TỈnh vĩnh long



tải về 49.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích49.09 Kb.
#8818


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG


Số: 1539 /QĐ.UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Vĩnh Long, ngày 28 tháng 9 năm 2012


QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Qui định nội dung và mức chi thực hiện

Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 - 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 181/2011/TTLT - BTC – BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài Chính và Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015;

Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011- 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui định nội dung và mức chi thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015.


Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tư pháp; Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Y tế; Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.




Nơi nhận:

- Bộ Lao động - TB&XH;

- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;

- CT, các PCT.UBT;

- UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long;

- Đoàn TNCS HCM, Hội LHPNVN tỉnh;

- Như Điều 2;

- Các phòng TH, KTTH, NC-TD;

- Lưu: VT, 3.22.02.


KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký: Nguyễn Văn Thanh




UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH VĨNH LONG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


QUI ĐỊNH

Nội dung và mức chi thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em

tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1539 /QĐ.UBND

ngày 28 /9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)



I. TRỢ GIÚP TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ NHÓM TRẺ CÓ NGUY CƠ CAO RƠI VÀO HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

1. Hỗ trợ tiền tàu xe

- Hỗ trợ tiền tàu xe cho cán bộ trẻ em đưa trẻ em chuyển tuyến trong trường hợp khẩn cấp đến điểm tạm lánh hoặc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để chăm sóc tạm thời chờ giải quyết; hoặc đến cơ sở y tế gần nhất (cấp cứu). Mức chi theo giá cước phương tiện công cộng, xe cấp cứu (của cơ sở Y tế) hoặc chi phí xăng xe thực tế (nếu đơn vị bố trí xe vận chuyển).

- Hỗ trợ tiền tàu xe cho các em có hoàn cảnh đặc biệt trở về gia đình, nơi cư trú: Mức hỗ trợ theo giá cước phương tiện công cộng.

- Chi chế độ công tác phí cho cán bộ đi kèm trẻ em: Thực hiện theo Nghị quyết số 137/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.



2. Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ lang thang, lao động xa gia đình, trẻ bị bạo lực, ngược đãi, xâm hại, trẻ bị bắt cóc, buôn bán, mại dâm,… trở về gia đình hoặc nơi cư trú

- Tiền ăn cho trẻ trên đường trở về gia đình hoặc nơi cư trú: Mức hỗ trợ 40.000 đồng/em/ngày, tối đa không quá 3 ngày.

- Tiền ăn cho trẻ trong thời gian lưu trú tại cơ sở: trẻ cần sự bảo vệ khẩn cấp trong thời gian lưu trú tại cơ sở chờ giải quyết được trợ cấp tiền ăn mức 40.000 đồng/em/ngày, thời gian tối đa không quá 30 ngày. Nếu trường hợp đặc biệt, cần kéo dài thời gian lưu trú tại cơ sở phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền và được áp dụng mức hỗ trợ tiền ăn bằng với mức của đối tượng được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội theo đúng qui định.

- Hỗ trợ chi phí mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết cho trẻ em trong thời gian lưu trú tại cơ sở (quần áo, khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng…): mức chi tối đa không quá 300.000đ/em.

- Hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho trẻ trong thời gian lưu trú tại cơ sở bị bệnh. Mức chi theo thực tế phát sinh nhưng không quá 50.000đ/em/ ngày.

3. Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh và tiền thuốc cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực thuộc hộ nghèo, cận nghèo

Hỗ trợ 1 lần, không quá 2.000.000đ/em. Quyết toán thực tế theo chứng từ của cơ sở y tế công lập. Trong đó, kể cả chi phí bồi dưỡng cho chuyên gia tâm lý tư vấn điều trị phục hồi các tổn thương về tâm lý đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực 50.000đ/buổi, tối đa không quá 10 buổi (nếu có).



4. Hỗ trợ học nghề, tạo việc làm

Trẻ em đủ 14 tuổi trở lên là đối tượng của dự án (trẻ em từ trường Giáo dưỡng về, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ bị xâm hại tình dục, lao động trẻ em,…) có đủ sức khỏe và có nhu cầu học nghề được cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện giới thiệu đến các trung tâm, trường dạy nghề tại địa phương để học nghề ngắn hạn. Trẻ được hỗ trợ kinh phí học nghề một lần. Thời gian hỗ trợ theo số tháng thực tế đào tạo của từng nghề, nhưng tổng thời gian đào tạo không quá 12 tháng. Mức chi phí học nghề không quá 300.000đ/em/tháng.

- Hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại của trẻ có địa điểm học nghề xa nhà 300.000đ/em tháng (chi thực tế theo thời gian học nghề, nhưng không quá 12 tháng).

- Hỗ trợ dụng cụ lao động tạo việc làm sau khi học nghề: chi thực tế theo hóa đơn nhưng không quá 2.000.000đ/em.



5. Hỗ trợ học tập đầu năm học mới

Hỗ trợ quần áo, đồ dùng học tập hoặc tiền mặt cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thuộc hộ nghèo, cận nghèo và nhóm có nguy cơ cao vào đầu năm học mới có nguy cơ bỏ học hoặc trong trường hợp các em đã nghỉ học nay tiếp tục đi học trở lại ở các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học bổ túc văn hóa tại địa phương. Mức chi không quá 300.000 đồng/em/1 năm học.



6. Hỗ trợ chi phí đi lại cho trẻ khuyết tật khám lọc bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng

- Ngoài tỉnh: 200.000 đồng/em.

- Trong tỉnh: 100.000 đồng/em

7. Hỗ trợ vốn sản xuất

Gia đình trẻ lang thang, trẻ lao động xa nhà, nặng nhọc độc hại nguy hiểm, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em làm trái pháp luật từ trường Giáo dưỡng về, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật,…bị bạo lực, xâm hại, thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1 lần không quá 2.000.000đ/em.



8. Phụ cấp cho cộng tác viên kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em: 40.000 đồng/người/tháng.

II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG, TRƯỜNG HỌC

1. Mô hình Truyền thông tại xã điểm (truyền thông chuyên đề, truyền thông nhóm)

Kinh phí thực hiện truyền thông: 4.000.000đồng/xã/4 đợt/năm (mỗi quí 1 đợt), gồm các mức chi sau:

- Tiền nước uống cho người chăm sóc trẻ, cha mẹ các gia đình có đối tượng trẻ em tham dự bình quân: 10.000đ – 20.000đ/người/lần. Hỗ trợ 2.060.000đ/4 đợt/xã/năm (chi thực tế theo từng đợt).

- Thù lao Báo cáo viên cấp xã: 200.000đ/người/buổi x 4đợt/xã = 800.000đ/xã/năm.

- Hội trường, khẩu hiệu: 150.000đ/xã x 4 đợt/năm = 600.000đ/xã.

- Hỗ trợ kinh phí truyền thanh xã (hỗ trợ biên tập 75.000đ/trang có 350 từ và thù lao phát thanh 15.000đ/lần): 90.000đ/lần x 6 lần = 540.000đ.



2. Mô hình Truyền thông trường học điểm

Kinh phí cho thực hiện truyền thông ở trường điểm: 1.500.000đồng/trường/2 đợt/năm, gồm các mức chi sau:

- Thù lao cán bộ truyền thông (giáo viên, cán bộ trẻ em) truyền thông cho học sinh tại các trường điểm: 200.000đ/người/buổi/đợt x 2đợt/năm học = 400.000đ/trường.

- Nước uống cho học sinh: 350.000đ x 2đợt/năm học = 700.000đ/trường.

- Âm thanh, khẩu hiệu: 200.000đ x 2đợt/năm học = 400.000đ/trường.

3. Sinh hoạt Câu lạc bộ về các mô hình Bảo vệ trẻ em và nhóm trẻ có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng (số lượng Câu lạc bộ hoạt động phải đăng ký với huyện, huyện đăng ký với tỉnh)

- Hỗ trợ tiền văn phòng phẩm, tiền nước uống cho các đợt sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ, Họp Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ,…: 200.000 đồng/tháng x 12 tháng = 2.400.000đ/năm.



III. NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỐI TƯỢNG (CÁN BỘ, CTV, TÌNH NGUYỆN VIÊN, CHA MẸ, NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ, GIA ĐÌNH CÓ ĐỐI TƯỢNG) THỰC HIỆN MÔ HÌNH

Thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 28/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.



IV. MÔ HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG CẤP DỊCH VỤ BẢO VỆ TRẺ EM

  1. Hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em các xã điểm

- Họp Ban Bảo vệ trẻ em (15 người) 4quí/năm: Nước uống 20.000đ/người/lần.

- Hỗ trợ văn phòng phẩm (giấy viết, sổ sách,…) phô tô báo cáo … 600.000đ/ xã/ năm.



2. Hỗ trợ ĐiểmTư vấn bảo vệ trẻ em tại cộng đồng

- Thù lao cán bộ tư vấn thực hiện tư vấn tại Điểm Tư vấn cộng đồng ở xã

70.000đ/buổi (có ghi lại biên bản tư vấn các đối tượng kèm chứng từ thanh toán).

- Thù lao cán bộ thực hiện điểm tư vấn lưu động tại cộng đồng: 100.000đ/buổi.

- Hỗ trợ giấy, viết, sổ, photo báo cáo 600.000đ/điểm Tư vấn cộng đồng/ năm.

3. Điểm Tư vấn trẻ em tại các trường học điểm

a) Mô hình Điểm Tư vấn bảo vệ trẻ em tại trường học:

- Thù lao giáo viên tư vấn cho học sinh tại Điểm Tư vấn trường học: 70.000đ/buổi (có biên bản tư vấn kèm chứng từ thanh toán).

- Hỗ trợ giấy viết, sổ sách, photo báo cáo …: 500.000đ/trường học/năm học.

b) Mô hình xây dựng Nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em:

Hỗ trợ tiền nước uống cho các buổi sinh hoạt hàng tháng của Nhóm trẻ em nòng cốt bảo vệ trẻ em = 100.000đ/tháng x 9 tháng = 900.000đ/năm học/trường học.

4. Hoạt động của Ban Chỉ đạo Bảo vệ trẻ em và Tổ chuyên viên liên ngành Bảo vệ trẻ em cấp huyện, tỉnh

- Hỗ trợ tiền nước uống cho các cuộc họp Ban Chỉ đạo Bảo vệ trẻ em và Họp Tổ chuyên viên liên ngành Bảo vệ trẻ em huyện, tỉnh: 20.000đ/người/lần.

- Chi phí đi lại giám sát của thành viên Ban Chỉ đạo các cấp giám sát các xã điểm, chỉ đạo mô hình, các trường hợp khẩn cấp của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần giải quyết, giúp đỡ, thực hiện theo Nghị quyết số 137/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

V. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BÁO CÁO

Việc quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan khác của Nhà nước.

Các đơn vị sử dụng kinh phí của Chương trình Bảo vệ trẻ em phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và quyết toán nguồn kinh phí của chương trình cấp cho đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; lựa chọn các xã, huyện thực hiện thí điểm xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong đó quy định rõ các chỉ tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình và trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về UBND tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.



Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Quy định, đề nghị các sở, ngành, địa phương phản ánh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.





KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký: Nguyễn Văn Thanh




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 49.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương