cơ quan được đề nghị phối hợp. Trong thời gian 7 ngày, cơ quan được đề nghị phải trả lời cho cơ quan đề nghị biết ý kiến bằng văn bản, nếu có thay đổi về thời gian thì cơ quan được đề nghị phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đề nghị biết.



2. Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, tham gia ý kiến

2.1. Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, hai cơ quan trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin, tài liệu đã được thẩm tra, xác minh, kết luận về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng.

2.2. Những dự thảo cần trao đổi, tham gia ý kiến phải gửi trước 10 ngày để mỗi cơ quan chủ động chuẩn bị tham gia ý kiến. Trường hợp có nội dung cần phải thẩm định quá thời hạn quy định thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi văn bản dự thảo được biết. Nếu quá thời gian quy định mà không có ý kiến phản hồi thì coi như đã nhất trí và cùng chịu trách nhiệm.

3. Tổ chức cuộc họp để thảo luận

Những vấn đề quan trọng, cần họp để trao đổi, thống nhất thì cơ quan đề xuất phải chủ trì mời thành phần, tổ chức cuộc họp và sau khi đã bàn bạc thống nhất thì kết luận theo thẩm quyền của mỗi cơ quan hoặc trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định.

Trường hợp hai cơ quan còn có ý kiến khác nhau thì báo cáo bằng văn bản cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo việc phối hợp của hai cơ quan. Lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên hai cơ quan thực hiện nghiêm túc Quy chế này.



Điều 7. Giải quyết vấn đề phát sinh do cấp trên giao

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao, nếu có vấn đề phát sinh, chồng chéo nhiệm vụ thì cơ quan được giao nhiệm vụ thông báo kịp thời để cơ quan phối hợp thực hiện hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.



Điều 8. Đánh giá kết quả thực hiện Quy chế

1. Hàng năm hoặc khi cần thiết, hai cơ quan tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm, bàn kế hoạch, biện pháp thực hiện Quy chế phối hợp trong thời gian tiếp theo.

2. Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp Thanh tra tỉnh chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp của hai cơ quan; tổng hợp, định kỳ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện những vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới thì Ban Nội chính Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh nghiên cứu, xem xét bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và yêu cầu công tác.





tải về 37.93 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương